Kế hoạch 41/KH-UBND thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2016 theo hướng tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 41/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Dung
Ngày ban hành: 31/03/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 03 năm 2016

 

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2016 THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Nghị quyết 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Nghị Quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 về việc phê duyệt chủ trương đu tư các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 phê duyệt Đán chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 phê duyệt chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Căn cứ Quyết định số 3059/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh vtriển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao kế hoạch vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2016 tỉnh Thừa Thiên Huế; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2016 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung.

Đy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, giảm khoảng cách tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giữa các vùng miền và các nhóm dân cư; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tại các địa bàn nghèo tiếp cận một cách tốt nhất đến các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, điều kiện sống, thông tin, bảo hiểm và trợ giúp xã hội).

2. Mục tiêu cụ thể.

a) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo chung cả tỉnh xuống còn 6,36% - 6,66% (giảm từ 1,7% - 2%) vào cuối năm 2016; Riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25% bình quân giảm từ 3%-4%.

b) Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống, giúp người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội trước hết là về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh... để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo do thiếu hụt các chiều tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.

c) Cải thiện tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven bin và hải đảo theo tiêu chí nông thôn mới.

d) Hỗ trợ 15.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

đ) Đảm bảo 100% người nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn được cp thẻ bảo hiểm y tế; vận động 100% hộ cận nghèo tham gia mua BHYT sau khi được ngân sách Nhà nước và ngân sách Tỉnh hỗ trợ đgiảm chiều thiếu hụt dịch vụ về y tế.

e) 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh, sinh viên các đối tượng chính sách... được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, thực hiện đồng bộ các chính sách khác về giáo dục đào tạo theo quy định để giảm nhanh chiều thiếu hụt về giáo dục.

f) Đảm bảo 90% hộ nghèo, người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước để vươn lên thoát nghèo.

g) Hỗ trợ dạy nghề cho 1.000 lao động nông thôn, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc;

h) Xây dựng thí điểm mô hình sinh kế giảm nghèo có hiệu quả gắn với đặc thù của vùng bãi ngang ven biển, đầm phá.

i) Tiếp tục việc hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh và tăng số hộ được sử dụng nước sạch để giảm chiều thiếu hụt về nước sạch và vệ sinh.

j) Đến cuối năm 2016 có 50% số nhà sinh hoạt cộng đồng thuộc các xã đặc biệt khó khăn có thiết bị văn hóa thông tin; 70-80% được hưởng chương trình đưa thông tin về cơ sở để giảm chiều thiếu hụt về tiếp cận thông tin.

k) Phấn đấu 100% cán bộ, công chức ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, thôn trưởng, tổ trưởng và cán bộ đoàn thể được tập huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân để giúp phát triển cộng đng.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI.

1. Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

2. Phạm vi: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên tập trung đầu tư cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25%, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và các xã, thôn/bản đặc biệt khó khăn vùng núi.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP.

1. Tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các Dự án trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã được Ngân sách trung ương bố trí vốn năm 2016, bao gồm: Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn/bản đặc biệt khó khăn vùng núi và các chính sách dân tộc khác (Chương trình 135); Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; Dự án nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá chương trình.

2. Tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư về nhà ở, nước sạch, nhà vệ sinh,... cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo đặc biệt tại địa bàn 02 huyện A Lưới, Nam Đông và một số xã miền núi thuộc các huyện khác để giảm chiều thiếu hụt của các hộ dân, tăng khả năng tiếp cận với các nhu cầu xã hội cơ bản.

3. Đy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, vận động nhân dân cùng góp sức thực hiện công tác giảm nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.

4. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói chung và các chính sách giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở các xã, thôn/bản đặc biệt khó khăn, với Chương trình xây dựng Nông thôn mới và các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội.

5. Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện bảo đảm tính công khai, minh bạch và tính trách nhiệm trong suốt quá trình thực hiện chương trình. Tăng cường công tác kim tra, giám sát thực hiện Chương trình giảm nghèo ở các cấp, phát huy quyền giám sát của người dân ở các vùng hưởng lợi chương trình, dự án.

6. Trợ cấp thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội thuộc hộ nghèo như người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật, người đơn thân nuôi con nhỏ... theo quy định của Chính phủ. Trợ cấp đột xuất cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, bệnh hiểm nghèo.

7. Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo chung, bao gồm:

a) Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với hộ nghèo theo quy định; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ; xây dựng và nhân rộng các mô hình sinh kế giảm nghèo bền vững. Hỗ trợ kết nối người nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với hộ nghèo.

- Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường học, lp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Các địa phương, đoàn thể vận động doanh nghiệp bảo trợ, nhận người nghèo vào làm việc để có thu nhập ổn định. Tạo điều kiện hỗ trợ xuất khu lao động đối với lao động nghèo có nhu cầu.

b) Hỗ trợ giáo dục và đào tạo.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp, bậc học theo quy định hiện hành; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên và các chính sách khác, nhất là sinh viên thuộc hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học"; ưu tiên đầu tư để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã đặc biệt khó khăn.

c) Hỗ trợ y tế:

- Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp Bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo mới thoát nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội có điều kiện đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ mua Bảo him y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 39/2013/QĐ-UB ngày 24/9/2013 của UBND tỉnh, chính sách kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng chống dịch bệnh.

d) Hỗ trợ nhà ở:

- Thực hiện có hiệu quả và đạt chỉ tiêu hỗ trợ nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền trung theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo.

- Tiếp tục vận động nguồn lực xóa nhà tạm cho hộ nghèo ở khu vực nông thôn, miền núi đcải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật.

e) Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2012-2020. Tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

f) Tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phbiến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả cao, gương thoát nghèo bền vững.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2016 từ ngân sách Trung ương, một phần được cân đối từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan thường trực theo dõi, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo công tác giảm nghèo trong toàn tỉnh.

- Trực tiếp thực hiện công tác truyền thông giảm nghèo, thay đi nhận thức của người nghèo thông qua tập huấn nâng cao nhận thức, tư vấn cộng đồng về ý thức tự tạo việc làm để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống; giảm tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước.

- Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khu lao động cho người nghèo, tăng cường hoạt động của Trung tâm giới thiệu việc làm đến các vùng sâu, vùng xa thông qua hoạt động của sàn giao dịch việc làm.

- Chủ trì, phối hp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương tổ chức thực hiện Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hp các sở, ban, ngành liên quan xây dựng trình ban hành tiêu chí phân bnguồn lực giảm nghèo; xây dựng, hướng dẫn cơ chế quản lý chương trình giảm nghèo; kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc thực hiện cơ chế quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia của các Sở, Ban, Ngành, địa phương gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

- Căn cứ vào định mức, tiêu chí được duyệt, chủ trì, phối hp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc lập kế hoạch lồng ghép các chương trình, dự án trình UBND tỉnh phân bổ nguồn lực giảm nghèo, ưu tiên các địa phương có xã đặc biệt khó khăn.

3. Sở Tài Chính: Hướng dẫn và bố trí vốn thực hiện chương trình, dự án và chính sách giảm nghèo theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Thực hiện Chương trình khuyến nông-lâm-ngư, hỗ trợ xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo dễ tiếp cận và tham gia; Hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách xây dựng chuồng trại chăn nuôi hp vệ sinh; Hướng dẫn, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực từ Chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tư cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

5. Ban Dân tộc: Chủ trì, tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, Đề án/Dự án Hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.

6. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành văn ban thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo trong khám, chữa bệnh; Ưu tiên đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hp các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo; vận động, khuyến khích xây dựng “Quỹ khuyến học” ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; ưu tiên đầu tư trước cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn cơ sở trường, lp học ở các vùng nghèo.

8. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền trung theo Quyết định 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo.

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chính sách đưa văn hóa về cơ sở, ưu tiên hỗ trợ người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận văn hóa, thông tin, nhất là ở các địa bàn đặc biệt khó khăn.

10. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo.

11. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với hộ nghèo, người nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến nghèo đói.

12. SThông tin - Truyền thông: Chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành liên quan, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh về công tác giảm nghèo

13. SNội vụ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành chính sách thu hút cán bộ, trí thức trẻ tình nguyện đến công tác ở các huyện, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở; hướng dẫn tiêu chí khen thưởng đối với hộ nghèo, huyện, xã, thôn có thành tích giảm nghèo bền vững.

14. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh: Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình quân dân y kết hợp; mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo ở xã biên giới; tăng cường cán bộ cho các xã biên giới; vận động thanh niên, trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại xã biên giới, giúp dân xây dựng nếp sống mới, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.

15. Ngân hàng Chính sách Xã hội: Chủ trì và phối hp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng ưu đãi khác theo quy định.

16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:

Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên, chỉ đạo cơ sở tchức tốt công tác tuyên truyền, vận động các thành viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Quỹ vì người nghèo”...

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các ngành, địa phương về các nội dung của Kế hoạch; tham mưu kế hoạch kiểm tra công tác trin khai và nội dung tổ chức hp sơ kết 6 tháng trước ngày 10/7 và tổng kết năm trước ngày 10/12.

2. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện, các sở ngành liên quan:

- Căn cứ định hướng của Kế hoạch này và các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản lớn... các s, ban, ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung và xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện thực hiện kiện toàn hệ thống Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp trên địa bàn; xây dựng Kế hoạch giảm nghèo bền vững, phù hợp để hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo trên địa bàn. Riêng 02 huyện Nam Đông, A Lưới ngoài kế hoạch giảm nghèo chung, cần xây dựng kế hoạch giảm nghèo đặc thù cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25%.

3. Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội chủ trì, phối hp Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch theo định kỳ 6 tháng, cuối năm và đột xuất.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh thông qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để kịp thời giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường Trực Tnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các đơn vị nêu tại mục V;
- CVP, PCVP Đoàn Thanh Vinh;
- Lưu: VT, XH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Dung

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN TÍCH HỘ NGHÈO THEO MỨC ĐỘ THIẾU HỤT CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN
(Kèm theo Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2016 của y ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Đơn vị

Tổng shộ nghèo

Trong đó số hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về

Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số so vi tổng số hộ nghèo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Thành phố Huế

2.014

283

466

436

489

689

632

34

308

775

556

14,1

23,1

21,6

24,3

34,2

31,4

1,7

15.3

38.5

27.6

2

Hương Trà

1.993

509

853

306

200

500

301

79

490

955

675

25,5

42,8

15,4

10,0

25,1

15,1

4,0

24.6

47.9

33.9

3

Hương Thủy

1.180

86

572

131

58

285

143

59

347

608

288

7.3

48,5

11,1

4,9

24,2

12.,

5,0

2.4

51.5

24.4

4

Phong Điền

2.406

218

1.842

296

104

480

203

176

412

538

169

9,1

76,6

12,3

4,3

20,0

8,4

7,3

17.1

22.4

7.0

5

Qung Điền

3.293

749

1.032

1.430

704

1.159

821

542

850

1.315

429

22,7

31,3

43,4

21,4

35,2

24,9

16,5

25.8

39.9

13.0

6

Phú Vang

3.762

-

2.774

719

457

655

505

-

535

1.048

-

0,0

73,7

19,1

12,1

17,4

13,4

0,0

14.2

27.9

0.0

7

Phú Lộc

3.715

166

138

1.779

130

1.419

1.032

893

1.450

2.335

1.838

4,5

3,7

47,9

3,5

38,2

27,8

24,0

39.0

62.9

49.5

8

Nam Đông

900

10

121

296

64

344

432

211

801

173

53

1.1

13.4

32.9

7,1

38.2

48.0

23,4

89.0

19.2

5.9

9

A Lưới

4.337

19

3.746

782

189

2.404

2.638

2.783

3.493

274

83

0,4

86,4

18,0

4,4

55.4

60,8

64,2

80.5

6.3

1.9

Toàn tỉnh

23.600

2.040

11.544

6.175

2.395

7.935

6.707

4.777

8.686

8.021

4.091

8,6

48,9

26,2

10,1

33,6

28,4

20,2

36,8

34,0

17,3

Ghi chú:           1: Tiếp cận dịch vụ y tế                          6: Diện tích nhà ở

                        2: Bảo hiểm y tế                                    7: Nguồn nước sinh hoạt

                        3: Trình độ giáo dục người lớn               8: Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

                        4: Tình trạng đi học của trẻ em               9: Sử dụng dịch vụ viễn thông

                        5: Chất lượng nhà ở                              10: Tài sản phục vụ tiếp cận th.tin

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH 19 XÃ CÓ TỶ LỆ HỘ NGHÈO CAO TRÊN 25%
(Kèm theo Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tnh Thừa Thiên Huế)

TT

Tổng số hộ dân cư

Số hộ DTTS

Hộ nghèo

Tổng số h

Số khẩu

Tỷ lệ

Huyện Nam Đông

1

Thượng Long

617

589

235

934

38,09

2

Hương Hữu

635

597

255

1.119

40,16

Huyện A Lưới

3

Hồng Thượng

715

592

200

819

27,97

4

A Ngo

833

729

257

1.058

30,85

5

Hồng Hạ

415

383

130

559

31,33

6

Hồng Bắc

508

501

178

711

35,04

7

Hồng Thủy

748

740

281

1.145

37,57

8

Hương Lâm

525

454

215

898

40,95

9

Bắc Sơn

299

294

132

543

44,15

10

A đớt

577

564

262

1.070

45,41

11

Hồng Quảng

563

556

259

1.079

46,00

12

Đông Sơn

350

341

166

684

47,43

13

A Roàng

609

603

300

1.271

49,26

14

Hồng Kim

506

496

255

1.016

50,40

15

Nhâm

525

521

278

1.177

52,95

16

Hồng Vân

781

756

441

1.775

56,47

17

Hương Nguyên

310

292

180

843

58,06

18

Hồng Trung

530

519

334

1.340

63,02

19

Hồng Thái

290

286

190

786

65,52