Kế hoạch 1939/KH-UBND đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: 1939/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Lê Quang Thích
Ngày ban hành: 25/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1939/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 25 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trong tình hình mới và Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ngãi và trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 421/TTr-SYT ngày 20/4/2016, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) năm 2016 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Công tác quản lý ATTP trong thời gian qua, đã có hiệu quả rõ nét, tạo sự chuyển biến tích cực trong ý thức và thực hành về VSATTP của cộng đồng. Sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động quản lý ATTP trên địa bàn, những hành vi vi phạm về VSATTP được xử lý nghiêm. Ban Chỉ đạo (BCĐ) liên ngành về VSATTP các cấp được kiện toàn; sự phân công và phối hợp của các sở, ban, ngành trong quản lý ATTP cụ thể hơn; công tác kiểm soát, theo dõi nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng sản phẩm thực phẩm, đặc biệt nguồn gốc rau, thịt, trứng... được cơ quan quản lý và người sản xuất, tiêu dùng quan tâm chú trọng. Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ để đảm bảo ATTP, tuân thủ các quy định của nhà nước về đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; ý thức, thực hành của người tiêu dùng về VSATTP cũng được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại cần khắc phục trong năm 2016 như:

- Chưa kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên vật liệu: rau, thịt an toàn; chưa quy hoạch vùng trồng rau, củ, quả an toàn tập trung, năng suất còn quá ít so với nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân; chưa có khu giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y. Việc nuôi trồng, giết mổ còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa áp dụng các thành tựu khoa học trong việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng.

- Sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, hộ gia đình chưa được quản lý; chưa kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm từ nơi khác về Quảng Ngãi, giữa các vùng miền trong tỉnh; hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn bày bán trên thị trường, đặc biệt tại các chợ trên địa bàn tỉnh.

- Các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, như: thức ăn đường phố, nấu đám tiệc lưu động...ngày càng phát triển về quy mô, gia tăng về số lượng vì vậy việc kiểm soát chất lượng VSATTP đối với loại hình này còn gặp nhiều khó khăn.

- Các nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý VSATTP còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu quản lý VSATTP trong tình hình mới. Lực lượng làm công tác quản lý ATTP còn quá mỏng, đặc biệt là các huyện, thành phố; thiếu thốn trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng; đặc biệt là kinh phí hoạt động cho cấp xã, phường, thị trấn. Tại một số địa phương, chưa có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương trong quản lý ATTP; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong công tác quản lý ATTP trên địa bàn, đặc biệt tuyến huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn.

- Công tác quản lý, thanh kiểm tra còn nhiều bất cập như: chồng chéo, trùng lặp, nhưng lại bỏ sót một số lĩnh vực; chưa xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về ATTP.

- Một số nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm vì mục đích lợi nhuận dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; thói quen, tập tục ăn uống của người dân có nguy cơ gây NĐTP và các bệnh lây truyền qua thực phẩm là rất cao.

II. Mục tiêu.

1. Mục tiêu chung.

Kiểm soát được nguồn nguyên liệu, đảm bảo ATTP, hạn chế NĐTP và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hoàn thành các chỉ tiêu quản lý ATTP từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã, gồm:

* Ngành Y tế.

- Tỷ lệ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và bản cam kết thực hiện các quy định về ATTP:

+ Tuyến tỉnh: 95%;

+ Tuyến huyện: 86%;

+ Tuyến xã thực hiện ký cam kết: 93%;

- 88% cơ sở thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về VSATTP.

* Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tỷ lệ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: 70%;

- Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn (khuyến khích áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ATTP như: VietGAP, VietGAHP); xây dựng, quy hoạch khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo ATTP;

- Kiểm tra đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm, thủy sản, tỷ lệ cơ sở đạt loại A,B: 85%.

* Ngành Công Thương.

- Tỷ lệ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: 70%

- 70% cơ sở thực phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu về VSATTP.

b) Không để xảy ra ngộ độc cấp tính từ 30 người mắc trở lên; tỷ lệ mắc NĐTP cấp tính được ghi nhận dưới 7 người /100.000 dân.

III. Nội dung và giải pháp thực hiện.

1. Nội dung thực hiện.

a) Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo chất lượng VSATTP trong Chương trình mục tiêu Y tế-Dân số.

b) Nâng cao năng lực hệ thống quản lý ATTP.

- Kiện toàn BCĐ liên ngành VSATTP các cấp; thành lập Tổ chuyên trách giúp việc cho BCĐ liên ngành VSATTP huyện, thành phố.

- Củng cố, đào tạo nâng cao năng lực cho mạng lưới cán bộ làm công tác quản lý ATTP các cấp.

- Bổ sung kinh phí cho hoạt động quản lý ATTP; đầu tư nhà làm việc, trang thiết bị cần thiết.

c) Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, thực hành về VSATTP cho các nhóm đối tượng là người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và chính quyền các cấp với nội dung phong phú, đa dạng về hình thức, như: trên các phương tiện thông tin đại chúng, nói chuyện chuyên đề, thành lập các Đội tuyên truyền lưu động, xây dựng và cấp phát các sản phẩm truyền thông...

d) Thanh tra, kiểm tra, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Đảm bảo ATTP trong các dịp Lễ, Hội, các sự kiện tổ chức trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về ATTP.

- Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp, bảo đảm sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm. Thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ giết mổ và vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản.

- Ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về ATTP. Quản lý ATTP tại các chợ và siêu thị.

- Kiểm soát chặt chẽ điều kiện VSATTP tại các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giám sát các mối nguy ATTP, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh thức ăn đường phố và dịch vụ đám tiệc.

- Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc sản xuất, kinh doanh và vận chuyển thực phẩm, cung ứng thực phẩm cho người tiêu dùng. Xử lý nghiêm các vi phạm.

đ) Tiếp tục thực hiện Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia ATTP giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ngãi, với những nội dung sau:

- Xây dựng, quy hoạch vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn.

- Bảo đảm ATTP trong giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm.

- Kiểm soát ATTP đối với thực phẩm lưu thông trên thị trường và thực phẩm nhập khẩu; Quản lý ATTP tại các chợ, siêu thị trên địa bàn.

- Quản lý ATTP đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ đám tiệc, đặc biệt tại 40 xã, phường, thị trấn trọng điểm.

2. Giải pháp thực hiện.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm ATTP. Kiện toàn và phát huy vai trò của Tổ chuyên trách và BCĐ liên ngành các cấp; phân công trách nhiệm từng thành viên, tổ chức tốt các hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm.

- Ban hành Quy định quản lý ATTP đối với loại hình dịch vụ nấu đám tiệc; các quy định quản lý VSATTP đối với các sản phẩm đặc sản Quảng Ngãi; quy trình phối hợp quản lý ATTP tại các chợ, siêu thị trên địa bàn.

- Đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm ATTP. Củng cố và phân phối nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP đủ khả năng đảm nhận quản lý ATTP tại các địa phương; tăng cường năng lực cho thanh tra chuyên ngành ATTP từ tỉnh đến xã phường, thị trấn.

Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý ATTP, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông, nâng cao số lượng, chất lượng các sản phẩm truyền thông về ATTP nhằm nâng cao kiến thức, thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng: người lãnh đạo, quản lý, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mối nguy và xử lý vi phạm pháp luật về ATTP.

- Tăng cường công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Quy hoạch vùng nuôi trồng rau, củ, quả an toàn; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm áp dụng thực hành sản xuất tốt trong sản xuất rau, củ, quả, chè...gắn với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng. Hình thành vùng chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, thủy sản đảm bảo ATTP.

- Nâng cao năng lực phòng chống NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm.

IV. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Y tế

- Tham mưu kiện toàn BCĐ liên ngành VSATTP; Tổ chuyên trách giúp việc cho BCĐ tỉnh. Hướng dẫn và chỉ đạo TTYTDP/TTYT, Phòng Y tế các huyện, thành phố tham mưu kiện toàn BCĐ tuyến huyện, thành phố. Củng cố mạng lưới làm công tác quản lý ATTP cấp huyện, xã.

- Thực hiện dự án đảm bảo VSATTP thuộc Chương trình mục tiêu Y tế-Dân số năm 2016 đảm bảo đúng tiến độ và chỉ tiêu đã đề ra.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh giai đoạn 2016-2020, cụ thể:

+ Lập đề án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Chi cục ATVSTP, trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Xây dựng trình UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý ATTP đối với dịch vụ đám tiệc.

- Ban hành Quyết định phân cấp quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Y tế quản lý theo Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh.

- Phối hợp, hỗ trợ về chuyên môn cho UBND các huyện, thành phố trong công tác đảm bảo ATTP đối với: loại hình kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ nấu đám tiệc.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Lập kế hoạch thực hiện Quyết định 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh giai đoạn 2016-2020, cụ thể: hỗ trợ, quy hoạch, xây dựng vùng rau, củ, quả an toàn; kiểm soát ATTP tại các chợ đầu mối, nông lâm thủy sản; bảo đảm ATTP trong giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm.

- Trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động Năm cao điểm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho những cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.

- Thực hiện tuyên truyền giáo dục cho các nhóm đối tượng; công tác thanh kiểm tra chuyên ngành đối với các cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.

- Ban hành Quyết định phân cấp quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý theo Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh.

3. Sở Công Thương

- Lập kế hoạch thực hiện Quyết định 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh giai đoạn 2016-2020, cụ thể: kiểm soát ATTP đối với thực phẩm lưu thông trên thị trường và thực phẩm nhập khẩu; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố để quản lý điều kiện ATTP tại siêu thị, chợ trên địa bàn tỉnh (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản).

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý VSATTP đối với các sản phẩm đặc sản Quảng Ngãi.

- Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm từ nơi khác về địa bàn tỉnh, đặc biệt là thực phẩm đến vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương mại, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường.

- Thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho những cơ sở thực phẩm được phân công quản lý.

- Thực hiện tuyên truyền giáo dục cho các nhóm đối tượng; công tác thanh kiểm tra chuyên ngành đối với các cơ sở thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.

- Ban hành Quyết định phân cấp quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Công Thương quản lý theo Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP nhằm từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hành các quy định của nhà nước về ATTP; thẩm định nội dung, hình thức tuyên truyền về VSATTP theo đúng quy định của pháp luật.

5. Công an tỉnh.

- Sử dụng đồng bộ, hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về VSATTP.

- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, Ban, ngành liên quan thực hiện công tác quản lý ATTP; cử cán bộ tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP.

6. Sở Tài chính

- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và kiểm tra việc sử dụng kinh phí trong công tác đảm bảo chất lượng VSATTP.

- Tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để triển khai Kế hoạch Quản lý chất lượng VSATTP năm 2016.

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với các ngành có liên quan trong quản lý nhà nước về VSATTP tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; các Lễ hội diễn ra trong năm trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các trường học có bếp ăn bán trú thực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo VSATTP, kiểm soát chặt chẽ quy trình cung ứng các dịch vụ ăn uống tại trường học; đồng thời gắn chỉ tiêu đảm bảo ATTP với các chỉ tiêu hoạt động chuyên môn hàng năm.

- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong việc xây dựng các mô hình điểm về cung ứng các dịch vụ ăn uống tại các trường học trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, kiểm soát về VSATTP đối với bếp ăn tập thể của các trường học, quầy bán thức ăn, đồ uống tại các trường học; tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức và thực hành VSATTP cho giáo viên, cán bộ cấp dưỡng, học sinh, không để xảy ra NĐTP.

9. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chuẩn địa phương về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương.

10. Đề nghị các Hội, Đoàn thể tỉnh các Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai tốt các hoạt động đảm bảo chất lượng VSATTP trong tình hình mới.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho hội viên về Luật ATTP, các kiến thức về sản xuất thực phẩm an toàn, phương pháp chế biến, bảo quản khoa học, sử dụng đúng cách các hóa chất bảo vệ thực vật và thức ăn chăn nuôi, phân bón, không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn.

11. UBND huyện, thành phố.

- Ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo Quyết định số 43/2015/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch quản lý VSATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố; dịch vụ nấu đám tiệc lưu động; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, hộ gia đình trên địa bàn.

- Tăng cường chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn, các ban, ngành địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng VSATTP.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện; định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo kết quả về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCTUBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành;
- Các Hội, đoàn thể;
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: CVP, PCVP(VX), CBTH;
- Lưu: VT, VX(HQ229).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Thích

 

 





Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2017 về tăng cường tiết kiệm điện Ban hành: 07/08/2017 | Cập nhật: 08/08/2017