Kế hoạch 03/KH-UBND thực hiện dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” tỉnh Hòa Bình
Số hiệu: | 03/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình | Người ký: | Bùi Văn Tỉnh |
Ngày ban hành: | 13/01/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Đất đai, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/KH-UBND |
Hòa Bình, ngày 13 tháng 01 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN “HOÀN THIỆN, HIỆN ĐẠI HÓA HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH” TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính về việc phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”; Quyết định số 785/QĐ-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” giai đoạn 2012-2015; Công văn số 4087/BCĐDA513 ngày 11/11/2013 của Ban Chỉ đạo triển khai Dự án 513, Bộ Nội vụ về việc ý kiến của Ban Chỉ đạo sau Hội nghị tập huấn triển khai thực hiện Dự án 513;
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” tỉnh Hòa Bình, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Xác định rõ phạm vi quản lý theo địa bàn lãnh thổ giữa tỉnh Hòa Bình với các tỉnh, thành phố giáp ranh; giữa các đơn vị cấp huyện, cấp xã trong tỉnh. Đảm bảo khép kín đường địa giới hành chính giữa các đơn vị.
b) Đảm bảo tính khoa học, đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất làm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý Nhà nước về địa giới hành chính và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các huyện, thành phố.
a) Giải quyết dứt điểm các vướng mắc, tồn tại tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp do lịch sử để lại và những phát sinh mới từ những sai sót trong quá trình lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp thực hiện theo Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã.
b) Đánh giá thực trạng về địa giới hành chính và hệ thống thông tin, tư liệu về hồ sơ, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp của tỉnh Hòa Bình để triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy định.
c) Đảm bảo chuyển giao, áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về đo đạc, bản đồ và xử lý thông tin, dữ liệu trong công tác xây dựng, hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính; xác định tọa độ vị trí mốc địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp.
II. NHIỆM VỤ, SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN VÀ LƯU TRỮ, QUẢN LÝ, KHAI THÁC SỬ DỤNG
(1) Thu thập, phân tích các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý và khảo sát, đánh giá hiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới, chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính và hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp. Xây dựng và báo cáo tổng quan về tình hình trên, đề xuất phương án xác định đường địa giới hành chính giữa các đơn vị giáp ranh liên quan.
(2) Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan tổ chức các hội nghị hiệp thương, xây dựng phương án xác định địa giới hành chính tại khu vực có vướng mắc, tồn tại về địa giới hành chính; xây dựng các văn bản, đề xuất phương án xác định đường địa giới hành chính, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(3) Xác định địa giới hành chính theo kết quả hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(4) Chuyển vẽ đường địa giới hành chính lên bộ bản đồ nền Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, đối soát tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý địa giới hành chính của các địa phương; kiểm tra, rà soát hệ thống mốc địa giới hành chính trên bản đồ và thực địa, thống kê tình trạng mất, hỏng các mốc địa giới hành chính.
(5) Chuyển vẽ, cập nhật bổ sung đường địa giới hành chính, vị trí các mốc địa giới và các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính lên bản đồ địa giới hành chính.
(6) Khảo sát thực địa, đối chiếu hiện trạng quản lý địa giới hành chính với hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính. Lập báo cáo đánh giá tổng quan về tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý địa giới hành chính các cấp.
(7) Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc địa giới hành chính; khôi phục các mốc địa giới hành chính bị mất; sửa chữa các mốc địa giới hành chính bị hỏng; hủy các mốc không còn phù hợp địa giới hành chính theo quy định.
(8) Đo tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc địa giới hành chính theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 bằng công nghệ định vị GPS.
(9) Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
(10) Thành lập Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
(11) Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
(12) Tổ chức để Ủy ban nhân dân các cấp ký, đóng dấu xác nhận pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định.
(13) Xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính được cập nhật từ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa đạt bốn tính chất: Đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất.
(14) Xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính có cơ sở dữ liệu không gian là dữ liệu nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ở dạng mở để cập nhật, bổ sung các thông tin cần thiết về địa giới hành chính các cấp.
(15) Tích hợp dữ liệu về địa giới hành chính với dữ liệu không gian, xử lý các tồn tại phát sinh trong quá trình tích hợp dữ liệu địa giới hành chính với dữ liệu không gian và cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
(16) Tiếp nhận hệ thống quản trị cơ sở, phần mềm ứng dụng để quản lý khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính. Tiếp thu chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính từ Trung ương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, chuyển giao cho các đơn vị liên quan và các cấp chính quyền địa phương.
(17) Kiểm tra nghiệm thu kỹ thuật hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh; báo cáo cấp có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định.
(18) Giao nộp lưu trữ và bàn giao quản lý, khai thác sử dụng sản phẩm:
- Giao nộp lưu trữ, và bàn giao quản lý, khai thác sử dụng các sản phẩm của Dự án theo quy định tại Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ.
- Giao nộp các sản phẩm về hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính dạng số để đăng tải trên trang Web của Bộ Nội vụ dạng Raster.
2. Các sản phẩm
a) Các văn bản về xác định địa giới hành chính giữa các địa phương giáp ranh liên quan.
b) Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và tỷ lệ 1:10.000 theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được thể hiện đầy đủ đường địa giới, mốc địa giới, địa danh hành chính các cấp in trên giấy có ký xác nhận của các đơn vị hành chính giáp ranh liên quan, làm cơ sở pháp lý giao nộp lưu trữ quốc gia và bàn giao quản lý, sử dụng theo quy định.
c) Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000 theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được thể hiện đầy đủ đường địa giới, địa danh hành chính các cấp, mốc địa giới, in trên giấy có ký xác nhận của các đơn vị hành chính giáp ranh liên quan, làm cơ sở pháp lý giao nộp lưu trữ quốc gia và bàn giao quản lý, sử dụng theo quy định.
d) Hệ thống mốc địa giới hành chính các cấp; giá trị tọa độ và độ cao các mốc địa giới hành chính được đo đạc bằng công nghệ định vị vệ tinh (GPS) theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và thống nhất với hệ thống tọa độ của bản đồ được ghi trên đĩa CD ROM.
đ) Bộ bản đồ địa giới hành chính các cấp được thể hiện đầy đủ đường địa giới hành chính các cấp, mốc địa giới trên nên bản đồ địa hình Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 dạng file số phục vụ cho quản lý, cập nhật và khai thác sử dụng.
e) Hệ thống cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính, địa danh hành chính; vị trí và tên mốc địa giới hành chính; các thông tin có liên quan khác theo yêu cầu quản lý nhà nước về địa giới hành chính (hệ thống thông tin địa lý GIS) ở dạng mở, dễ bổ sung cập nhật; phần mềm quản lý, tra cứu và sử dụng các thông tin về địa giới hành chính các cấp.
III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VÀ NGUỒN KINH PHÍ
A. Kế hoạch thực hiện Dự án đến năm 2015
(1) Thành lập Ban Chỉ đạo Dự án 513 của tỉnh theo quy định.
(2) Xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán các hạng mục công việc “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” tỉnh Hòa Bình báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định. Lựa chọn Nhà thầu thi công các hạng mục công việc của Dự án theo Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt. Triển khai các hạng mục công việc của Dự án theo Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt.
(3) Thu thập, phân tích các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý và khảo sát, đánh giá hiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp; Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh địa giới, chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính và hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp. Xây dựng và báo cáo tổng quan về tình hình trên, đề xuất phương án xác định đường địa giới hành chính giữa các đơn vị giáp ranh liên quan.
(4) Phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức các hội nghị hiệp thương, xây dựng phương án xác định địa giới hành chính giữa các địa phương tại khu vực tranh chấp; xây dựng các văn bản, đề xuất phương án xác định đường địa giới hành chính, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(5) Xác định địa giới hành chính theo kết quả hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương hoặc theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(6) Chuyển vẽ đường địa giới hành chính lên bộ bản đồ nền Hệ tọa độ quốc gia VN-2000, đối soát tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý địa giới hành chính của các địa phương; kiểm tra, rà soát hệ thống mốc địa giới hành chính trên bản đồ và thực địa, thống kê tình trạng mất, hỏng các mốc địa giới hành chính.
(7) Chuyển vẽ, cập nhật bổ sung đường địa giới hành chính, vị trí các mốc địa giới và các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính lên bản đồ địa giới hành chính.
(8) Khảo sát thực địa, đối chiếu hiện trạng quản lý địa giới hành chính với hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính. Lập báo cáo đánh giá tổng quan về tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính với thực tế quản lý địa giới hành chính các cấp.
(1) Giải quyết dứt điểm các hạng mục công việc còn tồn tại từ năm 2013.
(2) Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc địa giới hành chính; khôi phục các mốc địa giới hành chính bị mất; sửa chữa các mốc địa giới hành chính bị hỏng; hủy các mốc không còn phù hợp địa giới hành chính theo quy định.
(3) Đo tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc địa giới hành chính theo Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 bằng công nghệ định vị GPS.
(4) Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp xã tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
(5) Thành lập Bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
(6) Thành lập bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh tỷ lệ 1:25.000 và 1:50.000 trên giấy và dữ liệu bản đồ số trong Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
(7) Tổ chức để Ủy ban nhân dân các cấp ký, đóng dấu xác nhận pháp lý bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo quy định.
(8) Xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính được cập nhật từ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa đạt bốn tính chất: Đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất.
(9) Xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính có cơ sở dữ liệu không gian là dữ liệu nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ở dạng mở để cập nhật, bổ sung các thông tin cần thiết về địa giới hành chính các cấp.
(1) Giải quyết dứt điểm các hạng mục công việc còn tồn tại từ năm 2014.
(2) Tích hợp dữ liệu về địa giới hành chính với dữ liệu không gian, xử lý các tồn tại phát sinh trong quá trình tích hợp dữ liệu địa giới hành chính với dữ liệu không gian và cập nhật vào cơ sở dữ liệu.
(3) Tiếp nhận hệ thống quản trị cơ sở, phần mềm ứng dụng để quản lý khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính. Tiếp thu chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính từ Trung ương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, chuyển giao cho các đơn vị liên quan và các cấp chính quyền địa phương.
(4) Kiểm tra nghiệm thu kỹ thuật hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh; báo cáo cấp có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định.
(5) Giao nộp lưu trữ và bàn giao quản lý, khai thác sử dụng sản phẩm:
- Giao nộp lưu trữ và bàn giao quản lý, khai thác sử dụng các sản phẩm của Dự án theo quy định tại Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ.
- Giao nộp các sản phẩm về hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính dạng số để đăng tải trên trang Web của Bộ Nội vụ dạng Raster.
Căn cứ Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”; Công văn số 13878/BTC-HCSN ngày 17/10/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán xây dựng dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí Dự án 513; quy định:
“Kinh phí đảm bảo nhiệm vụ thực hiện Dự án của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước: Từ nguồn 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuế đất; nguồn ngân sách địa phương; nguồn ngân sách Trung ương đã hỗ trợ các địa phương để thực hiện nhiệm vụ đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Ngoài ra, đề nghị các địa phương lồng ghép với kinh phí của Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam và các nguồn vốn hợp pháp khác, đảm bảo sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm
1. Sở Nội vụ
- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Dự án 513 của tỉnh theo ý kiến của Ban Chỉ đạo Dự án 513 Trung ương.
- Chủ trì lựa chọn đơn vị tư vấn lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” tỉnh Hòa Bình; phối hợp với các Sở, ngành liên quan hoàn thiện các thủ tục, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định; Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Chủ trì tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các hạng mục công việc của Dự án theo Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt; báo cáo Ban Chỉ đạo Dự án 513 của tỉnh, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Dự án 513 Trung ương; báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai, tập huấn thực hiện Dự án 513.
- Phối hợp với các Sở liên quan xây dựng kế hoạch phân khai dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Dự án theo tiến độ kế hoạch hàng năm.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án xác định đường địa giới hành chính tại các khu vực còn vướng mắc, tồn tại cấp tỉnh, báo cáo Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Chỉ dạo Trung ương giải quyết theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo và giải quyết những vướng mắc, tồn tại liên quan địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Dự án 513 của tỉnh theo dõi, kiểm tra thực hiện các hạng mục công việc của Dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thẩm định, kiểm tra kỹ thuật đối với bộ hồ sơ địa giới hành chính các cấp trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh và đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố giáp ranh ký pháp lý.
- Hoàn thiện thủ tục đề nghị Hội đồng thẩm định Trung ương công nhận số lượng, chất lượng đối với hồ sơ địa giới hành chính các cấp được lập theo Dự án 513 và tổ chức giao nộp lưu trữ và bàn giao quản lý, sử dụng theo quy định.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Chỉ đạo Trung ương và đơn vị thi công xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hệ thống quản trị cơ sở, phần mềm ứng dụng để quản lý khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính. Tiếp thu chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính từ Trung ương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, chuyển giao cho các đơn vị liên quan và các cấp chính quyền địa phương.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì tổng hợp, thống kê biến động về diện tích đất tự nhiên và các loại đất trong toàn tỉnh sau khi hoàn thành việc lập mới hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp theo Dự án 513.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, các Sở, ngành liên quan thẩm định đối với Thiết kế kỹ thuật - dự toán thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” tỉnh Hòa Bình để báo cáo, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Thẩm định kế hoạch đấu thầu thi công các hạng mục công việc của Dự án theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu triển khai, tập huấn thực hiện Dự án.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những vướng mắc, tồn tại về địa giới hành chính các cấp.
- Phối hợp thẩm định, kiểm tra kỹ thuật đối với bộ hồ sơ địa giới hành chính các cấp trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh và đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố giáp ranh ký pháp lý.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tiếp nhận hệ thống quản trị cơ sở, phần mềm ứng dụng để quản lý khai thác cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính. Tiếp thu chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính từ Trung ương; tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, chuyển giao cho các đơn vị liên quan và các cấp chính quyền địa phương.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì thẩm định Thiết kế kỹ thuật - dự toán thực hiện Dự án “Hoàn thiện hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” tỉnh Hòa Bình để báo cáo, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Chủ trì thẩm định kế hoạch đấu thầu thi công các hạng mục công việc của Dự án theo Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm để đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án theo Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt.
4. Sở Tài chính
- Thẩm định Thiết kế kỹ thuật - dự toán thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình để báo cáo, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
- Thẩm định kế hoạch đấu thầu thi công các hạng mục công việc của Dự án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Dự án theo Thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt theo quy định.
5. Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chủ trì, đảm bảo công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; những nơi có hiện tượng tranh chấp đất đai liên quan địa giới hành chính các cấp, nơi tổ chức khảo sát, hiệp thương, cắm mốc, đo tọa độ mốc,...
- Tạo điều kiện để Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị thi công thực hiện nhiệm vụ xác định đường địa giới hành chính liên quan, qua khu vực Quốc phòng, Công an quản lý theo quy định.
6. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Theo dõi các báo cáo, đề nghị, kiến nghị, đề xuất của các Sở, ngành liên quan kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo các nhiệm vụ; phê duyệt hạng mục công việc của Dự án theo quy định.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành rà soát toàn bộ tuyến địa giới hành chính, đối chiếu giữa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và thực địa; chủ động thống kê các số liệu liên quan tại các khu vực có vướng mắc, tồn tại về địa giới hành chính các cấp trên địa bàn quản lý; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
Tham gia, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị thi công chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hiệp thương, rà soát đối chiếu, thống nhất hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp; xác định vị trí cắm mốc, đo tọa độ mốc địa giới hành chính; ký pháp lý theo quy định.
Chủ trì hiệp thương giải quyết vướng mắc, tồn tại về địa giới hành chính cấp xã trong nội huyện, thành phố; phối hợp với các huyện, thành phố giáp ranh liên quan tổ chức giải quyết vướng mắc, tồn tại về địa giới hành chính cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Dự án 513 của tỉnh; phối hợp với đoàn công tác của tỉnh giải quyết vướng mắc, tồn tại về địa giới hành chính cấp tỉnh.
Tham gia thẩm định kỹ thuật đối với bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố giáp ranh ký pháp lý.
Chỉ đạo phòng, ban, đơn vị đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thực hiện Dự án; đồng thời tổ chức tuyên truyền rộng rãi về mục tiêu, yêu cầu và các nhiệm vụ của Dự án, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và các cấp chính quyền địa phương; không để xảy ra điểm nóng, mất an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện đảm bảo chất lượng, tiến độ theo Kế hoạch này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 513/QĐ-TTg năm 2015 hỗ trợ giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang Ban hành: 17/04/2015 | Cập nhật: 21/04/2015
Quyết định 513/QĐ-TTg năm 2014 bổ sung kế hoạch đào tạo của Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020 Ban hành: 11/04/2014 | Cập nhật: 15/04/2014
Công văn 13878/BTC-HCSN năm 2013 hướng dẫn xây dựng dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí Dự án 513 Ban hành: 17/10/2013 | Cập nhật: 17/03/2014
Quyết định 785/QĐ-BNV năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính" giai đoạn 2012 - 2015 Ban hành: 31/08/2012 | Cập nhật: 24/10/2012
Quyết định 513/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính" Ban hành: 02/05/2012 | Cập nhật: 03/05/2012