Kế hoạch 50/KH-UBND về Phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021
Số hiệu: | 50/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Mạnh Quyền |
Ngày ban hành: | 01/03/2021 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 50/KH-UBND |
Hà Nội ngày 01 tháng 3 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021
Thực hiện Kế hoạch số 206-KH/TU ngày 19/9/2020 của Thành ủy Hà Nội về việc triển khai thực hiện Nghị Quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 2023/QĐ-BCT ngày 05/7/2019 của Bộ Công Thương phê duyệt chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 18/11/2020 của UBND thành phố Hà Nội về việc phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch Phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021, với nội dung như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo góp phần đáp ứng nhu cầu cung cấp điện đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), điện mặt trời trên mặt nước, thí điểm mô hình sử dụng điện mặt trời phù hợp. Xây dựng các chính sách hỗ trợ và cơ chế nhằm tạo đột phá cho phát triển điện mặt trời phù hợp điều kiện đặc thù của Thủ đô Hà Nội.
- Tiếp tục khuyến khích và đẩy nhanh các dự án phát triển nguồn điện từ xử lý chất thải rắn.
2. Mục tiêu cụ thể
- Ban hành, áp dụng bộ cơ chế đặc thù của Thành phố nhằm khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu, xây dựng quy định việc lắp đặt hệ thống ĐMTMN đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trụ sở cơ quan ban, ngành, UBND các cấp, Công an các phường, các trạm y tế, trường học... để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố.
- Năm 2021, toàn Thành phố phát triển ĐMTMN tăng thêm khoảng 15MWp (bình quân 0,5MWp/quận, huyện, thị xã) và phát triển nguồn năng lượng tái tạo (từ điện rác) khoảng 75MW.
II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền, đào tạo nâng cao năng lực và nhận thức
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích, sự cần thiết về phát triển các dự án điện rác và điện mặt trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Về khoa học và công nghệ
- Lựa chọn công nghệ xử lý rác có thu hồi năng lượng hiện đại, hiệu suất cao để phát điện tại các dự án đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Thành phố.
- Lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại đối với các hệ thống ĐMTMN (tấm pin mặt trời có hiệu suất cao, thân thiện môi trường; bộ biến tần Inverter đảm bảo chất lượng điện năng nối lưới), có kết hợp với hệ thống tích trữ năng lượng.
3. Về cơ chế chính sách
- Nghiên cứu, đề xuất ban hành và áp dụng cơ chế đặc thù của Thành phố nhằm khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu, xây dựng quy định việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trụ sở cơ quan ban, ngành, UBND các cấp, Công an các phường, các trạm y tế, trường học... để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố.
4. Về hợp tác quốc tế
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để đầu tư, phát triển các dự án điện mặt trời, điện rác trên địa bàn Thành phố.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo, thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp, hội thảo khoa học, nghiên cứu xây dựng phòng thử nghiệm hợp chuẩn.
(Danh mục các nhiệm vụ trọng tâm tại Phụ lục kèm theo).
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện dự kiến bao gồm:
- Nguồn ngân sách Thành phố: Dự kiến 511 triệu đồng (Năm trăm mười một triệu đồng chẵn) đã giao Sở Công Thương tại Quyết định số 5568/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND Thành phố.
- Nguồn kinh phí của các đơn vị điện lực và doanh nghiệp, khách hàng sử dụng điện và nguồn kinh phí hỗ trợ, đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1. Sở Công Thương
- Chủ trì thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật hiện hành; Theo dõi, giám sát, kiểm tra thực hiện các dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố.
- Thẩm định dự án điện năng lượng tái tạo đầu tư trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng và các quy định liên quan khác.
- Chủ trì triển khai thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích, sự cần thiết về phát triển các dự án điện rác và điện mặt trời trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình đăng ký, đầu tư phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố gửi Bộ Công Thương, UBND Thành phố theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất trình UBND Thành phố ban hành, áp dụng cơ chế đặc thù nhằm khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội; nghiên cứu xây dựng quy định việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trụ sở cơ quan ban, ngành, UBND các cấp, Công an các phường, các trạm y tế, trường học... để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố.
2. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Sở Quy hoạch- Kiến trúc và các đơn vị liên quan đề xuất, xác định diện tích, phạm vi các khu vực, tòa nhà phát triển các dự án điện mặt trời.
- Thẩm định theo thẩm quyền dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình có lắp đặt điện mặt trời trên mái các tòa nhà theo quy định.
- Chủ trì phối hợp Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các quận, huyện, thị xã nghiên cứu về khả năng sử dụng điện năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng, đặc biệt cho các dự án chiếu sáng đường nông thôn, khu vực khó khăn trong việc tiếp cận với điện lưới, xác định việc sử dụng năng lượng mặt trời là phù hợp với định hướng phát triển.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin về Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất, mặt nước, thủ tục thu hồi, giao, cho thuê đất; giải quyết các thủ tục giao, cho thuê đất, mặt nước theo quy định đối với các dự án điện tái tạo, điện mặt trời.
- Căn cứ quyết định chủ trương đầu tư và quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có trách nhiệm cập nhật các dự án phát triển điện năng lượng tái tạo vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm trình UBND Thành phố phê duyệt theo quy định.
- Phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp Sở Công Thương để thẩm định các dự án điện năng lượng tái tạo về các tiêu chí môi trường và biến đổi khí hậu theo quy định hiện hành.
- Chủ trì tham mưu UBND Thành phố về cơ chế, chính sách, giá đất, tài sản trên đất phục vụ việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư xây dựng phát triển điện năng lượng tái tạo.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì xác định các khoản được trừ vào số tiền sử dụng đất phải nộp đối với các dự án đầu tư xây dựng phát triển điện năng lượng tái tạo.
- Hướng dẫn, bố trí ngân sách để triển khai Kế hoạch này theo đề nghị của các cơ quan liên quan; kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản quy định hiện hành.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn cơ chế khuyến khích đầu tư các dự án phát triển điện mặt trời; hướng dẫn quy định và thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển điện năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị liên quan thẩm định công nghệ dự án đầu tư phát triển điện năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã ưu tiên đặt hàng các nghiên cứu về khả năng sử dụng điện năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng, đặc biệt cho các dự án chiếu sáng đường nông thôn, khu vực khó khăn trong việc tiếp cận với điện lưới.
7. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
- Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và trình duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền việc thỏa thuận địa điểm vị trí xây dựng nhà máy, trạm biến áp, hướng tuyến đường dây điện, quy hoạch tổng mặt bằng đối với các dự án phát triển điện năng lượng tái tạo.
- Phối hợp Sở Xây dựng, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan đề xuất, xác định diện tích, phạm vi các khu vực, tòa nhà phát triển các dự án điện mặt trời theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội.
8. Cục Thuế, Cục Hải quan thành phố Hà Nội
Thực hiện áp dụng các quy định ưu đãi về thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về tiền sử dụng mặt nước, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư xây dựng phát triển năng lượng tái tạo theo quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố Hà Nội.
9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, UBND các quận, huyện, thị xã tạo điều kiện, bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch và điều kiện thực tế tại địa phương, phối hợp tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để chủ đầu tư thực hiện các dự án điện năng lượng tái tạo theo quy định.
- Nghiên cứu thực hiện đầu tư lắp đặt hệ thống ứng dụng năng lượng tái tạo đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo sử dụng nguồn vốn ngân sách nhàm khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời trên địa bàn Thành phố.
10. Quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, Quỹ đầu tư thực hiện hướng dẫn hồ sơ và xem xét cho vay đối với các Chủ đầu tư dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời trên địa bàn Thành phố.
11. Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố.
12. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, các tổ chức kinh doanh điện khác trên địa bàn Thành phố
Triển khai các hoạt động hỗ trợ các đơn vị, chủ đầu tư các dự án nhằm phát triển năng lượng tái tạo theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
13. Chủ đầu tư dự án điện năng lượng tái tạo và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan
Tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện năng lượng tái tạo đã được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Các Sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan căn cứ Kế hoạch được duyệt chủ động tổ chức thực hiện theo quy định; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Công Thương trước ngày 01/12/2021 để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất gửi Sở Công Thương tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 01/3/2021 của UBND thành phố Hà Nội)
STT |
Nội dung thực hiện |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
I |
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích, sự cần thiết về phát triển các dự án điện rác và điện mặt trời trên địa bàn thành phố Hà Nội (thiết kế, in, phát tờ rơi, sổ tay, clip, bài báo tuyên truyền, Hội nghị tuyên truyền...) |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các Công ty Điện lực và khách hàng sử dụng điện |
II |
Nhiệm vụ về thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn Thành phố |
||
1 |
Nghiên cứu đề xuất cơ chế đặc thù của Thành phố nhằm khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. |
2 |
Nghiên cứu xây dựng quy định việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trụ sở cơ quan ban, ngành, UBND các cấp, Công an các phường, các trạm y tế, trường học... để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố. |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. |
III |
Nhiệm vụ: Phát triển các dự án điện mặt trời trên địa bàn thành phố Hà Nội |
|
|
1 |
Hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời trên địa bàn Thành phố Hà Nội |
Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
Chủ đầu tư các dự án điện mặt trời |
2 |
Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời trên địa bàn Thành phố. |
Chủ đầu tư các dự án điện mặt trời |
Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã |
IV |
Nhiệm vụ: Phát triển các dự án nhà máy điện rác trên địa bàn thành phố Hà Nội. |
|
|
1 |
Hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện rác (dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn tại khu xử lý chất thải rắn Nam Sơn, huyện Sóc Sơn; dự án nhà máy điện rác Seraphin và dự án nhà máy điện rác Xuân Sơn tại khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì). |
Các Sở, ngành, UBND thị xã Sơn Tây, UBND huyện Ba Vì |
Các chủ đầu tư: Công ty cổ phần năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội; Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin; Công ty cổ phần Tập đoàn T&T |
2 |
Triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện rác trên địa bàn Thành phố theo tiến độ đã phê duyệt |
Các chủ đầu tư: Công ty Cổ phần năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội; Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphin; Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T |
Các Sở, ngành, UBND thị xã Sơn Tây, UBND huyện Ba Vì |
Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2020 về phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 Ban hành: 18/11/2020 | Cập nhật: 09/12/2020
Quyết định 2023/QĐ-BCT năm 2019 về phê duyệt Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025 Ban hành: 05/07/2019 | Cập nhật: 30/07/2019
Kế hoạch 225/KH-UBND về triển khai thực hiện năm 2019 Chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh An Giang giai đoạn 2016–2020 Ban hành: 09/05/2019 | Cập nhật: 03/10/2019
Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 12/12/2018 | Cập nhật: 18/09/2020
Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2017 về xây dựng đội ngũ trí thức, phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 Ban hành: 03/11/2017 | Cập nhật: 14/11/2017
Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2017 về xây dựng bộ dữ liệu về dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai Ban hành: 25/08/2017 | Cập nhật: 23/10/2017
Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 10-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội Ban hành: 09/12/2016 | Cập nhật: 15/12/2016
Kế hoạch 225/KH-UBND tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ XIII tại tỉnh Lào Cai năm 2016 Ban hành: 18/08/2016 | Cập nhật: 12/09/2016
Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên sóng phát thanh và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2016” Ban hành: 15/01/2015 | Cập nhật: 14/03/2016