Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2014 thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Số hiệu: | 27/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nam Định | Người ký: | Bùi Đức Long |
Ngày ban hành: | 16/04/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/KH-UBND |
Nam Định, ngày 16 tháng 04 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 23/CT-TTG NGÀY 27/10/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TỔNG RÀ SOÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm 2014 - 2015, Hướng dẫn số 684/HD-BLĐTBXH-MTTQ ngày 12/3/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với Cách mạng tại địa phương, tập trung vào 7 diện đối tượng theo Chỉ thị số 23/CT-TTg
- Làm rõ trách nhiệm của từng cấp, ngành trong thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với Người có công, đồng thời khắc phục những sai sót, tiêu cực kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân thực hiện tốt;
- Phát hiện những vấn đề chưa hợp lý để chỉ đạo các ngành, địa phương có biện pháp khắc phục và kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền ban hành, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức rà soát, lập danh sách chính xác ở từng xã, phường, thị trấn những người có công và thân nhân người có công đang hưởng chế độ ưu đãi đã hưởng đúng, đủ chế độ; đang hưởng chế độ ưu đãi nhưng chưa đầy đủ; đang hưởng chế độ ưu đãi sai theo 7 diện đối tượng; Tổng hợp báo cáo kịp thời, đầy đủ, trung thực, đúng tiến độ quy định;
- Quá trình rà soát phải khách quan, công khai, bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và sự giám sát của Nhân dân;
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng, phạm vi rà soát:
- Đối tượng: Thực hiện rà soát 7 nhóm đối tượng gồm:
+ Liệt sỹ và Gia đình liệt sỹ;
+ Bà Mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Thương binh, Người hưởng chính sách như thương binh;
+ Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng;
+ Cựu thanh niên xung phong trong kháng chiến.
- Phạm vi: Tiến hành rà soát trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Nội dung rà soát và quy trình rà soát:
2.1. Cấp xã:
- Bước 1:
+ Thành lập Ban rà soát do lãnh đạo UBND cấp xã làm Trưởng ban, các thành viên gồm: Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã làm phó ban; đại diện: Lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioin Hội Cựu Thanh niên xung phong, Ban CHQS xã làm ủy viên.
+ Ở thôn, xóm, tổ dân phố: Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập Tổ rà soát do Trưởng Ban công tác Mặt trận làm tổ trưởng, Trưởng thôn/Tổ trưởng tổ dân phố làm tổ phó; các thành viên gồm: đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu Thanh niên xung phong;
Việc phân công nhiệm vụ rà soát theo từng diện đối tượng cho các thành viên theo Hướng dẫn số 684/HD-BLĐTBXH-MTTW .
- Bước 2: Ban rà soát lập kế hoạch rà soát và tổ chức tuyên truyền tập huấn cho cán bộ tham gia rà soát.
- Bước 3:
+ Tổ rà soát tiến hành công khai danh sách 7 diện đối tượng đang hưởng chế độ ưu đãi tại địa phương do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp các chế độ chính sách của Nhà nước đang thực hiện cho từng đối tượng người có công và thân nhân người có công trong cuộc họp thôn, xóm, tổ dân phố; trên các phương tiện thông tin đại chúng ở khu dân cư xã, phường, thị trấn; niêm yết danh sách tại Nhà văn hóa thôn, xóm, tổ dân phố hoặc nơi có nhiều người biết (đối với nơi chưa có Nhà văn hóa).
+ Thành viên Tổ rà soát tiến hành rà soát, lập phiếu rà soát từng cá nhân theo mẫu phiếu rà soát.
-Bước 4: Tổ rà soát thống nhất với Ban rà soát cấp xã tổng hợp kết quả rà soát; niêm yết kết quả rà soát tại nhà Nhà văn hóa hoặc địa điểm thuận lợi ở thôn xóm tổ dân phố và thông tin trên đài phát thanh xã theo các diện; Đang được hưởng chế độ ưu đãi đúng, đủ chế độ; đang hưởng chế độ ưu đãi nhưng nhận chưa đầy đủ; đang hưởng chế độ ưu đãi sai; danh sách người có công và thân nhân người có công nhưng đến nay chưa được xem xét, giải quyết. Thời gian niêm yết và thông báo công khai kết quả rà soát trên đài phát thanh xã ít nhất là 10 ngày.
- Bước 5: Ban rà soát cấp xã tiếp nhận ý kiến, đơn đề nghị của đối tượng và công dân phản ánh những đối tượng không đủ điều kiện nhưng đã được hưởng chế chế độ chính sách hoặc phát hiện có sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách; Tổng hợp báo cáo Ban rà soát cấp huyện;
2.2. Cấp huyện:
- Bước 1:
+ Thành lập Ban rà soát do lãnh đạo UBND cấp huyện làm Trưởng ban các thành viên gồm: Đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là phó ban; Đại diện Lãnh đạo Huyện Đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioin, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Ban CHQS huyện làm ủy viên;
+ Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho Ban rà soát cấp huyện, cấp xã và Tổ rà soát.
- Bước 2: Tiếp nhận tổng hợp kết quả rà soát của Ban rà soát cấp xã tổ chức phúc tra kết quả rà soát ở một số đơn vị cấp xã; tiếp nhận kiến nghị, đơn thư của công dân.
- Bước 3: Phê duyệt danh sách rà soát của địa phương, tổng hợp báo cáo về Ban rà soát cấp tỉnh.
2.3. Cấp tỉnh:
- Bước 1.
+ Thành lập Ban rà soát cấp tỉnh;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra công tác rà soát của các huyện, thành phố.
- Bước 2: Tổng hợp kết quả rà soát, xử lý những vấn đề phát sinh, thống nhất kết quả Tổng rà soát trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh và Bộ LĐTB&XH
3. Thời gian thực hiện
- Tháng 4/2014: Tổ chức quán triệt, tập huấn công tác rà soát cho cán bộ tham gia rà soát cấp huyện, cấp tỉnh.
- Tháng 5/2014: Mỗi huyện, thành phố chọn một đơn vị cấp xã để thực hiện rà soát điểm, rút kinh nghiệm để tổ chức Tổng rà soát;
- Tháng 6/2014 - 7/2014: Tổng rà soát ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Cấp xã tổng hợp báo cáo kết quả về Ban rà soát cấp huyện;
- Tháng 8/2014 - 9/2014: Ban rà soát cấp huyện rà soát kết quả của cấp xã tổ chức phúc tra, công bố kết quả rà soát, tổng hợp báo cáo Ban rà soát cấp tỉnh
- Tháng 9/2014 - 6/2015: Trên cơ sở báo cáo của cấp huyện, sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết những vấn đề phát sinh; Tổng hợp, báo cáo kết quả Tổng rà soát về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban Trung ương MTTQVN.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là Cơ quan thường trực của Ban rà soát cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
+ Cung cấp đầy đủ các tài liệu về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng trong thời điểm hiện nay, tài liệu phục vụ Tổng rà soát.
+ Triển khai, tập huấn, hướng dẫn việc rà soát tới Ban rà soát cấp Tỉnh huyện;
- Tham mưu cho Ban rà soát cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra trong quá trình Tổng rà soát; giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình rà soát, tổng hợp kết quả rà soát của cấp huyện, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí để thực hiện Chương trình tổng rà soát;
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể có liên quan
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng và các tổ chức đoàn thể của tỉnh tham gia tuyên truyền, phổ biến các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công;
- Hướng dẫn Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, các hội liên quan các cấp phối hợp với UBND cùng cấp tham gia rà soát theo sự phân công của Ban rà soát và Tổ rà soát
3. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định
Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, xây dựng và triển khai Chương trình tuyên truyền về các chính sách đối với người có công với cách mạng, công tác tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo Chỉ thị số 23/CT-TTg .
4. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình và tài liệu hướng dẫn Tổng rà soát để thực hiện việc rà soát đối với người có công đang tại ngũ và gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Người có công) và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (qua Ban phong trào);
- Kiểm tra, xác minh các căn cứ, chứng lý, các giấy tờ chứng minh có thời gian tham gia quân đội, Công an của các đối tượng; xác nhận địa bàn, phiên hiệu đơn vị của người có công;
5. Sở Tài chính
- Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện Tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng và phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành.
6. UBND các huyện, thành phố
Căn cứ kế hoạch này và hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên địa bàn.
- Tổ chức tập huấn cho Ban rà soát cấp huyện, cấp xã, Tổ rà soát;
- Cung cấp danh sách các đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công đến UBND cấp xã;
- Tổng hợp, kiểm tra kết quả rà soát của cấp xã theo từng nhóm đối tượng. Lập danh sách theo các mẫu 10 đến mẫu 16 báo cáo về Thường trực Ban rà soát cấp tỉnh;
- Công khai số điện thoại của bộ phận thường trực và tiếp nhận những ý kiến phản ánh của nhân dân; phát hiện xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực trong việc giải quyết chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
- Giao sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh là cơ quan thường trực có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn đôn đốc các cấp, các ngành, các Hội, đoàn thể triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2020 về tăng cường giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em Ban hành: 26/05/2020 | Cập nhật: 26/05/2020
Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2019 về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu Ban hành: 05/09/2019 | Cập nhật: 06/09/2019
Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2018 về tăng cường quản lý, kết nối cơ sở cung ứng thuốc Ban hành: 23/08/2018 | Cập nhật: 23/08/2018
Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2017 thực hiện nghiêm quy định số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp Ban hành: 26/05/2017 | Cập nhật: 29/05/2017
Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2016 về tăng cường giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới Ban hành: 05/07/2016 | Cập nhật: 07/07/2016
Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2015 tăng cường sử dụng, phối trộn, phân phối xăng sinh học thực hiện Quyết định 53/2012/QĐ-TTg về lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống Ban hành: 31/08/2015 | Cập nhật: 31/08/2015
Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 Ban hành: 05/08/2014 | Cập nhật: 06/08/2014
Hướng dẫn 684/HD-BLĐTBXH-MTTW thực hiện Chương trình Tổng rà soát chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm (2014-2015) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Ban hành: 12/03/2014 | Cập nhật: 21/04/2014
Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2013 tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong 2 năm 2014-2015 Ban hành: 27/10/2013 | Cập nhật: 29/10/2013
Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2012 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan Ban hành: 07/09/2012 | Cập nhật: 11/09/2012