Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021”
Số hiệu: | 120/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Lê Hồng Sơn |
Ngày ban hành: | 29/05/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Trật tự an toàn xã hội, Giáo dục, đào tạo, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 và Quyết định số 2045/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” (sau đây viết tắt là Đề án). Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án như sau:
1. Tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho các đối tượng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Đề án, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính Phủ.
2. Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể của các sở, ngành của Thành phố; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, các đơn vị được giao nhiệm vụ phát huy vai trò chủ động, tăng cường các mối quan hệ phối hợp thường xuyên, hiệu quả của các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn Thành phố để từ đó thực hiện tốt các nội dung, tiến độ đề ra; phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, chú trọng việc lồng ghép, kết hợp với các chương trình, đề án có liên quan để sử dụng nguồn lực tiết kiệm.
3. Các nội dung và giải pháp đề ra để triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo tính khả thi đúng tiến độ, có trọng tâm, trọng điểm và có chiều sâu và phù hợp với đặc điểm tình hình của địa bàn Thủ đô.
1. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án
a) Lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Kết luận số 04/KL-TW về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; đưa nội dung tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thành nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong chương trình công tác hàng năm.
b) Nhận thức đúng vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong tổ chức thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống nói chung và vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các vi phạm pháp luật khác đối với các đối tượng của Đề án nói riêng; quan tâm, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được phân công thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Đề án.
c) Đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo của chủ thể chủ trì thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
d) Tích cực huy động, khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hành nghề pháp luật, nhà trường, cộng đồng dân cư, tổ hòa giải cơ sở, trưởng thôn, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng và gia đình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến từng dòng họ, gia đình để họ nhận thức rõ trách nhiệm trong phối hợp với chính quyền, ban ngành quản lý, giáo dục con em mình. Đặc biệt cần chú trọng khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn, thành lập các quỹ hoàn lương trong phạm vi của Đề án, các tổ chức hành nghề luật, luật sư tham gia tư vấn pháp luật, phổ biến pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
2. Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật của từng nhóm đối tượng
Công an Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm điều tra, khảo sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý để xây dựng nội dung, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp và lựa chọn những vướng mắc, hạn chế còn tồn tại, những trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện để tạo bước đột phá.
Hình thức điều tra, khảo sát: Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; xây dựng, phát phiếu điều tra tại một số đơn vị; thông qua báo cáo của các cơ quan, đơn vị...
3. Tăng cường phối hợp về phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đối tượng của Đề án; gắn việc thực hiện Đề án với các hoạt động, chương trình có liên quan và các Đề án khác về phổ biến, giáo dục pháp luật để đảm bảo sự thống nhất, tiết kiệm về nguồn lực thực hiện và đạt hiệu quả cao
a) Công an Thành phố chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp và các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan xây dựng quy chế phối hợp, phân công, thống nhất nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện Đề án, xác định lực lượng trung tâm thực hiện Đề án và các lực lượng phối hợp, cơ chế phối hợp để huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và tránh trùng lặp, bảo đảm các mối quan hệ phối hợp được duy trì và đi vào nề nếp. Trong đó, xác định vai trò nòng cốt và chủ trì, điều hành của Công an Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và sự tham gia của các cơ quan phối hợp như: Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, Tòa án Nhân dân Thành phố, Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các tổ chức đoàn thể (Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Hà Nội, Hội Nông dân Thành phố...), cơ quan hành nghề pháp luật, tổ hòa giải cơ sở...
b) Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với theo dõi, quản lý đối tượng hạn chế tình trạng một số đối tượng đi khỏi nơi cư trú; đồng thời giáo dục, cảm hóa, bố trí việc làm giúp đối tượng tránh mặc cảm và tự tin trong tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện tốt công tác phòng ngừa để đạt mục tiêu về hạn chế tái phạm tội và vi phạm pháp luật.
c) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lồng ghép các hoạt động triển khai thực hiện Đề án với các chương trình, Đề án có liên quan mà sở, ban, ngành, đoàn thể đang thực hiện như: Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên, nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, Đề án tha tù trước thời hạn có điều kiện... để tránh chồng chéo và đảm bảo thống nhất, tiết kiệm nguồn lực thực hiện và đạt hiệu quả cao.
4. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng nhóm đối tượng nhằm trang bị kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
Về nội dung: Lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, gắn với nhu cầu tìm hiểu pháp luật, quyền và nghĩa vụ thiết thực của đối tượng, tránh chung chung, dàn trải, nhằm thu hút sự quan tâm của đối tượng để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao, đặc biệt phải bám sát nội dung các quy định của pháp luật để tuyên truyền đúng định hướng.
Về hình thức: Tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng, phong phú phù hợp với đặc điểm đặc thù của đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất, tranh thủ sự tham gia của những người từng vi phạm đã cải tạo, học tập tốt tạo ra dư luận tốt để giáo dục, thuyết phục đối tượng; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên môi trường mạng đối với những nhóm đối tượng phù hợp.
Cụ thể với từng nhóm đối tượng như sau:
a, Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù cho nhóm đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù (thường gọi là phạm nhân), người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc:
- Về nội dung:
Trong thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù tại các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ tổ chức giáo dục pháp luật cho các đối tượng này theo các chương trình riêng biệt với những nội dung phù hợp, gồm: chương trình dành cho số phạm nhân mới đến chấp hành án phạt tù, chương trình cho số phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và chương trình cho số phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù.
Đối với học sinh trong trường giáo dưỡng, trại viên trong các cơ sở giáo dục bắt buộc, tập trung phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền công dân, những hành vi bị nghiêm cấm, hậu quả khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (đặc biệt là tội phạm), kỹ năng sống và bảo vệ bản thân trước những tệ nạn xã hội, các chuẩn mực đạo đức xã hội và ý chí phấn đấu vươn lên... Đối với học sinh trong trường giáo dưỡng, do đặc thù lứa tuổi thanh thiếu niên nên tập trung phổ biến, giáo dục những nội dung dễ hiểu và mang tính định hướng bằng những phương pháp trực quan sinh động để học sinh dễ tiếp thu, giúp hình thành thói quen tuân thủ pháp luật và góp phần định hình nhân cách.
- Những hình thức đặc thù, phù hợp với đối tượng cần chú trọng triển khai thực hiện, gồm:
+ Tổ chức thành các lớp học tập trung tại hội trường và cho viết thu hoạch để đối tượng hiểu sâu sắc hơn về nội dung pháp luật được truyền đạt.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật: Cung cấp sách, báo, tài liệu pháp luật tại thư viện, ghi âm, ghi hình các chương trình phổ biến pháp luật, bài giảng, xây dựng các tiểu phẩm, phóng sự để phát trên hệ thống truyền thanh, truyền hình nội bộ đến từng buồng giam, phòng ở. Đối với phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù và trại viên, học sinh sắp chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có thể tổ chức cấp phát sách sổ tay, cẩm nang pháp luật, trong đó có các nội dung quy định về xóa án tích, cấp lại chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu, hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm, vay vốn...
+ Giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, sinh hoạt tổ, đội. Có thể tổ chức sân khấu hóa nội dung giáo dục pháp luật thông qua việc dàn dựng các tiểu phẩm sân khấu, kịch nói...
+ Giáo dục pháp luật cá biệt, tư vấn pháp luật riêng cho từng đối tượng: Cần có kế hoạch cụ thể gặp gỡ riêng những phạm nhân, học sinh, trại viên thường xuyên vi phạm nội quy, xếp loại cải tạo kém nhằm răn đe, uốn nắn đồng thời giải thích, động viên, khích lệ tinh thần nếu họ có thái độ tự ti, mặc cảm, thiếu hòa nhập trong sinh hoạt; trao đổi, tìm hiểu, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hoặc gợi mở, giúp họ tìm ra biện pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải.
+ Các hình thức khác như: Niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin của phân trại quản lý phạm nhân và buồng giam, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; tổ chức cho phạm nhân, học sinh, trại viên thi tìm hiểu pháp luật.
b, Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù cho nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng.
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đối với người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù tập trung vào: Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đối tượng; Pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính; Các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương.
Đối với người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung vào: Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng đặc biệt là những quy định về xóa án tích, cấp lại chứng minh nhân dân, đăng ký hộ khẩu, vay vốn, hướng nghiệp, giải quyết việc làm; Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù được quy định trong Luật Thi hành án hình sự, Luật Đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành; Các chuẩn mực đạo đức xã hội trong các mối quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc, gia đình, xã hội, sự tự tin và các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết trong thời gian tái hòa nhập cộng đồng, các quy định về xử lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện nhưng vi phạm.
- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, cần chú trọng thực hiện đối với nhóm đối tượng này gồm:
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề do chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức để phổ biến, giới thiệu những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc các quy định có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các đối tượng, các quy định về việc làm... đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của họ.
+ Sinh hoạt câu lạc bộ với sự định hướng của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm.
+ Giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt được áp dụng với những đối tượng có nhận thức lệch lạc, quá tự ti, mặc cảm hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.
+ Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh ở địa phương để nhanh chóng phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến đông đảo các đối tượng, đồng thời còn nâng cao hiểu biết, nhận thức của toàn thể cộng đồng về việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.
c, Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng là người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần tập trung vào: Tác hại và các biện pháp phòng ngừa tệ nạn ma túy; Chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với người sau cai nghiện; Những tấm gương cai nghiện thành công, vượt khó ổn định cuộc sống...
- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp gồm:
+ Giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm...
+ Giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt cho từng đối tượng giúp họ giải tỏa tâm lý, có động lực để cai nghiện thành công.
+ Các hình thức khác như: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức thành các lớp học tập trung; xây dựng và khai thác thư viện, tủ sách pháp luật; niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin cơ sở cai nghiện bắt buộc, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.
d, Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đối với nhóm đối tượng này tập trung vào: Các quyền và nghĩa vụ của thanh thiếu niên; Tác hại và hậu quả của việc vi phạm pháp luật; Kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, không bị lôi kéo tham gia thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; Ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân, đạo đức, văn hóa, lối sống, lý tưởng cho thanh thiếu niên...
- Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhóm đối tượng này cần gắn với đặc điểm lứa tuổi để áp dụng phù hợp.
+ Lồng ghép vào các chương trình dạy văn hóa, dạy nghề, hoạt động văn nghệ, thể thao để các em dễ tiếp thu những quy định pháp luật cần thiết.
+ Tổ chức các buổi nói chuyện để phổ biến các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Trẻ em; tư vấn kỹ năng, nếp sống văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội.
+ Gặp gỡ, giáo dục đối với những trường hợp cá biệt có tâm lý, thái độ và hoàn cảnh đặc biệt để nắm bắt tư tưởng, kịp thời động viên, uốn nắn giúp các em học tập, chấp hành tốt.
5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao kiến thức pháp luật cho chủ thể, đối tượng của Đề án (đặc biệt là nhóm đối tượng được quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thanh thiếu niên lang thang, cơ nhỡ) và nhân dân thông qua hình thức hỏi đáp, tư vấn pháp luật với chuyên gia, xây dựng và phát hành phim, phóng sự, tiểu phẩm có lồng ghép nội dung cần tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, gương người tốt, việc tốt…, được cập nhật, phổ biến trên mạng xã hội, trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là các đài phát thanh, truyền hình, các báo, tạp chí chuyên ngành.
6. Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm; hướng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở
Lựa chọn một số cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở trợ giúp xã hội, một số xã, phường, thị trấn có những khó khăn, bất cập về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án để xây dựng mô hình điểm. Tổ chức đánh giá hiệu quả của các mô hình và triển khai, nhân rộng những mô hình mang lại hiệu quả thiết thực.
7. Đảm bảo các nguồn lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.
Các sở, ban, ngành có liên quan kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đủ về số lượng, bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, cá nhân trực tiếp được giao quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật được phân công. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, các kiến thức chuyên ngành tâm lý, giáo dục, sư phạm, dạy nghề cho chủ thể của Đề án, đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, cá nhân trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng, đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Rà soát, chuẩn hóa tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
- Rà soát chương trình dạy và học pháp luật trong các cơ sở giam giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc... đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật theo hướng thiết thực, sinh động, phát huy vai trò chủ động và khơi dậy nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người học.
- Tổ chức biên soạn tài liệu cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hình thức các tài liệu gồm: Sách hỏi - đáp, cẩm nang, những điều cần biết, báo pháp luật, tờ rơi, tờ gấp pháp luật, chú trọng biên soạn, đa dạng hóa tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng dưới nhiều hình thức như: video, tiểu phẩm, bài giảng trực tuyến, ấn phẩm tuyên truyền về từng lĩnh vực pháp luật có liên quan đến từng nhóm đối tượng.
Nội dung của các tài liệu dành cho đối tượng của Đề án cần được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, theo đặc điểm đặc thù, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu pháp luật của từng nhóm đối tượng cụ thể ở từng địa bàn khác nhau.
c) Đáp ứng các nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí để tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.
8. Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án
Định kỳ tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án bằng các hình thức phù hợp; xác định, lựa chọn vấn đề, địa bàn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, tồn tại để tạo bước đột phá; đánh giá tác động của Đề án đến chất lượng cải tạo, chấp hành, học tập và tái hòa nhập cộng đồng của các đối tượng thuộc Đề án từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.
Có chế độ khen thưởng, kịp thời động viên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án.
1. Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách Thành phố cấp hàng năm.Việc quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí Ngân sách Nhà nước, bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
2. Các sở, ngành có liên quan, các tổ chức đoàn thể có thể huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triển khai thực hiện Đề án. Việc huy động, sử dụng các nguồn kinh phí huy động phải đảm bảo hiệu quả, theo quy định của pháp luật.
1. Tiến độ thực hiện
a) Giai đoạn 1 (từ năm 2018 đến hết năm 2019)
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn 2018-2021.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Lựa chọn và xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho từng nhóm đối tượng của Đề án; tổ chức sơ kết hoạt động của các mô hình điểm.
- Tổ chức biên soạn, in, cấp phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD để cấp phát cho các cơ sở, địa phương và các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, cá nhân trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền trên phương tiện thông đại chúng; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tổ chức sơ kết việc thực hiện Đề án.
b) Giai đoạn 2 (từ năm 2020 đến hết năm 2021)
- Tiếp tục triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
- Nhân rộng các mô hình điểm đạt hiệu quả cao trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng của Đề án.
- Biên soạn tài liệu (sách hỏi đáp pháp luật, cẩm nang, những điều cần biết, tờ rơi, tờ gấp) cấp phát cho đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án. Xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD để cấp phát cho các cơ sở, địa phương.
-Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, cá nhân trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng Đề án.
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án
2. Phân công nhiệm vụ
a) Công an Thành phố là cơ quan chủ trì:
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hàng năm, định kỳ sơ kết, tổng kết, có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án.
- Xây dựng Quy chế phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn Thành phố để huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đa dạng cho các đối tượng của Đề án.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
- Biên tập, biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án và tài liệu để phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù tại các Trại tạm giam.
- Lựa chọn một số cơ sở giam giữ để xây dựng mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức tập huấn cho chủ thể thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng giam giữ tại các Nhà tạm giữ.
b) Sở Tư pháp
- Phối hợp với Công an Thành phố xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm thực hiện Đề án trên địa bàn Thành phố; Lồng ghép triển khai Đề án với các chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật khác có liên quan.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức biên soạn, in, cấp phát tờ rơi, tờ gấp pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án; xây dựng, ghi âm, ghi hình các tiểu phẩm, chương trình phổ biến pháp luật, sao in thành đĩa CD để cấp phát cho các cơ sở, địa phương.
- Tổ chức tọa đàm, hội nghị tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Lồng ghép thực hiện tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn vi phạm trọng điểm; tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình Trung ương và Thành phố (Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo Pháp luật và Xã hội, Báo An ninh Thủ đô...) phổ biến chính sách pháp luật có liên quan.
- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật trên Trang thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố.
- Tham mưu đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án trong tổng kết hàng năm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố.
- Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án hàng năm cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội.
- Phối hợp với Công an Thành phố, Sở Tư pháp, các ban ngành, đoàn thể tổ chức xác định, lựa chọn vấn đề, địa bàn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên thực hiện, xây dựng mô hình điểm.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Đề án thuộc phạm vi quản lý ngành mình.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức tại trực tiếp quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng Đề án thuộc phạm vi quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, phát video, xây dựng Tủ sách pháp luật...
- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được phân công.
- Phối hợp với các doanh nghiệp, các Trung tâm dịch việc làm ưu tiên trong tổ chức dạy nghề, tuyển dụng lao động và tư vấn hỗ trợ tạo việc làm trong và ngoài nước đối với các đối tượng của Đề án.
- Đề xuất khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Đề án.
- Xã hội hóa trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Đoàn TNCSHCM thành phố Hà Nội tham gia triển khai các nội dung của Đề án trong phạm vi tổ chức mình và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi Đề án, đồng thời giám sát việc triển khai thực hiện của các cơ quan tổ chức thực hiện Đề án.
e) Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án thông qua hoạt động chuyên môn.
g) Sở Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các nguồn kinh phí khác huy động được trong quá trình thực hiện Đề án.
h) Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng thời lượng thích hợp, chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án.
i) Sở Giáo dục và Đào tạo: lồng ghép tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong Đề án Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
k) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã:
- Căn cứ nội dung của Đề án và điều kiện thực tế tại quận, huyện, thị xã ban hành Kế hoạch thực hiện trong giai đoạn và hàng năm; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án theo Kế hoạch.
- Lựa chọn xã, phường, thị trấn để xây dựng mô hình điểm về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng của Đề án.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; quản chế; người bị phạt tù được hưởng án treo; người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người được đặc xá; người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, giúp đỡ các đối tượng của Đề án.
- Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở, bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp nhà nước hiện hành.
- Vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp nhận, giúp đỡ việc làm cho các đối tượng thuộc phạm vi của Đề án, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng hiệu quả.
l) Đề nghị Hội Luật gia Thành phố, Đoàn Luật sư Thành phố có kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành tích cực tổ chức tư vấn, phổ biến pháp luật cho các đối tượng của Đề án theo quy định.
Trên cơ sở nội dung Đề án, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 Ban hành: 28/05/2020 | Cập nhật: 09/06/2020
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan trong hệ thống chính trị đến năm 2030 Ban hành: 07/06/2019 | Cập nhật: 11/06/2019
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn Ban hành: 07/06/2018 | Cập nhật: 12/06/2018
Quyết định 2045/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021 Ban hành: 19/12/2017 | Cập nhật: 20/12/2017
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 Ban hành: 25/05/2017 | Cập nhật: 27/05/2017
Quyết định 2045/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” Ban hành: 20/11/2015 | Cập nhật: 25/11/2015
Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở Ban hành: 27/01/2014 | Cập nhật: 12/02/2014
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2013 nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo Ban hành: 08/05/2013 | Cập nhật: 09/05/2013
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2012 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 Ban hành: 12/06/2012 | Cập nhật: 14/06/2012
Kết luận 04/KL-TW kết quả thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Ban hành: 19/04/2011 | Cập nhật: 20/04/2012
Quyết định 2045/QĐ-TTg năm 2010 thay đổi Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ Ban hành: 09/11/2010 | Cập nhật: 12/11/2010
Quyết định 2045/QĐ-TTg hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để xử lý cấp bách các công trình đê, kè phục vụ phòng, chống lụt, bão Ban hành: 07/12/2009 | Cập nhật: 11/12/2009
Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ Ban hành: 04/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008