Kế hoạch 25/KH-UBND về hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Số hiệu: 25/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Nguyễn Thanh Nhàn
Ngày ban hành: 04/02/2021 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 04 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Quyết định số 184/QĐ-BNN-QLCL ngày 12 tháng 01 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2021 như sau:

I. MỤC TIÊU- CHỈ TIÊU.

1. Mục tiêu.

Bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông lâm thủy sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan; đảm bảo mục tiêu chung của toàn ngành nông nghiệp và PTNT về an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng và phát trin bền vững.

2. Chỉ tiêu

- 100% nhiệm vụ kế hoạch của tnh về phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thông, quảng bá chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm được thực hiện.

- Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản xếp loại A, B tăng lên trên 99% (so với 98,9% năm 2020);

- Tỷ lệ các cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng lên 75% (so với 72,46% năm 2020);

- Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tạp chất, tn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh (giảm 10% so với năm 2020); tiếp tục kiểm soát tt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phm nông lâm thủy sản với các nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid còn tiếp diễn;

2. Tham gia đóng góp ý kiến và các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản hài hòa với các chuẩn mực quốc tế. Đề xuất, kiến nghị loại bỏ các loại vật tư nông nghiệp không bảo đảm chất lượng, an toàn khỏi danh mục được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

3. Nhân rộng, mở rộng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn

4. Gia tăng số lượng và đa dạng thông tin, tuyên truyền vận động cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tuân thủ pháp luật an toàn thực phẩm; phối hp với Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phổ biến pháp luật, thông tin quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm và truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo cht lượng, an toàn.

5. Tiếp tục triển khai Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh để quản lý tổng thể, toàn diện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; chuyển mạnh sang hậu kiểm, thanh tra đột xuất, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản.

6. Duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý, tổ chức thanh tra đột xuất, xử phạt nghiêm vi phạm. Tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.

7. Chủ động xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm, phối hợp với các sở, ngành kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông sản, thủy sản trong bối cảnh Covid-19.

8. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tổ chức lực lượng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.

9. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phm; đặc biệt trong việc truy xuất nguồn gốc sản phm nhằm nâng cao năng lực kim soát an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị nông sản.

(Nội dung phân công theo Phụ lục đính kèm)

III. KINH PHÍ

- Từ nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương (nếu có).

- Từ nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm đúng tiến độ, đạt hiệu quả cao.

- Có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn tỉnh của các sở, ngành có liên quan và các địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổng hp, sơ tng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hành động và đra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

2. Sở Tài chính

Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí cho các ngành, đơn vị chức năng tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Các sở, ngành, đơn vị và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và chính quyền địa phương cùng cấp triển khai thực hiện Kế hoạch hành động.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch hành động trên địa bàn; trọng tâm là tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý tại Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Định kỳ trước ngày 15 hàng tháng, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản).

Quá trình tổ chức thực hiện, có khó khăn, vướng mắc kịp thời đề nghị các sở, ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, thành phố báo cáo, kiến nghị về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để được xem xét, giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN và PTNT;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành tỉnh (Đảng, CQ, ĐT và DNNN)
- UBND các huyện, thành ph;
- LĐVP, Phòng: KT, TH;
- Lưu: VT, tvhung.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nhàn

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN KIÊN GIANG
(Kèm theo Kế hoạch số     /KH-UBND ngày    /02/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)

STT

Nhim v

Chủ trì

Phối hợp

Thi hạn hoàn thành

1

Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật

a

Tham gia đóng góp ý kiến trong công tác rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chun kỹ thuật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phm nông lâm thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trong năm

b

Đề xuất, kiến nghị loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng, không bảo đảm an toàn khỏi danh mục thuc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, sản phm xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

 

Trong năm

2

Tổ chức sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn; kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm nhập khẩu

a.

Xây dựng, mở rộng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phm chủ lực tỉnh; nhân rộng mô hình mỗi xã một sản phm (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo an toàn thực phm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Trong năm

b.

Mở rộng tổ chức sản xuất tập trung gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; thúc đy phát trin các vùng sản xuất nông sản thực phm an toàn, làng nghề thực phm, chợ đầu mối nông sản thực phm an toàn

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành ph

Trong năm

c

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; tăng đầu tư cải thiện điều kiện an toàn thực phm trong giết m, sơ chế, bảo quản, bày bán nông sản, thủy sản tươi sng, chợ đầu mối nông sản thực phm; tchức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc, quảng bá sản phẩm thông qua bao gói, ghi nhãn, dán tem truy xuất điện tử

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

- Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Trong năm

3

Công tác thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm

a

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phm, tăng cường truyền thông, quảng bá cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phm nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Các cơ quan truyền thông trong tỉnh.

Trong năm

b

Chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đắn, khách quan công tác quản lý vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phm thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị cho các cơ quan truyền thông khi được yêu cầu và tại các cuộc họp báo định kỳ của Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Trong năm

c

Phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện Chương trình phối hợp tuyên truyền, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn giai đoạn 2021 -2025 và chỉ đạo các cp trin khai hiệu quả

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

- Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Trong năm

4

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm

a

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát trên diện rộng sản phẩm nông lâm thủy sản rủi ro cao; kế hoạch thanh tra, kim tra, ưu tiên thanh tra đột xuất cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản, bày bán nông sản, thủy sản tươi sống; chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn; truy xuất và xử lý triệt để trường hợp vi phạm theo quy định

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Trong năm

B

Triển khai quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

 

Trong năm

C

Triển khai quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phm nông lâm thủy sản thuộc diện cp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phm theo Quyết định số 602/QĐ- UBND ngày 15/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Trong năm

D

Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng Công an tỉnh và các sở, ngành liên quan điều tra, thanh tra, triệt phá các đường dây nhập lậu; các cơ sở tàng trữ, lưu thông, buôn bán cht cm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

- Công an tỉnh.

- Sở Y tế.

- Sở Công Thương.

Trong năm

5

Phát triển thị trường nông lâm thủy sản

 

 

 

A

Phối hợp với các Bộ, Ngành kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và mở rộng thị trường xuất khu nông lâm thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

Bộ, Ngành trung ương

Trong năm

B

Tổ chức hội nghị phổ biến quy định thị trường, kết nối sản xuất - tiêu thụ, xuất khu nông lâm thủy sản

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

- Bộ, ngành trung ương.

- Sở Công Thương.

Trong năm

6

Tổ chức lực lượng, nâng cao năng lực

A

Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tổ chức lực lượng quản lý chất lượng, an toàn thực phm, chế biến đáp ứng yêu cầu của thị trường trong tình hình mới

Sở Nông nghiệp và Phát trin nông thôn

 

Trong năm

B

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm tại địa phương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Trong năm

C

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi và giảm tối đa thời gian, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đặc biệt trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm nâng cao năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị nông sản

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Trong năm