Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Đồng Tháp
Số hiệu: 64/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Trần Thị Thái
Ngày ban hành: 01/04/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 01 tháng 4 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với các nội dung như sau:

Phần I.

THỰC TRẠNG NGÀNH DƯỢC TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2009-2014

Trong giai đoạn 2009-2014, ngành Dược tỉnh Đồng Tháp phát triển trong điều kiện có nhiều thuận lợi lẫn khó khăn. Thực hiện các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành Dược tỉnh nhà đã có những bước phát triển cơ bản về tổ chức, bộ máy, năng lực cung ứng thuốc, đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân (BVCS&NCSKND):

1. Cơ sở bán buôn:

Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2014, 100% cơ sở bán buôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đều đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt phân phối thuốc GDP.

2. Cơ sở bán lẻ:

- Hiện nay, có 749 nhà thuốc, quầy thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP; 302 đại lý bán lẻ thuốc đang hoạt động, do Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc vẫn còn hiệu lực.

- Tỉnh có 144 trạm y tế có tủ thuốc đang hoạt động. 100% cơ sở chưa thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP do lộ trình thực hiện tiêu chuẩn GPP đối với tủ thuốc trạm y tế chưa được quy định. Hiện tại, Sở Y tế vẫn đang khuyến khích các cơ sở cố gắng thực hiện tiêu chuẩn GPP.

3. Sản xuất thuốc:

- Tăng trưởng doanh thu thuần và thuốc từ dược liệu của công ty CP XNK Y tế Domesco đạt 9,7% vào năm 2014, trong đó thuốc từ dược liệu tăng 46%

- Hai doanh nghiệp gồm công ty CP XNK Y tế Domesco và công ty CP DP Imexpharm đang đầu tư phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốc hiện có.

4. Về kiểm nghiệm thuốc:

- Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm tỉnh Đồng Tháp vừa được xây dựng mới, đang trong giai đoạn nâng cấp xây dựng đạt ISO 17025 và GLP.

- Lĩnh vực kiểm nghiệm mỹ phẩm đang gặp nhiều khó khăn trong công tác lấy mẫu.

5. Về hoạt động dược lâm sàng:

- Các bệnh viện tại tỉnh Đồng Tháp vẫn chưa triển khai được hoạt động dược lâm sàng như thành lập bộ phận dược lâm sàng trong bệnh viện.

- Hiện tại chỉ có Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp có được 2 dược sĩ, Bệnh viện đa khoa Sa Đéc có 02 dược sĩ và Bệnh viện đa khoa Lấp Vò có 01 dược sĩ được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lâm sàng. Số lượng này chưa đủ đáp ứng phát triển công tác dược lâm sàng trong bệnh viện.

6. Về nhân lực dược: (Phụ lục 1 kèm theo)

- Tỷ lệ dược sĩ đại học/1 vạn dân tính đến 10/2014 đạt 0,6/1 vạn dân, vẫn còn thấp so với mục tiêu của Bộ Y tế đề ra (đạt 1,5 dược sĩ/vạn dân vào năm 2020, trong đó dược sĩ lâm sàng đạt 30%).

- Cả tỉnh hiện nay có tổng cộng 05 dược sĩ đã được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lâm sàng, có 16 dược sĩ đang được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lâm sàng.

7. Về thực hiện lộ trình kho đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt bảo quản thuốc GSP:

- Tính đến thời điểm 10/2014, tỉnh Đồng Tháp chưa có cơ sở khám chữa bệnh xây dựng được hệ thống kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn GSP. Các khó khăn đang gặp phải tập trung vào 02 vấn đề chính:

+ Các bệnh viện đang trong quá trình sửa chữa hoặc xây mới.

+ Nhân sự tại các bệnh viện: chỉ một số ít đã qua lớp đào tạo về GSP.

Phần II.

NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM:

1. Cung ứng thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng đảm bảo, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.

2. Tập trung phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu, phát triển công nghiệp hóa dược, dược liệu.

3. Phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.

4. Sử dụng thuốc an toàn hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược.

5. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu chung:

Cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, người nghèo, vùng sâu.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh;

- Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế/năm, phấn đấu đến năm 2020 đạt các chỉ số sau:

+ Bệnh viện tuyến tỉnh đạt thấp nhất phải là 70%/tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm ít nhất là 30%;

+ Bệnh viện tuyến huyện đạt thấp nhất là 70%-80%/tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm ít nhất là 30%.

- 100% cơ sở bán buôn thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phân phối thuốc - GDP”; 100% nhà thuốc, quầy thuốc đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP”; Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc - GLP”; 100% bệnh viện có kho thuốc đủ điều kiện bảo quản theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc - GSP”);

- 80% bệnh viện tuyến tỉnh có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng;

- Đạt tỷ lệ 1,5 dược sĩ/vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%.

- Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO (DMC) mở rộng nhà máy sản xuất tại cụm công nghiệp Cần Lố.

- Đầu tư phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốc hiện có, đồng thời triển khai xây dựng và nâng cấp một số nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP. (Cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s- GMP là cơ sở sản xuất thuốc được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước tham gia EMA hoặc ICH hoặc PIC/s cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn EU- GMP hoặc PIC/s-GMP hoặc tương đương và được Bộ Y tế - Cục Quản lý Dược công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược).

- 95% thuốc do 2 Công ty dược trong tỉnh sản xuất, thuộc danh mục thuốc bắt buộc của Bộ Y tế phải được đánh giá tương đương sinh học.

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030:

- 100% cơ sở kiểm nghiệm, phân phối, bảo quản đạt các tiêu chuẩn “Thực hành tốt”.

- 100% bệnh viện có bộ phận dược lâm sàng; bệnh viện đa khoa tỉnh có Dược sĩ có trình độ Tiến sỹ/Chuyên khoa II chuyên ngành dược lâm sàng (DLS).

- 100% thuốc do 2 Công ty dược trong tỉnh sản xuất, thuộc danh mục thuốc bắt buộc của Bộ Y tế phải được đánh giá tương đương sinh học.

- Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm chuyển nhà máy sản xuất thuốc ra ngoại ô thành phố Cao Lãnh.

- Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%.

(Phụ lục 2 kèm theo)

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Cơ chế chính sách:

a) Ban hành chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất giống cây dược liệu, tham gia phát triển nuôi trồng dược liệu theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc”(GACP), sản xuất thuốc Y học cổ truyền, phát triển các sản phẩm mới thay thế thuốc nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao;

b) Khuyến khích sử dụng thuốc trong nước, quản lý chặt chẽ việc cung ứng, đấu thầu mua thuốc, giá thuốc, đảm bảo người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả với giá hợp lý;

c) Xây dựng quy hoạch tổng thể vùng nuôi trồng dược liệu kết hợp khuyến khích “trồng cây thuốc tại vườn, tại nhà” và khai thác dược liệu tự nhiên hợp lý, bảo đảm lưu giữ, tái sinh dược liệu;

d) Có chính sách nhằm huy động thu hút và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia một cách hiệu quả vào mạng lưới cung ứng thuốc và thực hiện nhiệm vụ công ích theo đúng quy định của nhà nước;

đ) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hệ thống chuỗi nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP;

e) Tạo điều kiện về đất đai và chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất có mở rộng đầu tư, nâng cấp nhà máy, dây chuyền sản xuất công nghệ cao đạt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nếu công ty có nhu cầu.

2. Thanh tra, kiểm tra và hoàn thiện tổ chức:

a) Quản lý chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn, tăng cường các giải pháp để đảm bảo thuốc lưu hành trên thị trường có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn đã đăng ký.

b) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, lưu thông, phân phối, cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường.

c) Thực hiện các biện pháp quản lý giá thuốc, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm kiểm soát, bình ổn giá thuốc.

3. Nghiên cứu khoa học:

a) Triển khai nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bào chế và sản xuất dược phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

b) Không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và khai thác hiệu quả các nhà máy sản xuất hiện có. Đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) về trang thiết bị hiện đại cũng như nguồn nhân lực đủ mạnh. Không ngừng phát triển sản phẩm mới theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam đồng thời nắm bắt cơ hội nghiên cứu sản xuất các sản phẩm vừa hết bảo hộ độc quyền.

c) Tập trung nghiên cứu những sản phẩm khác biệt thuộc nhóm thiết yếu, sản phẩm chuyên khoa đặc trị, các thuốc có công thức mới, có dạng bào chế mới, dạng bào chế đặc biệt ở dạng phối hợp đã hết bảo hộ.

4. Đào tạo:

a) Đào tạo liên thông từ dược sĩ trung học lên Cao đẳng hệ vừa học vừa làm.

b) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các nhân viên hành nghề dược và cán bộ y tế phụ trách công tác dược tại các cơ sở y tế về công tác quản lý và cung ứng thuốc.

c) Liên kết với các trường Đại học có uy tín trong việc đào tạo sau đại học về dược lâm sàng cho các Dược sĩ đại học trong tỉnh.

5. Sản xuất thuốc:

a) Xây dựng kế hoạch sản xuất đối với các hoạt chất đã hết, sắp hết hạn bảo hộ sáng chế.

b) Xây dựng kế hoạch sản xuất nguyên liệu dược liệu và sản phẩm thuốc từ dược liệu.

c) Xây dựng kế hoạch phát triển tại thị trường nước ngoài.

d) Phát triển được các nhóm sản phẩm đặc trị theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam để thay thế thuốc nhập khẩu, cung cấp các giải pháp điều trị mới hiệu quả cao, giá cả hợp lý.

e) Liên tục phát triển danh mục sản phẩm chủ lực, phát triển thêm dòng sản phẩm thực phẩm chức năng. Đưa ra thị trường sản phẩm mới hàng năm.

6. Cung ứng thuốc:

a) Tiếp tục duy trì hệ thống phân phối đạt GDP đối với các cơ sở bán buôn.

b) Xây dựng kế hoạch thực hiện, đảm bảo các cơ sở bán lẻ thực hiện đúng lộ trình GPP.

c) Xây dựng lộ trình thực hiện GPP đối với tủ thuốc trạm y tế.

d) Tổ chức đấu thầu mua thuốc, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao trong các cơ sở khám chữa bệnh theo hướng tập trung.

e) Công khai, minh bạch trong việc xây dựng danh mục thuốc, mua, cấp phát, sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế.

7. Sử dụng thuốc:

a) Khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh xây dựng phác đồ điều trị, hướng theo ưu tiên sử dụng thuốc được sản xuất trong nước.

b) Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động dược lâm sàng.

c) Tăng cường hướng dẫn sử dụng, đẩy mạnh hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR). Chấn chỉnh việc thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các cơ sở khám chữa bệnh.

d) Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị tập trung vào một số hoạt động chủ yếu là: tư vấn lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc, xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị, xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.

e) Quản lý chặt chẽ hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc; xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân giới thiệu quảng cáo thuốc sai quy định, quảng cáo thuốc không chính xác, không trung thực.

f) Tiếp tục vận động nhân dân khôi phục phong trào trồng, sử dụng các “cây thuốc gia đình”.

8. Kiểm nghiệm thuốc:

Đào tạo, nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm, song song với việc đào tạo nhân lực, đảm bảo đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc GLP (Phụ lục 3 kèm theo).

9. Bảo quản thuốc:

Xây dựng lộ trình thực hiện thực hành tốt bảo quản thuốc-GSP cho các kho thuốc bệnh viện.

10. Các dự án ưu đãi đầu tư:

a) Ban hành chính sách hỗ trợ các công ty dược sản xuất trong tỉnh trong việc định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

a) Có chính sách hỗ trợ công ty CP DP Imexpharm di chuyển nhà máy sản xuất thuốc ra khỏi khu vực dân cư và đầu tư mở rộng nhà máy tại Đồng Tháp. Khai thác hiệu quả các nhà máy đã đầu tư giai đoạn 2020-2030.

b) Có chính sách hỗ trợ các công ty triển khai dự án xây dựng hoặc nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP.

11. Phát triển thuốc y học cổ truyền:

a) Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách Quốc gia về y dược học cổ truyền. Củng cố hệ thống tổ chức y dược học cổ truyền từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh phát triển đông dược và dược liệu; các văn bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật điều trị bằng y học cổ truyền và quy trình điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đối với một số bệnh mà y học cổ truyền có khả năng điều trị đạt kết quả tốt. Tiêu chuẩn hóa thuốc bán thành phẩm và thuốc thành phẩm y học cổ truyền;

b) Quy hoạch và phát triển vùng nuôi trồng cây, con làm thuốc, bảo hộ, bảo tồn nguồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm trên cơ sở tăng cường đầu tư kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kết hợp với kinh nghiệm truyền thống. Nghiên cứu, mở rộng việc nuôi trồng các cây, con làm thuốc có hiệu quả cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh;

c) Khuyến khích và ưu tiên các dự án nuôi trồng, chế biến dược liệu đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc” (GACP- WHO) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Xây dựng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với công tác nuôi trồng và chế biến dược liệu;

d) Nâng cao năng lực, chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại các cơ sở y tế. Tăng cường khai thác, sử dụng các phương pháp khám chữa bệnh bằng thuốc y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh;

e) Nâng cấp Bệnh viện Y học cổ truyền của tỉnh đạt hạng II để đáp ứng được chức năng đầu ngành trong chỉ đạo phát triển y học cổ truyền. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập các loại hình khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định của pháp luật (Kế hoạch chi tiết thực hiện các giải pháp xem phụ lục 3 kèm theo).

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện là 750.842.434.000 đồng, được huy động từ nguồn ngân sách sự nghiệp y tế, ngân sách địa phương, vốn hoạt động của các công ty dược và một số nguồn thu khác (Phụ lục 4 kèm theo), cụ thể:

1. Giai đoạn 2015-2020:

- Tổng kinh phí (dự kiến): 112.585.766.000 đồng, trong đó:

+ Nguồn ngân sách sự nghiệp y tế: 1.644.434.000 đồng

+ Nguồn ngân sách sự nghiệp đào tạo: 744.000.000 đồng

+ Nguồn Đầu tư phát triển: 2.500.000.000 đồng

+ Nguồn khác (vốn công ty, cá nhân tự chi trả, thu từ quảng cáo): 107.697.332.000 đồng

2. Giai đoạn 2020-2030:

- Tổng kinh phí (dự kiến): 638.256.668.000 đồng, trong đó:

+ Nguồn ngân sách sự nghiệp y tế: 0 đồng

+ Nguồn ngân sách sự nghiệp đào tạo: 720.000.000 đồng

+ Nguồn Đầu tư phát triển: 0 đồng

+ Nguồn khác (vốn công ty, cá nhân tự chi trả, thu từ quảng cáo): 637.536.668.000 đồng

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Y tế:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược đến các ngành, các cấp; đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, dự án đầu tư phát triển ngành Dược đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển ngành Dược trong toàn tỉnh.

Thành lập tổ cán bộ chuyên trách hướng dẫn giám sát kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan tham mưu với UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển sản xuất thuốc, phát triển vùng nuôi trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh. Tích cực thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thuốc.

3. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc cân đối, bố trí ngân sách đảm bảo cho thực hiện Kế hoạch này.

4. Sở Xây dựng:

Phối hợp với Sở Y tế, các đơn vị liên quan trong việc thỏa thuận vị trí, bố trí địa điểm xây dựng phù hợp để thực hiện việc xây dựng phân xưởng, nhà máy…theo kế hoạch hàng năm

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phối hợp với Sở Y tế để triển khai thực hiện quy hoạch các vùng nuôi trồng dược liệu.

6. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chỉ đạo báo, đài địa phương thực hiện tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về các chính sách phát triển ngành dược, thực hiện quản lý nhà nước, kiểm soát thông tin…trong lĩnh vực quảng cáo thuốc chữa bệnh, tổ chức sự kiện về thuốc chữa bệnh.

7. Sở Khoa học và Công nghệ:

Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế trong việc lập các dự án chi tiết, kế hoạch tài chính, đổi mới công nghệ, nghiên cứu khoa học… theo kế hoạch hằng năm.

8. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan:

Theo chức năng, nhiệm vụ, đơn vị có trách nhiệm triển khai hoặc phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch.

9. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên:

Tích cực tham gia tuyên truyền, giám sát tổ chức thực hiện kế hoạch này.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Căn cứ Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh, chủ động xây dựng và triển khai Kế hoạch của địa phương; ưu tiên về quỹ đất sạch cho xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp dược, ưu tiên bố trí giao đất cho các dự án phát triển dược liệu. Áp dụng cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế nhằm khuyến khích phát triển ngành Dược địa phương trong giai đoạn mới.

Định kỳ hàng năm và 5 năm đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND huyện, thị xã, thành phố báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Đồng Tháp. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Sở Y tế tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tịch và các PCT/UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị và TP;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, NC/VX.Ntn.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thái

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG NHÂN LỰC DƯỢC

STT

Đơn vị

Dược sĩ

Chuyên khoa I

Thạc sĩ

Tổng số

Tỷ lệ DS/1 vạn dân

01

Ngành Y tế trả lương

77

17 ( có 04 DLS)

04(có 01DLS)

98

0,4 Dược sỹ

02

Trường Cao đẳng Y tế

04

01

00

05

 

03

Phòng Y tế

02

00

00

02

 

04

Công ty CP XNK Y tế DOMESCO

142

13

04

159

 

05

Công ty CP DP Imexpharm

62

23

04

89

 

06

Ngoài 5 đơn vị trên

12

01

00

13

 

 

Tổng cộng:

299

55

12

366

1,63 Dược sỹ

Ghi chú: 1,5 Dược sỹ/10.000 dân = 225 Dược sỹ

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG THUYẾT MINH CÁC CHỈ TIÊU

STT

Nội dung

Thực trạng đến 10/2014

Quy hoạch đào tạo/Ước thực hiện 2015

Mục tiêu đến 2020

Mục tiêu đến 2030

Chỉ tiêu chiến lược 2020

Chỉ tiêu chiến lược 2030

Cơ sở xây dựng mục tiêu

1

Cơ sở bán buôn thuốc trên địa bàn đạt tiêu chuẩn thực hành tốt

100%

100%

100 %

100%

100 %

100 %

Hiện tại đã đạt 100%, tiếp tục duy trì

2

Cơ sở bán lẻ

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Nhà thuốc, quầy thuốc thực hiện đúng lộ trình GPP (749 cơ sở)

749 cơ sở đạt GPP, đạt tỷ lệ 100%

100%

100 %

100%

100 %

100 %

Hiện tại đã đạt 100%, tiếp tục duy trì

2.2

Đại lý bán lẻ thuốc thực hiện đúng lộ trình GPP

302 cơ sở chưa đạt GPP, đạt tỷ lệ 0%

202 cơ sở đạt GPP, đạt tỷ lệ 66,83%

Tất cả các cơ sở đều đạt GPP, đạt tỷ lệ 100 %

100%

100 %

100 %

- Đến cuối năm 2015 còn 150 cơ sở chưa đạt GPP.

- Đến cuối năm 2018 Tất cả các cơ sở đều đạt GPP.

3

Về sản xuất thuốc

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO (DMC) mở rộng nhà máy sản xuất tại cụm công nghiệp Cần Lố

Chưa thực hiện

Theo kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp

Theo kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp

Theo kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp

 

 

Hướng phát triển ngành Dược trong việc xây dựng nhà máy sản xuất thuốc

3.2

 Đầu tư phát triển hệ thống các nhà máy sản xuất thuốc hiện có, đồng thời triển khai dự án xây dựng hoặc nâng cấp một số nhà máy đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s- GMP.

Chưa thực hiện

Theo kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp

Theo kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp

Theo kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp

 

 

Hướng phát triển ngành Dược trong việc xây dựng nhà máy sản xuất thuốc

4

Thuốc do 2 công ty dược trong tỉnh sản xuất, nằm trong danh mục danh mục thuốc bắt buộc phải đánh giá tương đương sinh học của Bộ Y tế được đánh giá tương đương sinh học

 

Theo kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp

95%

100%

 

 

Theo kế hoạch thực hiện của công ty

5

 Trung tâm kiểm nghiệm thuốc & mỹ phẩm

 Chưa đạt ISO 17025 và GLP

Nâng cấp, xây dựng hệ thống kiểm nghiệm đạt ISO 17025

 Đạt GLP

 Đạt GLP

Đạt GLP

Đạt GLP

- Hiện tại TTKN DP-MP vừa được xây dựng mới.

- Đến 2017 mới hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo con người đạt chuẩn ISO 17025

- Đến 2020 mới hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo con người đạt chuẩn GLP

6

Hoạt động dược lâm sàng bệnh viện

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Bệnh viện có Bộ phận Dược lâm sàng (BV có thành lập bộ phận DLS/tổng số BV trong tỉnh)

%

0%

50% bệnh viện tuyến tỉnh

 100% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện

 50% bệnh viện tuyến tỉnh

 Công tác dược lâm sàng ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực

- Hiện tại, Chưa triển khai thực hiện hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện, đang đào tạo 16 Dược sĩ chuyên khoa Dược lâm sàng (DLS) tốt nghiệp năm 2016.

6.2

Hoạt động Dược lâm sàng (BV có DSLS/tổng số BV trong tỉnh)

10,52%

10,52%

100%

100%

50% bệnh viện tuyến huyện

Công tác dược lâm sàng ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực

2014: chỉ có BVĐK Đồng Tháp, Sa Đéc và Lấp Vò có DS chuyên khoa DLS.

2016: 16 DS chuyên khoa I DLS tốt nghiệp, thuộc tất cả các bệnh viện tỉnh, huyện của tỉnh Đồng Tháp

7

Tỷ lệ DSĐH, DS lâm sàng

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Tỷ lệ dược sĩ/ 1 vạn dân.

0,4 dược sĩ/ 1 vạn dân

0,6 dược sĩ/ 1 vạn dân

1,5 dược sĩ/ 1 vạn dân

2,5 dược sĩ/ 1 vạn dân

2,5 dược sĩ/ 1 vạn dân

 

 

7.2

Tỷ lệ dược sĩ lâm sàng/DSĐH

 

 

 

30%

30%

 

 

8

Các bệnh viện có kho đạt GSP

0 bệnh viện, đạt tỷ lệ 0%

2 bệnh viện, đạt tỷ lệ 10,52%

19 bệnh viện đạt GSP, đạt tỷ lệ 100 %

100%

100%

100%

- Năm 2015, 9 bệnh viện được xây mới hoàn chỉnh là BVĐK huyện Lấp Vò, Tam Nông, Châu Thành, KV Tháp Mười, BV Phục hồi CN, BV Phổi, BV Tâm Thần, BV Tâm Trí, Thái Hòa, song song với đào tạo nhân lực, chuẩn bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu GSP

- Năm 2016: có 2 BV được xây mới hoàn chỉnh là BVĐK Sa Đéc, KV Hồng Ngự

- Năm 2018: 2 BV được xây dựng hoàn chỉnh là BVĐK Đồng Tháp, Huyện Hồng Ngự

- Năm 2019: BVĐK huyện Cao Lãnh được xây dựng hoàn chỉnh

- 2020: 17 BV được xây dựng hoàn chỉnh (gồm BV Quân dân y và Y học cổ truyền giai đoạn 2)

- Bên cạnh hoàn chỉnh xây dựng cơ bản, còn vấn đề đào tạo nhân lực phù hợp với tiêu chuẩn GSP.

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG KẾ HOẠCH CHI TIẾT THỰC HIỆN

STT

Nội dung

Đơn vị đầu mối

Đơn vị phối hợp

Dự kiến sản phẩm đạt được

Dự kiến kết quả đạt được

Dự toán kinh phí

Thời gian hoàn thành

1.

Nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

 

 

1.1

Xây dựng đề án phát triển vườn thuốc nam tại huyện Lai Vung, Lấp Vò

Sở Y tế

Sở KH-ĐT, Sở Xây dựng, Sở Tài Chính

Đề án được phê duyệt

02 vườn thuốc nam được xây dựng và phát triển

300.434.000 (Theo KH số 53/KH- UBND 17/4/2014)

Thực hiện 2015 - 2020

1.2

Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm mới thay thế thuốc nhập khẩu

Công ty CPDP Imexpharm

 

Kế hoạch thực hiện

10 tỷ

10 tỷ

Thực hiện hàng năm (thời gian hoàn thành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030)

1.3

Nghiên cứu, ứng dụng các đề tài, các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ bào chế mới nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sở Y tế Công ty CPDP Imexpharm, công ty CP XNK Y tế Domesco

Sở Khoa học&Công nghệ, Sở Tài chính

Các đề tài được triển khai

 

Theo nhu cầu kinh phí của Công ty

Thực hiện hàng năm (thời gian hoàn thành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030)

2.

Đào tạo

 

 

 

 

 

 

2.1

Đào tạo liên thông từ DSTH lên cao đẳng Dược hệ vừa học vừa làm

Trường Cao đẳng Y tế

Sở Y tế

Mở được các lớp đào tạo theo đúng chuyên ngành

Ít nhất 50 sinh viên/lớp

700 triệu đồng/01 năm/01 lớp có 50 học sinh

Hàng năm

2.2

Đào tạo sau đại học về Dược Lâm sàng cho các Dược sĩ (đến năm 2020)

Sở Y tế

 

 

Từ 01-02 khóa, mỗi khóa tối đa là 31 sinh viên

62 người x 12.000.000 đồng/năm/người x 2 năm =1.488.000.000 đồng (báo giá học phí theo Quyết định số 538/QĐ-ĐHYDCT ngày 31/7/2014)

Định hướng đến 2020

- Đến 2020 cần 1,5 dược sĩ/10.000 dân = 225 DS

- Tỷ lệ DSLS = 30% x 225 = 67 người

- Hiện có 5 người, cần đạo tạo thêm 62 người

2.3

Đào tạo sau đại học về Dược Lâm sàng cho các Dược sĩ ( từ 2021-đến 2030)

Sở Y tế

 

 

 

60 người x 12.000.000 đồng/người/năm x 2 năm = 1.440.000.000

Định hướng đến 2030 cần 2,5 dược sĩ/10.000 dân = 425 dược sĩ

- Tỷ lệ DSLS = 30% x 425 = 127 người.

- Đã có 67 người, cần đào tạo thêm 127- 67 = 60 người

3.

Sản xuất thuốc

 

 

 

 

 

 

3.1

Xây dựng kế hoạch sản xuất đối với các hoạt chất đã hết hoặc sắp hết bảo hộ sáng chế

Công ty CPDP Imexpharm

 

Kế hoạch thực hiện

Sản xuất được các thuốc thay thế thuốc nhập khẩu, cung cấp các giải pháp điều trị mới hiệu quả cao, giá cả hợp lý

10 tỷ

Thực hiện hàng năm (thời gian hoàn thành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030)

3.2

Xây dựng kế hoạch phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ

Công ty CPDP Imexpharm

 

Kế hoạch thực hiện

Theo kế hoạch thực hiện của công ty

100 tỷ

Thực hiện hàng năm (thời gian hoàn thành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030)

3.3

Xây dựng kế hoạch phát triển tại thị trường nước ngoài

Công ty CPDP Imexpharm

 

Kế hoạch thực hiện

Theo kế hoạch thực hiện của công ty

05 tỷ

Thực hiện hàng năm (thời gian hoàn thành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030)

3.4

Phát triển các nhóm sản phẩm đặc trị theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam

Công ty CPDP Imexpharm

 

Kế hoạch được thực hiện

Sản xuất được các thuốc thay thế thuốc nhập khẩu, cung cấp các giải pháp điều trị mới hiệu quả cao, giá cả hợp lý

30 tỷ

Thực hiện hàng năm (thời gian hoàn thành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030)

3.5

Phát triển danh mục sản phẩm chủ lực, phát triển thêm dòng sản phẩm thực phẩm chức năng.

Công ty CPDP Imexpharm

 

Kế hoạch được thực hiện

Theo kế hoạch thực hiện của công ty

15 tỷ

Thực hiện hàng năm (thời gian hoàn thành đến năm 2020 và tầm nhìn 2030)

4.

Cung ứng thuốc

 

 

 

 

 

 

4.1

Duy trì hệ thống đạt GDP đối với các cơ sở bán buôn

Sở Y tế

 

Kế hoạch được thực hiện

100% bán buôn đạt GDP

 

Hàng năm

4.2

Xây dựng kế hoạch thực hiện, đảm bảo các cơ sở bán lẻ thực hiện đúng lộ trình GPP

Sở Y tế

 

Kế hoạch được GĐ Sở Y tế phê duyệt và thực hiện

100% cơ sở bán lẻ đạt GPP

 

2015-2017

4.3

Xây dựng lộ trình thực hiện GPP đối với tủ thuốc trạm y tế

Sở Y tế

 

Lộ trình được phê duyệt

60% tủ thuốc trạm y tế đạt GPP

 

2015-2016

4.4

Tổ chức đấu thầu mua thuốc, hóa chất và vật tư y tế tiêu hao trong các cơ sở khám chữa bệnh theo hướng tập trung

Sở Y tế đề xuất

Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội

Kế hoạch thực hiện

Đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất-VTYT có chất lượng, giá cả hợp lý

 

Hàng năm

5.

Sử dụng thuốc

 

 

 

 

 

 

5.1

Khuyến khích các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh xây dựng phác đồ điều trị đúng quy định

Sở Y tế (Các bệnh viện trong tỉnh)

 

Công văn chỉ đạo

Giúp cho nhân viên y tế sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả

 

Hàng năm

5.2

Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động dược lâm sàng

Sở Y tế

 

Kế hoạch được GĐ Sở Y tế phê duyệt và thực hiện

- 50% bệnh viện tuyến tỉnh có bộ phận dược lâm sàng

- 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư có hoạt động dược lâm sàng

- Số lượng dược sĩ lâm sàng: 30% tổng số dược sĩ của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế

 

 

5.3

Khuyến khích các đơn vị sử dụng thuốc trong nước sản xuất

 

 

Công văn được ban hành

Tỷ lệ tiền thuốc nội/ tổng số tiền thuốc sử dụng đạt 80%

 

-Tính đến tháng 10/2013: tổng số tiền thuốc nội được sử dụng là: 170 tỷ đồng, chiếm 71% tổng số tiền thuốc sử dụng

- Thực hiện đề án “Người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam”

6.

Kiểm nghiệm thuốc

 

 

 

 

 

 

6.1

Đào tạo, nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm DP-MP đạt tiêu chuẩn thực hành tốt

Sở Y tế

 

Trung tâm Kiểm nghiệm DP-MP đạt tiêu chuẩn thực hành tốt

Trung tâm Kiểm nghiệm DP-MP đạt tiêu chuẩn thực hành tốt

3.724.000.000 đồng

2015-2024

7.

Bảo quản thuốc

 

 

 

 

 

 

7.1

Xây dựng lộ trình đạt GSP cho các kho thuốc Bệnh viện

Sở Y tế

Sở KH-ĐT, Sở Tài Chính

Lộ trình được ban hành

Tất cả các kho của các bệnh viện trong tỉnh đạt GSP

 

2015-2025

8.

Các dự án ưu đãi đầu tư

 

 

 

 

 

 

8.1

Hoàn thành nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn PIC/S- GMP hoặc EU-GMP. Khai thác tốt hiệu quả các nhà máy đã đầu tư

Công ty CPDP Imexpharm

 

Dự án được hoàn thành

- Nhà máy đạt chuẩn EU-GMP, PIC/S-GMP

50 tỷ (kinh phí thực hiện của công ty)

Năm 2014-2016

8.2

Triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Nonbetalactam đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP.

Công ty CP XNK Y tế DOMESCO

 

Dự án xây dựng nhà máy

Nhà máy đạt chuẩn EU-GMP, PIC/S-GMP

10 triệu USD

2018-2020

8.3

Định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 20130, di chuyển nhà máy sản xuất thuốc ra khỏi khu vực dân cư và đầu tư mở rộng nhà máy tại Đồng Tháp.

Công ty CPDP Imexpharm

Quỹ nhà đất

Dự án được hoàn thành

- Tăng vốn điều lệ trên 300 tỷ

- Đăng ký với quỹ nhà đất 2 hecta đất.

- Nhà máy được di chuyển ra khỏi khu dân cư

300 tỷ

2015-2020 và 2030

9

Công tác tuyên truyền

 

 

 

 

 

 

9.1

Phóng sự chuyên đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả

Sở Y tế

TT TTGDSK, Đài Truyền hình Đồng Tháp, Sở Thông tin - truyền thông

Các phóng sự chuyên đề được thực hiện

Nâng cao nhận thức người dân trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

240.000.000

2015-2020

10.

Các nội dung phối hợp với các Sở ngành, địa phương

 

 

 

 

 

 

10.1

Lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung để Sở Y tế triển khai thực hiện chiến lược làm việc với các Sở: Sở Tài Chính, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư…

 

 

 

 

 

 

10.2

Lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung để Sở Y tế triển khai thực hiện chiến lược làm việc với UBND tỉnh…

 

 

 

 

 

 

11.

Triển khai thực hiện kế hoạch

 

 

 

 

 

 

11.1

Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chiến lược tại các đơn vị trong tỉnh

 

 

 

 

 

 

11.2

Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá tiến độ, kết quả triển khai thực hiện Chiến lược (hàng năm và từng giai đoạn)

Sở Y tế

Các đơn vị liên quan

Hội nghị, báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm hoặc theo từng giai đoạn, phối hợp với tổng kết ngành

 

 

Hàng năm, từng giai đoạn

 

PHỤ LỤC 4

DỰ TÓAN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ĐVT: ngàn đồng

STT

Nội dung

Tổng cộng

Nguồn kinh phí

Năm thực hiện

Ghi chú

Ngân sách sự nghiệp y tế

Ngân sách sự nghiệp đào tạo

Đầu tư phát triển

Nguồn khác (vốn công ty, cá nhân tự chi trả, thu từ quảng cáo)

 

1. Nghiên cứu khoa học

10.300.434

300.434

0

0

10.000.000

 

 

1.1

- Xây dựng đề án phát triển vườn thuốc nam tại huyện Lai Vung, Lấp Vò

300.434

300.434

 

 

 

2015-2020

Kế hoạch 53/KH-UBND ngày 17/4/2014

1.2

Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm mới thay thế thuốc nhập khẩu

10.000.000

 

 

 

10.000.000

2021-2030

Công ty IMF thực hiện

 

2. Đào tạo nhân lực dược

13.428.000

0

1.464.000

0

11.964.000

 

 

2.1

- Đào tạo liên thông từ DSTH lên cao đẳng Dược hệ vừa học vừa làm

10.500.000

 

 

 

10.500.000

2015-2030

Trường CĐYT thực hiện, Sở Y tế phối hợp

2.2

- Đào tạo sau đại học về Dược Lâm sàng cho các Dược sĩ (2015 - 2020)

1.488.000

 

744.000

 

744.000

2015-2020

Sở Y tế thực hiện

2.3

- Đào tạo sau đại học về Dược Lâm sàng cho các Dược sĩ (2021- 2030)

1.440.000

 

720.000

 

720.000

2021-2030

Sở Y tế thực hiện

 

3. Sản xuất thuốc

160.000.000

0

0

0

160.000.000

 

 

3.1

Xây dựng kế hoạch sản xuất đối với các hoạt chất đã hết hoặc sắp hết bảo hộ sáng chế

10.000.000

 

 

 

10.000.000

2015-2030

Công ty IMF thực hiện

3.2

Xây dựng kế hoạch phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ

100.000.000

 

 

 

100.000.000

2015-2030

Công ty IMF thực hiện

3.3

Xây dựng kế hoạch phát triển tại thị trường nước ngoài

5.000.000

 

 

 

5.000.000

2015-2030

Công ty IMF thực hiện

3.4

Phát triển các nhóm sản phẩm đặc trị theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam

30.000.000

 

 

 

30.000.000

2015-2030

Công ty IMF thực hiện

3.5

Phát triển danh mục sản phẩm chủ lực, phát triển thêm dòng sản phẩm thực phẩm chức năng.

15.000.000

 

 

 

15.000.000

2015-2030

Công ty IMF thực hiện

 

4. Kiểm nghiệm thuốc

3.724.000

1.224.000

0

2.500.000

0

 

 

4.1

- Đào tạo, nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025

 

 

 

 

 

2015-2017

Trung tâm KNDP-MP, Sở Y tế thực hiện

4.1.1

Tư vấn đào tạo hướng dẫn xây dựng hệ thống ISO

200.000

200.000

 

 

 

 

 

4.1.2

Hiệu chuẩn thiết bị

120.000

120.000

 

 

 

 

 

4.1.3

Chuẩn hóa phép thử - xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử

350.000

350.000

 

 

 

 

 

4.1.4

Phí công nhận ISO/IEC

60.000

60.000

 

 

 

 

 

4.2

- Đào tạo, nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm đạt GLP

 

 

 

 

 

2017-2020

Trung tâm KNDP-MP, Sở Y tế thực hiện

4.2.1

Đào tạo, triển khai thực hiện nguyên tắc GLP

200.000

200.000

 

 

 

 

 

4.2.2

Hiệu chuẩn thiết bị

130.000

130.000

 

 

 

 

 

4.2.3

Nâng cấp cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn GLP

- Hệ thống phòng vi sinh: mặt bằng, môi trường và xử lý không khí (hệ thống cung cấp khí sạch)

2.500.000

 

 

2.500.000

 

 

 

4.2.4

Đánh giá thành thạo tay nghề kiểm nghiệm viên

100.000

100.000

 

 

 

 

 

4.2.5

Các chi phí và phí đăng ký công nhận đạt GLP

64.000

64.000

 

 

 

 

 

 

5. Công tác tuyên truyền

240.000

0

0

0

240.000

 

 

5.1

- Phóng sự chuyên đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả

240.000

 

 

 

240.000

2015-2020

Sở Y tế thực hiện

 

6. Các dự án ưu đãi đầu tư

563.150.000

0

0

0

563.150.000

 

 

6.1

Hoàn thành nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP. Khai thác tốt hiệu quả các nhà máy đã đầu tư

50.000.000

 

 

 

50.000.000

2015-2030

Công ty IMF thực hiện

6.2

Triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Nonbetalactam đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP.

213.150.000

 

 

 

213.150.000

2015-2030

 

6.3

Định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, di chuyển nhà máy sản xuất thuốc ra khỏi khu vực dân cư và đầu tư mở rộng nhà máy tại Đồng Tháp.

300.000.000

 

 

 

300.000.000

2015-2030

Công ty CP XNK Y tế DOMESCO thực hiện

Tổng cộng:

750.842.434

1.524.434

1.464.000

2.500.000

745.354.000

 

 

Bằng chữ: Bảy trăm năm mươi tỷ, tám trăm bốn mươi hai triệu, bốn trăm ba mươi bốn nghìn đồng.

*Ghi chú: Hoạt động Triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Nonbetalactam đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP dự kiến kinh phí 10 triệu USD, chuyển đổi đồng Việt Nam, sử dụng tỷ giá quy đổi ngày 09/02/2015: 1USD = 21.315 VNĐ

 

PHỤ LỤC 5

BẢNG PHÂN KHAI KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2015-2020

ĐVT: ngàn đồng

STT

Nội dung

Tổng kinh phí

Nguồn kinh phí

 

Ngân sách sự nghiệp y tế

Ngân sách sự nghiệp đào to

Đầu tư phát triển

Nguồn khác (vốn công ty, cá nhân tự chi trả, thu từ qung cáo)

 

 

1. Nghiên cứu khoa học

300.434

300.434

0

0

0

 

1.1

- Xây dựng đ án phát trin vườn thuốc nam tại huyn Lai Vung, Lp

 

300.434

 

 

 

 

 

2. Đào tạo nhân lực dưc

4.988.000

0

744.000

0

4.244.000

 

2.1

-Đào tạo liên thông từ DSTH lên cao đng Dược hệ va học va làm

 

 

 

 

3.500.000

 

2.2

- Đào tạo sau đi học về Dược Lâm sàng cho các Dược sĩ (2015 - 2020)

 

 

744.000

 

744.000

 

 

3. Sản xuất thuốc

53.333.332

0

0

0

53.333.332

 

3.1

Xây dựng kế hoạch sản xut đối với các hot  cht đã hết hoặc sp hết bảo hộ sáng chế

 

 

 

 

 

3.333.333

 

3.2

Xây dựng kế hoạch phát triển mở rng thị trường tiêu thụ

 

 

 

 

33.333.333

 

3.3

Xây dựng kế hoạch phát triển tại thị trường nước ngoài

 

 

 

 

1.666.666

 

3.4

Phát triển các nhóm sản phẩm đặc trị theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam

 

 

 

 

10.000.000

 

3.5

Phát triển danh mục sản phẩm chủ lực, phát triển thêm dòng sản phẩm thực phẩm chức năng.

 

 

 

 

5.000.000

 

 

4. Kiểm nghiệm thuốc

3.724.000

1.224.000

0

2.500.000

0

 

3.1

- Đào tạo, nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025

 

 

 

 

 

 

3.1.1

Tư vấn đào tạo hướng dẫn xây dựng hệ thống ISO

 

200.000

 

 

 

 

3.1.2

Hiệu chuẩn thiết bị

 

120.000

 

 

 

 

3..1.3

Chuẩn hóa phép thử - xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp thử

 

350.000

 

 

 

 

3.1.4

Phí công nhận ISO/IEC

 

60.000

 

 

 

 

3.2

- Đào tạo, nâng cấp hệ thống kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm đạt GLP

 

 

 

 

 

 

3.2.1

Đào tạo, triển khai thực hiện nguyên tắc GLP

 

200.000

 

 

 

 

3.2.2

Hiệu chuẩn thiết bị

 

130.000

 

 

 

 

3.2.3

Nâng cấp cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn GLP

- Hệ thống phòng vi sinh: mặt bằng, môi trường và xử lý không khí (hệ thống cung cấp khí sạch)

 

 

 

2.500.000

 

 

3.2.4

Đánh giá thành thạo tay nghề kiểm nghiệm viên

 

100.000

 

 

 

 

3.2.5

Các chi phí và phí đăng ký công nhận đạt GLP

 

64.000

 

 

 

 

 

5. Công tác tuyên truyền

240.000

120.000

0

0

120.000

 

5.1

- Phóng sự chuyên đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả

 

120.000

 

 

120.000

 

 

6. Các dự án ưu đãi đầu tư

50.000.000

0

0

0

50.000.000

 

6.1

Hoàn thành nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP. Khai thác tốt hiệu quả các nhà máy đã đầu tư

 

 

 

 

16.666.667

 

6.2

Triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Nonbetalactam đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP.

 

 

 

 

16.666.667

 

6.3

Định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, di chuyển nhà máy sản xuất thuốc ra khỏi khu vực dân cư và đầu tư mở rộng nhà máy tại Đồng Tháp.

 

 

 

 

16.666.667

 

Tổng cộng:

112.585.766

1.644.434

744.000

2.500.000

107.697.332

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 6

BẢNG PHÂN KHAI KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2020-2030

ĐVT: ngàn đồng

STT

Nội dung

Tổng kinh phí

Nguồn kinh phí

Ngân sách sự nghiệp y tế

Ngân sách sự nghiệp đào tạo

Đầu tư phát triển

Nguồn khác (vốn công ty, cá nhân tự chi trả, thu từ quảng cáo)

 

1. Nghiên cứu khoa học

10.000.000

0

0

0

10.000.000

1.2

Xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm mới thay thế thuốc nhập khẩu

 

 

 

 

10.000.000

 

2. Đào tạo nhân lực dược

8.440.000

0

720.000

0

7.720.000

2.1

-Đào tạo liên thông từ DSTH lên cao đẳng Dược hệ vừa học vừa làm

 

 

 

 

7.000.000

2.3

- Đào tạo sau đại học về Dược Lâm sàng cho các Dược sĩ (2021 - 2030)

 

 

720.000

 

720.000

 

3. Sản xuất thuốc

106.666.668

0

0

0

106.666.668

3.1

Xây dựng kế hoạch sản xuất đối với các hoạt chất đã hết hoặc sắp hết bảo hộ sáng chế

 

 

 

 

6.666.667

3.2

Xây dựng kế hoạch phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ

 

 

 

 

66.666.667

3.3

Xây dựng kế hoạch phát triển tại thị trường nước ngoài

 

 

 

 

3.333.334

3.4

Phát triển các nhóm sản phẩm đặc trị theo diễn biến bệnh tật tại Việt Nam

 

 

 

 

20.000.000

3.5

Phát triển danh mục sản phẩm chủ lực, phát triển thêm dòng sản phẩm thực phẩm chức năng.

 

 

 

 

10.000.000

 

6. Các dự án ưu đãi đầu tư

513.150.000

0

0

0

513.150.000

6.1

Hoàn thành nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP. Khai thác tốt hiệu quả các nhà máy đã đầu tư

 

 

 

 

33.333.333

6.2

Triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc Nonbetalactam đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc EU-GMP.

 

 

 

 

196.483.333

6.3

Định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 20130, di chuyển nhà máy sản xuất thuốc ra khỏi khu vực dân cư và đầu tư mở rộng nhà máy tại Đồng Tháp.

 

 

 

 

283.333.333

Tổng cộng:

638.256.668

0

720.000

0

637.536.668

 

PHỤ LỤC 7

BẢNG PHÂN KHAI KINH PHÍ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2015-2020 NGUỒN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO

STT

Nội dung

Tổng kinh phí

Phân bổ kinh phí theo năm (ngàn đồng)

2015

2016

2017

2018

2019

2020

 

2. Đào tạo nhân lực dược

 

 

 

 

 

 

1

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Dược Lâm sàng cho các Dược sĩ

744.000

124.000

124.000

124.000

124.000

124.000

124.000

 

Tổng cộng

744.000

124.000

124.000

124.000

124.000

124.000

124.000

 

PHỤ LỤC 8

BẢNG PHÂN KHAI KINH PHÍ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2020-2030 NGUỒN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO

STT

Nội dung

Tổng kinh phí

Phân bổ kinh phí theo năm (ngàn đồng)

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

 

2. Đào tạo nhân lực dược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Dược Lâm sàng cho các Dược sĩ

720.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

 

Tổng cộng

720.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

72.000

 

 





Kế hoạch 53/KH-UBND về thực hiện công tác pháp chế năm 2019 Ban hành: 12/02/2019 | Cập nhật: 01/03/2019