Kế hoạch 161/KH-UBND năm 2016 về phòng chống bệnh Tai xanh ở lợn năm 2017
Số hiệu: | 161/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Yên | Người ký: | Trần Hữu Thế |
Ngày ban hành: | 24/10/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 161/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 24 tháng 10 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
VỀ VIỆC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TAI XANH Ở LỢN NĂM 2017
Bệnh Tai xanh (PRRS) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở lợn mọi lứa tuổi, bệnh lây lan nhanh, làm ốm và có thể gây chết nhiều lợn. Lợn nhiễm bệnh Tai xanh thường bị suy giảm miễn dịch, do đó tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh dịch khác kế phát như: Dịch tả lợn, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Mycoplasma, E.Coli, Liên cầu khuẩn....đây là nguyên nhân kế phát gây chết nhiều lợn bệnh, gây ra những tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện nay bệnh Tai xanh đã lây lan và trở thành dịch địa phương ở nhiều tỉnh trong cả nước, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh xã hội;
Tại tỉnh Phú Yên nguy cơ tái phát dịch bệnh tai xanh tại những ổ dịch cũ và lây lan ra diện rộng là rất lớn;
Thực hiện Công văn số 3655/BNN-TY ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương; Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 281/TTr-SNN ngày 14/10/2016), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh Tai xanh ở lợn năm 2017 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC TIÊU.
1. Mục tiêu chung:
Tiếp tục khống chế bệnh tai xanh ở lợn một cách bền vững trong năm 2017, nhằm phát triển chăn nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; giảm thiểu nguy cơ phát sinh các ổ dịch tai xanh; không để xảy ra các ổ dịch lớn, lây lan ra diện rộng.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Nhằm bảo vệ và phát triển chăn nuôi lợn trong toàn tỉnh.
- Nhanh chóng dập tắt dịch không để lây lan trên diện rộng.
- Đảm bảo an toàn cho người tham gia phòng chống dịch.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TAI XANH.
1. Khi trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận chưa có dịch tai xanh ở lợn:
1.1. Phòng bệnh bằng vắc xin
1.1.1. Đối tượng tiêm phòng: Lợn nái, lợn đực giống do Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định.
1.1.2. Phạm vi tiêm phòng: Vùng ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định.
1.1.3. Thời gian tiêm phòng:
a) Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với đàn mới phát sinh, đàn đã hết miễn dịch bảo hộ.
b) Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.
1.1.4. Căn cứ vào thông báo chủng vi rút tai xanh lưu hành tại thực địa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng và chủng loại vắc xin sử dụng để phòng, chống bệnh tai xanh cho phù hợp.
1.1.5. Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả tiêm phòng.
1.2. Thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng:
Sử dụng các loại hóa chất trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam như: Vôi bột, xà phòng, Iodine, Benkocide… định kỳ tiêu độc môi trường chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, những khu vực có nguy cơ cao…và theo hướng dẫn tại phụ lục 08 Hướng dẫn chung về vệ sinh, khử trùng tiêu độc, ban hành kèm theo thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
2. Khi trên địa bàn tỉnh chưa có dịch và tỉnh lân cận có dịch tai xanh:
2.1. Mục tiêu: Ngăn chặn có hiệu quả sự lây lan dịch tai xanh từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh.
2.2. Các hoạt động cụ thể: Các hoạt động cụ thể vẫn được triển khai như khoản 1 và triển khai thêm một số nội dung sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất UBND tỉnh quyết định thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời để kiểm tra việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; cấm vận chuyển vào tỉnh lợn và sản phẩm của lợn có xuất xứ từ các địa phương có dịch.
3. Khi trên địa bàn tỉnh có ổ dịch tai xanh, nhưng chưa lây lan ra diện rộng:
3.1. Mục tiêu: Nhanh chóng dập tắt ổ dịch; bao vây khống chế ổ dịch không để lây lan bệnh dịch ra xung quanh.
3.2. Các hoạt động cụ thể:
a) Tiêm phòng khẩn cấp khi có dịch xảy ra:
- Tổ chức tiêm phòng cho lợn mẫn cảm với bệnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với lợn mẫn cảm tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh với xã có dịch.
- Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát tiêm phòng.
b) Tiêu độc khử trùng:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh hỗ trợ thuốc sát trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi nơi xảy ra ổ dịch và các vùng giáp ranh với ổ dịch.
c) Giám sát bệnh tai xanh:
Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn lợn mới nuôi, đàn lợn trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
4. Khi trên địa bàn tỉnh có dịch xảy ra trên diện rộng:
a) Mục tiêu: Nhanh chóng bao vây, khống chế, dập tắt dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng.
b) Các hoạt động cụ thể: Tương tự như khoản 3 kế hoạch này.
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công bố dịch bệnh tai xanh ở lợn theo quy định tại Điều 26 của Luật Thú y.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ thuốc sát trùng và vắc xin tai xanh để phòng, chống dịch bệnh tai xanh.
5. Xử lý lợn mắc bệnh:
- Tiêu hủy ngay lợn chết do bệnh;
- Đối với các ổ dịch nhỏ lẻ mới xảy ra trên địa bàn: Khuyến khích tiêu hủy lợn mắc bệnh để giảm thiểu nguy cơ dịch lây lan rộng, cách ly triệt để lợn chưa mắc bệnh để theo dõi; khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh trong cùng đàn với lợn mắc bệnh;
- Đối với trường hợp bệnh xảy ra trên diện rộng: Tiêu hủy toàn bộ lợn mắc bệnh nặng (là những lợn có bệnh, đã được chăm sóc tích cực, được hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong vòng 07 ngày nhưng không có khả năng bình phục), nuôi cách ly triệt để lợn mắc bệnh nhẹ để theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh; khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh trong cùng đàn với lợn mắc bệnh, trường hợp không giết mổ phải nuôi cách ly để theo dõi.
- Các xã, phường, thị trấn chuẩn bị trước địa điểm chôn lấp lợn bệnh, chết khi có dịch xảy ra. Việc tiêu hủy, chôn lấp lợn thực hiện theo Hướng dẫn tại phụ lục 06 Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
6. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh:
Mẫu bệnh phẩm là dịch ngoáy mũi, dịch nước bọt, máu của lợn đang sốt cao; phổi, lách, hạch lâm b của lợn mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh gửi về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
7. Công bố hết dịch:
Công bố hết dịch tại Điều 31 của Luật Thú y và Điều 11 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHẾ TÀI CHÍNH KHI CÓ DỊCH XẢY RA.
1. Khi dịch xảy ra nhỏ lẻ, diện hẹp:
a) Ngân sách tỉnh: Kinh phí mua vaccin, thuốc sát trùng, dụng cụ, vật tư, trang thiết bị bảo quản vaccin, bảo quản và vận chuyển vaccin (tỉnh, huyện), giám sát lâm sàng, tập huấn, hội nghị, hội thảo (cấp tỉnh), xét nghiệm, và các hoạt động phòng, chống dịch.
b) Ngân sách huyện: Kinh phí chỉ đạo tiêm phòng, tập huấn, hội nghị (cấp huyện), triển khai tiêu độc khử trùng, công tiêm phòng, bảo hộ lao động phòng chống dịch, bảo quản, vận chuyển vaccin từ huyện đến xã và trong quá trình tiêm phòng; kinh phí hỗ trợ tiêu hủy lợn, sự cố trong và sau khi tiêm phòng, lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh (thực hiện theo Quyết định 719/QĐ-TTg , ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định 1442/QĐ-TTg , ngày 23/8/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 719/QĐ-TTg ; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Quyết định số 1861/QĐ-UBND , ngày 08/11/2011 của UBND tỉnh Phú Yên về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm), những đàn lợn thuộc đối tượng tiêm phòng bắt buộc, nếu không chấp hành tiêm phòng mà để xảy ra dịch thì buộc phải tiêu hủy toàn bộ đàn lợn và chủ chăn nuôi sẽ không được hỗ trợ bồi thường thiệt hại.
c) Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ chăn nuôi tự đảm bảo: Chủ chăn nuôi lợn bao gồm (chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quân đội) có trách nhiệm tiêm phòng toàn bộ đàn lợn của mình và phải thanh toán toàn bộ chi phí tiêm phòng (vaccin và các chi phí cho tiêm phòng).
d) Khái toán kinh phí thực hiện (chưa bao gồm ngân sách huyện), khi dịch xảy ra nhỏ lẻ: Dự ước tổng kinh phí thực hiện: 460.000.000 đồng, trong đó ngân sách tỉnh 460.000.000 đồng: bao gồm:
- Kinh phí mua vaccin: Dự kiến mua vaccin dự trữ 5% tổng đàn lợn, tương đương 5.500 liều tai xanh, ước khoảng 181.500.000 đồng (dự trữ bằng tiền khi có ổ dịch nhỏ lẻ xảy ra sẽ mua vaccin tiêm phòng khẩn cấp).
- Kinh phí mua thuốc tiêu độc khử trùng: 2.000 lít, ước tính 250.000.000 đồng.
- Các khoản chi khác có liên quan: 28.500.000 đồng (thẩm định giá mua, chẩn đoán xét nghiệm, kiểm tra và giám sát).
2. Khi có dịch xảy ra trên diện rộng:
Dự ước tổng kinh phí thực hiện: 2.040.000.000 đồng, trong đó bao gồm:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ 10.000 liều vaccin tai xanh và 10.000 lít thuốc sát trùng Benkocide tương đương 1.580.000.000 đồng.
- Ngân sách tỉnh: Sử dụng phần kinh phí 460.000.000 đồng đã cấp để tổ chức chống dịch.
- Ngân sách huyện, thị xã, thành phố nơi có dịch xảy ra:
+ Bồi dưỡng cán bộ cấp huyện, xã tham gia chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác tiêm phòng.
+ Mua dụng cụ, vật tư, văn phòng phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
+ Tập huấn kỹ thuật bệnh tai xanh ở lợn.
+ Chi phí vận chuyển vaccin, thuốc sát trùng, vật tư phòng chống dịch từ huyện đến xã.
+ Thông tin tuyên truyền, sơ kết, tổng kết.
+ Chi phí cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch (tiêu hủy lợn, tiêm phòng, tiêu độc, trực Chốt kiểm dịch tạm thời và đội liên ngành phòng, chống dịch…).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch này; kiểm tra đôn đốc Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện Kế hoạch, tổng hợp tình hình báo cáo cho UBND tỉnh.
- Chủ động làm việc với Sở Tài chính và các sở liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch tai xanh ở lợn.
2. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch tai xanh ở lợn.
3. Các sở, ngành có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các địa phương trong việc triển khai, thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch tai xanh.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo, xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch tai xanh trên địa bàn quản lý; Xây dựng kế hoạch thật chi tiết, cụ thể về phòng, chống dịch tai xanh ở lợn của huyện, thị xã, thành phố và tổ chức thực hiện.
Các cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
THUYẾT MINH
KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG DỊCH TAI XANH NĂM 2017
I. Cơ sở pháp lý xây dựng dự toán:
Công văn số 3655/BNN-TY ngày 10/5/2016 về việc xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm bằng nguồn ngân sách địa phương.
II. Nhu cầu kinh phí thực hiện khi có dịch xảy ra nhỏ lẻ: (xem chi tiết tại phụ lục)
Tổng kinh phí thực hiện: 460.000.000 đồng bao gồm:
+ Kinh phí mua vaccin: 181.500.000 đồng.
+ Kinh phí mua thuốc tiêu độc khử trùng: 250.000.000 đồng.
+ Các khoản chi khác liên quan: 28.500.000 đồng.
DỰ TOÁN KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH TAI XANH KHI CÓ DỊCH XẢY RA NHỎ LẺ
Stt |
Nội dung |
Đ vị tính |
Số lượng |
Đơn giá (đ) |
Thành tiền (đ) |
1 |
Kinh phí mua vật tư |
|
|
|
431.500.000 |
a |
Vaccin tai xanh |
liều |
5.500 |
33.000 |
181.500.000 |
b |
Thuốc sát trùng |
lít |
2.000 |
125.000 |
250.000.000 |
2 |
Chi phí thẩm định giá mua |
|
|
0,554% |
2.700.000 |
3 |
Phí xét nghiệm chẩn đoán bệnh |
mẫu |
30 |
470.000 |
14.800.000 |
4 |
Công tác phí kiểm tra và giám sát (dịch bệnh, tiêm phòng, tiêu độc) |
Ng |
|
|
11.000.000 |
Tổng nhu cầu kinh phí |
|
|
|
460.000.000 |
Thuyết minh: (Dự kiến thời gian kiểm tra, giám sát dịch bệnh, giám sát tiêm phòng, giám sát tiêu độc khử trùng là 02 tháng)
1. Số lượng lợn dự kiến tiêm bao vây: 5% tổng đàn lợn tương đương 5.500 con (tổng đàn theo báo cáo số 900/BC-CTK, ngày 16/11/2015 của Cục Thống kê Phú Yên).
2. Giá vaccin, thuốc sát trùng: Tạm tính.
3. Các khoản kinh phí khác liên quan:
Công tác phí cán bộ kiểm tra và giám sát các huyện:
04 người/ngày x 8 ngày/tháng x 02 tháng x 100.000 đ/ngày/người = 6.400.000 đồng.
+ Nhiên liệu ô tô công tác: 900 km x 1 lượt/tháng x 2 tháng x 15 lít/100 km x 18.000 đồng/lít = 4.860.000 đồng.
4. Chi phí thẩm định giá mua:
Theo bảng giá tính tỷ lệ dịch vụ thẩm định giá, mức phí thẩm định: 0,554% x 110% x (181.500.000 + 250.000.000) = 2.629.521 đồng
5. Phí xét nghiệm hiệu giá tiêm vaccin:
Theo định mức chi về phí xét nghiệm tìm vi rút Tai xanh quy định tại khoản 4.18 Phụ lục 3 Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định quản lý sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Dự kiến lấy 30 mẫu x 470.000 đ/ mẫu = 14.100.000 đồng.
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 23/09/2020 | Cập nhật: 26/09/2020
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2019 ban hành Đề án kiện toàn, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2035 Ban hành: 28/08/2019 | Cập nhật: 18/09/2019
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 06/11/2018 | Cập nhật: 17/12/2018
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới và bị bãi bỏ trong lĩnh vực Thi đua, khen thưởng áp dụng chung tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 09/11/2018 | Cập nhật: 23/11/2018
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo Quyết định 2085/QĐ-TTg Ban hành: 25/09/2017 | Cập nhật: 06/10/2017
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2016 về xuất cấp lương thực từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Bến Tre Ban hành: 20/07/2016 | Cập nhật: 23/07/2016
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế đối với diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang thực hiện công trình được đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 01/06/2016 | Cập nhật: 10/06/2016
Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn Ban hành: 31/05/2016 | Cập nhật: 06/06/2016
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2015 công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam Ban hành: 31/12/2015 | Cập nhật: 30/08/2016
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2014 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 30/10/2014 | Cập nhật: 19/11/2014
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2013 quy định chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng đường Ngô Quyền, thị trấn Duyên Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Ban hành: 09/10/2013 | Cập nhật: 21/11/2013
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp và khu chức năng trong Khu kinh tế Nam Phú Yên Ban hành: 22/10/2013 | Cập nhật: 15/01/2014
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2013 về mức thu tiền dịch vụ vệ sinh và chế độ hỗ trợ quản lý duy trì nhà vệ sinh công cộng văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 26/02/2013 | Cập nhật: 20/03/2013
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2012) Ban hành: 15/06/2012 | Cập nhật: 20/06/2012
Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y Ban hành: 05/01/2012 | Cập nhật: 16/01/2012
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2011 về mức hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Ban hành: 08/11/2011 | Cập nhật: 12/03/2013
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2011 sửa đổi Quyết định 719/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Ban hành: 23/08/2011 | Cập nhật: 25/08/2011
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2011 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 22/04/2011 | Cập nhật: 29/09/2011
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2010 điều động bổ nhiệm ông Trịnh Đình Dũng giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng Ban hành: 21/05/2010 | Cập nhật: 28/05/2010
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2009 về thành phần tài liệu của cơ quan, tổ chức thuộc Danh mục số 1 nguồn nộp lưu tài liệu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 11/12/2009 | Cập nhật: 22/10/2016
Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2009 về việc thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng Thành phố Hà Nội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 21/04/2009 | Cập nhật: 27/04/2009
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2008 về việc phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 06/10/2008 | Cập nhật: 16/10/2008
Thông tư 80/2008/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Ban hành: 18/09/2008 | Cập nhật: 26/09/2008
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Ban hành: 05/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ Ban hành: 25/10/2007 | Cập nhật: 26/10/2007
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 07/06/2007 | Cập nhật: 19/06/2007
Quyết định 1442/QĐ-TTg năm 2006 về việc Thiếu tướng An ninh nhân dân Phạm Quốc Hùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an nghỉ công tác để chữa bệnh Ban hành: 03/11/2006 | Cập nhật: 25/11/2006
Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2006 về việc thí điểm thành lập Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 15/05/2006 | Cập nhật: 27/05/2006