Quyết định 785/QĐ-BNV năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính" giai đoạn 2012 - 2015
Số hiệu: | 785/QĐ-BNV | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ | Người ký: | Nguyễn Duy Thăng |
Ngày ban hành: | 31/08/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 785/QĐ-BNV |
Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dụng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” (sau đây viết tắt là Dự án 513) giai đoạn 2012-2015.
Điều 2. Giao Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch; định kỳ báo cáo Lãnh đạo Bộ về tiến độ, kết quả triển khai Kế hoạch.
2. Hằng năm, chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Ban Quản lý Dự án 513 và các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ có liên quan lập dự toán kinh phí bảo đảm thực hiện Kế hoạch và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án 513, Ban Quản lý Dự án 513 để báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Giám đốc Ban Quản lý Dự án 513 và Thủ trưởng các đơn vị, địa phương liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN HOÀN THIỆN, HIỆN ĐẠI HÓA HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyểt định số 785/QĐ-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính, Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án như sau:
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Tổ chức Hội nghị triển khai Dự án
a) Thành phần:
- Ở Trung ương: đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Ở địa phương: đại điện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Nội dung: Thống nhất quan điểm chỉ đạo, thẩm quyền và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trong công tác triển khai thực hiện Dự án bảo đảm mục tiêu, yêu cầu và tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012.
c) Thời gian hoàn thành: quý IV/2012.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án, thành phần gồm:
- Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Trưởng ban Chỉ đạo.
- Đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường - Phó Trưởng ban.
- Đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ủy viên.
- Đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính - Ủy viên.
- Đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao - Ủy viên.
- Đại diện lãnh đạo Bộ Công an - Ủy viên.
- Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng - Ủy viên.
- Đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp - Ủy viên.
- Đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ - Ủy viên.
- Đại diện lãnh đạo Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ủy viên.
- Đại điện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ gồm: Vụ Chính quyền địa phương; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ - Ủy viên.
- Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
Thời gian thực hiện quý III/2012.
3. Thành lập Ban Quản Iý Dự án
Căn cứ vào nội dung, phạm vi và thời gian thực hiện Dự án, Bộ Nội vụ thành lập Ban quản lý Dự án giúp Lãnh đạo Bộ và Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ quản lý Dự án như sau:
a) Tên Ban quản lý Dự án: “Ban Quản lý Dự án 513”
b) Thành phần Ban quản lý Dự án: gồm Giám đốc, Phó Giám đốc và các công chức, viên chức theo đề nghị của lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương.
c) Quy chế hoạt động, chi tiêu:
- Ban quản lý Dự án chịu trách nhiệm xây dựng Quy chế hoạt động, chi tiêu của Dự án theo quy định của pháp luật.
- Ban quản lý Dự án được phép sử dụng tài khoản và con dấu riêng.
- Ban quản lý Dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
- Ban quản lý Dự án được thuê chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý địa giới hành chính, kỹ thuật đo đạc, bản đồ, công nghệ thông tin và thực hiện một số nội dung công việc của Dự án theo hình thức hợp đồng thuê khoán chuyên môn.
d) Thời gian thực hiện: quý III/2012.
a) Địa điểm: tại Hà Nội.
b) Thành phần:
- Ở Trung ương: Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án, Ban Quản lý Dự án, đại diện lãnh đạo đơn vị chuyên môn có liên quan thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương.
- Ở địa phương: đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường và một số huyện, quận, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Báo cáo tổng kết
- Bộ Nội vụ ban hành văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo tổng kết của địa phương.
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Báo cáo tổng kết và gửi lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của các Bộ, cơ quan Trung ương có liên quan để hoàn thiện phục vụ Hội nghị tổng kết.
- Đại diện một số Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương báo cáo tham luận tại Hội nghị.
d) Thời gian thực hiện: quý IV/2012.
5. Tập huấn triển khai thực hiện Dự án
a) Hình thức tập huấn:
Bộ Nội vụ tổ chức 03 lớp tập huấn (3 ngày/lớp) như sau:
+ Lớp tập huấn đối với 25 tỉnh, thành phố Miền Bắc và các Bộ, cơ quan Trung ương: tại thành phố Hà Nội.
+ Lớp tập huấn đối với 19 tỉnh, thành phố Miền Trung - Tây Nguyên và các Bộ, cơ quan Trung ương: tại thành phố Đà Nẵng.
+ Lớp tập huấn đối với 19 tỉnh, thành phố Miền Nam và các Bộ, cơ quan Trung ương: tại thành phố Cần Thơ.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thuộc địa phương.
b) Thành phần dự các lớp tập huấn:
- Đối với các Bộ, cơ quan Trung ương: đại diện lãnh đạo, chuyên viên đơn vị chuyên môn có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý địa giới hành chính và đo đạc, bản đồ (mỗi Bộ, cơ quan Trung ương mời 02 công chức).
- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đại diện lãnh đạo, chuyên viên Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường (mỗi đơn vị mời 02 công chức).
- Đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: đại diện lãnh đạo, chuyên viên Phòng Nội vụ, Phòng Tài nguyên và Môi trường (mỗi đơn vị mời 02 công chức).
- Đối với các xã, phường, thị trấn, gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân, công chức địa chính và Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố.
c) Nội dung tập huấn
Bộ Nội vụ chủ trì biên soạn và thuyết trình nội dung sau:
+ Hướng dẫn chung công tác tổ chức triển khai thực hiện Dự án ở địa phương.
+ Trình tự, thủ tục thực hiện các hạng mục công việc của Dự án.
- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì biên soạn và thuyết trình nội dung sau:
+ Cơ sở pháp lý, thực tiễn và phương pháp lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán thực hiện các hạng mục công việc của Dự án ở địa phương.
+ Quy định kỹ thuật xác định đường địa giới hành chính trên đất liền; đường ranh giới hành chính trên biển và hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp.
+ Quy định kỹ thuật và phần mềm cập nhật cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
- Đề nghị Bộ Tài chính chủ trì biên soạn và thuyết trình nội dung hướng dẫn công tác quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hạng mục công việc của Dự án.
d) Thời gian thực hiện: quý IV/2012.
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
Căn cứ vào Khoản IV, Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”, việc tổ chức triển khai thực hiện các hạng mục công việc của Dự án theo trình tự, thủ tục sau:
1. Bước 1. Lập dự toán kinh phí bảo đảm nhiệm vụ triển khai thực hiện Dự án
- Các Bộ, cơ quan Trung ương liên quan lập Dự toán kinh phí bảo đảm nhiệm vụ triển khai thực hiện Dự án của cơ quan gửi Bộ Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định, cấp kinh phí tổ chức thực hiện.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chuyên môn liên quan xây dựng Thiết kế kỹ thuật - dự toán thực hiện các hạng mục công việc của Dự án ở địa phương, báo cáo Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định làm căn cứ cân đối trong dự toán ngân sách địa phương để triển khai thực hiện.
Thời gian thực hiện: quý III của năm trước liền kề năm kế hoạch.
2. Bước 2. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án cấp tỉnh
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án ở địa phương gồm các thành phần sau:
- Giám đốc Sở Nội vụ - Trưởng ban.
- Đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường - Phó Trưởng ban.
- Các ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ (nếu có), Công an, Bộ Chỉ huy quân sự, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trưởng phòng Xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ - Ủy viên kiêm Thư ký Ban Chỉ đạo.
Thời gian thực hiện: quý IV/2012.
3. Bước 3. Lựa chọn nhà thầu thực hiện các hạng mục công việc của Dự án
a) Căn cứ Điểm e, Khoản 2, Mục IV, Điều 1, Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định của pháp luật có liên quan, Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ và Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án cấp tỉnh tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các hạng mục công việc của Dự án. Công tác lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, công bằng, dân chủ; phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu và đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
- Là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và cấp Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.
- Có đủ năng lực về máy móc, thiết bị, nhân lực để trực tiếp tổ chức thi công các công trình về phân định địa giới và lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp và đã có kinh nghiệm ít nhất 3 năm hoạt động trong lĩnh vực này.
b) Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương báo cáo Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ về kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện các hạng mục công việc của Dự án ở cơ quan, địa phương để thống nhất bằng văn bản trước khi ký kết Hợp đồng kinh tế.
c) Thời gian thực hiện: Từ quý IV/2012 đến quý II/2013.
4. Bước 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan thực hiện chuyển vẽ đường địa giới hành chính theo kết quả thực hiện Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (sau đây viết tắt là Chỉ thị 364-CT) về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã lên bộ bản đồ nền địa hình hệ tọa độ quốc gia VN 2000 phục vụ công tác triển khai thực hiện các hạng mục công việc của Dự án.
Thời gian thực hiện: Quý IV/2012.
5. Bước 5. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế và đề xuất phương án giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Nhiệm vụ cụ thể:
- Giai đoạn I. Thực hiện trong quý I và quý II/2013, gồm:
+ Giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình: 04 khu vực.
+ Giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Thanh Hóa: 01 khu vực.
+ Giữa tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh: 01 khu vực.
- Giai đoạn II. Thực hiện trong quý III và IV/2013, gồm:
+ Giữa tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng: 02 khu vực.
+ Giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương: 01 khu vực.
+ Giữa tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội: 01 khu vực.
+ Giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng: 01 khu vực.
+ Giữa tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đắk Lắk: 01 khu vực.
+ Giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu: 01 khu vực.
- Giai đoạn III. Thực hiện trong năm 2014, gồm:
Giải quyết những điểm không thống nhất về đường địa giới hành chính, hệ thống các mốc địa giới hành chính đã thể hiện trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính theo Chỉ thị 364-CT với thực địa địa giới hành chính và thực tế quản lý địa giới hành chính khi giữa các địa phương không hiệp thương, thỏa thuận được.
b) Các hoạt động chủ yếu:
- Thu thập các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý liên quan đến địa giới hành chính các cấp.
- Khảo sát hiện trạng các khu vực tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Xây dựng các báo cáo tổng quan về hiện trạng các khu vực tranh chấp và xác định các nguyên tắc cơ bản làm căn cứ đề xuất phương án giải quyết theo từng khu vực tranh chấp.
- Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, chuyên môn và khảo sát thực địa để hoàn thiện phương án giải quyết các khu vực tranh chấp địa giới hành chính.
- Tổ chức các Hội nghị hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương liên quan đối với phương án xác định địa giới hành chính giữa các địa phương tại khu vực tranh chấp.
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xác định địa giới hành chính giữa các địa phương tại các khu vực tranh chấp khi hiệp thương không thỏa thuận được.
- Xác định đường địa giới hành chính giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở thực địa theo kết quả hiệp thương hoặc theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Bước 6. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế và đề xuất phương án xác định phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam giữa các địa phương liên quan.
a) Nhiệm vụ cụ thể:
- Giai đoạn I. Thực hiện trong quý II và quý III/2013, gồm:
+ Giữa tỉnh Phú Yên với tỉnh Bình Định và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Kiên Giang với tỉnh Bạc Liêu và trong nội bộ từng tỉnh.
- Giai đoạn II. Thực hiện trong quý III và quý IV/2013, gồm:
+ Giữa tỉnh Quảng Ninh với thành phố Hải Phòng và trong nội bộ từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Giữa thành phố Hải Phòng với tỉnh Thái Bình và trong nội bộ từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Giữa tỉnh Thái Bình với tỉnh Nam Định và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Nghệ An với tỉnh Hà Tĩnh và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Quảng Bình và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Quảng Bình với tỉnh Quảng Trị và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Quảng Trị với tỉnh Thừa Thiên Huế và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với thành phố Đà Nẵng và trong nội bộ từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Giữa thành phố Đà Nẵng với tỉnh Quảng Nam và trong nội bộ từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Giữa tỉnh Quảng Nam với tỉnh Quảng Ngãi và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với thành phố Hồ Chí Minh và trong nội bộ từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Giữa thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Tiền Giang và trong nội bộ từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Giữa tỉnh Tiền Giang với tỉnh Bến Tre và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh và trong nội bộ từng tỉnh.
- Giai đoạn III. Thực hiện trong quý I và quý II/2014, gồm:
+ Giữa tỉnh Nam Định với tỉnh Ninh Bình và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Ninh Bình với tỉnh Thanh Hóa và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Thanh Hóa với tỉnh Nghệ An và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Bình Định và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Phú Yên với tỉnh Khánh Hòa và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Khánh Hòa với tỉnh Ninh Thuận và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Ninh Thuận với tỉnh Bình Thuận và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Bình Thuận với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Trà Vinh với tỉnh Sóc Trăng và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Sóc Trăng với tỉnh Bạc Liêu và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Bạc Liêu với tỉnh Cà Mau và trong nội bộ từng tỉnh.
+ Giữa tỉnh Cà Mau với tỉnh Kiên Giang và trong nội bộ từng tỉnh.
b) Các hoạt động chủ yếu:
- Thu thập các tài liệu lịch sử, khoa học, pháp lý liên quan đến các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
- Khảo sát hiện trạng các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam.
- Xây dựng các báo cáo tổng quan về hiện trạng quản lý, sử dụng các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam và đề xuất phương án xác định phạm vi quản lý giữa các địa phương liên quan.
- Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, chuyên môn và khảo sát thực địa để hoàn thiện phương án xác định phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam giữa các địa phương liên quan.
- Tổ chức các Hội nghị hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương liên quan đối với phương án xác định phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam giữa các địa phương liên quan.
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xác định phạm vi quản lý các bãi bồi cửa sông, các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác trên vùng biển Việt Nam giữa các địa phương liên quan khi hiệp thương không thỏa thuận được.
- Xác định đường ranh giới quản lý hành chính ven biển ở thực địa theo kết quả hiệp thương hoặc theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Bước 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan nghiên cứu, khảo sát thực tế và đề xuất phương án xác định đoạn đường địa giới hành chính chưa khép kín đến biên giới quốc gia.
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Khảo sát thực tế đường địa giới hành chính của các địa phương có biên giới quốc gia và đề xuất phương án xác định đoạn đường địa giới hành chính chưa khép kín đến biên giới quốc gia.
- Tổ chức hội nghị hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương liên quan đối với phương án xác định đoạn đường địa giới hành chính chưa khép kín đến biên giới quốc gia.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phương án xác định đoạn đường địa giới hành chính chưa khép kín đến biên giới quốc gia khi giữa các địa phương liên quan không hiệp thương, thỏa thuận được.
- Xác định đoạn đường địa giới hành chính chưa khép kín đến biên giới quốc gia ở thực địa theo kết quả hiệp thương hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thời gian thực hiện: Năm 2013.
8. Bước 8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp.
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Rà soát tính thống nhất của đường địa giới hành chính, hệ thống các mốc địa giới hành chính đã thể hiện trên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính đã lập theo Chỉ thị 364-CT với thực địa địa giới hành chính và với thực tế quản lý địa giới hành chính (sau đây viết tắt là ĐGHC) của các địa phương; thống kê tình trạng mất, hỏng các mốc ĐGHC.
- Xây dựng các báo cáo đánh giá tổng quan về tính thống nhất của đường ĐGHC, hệ thống các mốc ĐGHC đã thể hiện trên hồ sơ, bản đồ ĐGHC đã lập theo Chỉ thị 364-CT với thực địa ĐGHC và thực tế quản lý ĐGHC của các địa phương; đề xuất phương án xác lập tính thống nhất của đường ĐGHC, hệ thống các mốc ĐGHC đã thể hiện trên hồ sơ, bản đồ ĐGHC đã lập theo Chỉ thị 364-CT với thực địa ĐGHC và thực tế quản lý ĐGHC của các địa phương.
- Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học, chuyên môn và khảo sát thực địa để hoàn thiện phương án xác lập tính thống nhất của đường ĐGHC, hệ thống các mốc ĐGHC đã thể hiện trên hồ sơ, bản đồ ĐGHC đã lập theo Chỉ thị 364-CT với thực địa ĐGHC và thực tế quản lý ĐGHC của các địa phương.
- Tổ chức các Hội nghị hiệp thương, thỏa thuận giữa các địa phương liên quan đối với phương án xác lập tính thống nhất của đường ĐGHC, hệ thống các mốc ĐGHC đã thể hiện trên hồ sơ, bản đồ ĐGHC đã lập theo Chỉ thị 364-CT với thực địa ĐGHC và thực tế quản lý ĐGHC.
- Đúc mốc, cắm bổ sung các mốc ĐGHC; khôi phục các mốc ĐGHC bị mất; sửa chữa các mốc ĐGHC bị hỏng.
- Đo tọa độ và độ cao toàn bộ hệ thống mốc địa giới hành chính theo hệ tọa độ quốc gia VN 2000 bằng công nghệ định vị GPS, vẽ sơ đồ các mốc ĐGHC.
- Chuyển vẽ, cập nhật bổ sung đường ĐGHC, vị trí các mốc ĐGHC và các yếu tố địa lý có liên quan đến ĐGHC lên bản đồ ĐGHC.
- Biên tập, hoàn thiện các tài liệu thuộc hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
- Kiểm tra, nghiệm thu bản gốc thực địa hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp.
- Hoàn thiện bản gốc thực địa hồ sơ, bản đồ ĐGHC và nhân bản.
- Bàn giao để Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý các mốc ĐGHC.
- Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan ký xác nhận pháp lý các bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính.
b) Thời gian thực hiện: năm 2013 và 2014.
9. Bước 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính.
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Xây dựng quy trình kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐGHC.
- Xây dựng hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu về ĐGHC.
- Xây dựng phần mềm ứng dụng để quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu về ĐGHC.
- Cập nhật dữ liệu về ĐGHC từ bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ xác nhận đạt 4 tính chất: đầy đủ, chính xác, pháp lý, thống nhất.
- Cơ sở dữ liệu về ĐGHC có cơ sở dữ liệu không gian là dữ liệu nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 ở dạng mở để cập nhật, bổ sung các thông tin cần thiết về địa giới hành chính các cấp.
- Tích hợp cơ sở dữ liệu về ĐGHC với dữ liệu không gian, xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình tích hợp dữ liệu ĐGHC với dữ liệu không gian và cập nhật vào cơ sở dữ liệu để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐGHC.
b) Thời gian thực hiện: Từ quý I/2014 đến Quý II/2015.
10. Bước 10. Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ chủ trì thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm của Dự án.
a) Trưởng ban Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ phê duyệt danh sách các tổ chức, cá nhân hợp đồng thực hiện tư vấn thẩm định kỹ thuật hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC và kỹ thuật xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐGHC. Căn cứ vào Quyết định phê duyệt của Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ, Giám đốc Ban Quản lý Dự án ký kết hợp đồng giao khoán chính thức.
Thời gian thực hiện: Từ quý II/2013 đến quý I/2015.
b) Thẩm định, nghiệm thu hồ sơ, bản đồ ĐGHC đã được hoàn thiện, hiện đại hóa.
- Các hoạt động chủ yếu:
+ Thẩm định ngoại nghiệp:
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự án và Báo cáo đánh giá kết quả nghiệm thu cơ sở của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc các bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp thuộc địa phương đã được hoàn thiện, hiện đại hóa đạt 4 tính chất: đầy đủ, chính xác, pháp lý và thống nhất quy định tại Quyết định số 12/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân định- địa giới hành chính và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp”, Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ tổ chức Đoàn Kiểm tra tính thống nhất giữa hồ sơ, bản đồ ĐGHC với thực tế quản lý ĐGHC giữa các địa phương liên quan; giữa đường ranh giới hành chính và hệ thống các mốc ĐGHC đã thể hiện trong hồ sơ, bản đồ ĐGHC với trên thực địa.
Kết quả thẩm định ngoại nghiệp được xác định theo Biên bản giữa Đoàn Kiểm tra và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Tiếp tục hoàn thiện bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp:
Căn cứ Biên bản xác nhận kết quả thẩm định thực địa, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khắc phục những sai sót của bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp thuộc địa phương và báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ.
+ Thẩm định nội nghiệp:
Căn cứ kết quả thẩm định ngoại nghiệp, báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và báo cáo của tổ chức, cá nhân hợp đồng tư vấn thẩm định kỹ thuật hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ ĐGHC, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ quyết định họp Ban Chỉ đạo (có mời đại diện lãnh đạo cấp tỉnh dự) để thẩm định 4 tính chất của bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp, gồm: tính đầy đủ, tính chính xác, tính pháp lý và tính thống nhất.
Kết quả thẩm định nội nghiệp được xác định theo Biên bản làm việc giữa Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ; Ban Quản lý Dự án 513; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đơn vị nhận thầu thực hiện hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp.
+ Chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp:
Căn cứ Biên bản xác nhận kết quả thẩm định nội nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục tổ chức khắc phục những nội dung còn phải bổ khuyết. Đồng thời, có văn bản báo cáo và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, ban hành Quyết định công nhận số lượng, chất lượng bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp thuộc địa phương.
+ Quyết định công nhận số lượng, chất lượng bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa:
Căn cứ các Biên bản thẩm định ngoại nghiệp, nội nghiệp, các báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, của đơn vị nhận thầu thực hiện hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp, Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ có văn bản báo cáo và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định công nhận số lượng, chất lượng bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp đã được hoàn thiện, hiện đại hóa.
- Thời gian thực hiện: Từ quý IV/2013 đến quý I/2015.
c) Thẩm định, nghiệm thu hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐGHC
- Các hoạt động chủ yếu:
+ Sau khi xem xét báo cáo của tổ chức, cá nhân hợp đồng tư vấn thẩm định kỹ thuật xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐGHC và báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ quyết định họp Ban Chỉ đạo (có mời đại diện lãnh đạo cấp tỉnh dự) để thẩm định, nghiệm thu hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐGHC.
Kết quả thẩm định, nghiệm thu hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐGHC được xác định theo Biên bản làm việc giữa Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ, Ban Quản lý Dự án 513, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Căn cứ Biên bản thẩm định, nghiệm thu và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ có văn bản báo cáo và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét ban hành quyết định công nhận chất lượng hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐGHC.
- Thời gian thực hiện: quý II/2015.
11. Bước 11. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu về ĐGHC.
a) Các hoạt động chủ yếu:
- Biên tập tài liệu và các Sline thuyết trình công nghệ quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về ĐGHC.
- Cài đặt phần mềm tin học đáp ứng yêu cầu quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐGHC tại các Bộ, cơ quan Trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
- Tổ chức các lớp tập huấn, gồm:
+ 01 lớp đối với các Bộ, cơ quan Trung ương.
+ 08 lớp đối với các địa phương phù hợp theo 08 vùng kinh tế trọng điểm.
b) Thời gian thực hiện: quý III/2015.
12. Bước 12. Bộ Nội vụ tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác triển khai thực hiện Dự án và bàn giao các sản phẩm của Dự án.
a) Hội nghị sơ kết:
Định kỳ hàng năm, Trưởng ban Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án có trách nhiệm tổ chức hội nghị sơ kết công tác triển khai thực hiện Dự án ở các địa phương và trong cả nước.
b) Bàn giao các sản phẩm của Dự án: Hoàn thành trong quý III/2015.
Căn cứ kết quả thẩm định, nghiệm thu và quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận số Iượng, chất lượng các sản phẩm của Dự án, Trưởng ban Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án cấp tỉnh chủ trì hội nghị bàn giao các bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính để đưa vào quản lý, sử dụng và nộp lưu trữ quốc gia. Trưởng ban Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án của Bộ Nội vụ chủ trì hội nghị bàn giao hệ thống cơ sở dữ liệu về ĐGHC để đưa vào quản lý, sử dụng và nộp lưu trữ quốc gia.
c) Hội nghị tổng kết triển khai thực hiện Dự án: hoàn thành trong quý IV/2015.
Sau khi hoàn thành công tác bàn giao các sản phẩm của Dự án, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định tổ chức hội nghị tổng kết công tác triển khai thực hiện Dự án trong cả nước.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính. Bộ Nội vụ đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan tổ chức thực hiện bảo đảm mục tiêu, hiệu quả và tiến độ của Dự án./
Quyết định 513/QĐ-TTg năm 2015 hỗ trợ giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang Ban hành: 17/04/2015 | Cập nhật: 21/04/2015
Quyết định 513/QĐ-TTg năm 2014 bổ sung kế hoạch đào tạo của Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020 Ban hành: 11/04/2014 | Cập nhật: 15/04/2014
Quyết định 513/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Dự án "Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính" Ban hành: 02/05/2012 | Cập nhật: 03/05/2012
Quyết định 12/2008/QĐ-BTNMT về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân định địa giới hành chính và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp” Ban hành: 18/12/2008 | Cập nhật: 03/01/2009
Nghị định 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ Ban hành: 17/04/2008 | Cập nhật: 24/04/2008