Kế hoạch 43/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020
Số hiệu: | 43/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Dung |
Ngày ban hành: | 19/02/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 02 năm 2020 |
Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 08/11/2016 của Tỉnh ủy về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 14/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 22/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020, với những nội dung:
1. Mục tiêu: Thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; cải thiện đời sống, tăng thu nhập, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản, phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
2. Chỉ tiêu:
a) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,5%, tương ứng giảm 1.480 hộ nghèo so với năm 2019 (kèm theo phụ lục chỉ tiêu phấn đấu giảm nghèo năm 2020);
b) Đến cuối năm 2020, không còn các hộ có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020;
c) 100% các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020 có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%;
d) 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định;
e) Đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo; hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định;
f) 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số; học sinh, sinh viên các đối tượng chính sách... được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và các chính sách khác về giáo dục theo quy định;
g) Đảm bảo 100% hộ nghèo, người nghèo có nhu cầu trợ giúp pháp lý, được trợ giúp miễn phí, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo;
h) Đảm bảo 100% lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận chính sách dạy nghề, tạo việc làm khi có nhu cầu;
i) 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, thôn trưởng, tổ trưởng và cán bộ đoàn thể được tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo; về giám sát đánh giá chương trình giảm nghèo có sự tham gia của người dân.
1. Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ.
2. Phạm vi: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên tập trung đầu tư các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu; các thôn/bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%.
1. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020:
Căn cứ Quyết định số 3378/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020, giao kế hoạch vốn năm 2020 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện. Tổng nguồn vốn Trung ương phân bổ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020 là 81.373 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 55.432 triệu đồng, vốn sự nghiệp 25.941 triệu đồng), thực hiện các dự án thành phần sau:
a) Dự án 1- Chương trình 30a: 50.826 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 36.390 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 14.436 triệu đồng)
* Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: 38.448 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 36.390 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 2.058 triệu đồng thực hiện duy tu bão dưỡng công trình).
* Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: 8.100 triệu đồng.
* Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: 4.278 triệu đồng.
b) Dự án 2: Chương trình 135: 26.791 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 19.042 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 7.749 triệu đồng).
* Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn: 20.449 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển: 19.042 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 1.407 triệu đồng thực hiện duy tu bão dưỡng công trình).
* Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn đặc biệt khó khăn: 5.358 triệu đồng, trong đó hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế 4.286 triệu đồng và nhân rộng mô hình giảm nghèo 1.072 tỷ đồng.
* Tiểu dự án 3: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các xã đặc biệt khó khăn xã biên giới, xã an toàn khu; thôn đặc biệt khó khăn: 984 triệu đồng.
c) Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135: 1.546 triệu đồng, trong đó hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế 619 triệu đồng và nhân rộng mô hình giảm nghèo 927 triệu đồng.
d) Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về Thông tin: 872 triệu đồng, trong đó thực hiện hoạt động truyền thông giảm nghèo 552 triệu đồng và hoạt động giảm nghèo về thông tin 320 triệu đồng.
e) Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát đánh giá: 1.338 triệu đồng, phân bổ cho các sở, ngành liên quan; các địa phương để thực hiện hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp và giám sát đánh giá chương trình.
2. Các chính sách giảm nghèo chung:
a) Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với hộ nghèo theo quy định; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ; xây dựng và nhân rộng các mô hình sinh kế giảm nghèo bền vững. Hỗ trợ kết nối người nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với hộ nghèo.
- Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường học, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Các địa phương, đoàn thể vận động doanh nghiệp bảo trợ, nhận người nghèo vào làm việc để có thu nhập ổn định.
- Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài khi có nhu cầu, đặc biệt là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số.
b) Hỗ trợ giáo dục và đào tạo.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp, bậc học theo quy định hiện hành; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên và các chính sách khác, nhất là sinh viên thuộc hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Ưu tiên đầu tư để đạt chuẩn trường, lớp học ở các xã đặc biệt khó khăn.
c) Hỗ trợ y tế:
- Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp Bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo quy định tại Quyết định số 39/2013/QĐ-UB ngày 24/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Hỗ trợ nhà ở:
- Thực hiện có hiệu quả và đạt chỉ tiêu hỗ trợ nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền trung theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo.
- Tiếp tục vận động nguồn lực xóa nhà tạm cho hộ nghèo ở khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật...
e) Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2012-2020. Tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.
f) Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: Tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả cao, gương thoát nghèo bền vững.
g) Các chính sách an sinh xã hội khác: Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp, trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng; chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ bảo trợ xã hội và các chính sách khác theo quy định.
3. Các chính sách giảm nghèo đặc thù
Các sở, ban, ngành, đơn vị, trường học được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công tại Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25/01/2017 tiếp tục xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% trong năm 2020 đảm bảo việc trợ giúp có hiệu quả, thiết thực; tập trung thực hiện hỗ trợ cho các hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách ưu đãi người có công theo tinh thần chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Kế hoạch số 224/KH-UBND ngày 16/10/2019 về xóa nghèo cho hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công đến năm 2020.
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo, làm cho mọi người, mọi cấp, mọi ngành nhận thức đầy đủ về công tác này.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.
3. Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo chung như tín dụng ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, hỗ trợ về y tế, hỗ trợ về nhà ở, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin và các chính sách an sinh xã hội khác...
4. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài vì đây là con đường ngắn nhất để thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng.
5. Các sở, ban, ngành, đơn vị, trường học được UBND tỉnh phân công trợ giúp 19 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% tiếp tục huy động đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để tiếp tục hỗ trợ có hiệu quả cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm thoát nghèo bền vững, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản.
6. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và có các giải pháp quyết liệt, bằng những việc làm thiết thực để không còn các hộ có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo. Phấn đấu đến cuối năm 2020, 100% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020 từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện các dự án thành phần được phân công, bao gồm: Dự án 1: Chương trình 30a, gồm: Tiểu dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Tiểu dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Tiểu dự án 4: Hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Dự án 2: Chương trình 135, gồm: Hoạt động xây dựng mô hình giảm nghèo thuộc Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Hoạt động nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; Hoạt động truyền thông về giảm nghèo thuộc Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá, tổng kết Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 10/4/2017 của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020; Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 17/01/2018 của UBND tỉnh về tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Thừa Thiên Huế chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân công các sở, ban, ngành, đoàn thể, trường học giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% ở hai huyện A Lưới, Nam Đông giai đoạn 2016-2020; đánh giá, tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và xây dựng, định hướng kế hoạch cho giai đoạn 2021-2025.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ vào định mức, tiêu chí được duyệt, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Dân tộc lập kế hoạch lồng ghép các chương trình, dự án trình UBND tỉnh phân bổ nguồn lực giảm nghèo, ưu tiên các địa phương có xã đặc biệt khó khăn.
3. Sở Tài Chính: Hướng dẫn và bố trí vốn thực hiện chương trình, dự án và chính sách giảm nghèo theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
- Thực hiện Chương trình khuyến nông - lâm - ngư, hỗ trợ xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo dễ tiếp cận và tham gia; hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; hướng dẫn, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực từ Chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tư cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện các dự án thành phần được phân công, bao gồm: Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Tiểu dự án 3 (Dự án 1- Chương trình 30a): hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Tiểu dự án 2 (Dự án 2 - Chương trình 135): hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn và Dự án 3: hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.
5. Ban Dân tộc:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện các Dự án được phân công, gồm: Dự án 2 - Chương trình 135: Tiểu Dự án 1: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Tiểu dự án 3: nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; thôn đặc biệt khó khăn.
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện các dự án, chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc và miền núi báo cáo cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
6. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành văn bản thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo trong khám, chữa bệnh;
- Chủ trì thực hiện các chính sách liên quan nhằm giảm tỷ lệ thiếu hụt về y tế cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo với hai tiêu chí được xác định là “tiếp cận các dịch vụ y tế” và “bảo hiểm y tế”.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các vùng nghèo.
- Chủ trì thực hiện các chính sách liên quan nhằm giảm tỷ lệ thiếu hụt về giáo dục cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo với hai tiêu chí được xác định là “trình độ giáo dục của người lớn” và “tình trạng đi học của trẻ em”.
8. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền trung theo Quyết định 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 33/2014/QĐ-TTg ngày về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo.
- Chủ trì thực hiện các chính sách liên quan nhằm giảm tỷ lệ thiếu hụt về nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo với hai tiêu chí được xác định là “chất lượng nhà ở” và “diện tích nhà ở”.
9. Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện chính sách đưa văn hóa về cơ sở, ưu tiên hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận văn hóa, thông tin, nhất là ở các địa bàn khó khăn.
10. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn
11. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với hộ nghèo, người nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến vấn đề nghèo đói.
12. Sở Thông tin - Truyền thông:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
- Chủ trì thực hiện các chính sách liên quan nhằm giảm tỷ lệ thiếu hụt về tiếp cận thông tin cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo với hai tiêu chí được xác định là “sử dụng dịch vụ viễn thông” và “tài sản phục vụ tiếp cận thông tin”.
13. Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở ở các xã nghèo; hướng dẫn tiêu chí khen thưởng đối với hộ nghèo, huyện, xã, thôn có thành tích giảm nghèo bền vững.
- Ban Thi đua - Khen thưởng chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai, đôn đốc, theo dõi tiến độ việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Thừa Thiên Huế chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020; phối hợp, tổ chức tổng kết và khen thưởng phong trào thi đua vào năm 2020 theo thẩm quyền.
14. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh: Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quân dân y kết hợp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo ở xã biên giới; tăng cường cán bộ cho các xã biên giới; giúp dân xây dựng nếp sống mới, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.
15. Ngân hàng Chính sách Xã hội: Chủ trì và phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng ưu đãi khác theo quy định.
16. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, trường học... được phân công giúp đỡ 19 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25%: Trên cơ sở nguồn lực huy động và sự đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, thủ trưởng các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học xây dựng kế hoạch hỗ trợ năm 2020, phối hợp Ủy ban nhân dân các xã được phân công trợ giúp để tiến hành các hoạt động hỗ trợ có hiệu quả.
17. Các cơ quan, đơn vị liên quan khác: Xây dựng, trình ban hành các cơ chế, chính sách theo chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình để hỗ trợ giảm nghèo theo Kế hoạch này.
18. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện:
- Căn cứ định hướng của kế hoạch này, chủ động xây dựng các giải pháp giảm nghèo bền vững tại địa phương để triển khai thực hiện. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch giảm nghèo bền vững cụ thể cho từng hộ nghèo, hộ cận nghèo để tổ chức triển khai thực hiện, giúp đỡ có hiệu quả.
- Tổ chức đánh giá, tổng kết 05 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch, định hướng kế hoạch cho giai đoạn 2021-2025 trên từng địa bàn.
19. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
- Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức thành viên, vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ, chia sẻ để người nghèo vươn lên thoát nghèo và các phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
- Huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước phục vụ công tác giảm nghèo như: vận động sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, quỹ “Vì người nghèo”; vận động các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp có tiềm lực để hỗ trợ các địa phương nghèo; đồng thời, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác kết nghĩa với các địa phương nghèo.
1. Căn cứ nội dung nêu tại Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các địa phương chủ động triển khai thực hiện; báo cáo UBND tỉnh định kỳ (báo cáo 06 tháng trước ngày 20/6/2020; báo cáo tổng kết năm trước ngày 30/11/2020) kết quả thực hiện thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch của các ngành, các địa phương. Định kỳ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (báo cáo 06 tháng trước ngày 25/6/2020; báo cáo tổng kết năm trước ngày 05/12/2020).
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 19 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
STT |
Đơn vị |
Kết quả rà soát năm 2019 |
Dự kiến số liệu giảm nghèo năm 2020 |
||||||
Tổng số hộ |
Số hộ nghèo |
Tỷ lệ (%) |
Tổng số hộ |
Số hộ nghèo giảm |
Số hộ nghèo |
Tỷ lệ (%) |
Tỷ lệ nghèo giảm (%) |
||
1 |
Thành phố Huế |
87.226 |
1.318 |
1,51 |
87.840 |
70 |
1.248 |
1,42 |
0,09 |
2 |
TX Hương Trà |
30.185 |
984 |
3,26 |
30.400 |
85 |
899 |
2,96 |
0,30 |
3 |
TX Hương Thủy |
28.217 |
728 |
2,58 |
28.410 |
60 |
668 |
2,35 |
0,23 |
4 |
Huyện Phong Điền |
28.639 |
1.271 |
4,44 |
28.840 |
160 |
1.111 |
3,85 |
0,59 |
5 |
Huyện Quảng Điền |
26.236 |
1.508 |
5,75 |
26.420 |
260 |
1.248 |
4,72 |
1,02 |
6 |
Huyện Phú Vang |
49.881 |
2.380 |
4,77 |
50.230 |
250 |
2.130 |
4,24 |
0,53 |
7 |
Huyện Phú Lộc |
38.188 |
1.803 |
4,72 |
38.460 |
200 |
1.603 |
4,17 |
0,55 |
8 |
Huyện Nam Đông |
6.874 |
371 |
5,40 |
6.920 |
45 |
326 |
4,71 |
0,69 |
9 |
Huyện A Lưới |
13.719 |
2.538 |
18,50 |
13.820 |
350 |
2.188 |
15,83 |
2,67 |
Toàn tỉnh |
309.165 |
12.901 |
4,17 |
311.340 |
1.480 |
11.421 |
3,67 |
0,50 |
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND thông qua Bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 31/12/2019 | Cập nhật: 03/03/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND quy định mức chi bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 16/12/2019 | Cập nhật: 25/02/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND về số lượng, chức danh, mức phụ cấp, chế độ chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách và đối tượng khác ở xã, phường, thị trấn và xóm, khối, bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 12/12/2019 | Cập nhật: 25/02/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND về điều chỉnh kế hoạch danh sách xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 và phân khai chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Ban hành: 11/12/2019 | Cập nhật: 31/12/2019
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020 Ban hành: 10/12/2019 | Cập nhật: 11/02/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND thông qua Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 5 năm (2020-2024) Ban hành: 14/12/2019 | Cập nhật: 10/01/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND quy định về chức danh, số lượng, mức phụ cấp và mức hỗ trợ đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ở ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 18/12/2019
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 20/12/2019
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 35/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng khu dân cư trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 13/04/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 22/2016/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2017–2020 Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 04/02/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND thông qua danh mục điều chỉnh, bổ sung dự án chuyển mục đích đất lâm nghiệp được thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 16/12/2019 | Cập nhật: 07/03/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND về phân bổ vốn dự phòng 10% nguồn ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Hải Dương ban hành Ban hành: 13/12/2019 | Cập nhật: 11/02/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND về Kế hoạch đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà nước tỉnh Bến Tre năm 2020 Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 06/02/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND thông qua Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2020-2024 Ban hành: 11/12/2019 | Cập nhật: 09/01/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND về chế độ, chính sách đối với Đại đội Dân quân thường trực cấp tỉnh của tỉnh Bình Dương Ban hành: 12/12/2019 | Cập nhật: 12/02/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 134/2015/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ đối với công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 06/02/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 134/2015/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ đối với công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 07/02/2020
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 12/07/2019 | Cập nhật: 06/09/2019
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND quy định về mức thu học phí năm học 2019-2020 đối với trường công lập (giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên) trên địa bàn thành phố Hải Phòng Ban hành: 19/07/2019 | Cập nhật: 04/09/2019
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND bãi bỏ khoản 3, mục IV, Điều 1 của Nghị quyết 38/2016/NQ-HĐND thông qua đề án về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 23/07/2019 | Cập nhật: 13/08/2019
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND sửa đổi Khoản 1, Điều 1 Nghị quyết 71/2016/NQ-HĐND và Đề án điều trị nghiện ma tuý tự nguyện không thu phí tại Cơ sở Tư vấn và Điều trị nghiện ma tuý tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kèm theo Nghị quyết 71/2016/NQ-HĐND Ban hành: 18/07/2019 | Cập nhật: 07/08/2019
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND sửa đổi các Nghị quyết về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 23/07/2019 | Cập nhật: 21/08/2019
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 18/07/2019 | Cập nhật: 13/08/2019
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND về cấp lại 15% số thu tiền sử dụng đất để trích lập Quỹ Phát triển đất năm 2019, năm 2020 của các xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới trước năm 2017 và thị trấn Me, huyện Gia Viễn cho Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Ban hành: 12/07/2019 | Cập nhật: 09/08/2019
Nghị quyết 22/2019/NQ-HĐND điều chỉnh chỉ tiêu về tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội năm 2019 theo Nghị quyết 32/2018/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 Ban hành: 11/07/2019 | Cập nhật: 25/07/2019
Quyết định 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung Ban hành: 28/08/2014 | Cập nhật: 29/08/2014
Quyết định 59/2012/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020 Ban hành: 24/12/2012 | Cập nhật: 26/12/2012