Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới
Số hiệu: 76/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 30/06/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 06 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 41/NQ-CP NGÀY 09/6/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới;

Căn cứ Công văn số 4619/VPVP-V.I ngày 19/6/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ và sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2015;

Căn cứ diễn biến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Tha Thiên Huế, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Quán triệt nội dung của Nghị quyết, tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các Bộ, ngành địa phương, lực lượng chức năng và nhân dân tích cực thực hiện góp phần ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ quyền li của người dân.

2. Triển khai có đồng bộ, có hiệu quả các nội dung tại Nghị quyết số 41/NQ-CP nhằm tạo bước chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

3. Nâng cao nhận thức đối với những nguy hại của buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân; tăng cường công tác tuyên truyền không để người dân ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa khó khăn bị lợi dụng lôi kéo tham gia buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

4. Kiên quyết không để vì lợi ích cục bộ mà làm ngơ, buông lỏng quản lý; xử lý triệt để cán bộ, công chức tha hóa, biến chất lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tạo “vùng cấm” trong công tác này.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

Tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu theo tinh thần của Nghị quyết. Cụ thể:

1. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội tạo sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả:

- Tổ chức quán triệt những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo 389/TTH về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các ban ngành, chính quyn địa phương và các lực lượng chức năng, phải tập trung đu tranh trên cả ba lĩnh vực: buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiên quyết không cho phép có “vùng cấm” trong công tác này.

- Thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp, có sức lan tỏa sâu, rộng để mỗi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia công tác này; xây dựng mạng lưới cơ sở tốt; đồng thời xây dựng và công khai đường dây nóng của lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công khai kết quả điều tra, xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các vụ việc mang tính trọng điểm nhằm răn đe, phòng ngừa chung.

2. Củng cố lực lượng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả:

- Củng cố lực lượng làm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tiếp tay, dung túng hoặc có biểu hiện tiêu cực khác trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo nội bộ vững mạnh, đáp ứng yêu cầu công tác.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các lực lượng chức năng, khuyến khích sự đóng góp về vật chất của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp và nhân dân cho công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tạo nguồn lực để khen thưởng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng, kỹ thuật nghiệp vụ cho công tác này.

3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng và hợp tác quốc tế:

- Làm tốt công tác phối hợp lực lượng, phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp trên từng địa bàn, tuyến trọng điểm; xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin giữa các ban ngành và lực lượng chức năng để nắm chắc địa bàn, đối tượng, phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.

- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực ASEAN. Phối hợp với các tổ chức, thương hiệu toàn cầu trong hợp tác chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ.

4. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả:

- Tăng cường triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/9/2014 về việc tăng cường công tác điều tra, xử lý buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các tuyến đường bộ, đường sắt, chợ đầu mối, bến xe, nhà gas...các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; tập trung các mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao như thuốc lá, thực phẩm, xăng dầu, đường, sữa, rượu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, điện tử gia dụng, mỹ phẩm...; tập trung xử lý các hành vi vi phạm như thủ đoạn gian lận thương mại về giá, đo lường, chất lượng, xuất xứ, hợp thức hóa đơn, chứng từ...; kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.

- Làm tốt công tác thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường để kịp thời có giải pháp kiểm tra, kiểm soát đối với các hành vi vi phạm góp phần ổn định thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có hiệu quả cao.

- Kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những bất cập, vướng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Tăng cường quản lý giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan, hoàn thuế giá trị gia tăng, chính sách thương mại biên giới, khu kinh tế cửa khẩu, thị trường nội địa, các loại hình kinh doanh, dịch vụ dễ dẫn đến buôn lậu, gian lận thương mại như xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, sản xuất xuất khẩu, gia công, vận chuyển hàng hóa từ biên giới vào nội địa. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, thanh tra về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đổi mới phương thức, quy trình quản lý; tăng cường thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới và Kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết số 41/NQ-CP của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai theo chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của từng ngành, địa phương, đơn vị mình, bảo đảm thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung của Kế hoạch.

- Giao Ban chỉ đạo 389/TTH tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh hàng quý; 6 tháng và hàng năm; đôn đốc các ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời bằng văn bản về Ban chỉ đạo 389/TTH (qua cơ quan thường trực BCĐ 389/TTH - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Tha Thiên Huế) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (để b/c);
- TT.T
nh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, TP Huế;
- Các thành viên BCĐ 389/TTH;
- VP: CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, NV, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ