Quyết định 2045/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020”
Số hiệu: 2045/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 20/11/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2045/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

Xét đề nghị của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam các cấp (sau đây gọi tắt là Hội Nông dân) đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020:

a) Trên 85% cán bộ, công chức Hội Nông dân ở Trung ương và cấp tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ theo các chương trình quy định cho từng chức danh.

b) Trên 80% cán bộ, công chức Hội Nông dân cấp huyện được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ công tác Hội Nông dân theo chương trình quy định cho từng loại đối tượng.

c) Trên 85% cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân cấp xã và đi tượng nguồn cán bộ quy hoạch chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân cấp xã được đào tạo trình độ trung cấp trở lên; trên 75% cán bộ là chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân cấp xã (trong đó số cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có đạo chiếm trên 70%) được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ công tác Hội Nông dân.

d) Trên 50% cán bộ chi Hội, tổ Hội Nông dân được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác Hội Nông dân.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức Hội Nông dân các cấp tích cực tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cu công tác Hội Nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp trên cơ sở điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn, bảo đảm nội dung, hình thức, phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng được đào tạo.

3. Đào tạo trung cấp ngành Công tác xã hội chuyên ngành Công tác Hội Nông dân cho cán bộ Hội Nông dân cấp xã đối tượng nguồn cán bộ quy hoạch chức danh chủ tịch, phó chủ tịch Hội Nông dân cấp xã; tuyển chọn, cử cán bộ, công chức Hội Nông dân từ cấp huyện đến cấp Trung ương đi đào tạo đại học, sau đại học theo quy định cho từng chức danh.

4. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội Nông dân các cấp; cán bộ chi Hội, tổ Hội Nông dân.

5. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên tham gia thực hiện Đề án, bao gồm giảng viên Trường Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam và đội ngũ cộng tác viên từ các cấp Hội trong cả nước.

6. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương bảo đảm cho các hoạt động sau:

a) Điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong thực tiễn để xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp.

b) Biên soạn mới, bổ sung, hoàn thiện, in ấn giáo trình đào tạo trung cấp; tài liệu bồi dưng chuyên môn nghiệp vụ công tác Hội các cấp.

c) Tổ chức các lớp đào tạo trung cấp ngành công tác xã hội, chuyên ngành công tác Hội Nông dân; các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, bồi dưỡng giảng viên kiêm chức cho cán bộ Hội Nông dân từ cấp huyện đến cấp Trung ương và các lp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội Nông dân cấp xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào có đạo.

d) Kinh phí nghiên cứu thực tế cho giảng viên, cán bộ quản lý.

đ) Kinh phí kiểm tra giám sát, tổng kết, đánh giá các hoạt động Đề án.

2. Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương hỗ trợ bảo đảm cho các hoạt động sau:

a) Kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ Hội Nông dân cấp xã; kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chi Hội, tổ Hội.

b) Kinh phí tổ chức các khóa đào tạo trung cấp ngành Công tác xã hội, chuyên ngành Công tác Hội Nông dân theo khả năng cân đối ngân sách của địa phương.

c) Kinh phí tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra ở địa phương và các chi phí khác có liên quan.

3. Nguồn kinh phí hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua các hoạt động liên kết, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chỉ đạo các cấp Hội tổ chức thực hiện Đề án; tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trong việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức của Hội Nông dân theo chức danh và vị trí việc làm; hỗ trợ tổ chức đào tạo theo quy định.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bố trí kinh phí thực hiện Đề án trong dự toán ngân sách hằng năm của Trung ương Hội theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động hỗ trợ ngân sách để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW v
à các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN
, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, V.III;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 





Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức Ban hành: 05/03/2010 | Cập nhật: 09/03/2010