Văn bản hợp nhất 7821/VBHN-BTP năm 2013 hợp nhất Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Số hiệu: | 7821/VBHN-BTP | Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Đinh Trung Tụng |
Ngày ban hành: | 25/11/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 07/12/2013 | Số công báo: | Từ số 879 đến số 880 |
Lĩnh vực: | Thi hành án, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7821/VBHN-BTP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013 |
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG1
Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 9 năm 2009 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội khóa XII về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp2,
Nghị định này quy định về Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại; phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát đối với hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
2. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm
1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
Điều 4. Đảm bảo hiệu lực hoạt động của Thừa phát lại
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật liên quan; không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của Thừa phát lại, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại hoặc tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của Thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; quy chế tổ chức, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
2. Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật thi hành án dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Riêng việc cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng bảo vệ, áp dụng quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
Điều 6. Những việc Thừa phát lại không được làm
1. Không được tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
2. Thừa phát lại không được đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
3. Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
4. Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại
1. Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu.
2.6 Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.
Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm về các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin nếu có; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác nếu có.
3. Chi phí tống đạt do Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại:
a) Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật đương sự phải chịu chi phí thì Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự thu và chuyển số tiền đó cho Văn phòng Thừa phát lại.
b) Đối với việc tống đạt mà theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước chịu thì Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự chuyển cho Văn phòng Thừa phát lại.
4. Đối với việc trực tiếp tổ chức thi hành án, Văn phòng Thừa phát lại được thu chi phí theo mức phí thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phí thi hành án dân sự.
Những vụ việc phức tạp, Văn phòng Thừa phát lại và bên yêu cầu thi hành án có thể thỏa thuận về mức chi phí thực hiện công việc.
5. Trường hợp người được thi hành án thuộc diện được miễn, giảm phí thi hành án hoặc người phải thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật thì Trưởng Văn phòng Thừa phát lại lập hồ sơ đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định miễn, giảm để làm thủ tục hoàn trả khoản tiền được miễn, giảm từ ngân sách nhà nước cho Văn phòng Thừa phát lại.
6. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn về chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại.
Điều 8. Quản lý nhà nước về Thừa phát lại
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Thừa phát lại và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Thừa phát lại;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, thanh tra hoạt động Thừa phát lại;
c) Bồi dưỡng, đào tạo Thừa phát lại;
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại; cấp, thu hồi thẻ Thừa phát lại;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại7 quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quy hoạch, phát triển nghề Thừa phát lại ở địa phương; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Thừa phát lại;
b) Cho phép thành lập, giải thể Văn phòng Thừa phát lại;
c) Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại.
4. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại8 quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện các thủ tục trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Thừa phát lại;
b) Tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại9 cho phép thành lập, giải thể Văn phòng Thừa phát lại;
c) Cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại;
d) Kiểm tra, thanh tra hoạt động của Thừa phát lại;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Chính sách ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức hành nghề Thừa phát lại
1. Nhà nước khuyến khích cá nhân tham gia hành nghề Thừa phát lại
2. Văn phòng Thừa phát lại được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian thực hiện thí điểm.
THỪA PHÁT LẠI, VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Không có tiền án;
3. Có bằng cử nhân luật;
4. Đã công tác trong ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;
5. Có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
6. Không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Thẩm quyền bổ nhiệm Thừa phát lại
Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại10.
Điều 12. Thủ tục bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Người muốn được bổ nhiệm làm Thừa phát lại phải có hồ sơ gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại11. Hồ sơ bao gồm: Đơn xin bổ nhiệm làm Thừa phát lại; giấy chứng nhận sức khỏe; lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp; bản sao các văn bằng, chứng chỉ và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
2. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, nếu thấy có đủ điều kiện thì đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn xin làm Thừa phát lại.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét bổ nhiệm Thừa phát lại trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
4. Người được bổ nhiệm làm Thừa phát lại được Bộ Tư pháp cấp thẻ Thừa phát lại.
Điều 13. Miễn nhiệm Thừa phát lại
Thừa phát lại có thể bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
1. Miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân Thừa phát lại.
2. Bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Không hành nghề Thừa phát lại kể từ ngày được bổ nhiệm từ 6 tháng trở lên, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị xử lý vi phạm bằng hình thức cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm;
e) Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề nghị của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại12 quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn xin miễn nhiệm gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại13 và văn bản đề nghị của Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại14.
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải có tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại và quyết định thu hồi thẻ Thừa phát lại.
Điều 14. Xử lý vi phạm của Thừa phát lại
1. Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, Thừa phát lại có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Ngoài hình thức xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 của Điều này, Thừa phát lại có thể còn bị xử lý bằng hình thức sau:
a) Miễn nhiệm và thu hồi thẻ Thừa phát lại, trừ trường hợp việc xử lý vi phạm hành chính đã bao gồm hình thức xử lý này.
b) Truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu có thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử lý vi phạm:
a) Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính,
b) Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử lý vi phạm bằng hình thức miễn nhiệm và thu hồi thẻ Thừa phát lại.
c) Việc xử lý về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật.
MỤC 2. VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
Điều 15. Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại
2. Tên gọi Văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức Văn phòng Thừa phát lại gồm:
a) Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại.
b) Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại Văn phòng Thừa phát lại.
c)15 Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 6, Điều 10 của Nghị định này và phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên.
d) Nhân viên kế toán;
đ) Nhân viên hành chính khác (nếu có).
4. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy và do Bộ Công an quy định.
5. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, chế độ tài chính của Văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này, trong trường hợp Nghị định này không quy định thì áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp.
6.16 Chế độ thông tin, báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như sau:
a) Định kỳ quý và hàng năm, Văn phòng Thừa phát lại báo cáo Sở Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của mình.
Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương.
Ngoài báo cáo định kỳ, Văn phòng Thừa phát lại báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp thực hiện các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại địa phương.
b) Ngoài báo cáo về tổ chức và hoạt động quy định tại điểm a khoản 6 của Điều này, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát, quản lý tài chính, thuế theo quy định của pháp luật.
c) Bộ Tư pháp quy định sổ sách, biểu mẫu nghiệp vụ, chế độ thông tin, báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại.
Điều 16. Điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại
Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải có các điều kiện sau:
1. Trụ sở Văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.
2. Tổ chức bộ máy theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này.
Điều 17. Thủ tục thành lập Văn phòng Thừa phát lại
1. Thừa phát lại thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại17. Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
b) Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại quy định tại Điều 16 Nghị định này.
c) Bản sao quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại18 xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
1. Điều kiện để đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại:
a) Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;
b) Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại19;
c) Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động và giấy tờ chứng minh điều kiện đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại quy định tại khoản 1 của Điều này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại20 cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Thừa phát lại được hoạt động kể từ ngày Sở Tư cấp giấy đăng ký hoạt động.
3. Khi thay đổi trụ sở, tên gọi hoặc danh sách Thừa phát lại Văn phòng Thừa phát lại phải có thông báo ngay bằng văn bản cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại21 nơi đăng ký hoạt động. Trong trường hợp thay đổi trụ sở hoặc tên gọi, Văn phòng Thừa phát lại được cấp lại giấy đăng ký hoạt động.
4. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi của Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho Cục thuế, Cơ quan thống kê, Công an, Ủy ban nhân dân cấp huyện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại22 và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
5. Người thành lập Văn phòng Thừa phát lại không được chuyển nhượng, cho thuê lại Văn phòng Thừa phát lại.
Điều 19. Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại;
b) Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại hành nghề trong Văn phòng Thừa phát lại;
c) Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
2. Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng báo những nội dung giấy đăng ký hoạt động được cấp lại theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 20. Xử lý vi phạm đối với Văn phòng Thừa phát lại
1. Tùy tính chất và mức độ vi phạm, Văn phòng Thừa phát lại có thể bị xử lý bằng một trong các hình thức sau:
a) Tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 12 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động và thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
2. Việc vi phạm của Văn phòng Thừa phát lại có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử lý vi phạm:
a) Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại23 có thẩm quyền xử lý vi phạm với hình thức quy định tại điểm a, khoản 1 của Điều này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại24 có quyền xử lý vi phạm với hình thức quy định tại điểm b, khoản 1 của Điều này.
THỦ TỤC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA THỪA PHÁT LẠI
MỤC 1. TỐNG ĐẠT VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ CỦA TÒA ÁN
Điều 21. Thẩm quyền, phạm vi tống đạt25
1. Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở đề nghị của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác.
2. Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự tại Khoản 1 của Điều này ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
Điều 22. Giao, nhận văn bản tống đạt
Cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án phải lập danh mục các quyết định, giấy tờ cần tống đạt bàn giao cho Văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ thời gian cần thực hiện xong việc tống đạt. Danh mục các quyết định, giấy tờ cần tống đạt phải lập thành 02 bản, khi bàn giao đại diện Văn phòng Thừa phát lại, đại diện của Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án phải ký vào danh mục tài liệu, mỗi bên giữ 01 bản.
Quyết định, giấy tờ cần tống đạt nhận từ Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án phải được vào sổ theo dõi của Văn phòng Thừa phát lại.
1. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện.
2. Thủ tục thực hiện việc thông báo về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
3. Thủ tục thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.
4. Việc tống đạt được coi là hoàn thành nếu đã được thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này. Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt, kèm theo các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ thụ lý quyết định, giấy tờ cần tống đạt.
5. Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
Điều 24. Thỏa thuận về việc tống đạt26
1. Thỏa thuận tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án dưới hình thức hợp đồng theo phương thức Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự chuyển giao tất cả các loại văn bản đã thỏa thuận cho Văn phòng Thừa phát lại tống đạt và Văn phòng Thừa phát lại không được từ chối khi được yêu cầu tống đạt. Hợp đồng dịch vụ tống đạt gồm các nội dung chính sau:
a) Văn bản cần tống đạt;
b) Thời gian thực hiện hợp đồng;
c) Thủ tục việc tống đạt;
d) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
đ) Phí thực hiện tống đạt.
2. Một Cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Tòa án chỉ được ký hợp đồng tống đạt với một Văn phòng Thừa phát lại. Một Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng tống đạt với nhiều Cơ quan thi hành án dân sự hoặc nhiều Tòa án trên địa bàn tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
Điều 25. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng27
1. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
1. Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
2. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực.
3. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
4. Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại28 để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.
5.29 Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại. Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định này. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.
Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
Điều 27. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
1. Vi bằng lập thành văn bản viết bằng tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
b) Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
c) Người tham gia khác (nếu có);
d) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
đ) Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
e) Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
g) Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.
2. Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Điều 28. Giá trị pháp lý của vi bằng do Thừa phát lại lập
1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
2. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Thỏa thuận về việc lập vi bằng
1. Cá nhân, tổ chức muốn lập vi bằng phải thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau:
a) Nội dung cần lập vi bằng;
b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
c) Chi phí lập vi bằng;
d) Các thỏa thuận khác, nếu có.
2. Việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Người yêu cầu phải cung cấp các thông tin và các tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng, nếu có.
3. Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ theo dõi việc thỏa thuận lập vi bằng.
MỤC 3. XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Điều 30. Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án30
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Khi thực hiện việc xác minh, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó.
Điều 31. Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án31
1. Trên cơ sở yêu cầu và thỏa thuận xác minh về điều kiện thi hành án, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định xác minh; quyết định phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được vào sổ thụ lý.
2. Việc xác minh được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp. Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình Thẻ Thừa phát lại, công bố quyết định và phải lập biên bản về việc xác minh. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh.
Các quy định khác của pháp luật về thi hành án dân sự cũng được áp dụng trong việc xác minh điều kiện thi hành án.
3. Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan đăng ký tài sản khác và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.
4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dụng.
Điều 32. Sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án
1. Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án vụ việc căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
2. Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan, chính xác thì Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại khác có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Điều 33. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án
1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án. Văn bản thỏa thuận phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện tài sản hay các điều kiện khác của đương sự;
b) Thời gian thực hiện việc xác minh;
c) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
d) Chi phí xác minh;
đ) Các thỏa thuận khác, nếu có.
2. Văn phòng Thừa phát lại phải ghi nhận việc thỏa thuận trên vào sổ theo dõi.
MỤC 4. TRỰC TIẾP THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH THEO YÊU CẦU CỦA ĐƯƠNG SỰ
Điều 34. Thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại
1. Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:
a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng;
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng.
2.32 Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện trong trường hợp Thừa phát lại thi hành án theo thẩm quyền liên quan đến tài sản phát sinh ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
Điều 35. Quyền yêu cầu thi hành án
1. Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa phát lại hoặc Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
Đương sự có quyền yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
2. Thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Điều 36. Thủ tục chung về thi hành án của Thừa phát lại33
1. Thừa phát lại thực hiện các thủ tục về thi hành án theo quy định của Nghị định này. Trong trường hợp Nghị định này không quy định thì áp dụng theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
2. Các Văn phòng Thừa phát lại, Cơ quan thi hành án dân sự phải phối hợp với nhau trong việc cung cấp thông tin, thông báo, xác minh điều kiện thi hành án, áp dụng các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án và thanh toán tiền thi hành án.
Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định do một người có nghĩa vụ thi hành thì cùng một thời điểm, người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản.
Nếu trong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được thi hành án mà trong đó có người yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành, có người yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì Cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành án.
Đối với các vụ việc đã được tổ chức thi hành tại cơ quan thi hành án dân sự nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án và yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành hoặc ngược lại thì nội dung yêu cầu phải nêu rõ kết quả thi hành trước đó, những nội dung yêu cầu tổ chức thi hành tiếp và nội dung bảo lưu kết quả thi hành trước đó (nếu có). Văn phòng Thừa phát lại, cơ quan thi hành án dân sự có thể chấp thuận đề nghị bảo lưu kết quả thi hành trước đó của đương sự để làm căn cứ tiếp tục tổ chức thi hành án.
3. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm Thừa phát lại có trách nhiệm hướng dẫn việc phối hợp trong thi hành án giữa các Cơ quan thi hành án dân sự với Văn phòng Thừa phát lại và giữa các Văn phòng Thừa phát lại với nhau trên địa bàn.
Điều 37. Quyết định thi hành án
1. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận thi hành án với người yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Quyết định thi hành án có các nội dung:
a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;
b) Ngày, tháng, năm ra văn bản;
c) Nội dung yêu cầu người phải thi hành án thi hành;
d) Thời hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành.
3. Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ theo dõi quyết định thi hành án.
4. Quyết định thi hành án phải được gửi cho Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện tại nơi có Văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thi hành.
Điều 38. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án
Thừa phát lại có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại khoản 3, Điều 66 của Luật Thi hành án dân sự. Khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ như Chấp hành viên, thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 66, Điều 67, Điều 68 và Điều 69 của Luật Thi hành án dân sự.
Điều 39. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Sau khi hết thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi hành án, Thừa phát lại có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quy định tại Điều 71 của Luật thi hành án dân sự, trừ trường hợp đề nghị Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại34 ra quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại ra quyết định cưỡng chế thi hành án;
b) Căn cứ ra quyết định cưỡng chế;
c) Đối tượng và biện pháp cưỡng chế thi hành án áp dụng;
d) Thời gian, địa điểm áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.
3. Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, Thừa phát lại có quyền, nghĩa vụ như Chấp hành viên và thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Điều 40. Áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp huy động lực lượng bảo vệ35
1. Trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ, Văn phòng Thừa phát lại phải báo cáo, xin ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự cấp huyện nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
2. Trên cơ sở ý kiến của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại lập kế hoạch cưỡng chế, báo cáo Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, kèm theo hồ sơ thi hành án để Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự xem xét, phê duyệt kế hoạch cưỡng chế và ra quyết định cưỡng chế thi hành án.
Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Văn phòng Thừa phát lại, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự xem xét phê duyệt kế hoạch và ra quyết định cưỡng chế thi hành án; trường hợp cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có ý kiến trong thời hạn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Văn phòng Thừa phát lại.
Trường hợp không nhất trí thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Sau khi được phê duyệt và ra quyết định cưỡng chế thi hành án, Thừa phát lại thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự và quy định của Nghị định này về cưỡng chế thi hành án.
Điều 41. Chi phí cưỡng chế thi hành án36
1. Người phải thi hành án, người được thi hành án chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
2. Thừa phát lại chịu chi phí cưỡng chế thi hành án nếu việc cưỡng chế phải thực hiện lại do lỗi của Thừa phát lại.
Điều 42. Thanh toán tiền thi hành án
Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án, được thanh toán như sau:
1.37 Số tiền thi hành án thu được từ vụ việc nào thì Thừa phát lại chi trả cho người được thi hành án theo văn bản yêu cầu của vụ việc đó sau khi trừ chi phí thi hành án mà người phải thi hành án chịu theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Số tiền còn lại, Thừa phát lại phải trả lại cho người phải thi hành án.
2. Nếu người phải thi hành án phải thi hành đối với nhiều người được thi hành án khác nhau do cùng một Văn phòng Thừa phát lại thụ lý, thi hành, thì số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào được thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó. Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán. Việc thanh toán thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần;
b) Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.
Nếu trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;
3. Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án.
4. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thu được tiền, Thừa phát lại phải thực hiện việc thanh toán tiền thi hành án quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều này.
6. Văn phòng Thừa phát lại phải phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự trong việc xử lý tài sản của người phải thi hành án để đảm bảo thi hành án.
Điều 43. Chấm dứt việc thi hành án
1. Việc thi hành án của Thừa phát lại chấm dứt trong các trường hợp sau:
a) Người phải thi hành án đã thực hiện xong các nghĩa vụ thi hành án theo văn bản yêu cầu thi hành án hoặc người phải thi hành án, người được thi hành án là cá nhân chết, tổ chức, doanh nghiệp bị phá sản, giải thể mà không có ai kế thừa quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;
b) Vụ việc bị đình chỉ theo quy định của pháp luật;
c) Theo thỏa thuận giữa Thừa phát lại và đương sự.
2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt thi hành án của Thừa phát lại:
a) Khi việc thi hành án chấm dứt, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu thi hành án phải thanh lý văn bản yêu cầu thi hành án;
b) Đối với số tiền, tài sản còn tồn đọng không có người nhận, thì Văn phòng Thừa phát lại xử lý theo quy định của Luật thi hành án dân sự và pháp luật về tài sản vắng chủ.
Điều 44. Thỏa thuận về thi hành án
1. Người yêu cầu thi hành án và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về việc thi hành án. Văn bản thỏa thuận thể hiện dưới hình thức hợp đồng và có các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án;
b) Các khoản yêu cầu thi hành theo bản án, quyết định;
c) Chi phí, phương thức thanh toán;
d) Các thỏa thuận khác, nếu có.
Văn bản thỏa thuận thi hành án được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Văn phòng Thừa phát lại phải vào sổ thụ lý văn bản thỏa thuận về thi hành án.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI
Điều 45. Giải quyết khiếu nại, tranh chấp đối với hoạt động Thừa phát lại38
1. Đương sự và những người liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thừa phát lại, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện các công việc của Thừa phát lại.
2. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
a) Đối với khiếu nại về thi hành án dân sự, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại về hành vi, quyết định của Thừa phát lại thuộc Văn phòng mình trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự giải quyết khiếu nại lần hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành.
Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại về hành vi, quyết định của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại về thi hành án đã có hiệu lực thi hành.
Các quy định khác về giải quyết khiếu nại về thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
b) Việc giải quyết khiếu nại trong việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, hình sự, hành chính.
c) Đối với các khiếu nại khác liên quan đến hoạt động của Thừa phát lại, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định giải quyết lần đầu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết khiếu nại trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
3. Các tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng liên quan đến việc thực hiện công việc của Thừa phát do cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 46. Giải quyết tranh chấp việc lập vi bằng của Thừa phát lại
Đối với việc lập vi bằng, nếu có tranh chấp thì các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 47. Giải quyết tố cáo trong hoạt động của Thừa phát lại39
Việc tố cáo và giải quyết tố cáo trong hoạt động của Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Luật tố cáo và văn bản liên quan.
Điều 48. Kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại
Việc kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và quy định pháp luật liên quan.
1. Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng khi thực hiện thí điểm Thừa phát lại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 09 tháng 9 năm 2009.
Điều 50. Xử lý các vấn đề khi giải thể, chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại
1. Việc xử lý trách nhiệm vật chất thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
2. Hồ sơ thi hành án dân sự được chuyển cho Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại41 bảo quản theo chế độ lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự. Vi bằng và các tài liệu liên quan được chuyển cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại42.
1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại43 chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tuyển chọn, bổ nhiệm và thành lập một số Văn phòng Thừa phát lại theo kế hoạch phê duyệt Đề án của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại44 xây dựng kế hoạch triển khai Nghị định này trong thời gian thực hiện thí điểm từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 đến ngày 01 tháng 7 năm 2012; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Thừa phát lại thực hiện công việc của mình./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
1 Tên này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
2 Phần căn cứ của Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013 quy định như sau:
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII về việc thi hành Luật thi hành án dân sự;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội khóa XIII về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh,”
3 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
4 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
5 Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
6 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
7 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
8 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
9 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
10 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
11 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
12 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
13 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
14 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
15 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
16 Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
17 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
18 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
19 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
20 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
21 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
22 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
23 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
24 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
25 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
26 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
27 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
28 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
29 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
30 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 10 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
31 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
32 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 12 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
33 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 13 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
34 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
35 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 14 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
36 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
37 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
38 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 17 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
39 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 18 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
40 Điều 3 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013 quy định như sau:
"Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
2. Đối với các vụ việc đã được Thừa phát lại thực hiện một phần trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành và đúng quy định pháp luật thì kết quả thực hiện được công nhận; việc thực hiện tiếp theo phải tuân thủ các quy định của Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
4. Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này."
41 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
42 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
43 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
44 Cụm từ “thành phố Hồ Chí Minh” được thay thế bởi cụm từ “tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” theo quy định tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 12 năm 2013.
Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 18/10/2013 | Cập nhật: 19/10/2013
Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 24/07/2009 | Cập nhật: 29/07/2009
Quyết định 807-TTg năm 1996 bổ sung thành viên Ban chỉ đạo về phát triển thuỷ lợi và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long Ban hành: 31/10/1996 | Cập nhật: 16/12/2009
Quyết định 59-CT về việc thực hiện kế hoạch hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa năm 1988 Ban hành: 07/03/1988 | Cập nhật: 15/12/2009
Thông tư 1 năm 1974 quy định phạm vi, giờ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm, khu vực phát bưu phẩm ở các cơ sở Bưu điện Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 2 năm 1974 quy định cách thức gói bọc riêng, cách xử lý riêng đối với những bưu phẩm đựng vật phẩm đặc biệt Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 3 năm 1974 quy định việc mở nghiệp vụ bưu kiện, mở công vụ đặc biệt về bưu điện, điều kiện và giới hạn trao đổi bưu kiện; nơi gửi, nơi nhận, giờ gửi, nhận, kích thước, khối lượng… Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Sắc lệnh số 44 về việc lập Ban trung ương vận động đời sống mới Ban hành: 03/04/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 43 về việc mỗi Kỳ một "Hội đồng phán định thẩm quyền giữa Toà án quân sự, Toà án đặc biệt và Toà án thường" do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 03/04/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 42 về việc ấn định thủ tục truy tố các khinh tội hay trọng tội khi phạm nhân là Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban hành chính Kỳ hay tỉnh và Đại biểu Quốc hội do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 03/04/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 41 về việc quy định chế độ báo chí do Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 29/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 40 về việc bảo vệ tự do cá nhân do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 29/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 36 về việc tổ chức Bộ xã hội Ban hành: 27/03/1946 | Cập nhật: 06/05/2009
Sắc lệnh số 38 về việc thiết lập trong Bộ quốc gia giáo dục một Nha thanh niên và thể dục Ban hành: 27/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 37 về việc cử các cán bộ lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ xã hội Ban hành: 27/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 39 về việc cử ông Phạm Thành Vinh giữ chức Chánh văn phòng Bộ quốc phòng Ban hành: 27/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 34 về việc tổ chức Bộ quốc phòng Ban hành: 25/03/1946 | Cập nhật: 23/05/2009
Sắc lệnh số 35 về việc cử các cán bộ lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ quốc phòng Ban hành: 25/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 32 về việc phân chia các ngân sách và mục đề ngoài ngân sách , để sửa đổi Điều thứ 3 Sắc lệnh số 17 ngày 31 tháng 1 năm 1946 phân chia các ngân sách và mục đề ngoài ngân sách của Bình dân ngân quỹ tổng cục cho hai cơ quan: Nông nghiệp tín dụng và kinh tế tín dụng Ban hành: 22/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 33 về việc ấn định các cấp bậc, quân phục, phù hiệu cho lục quân toàn quốc Ban hành: 22/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 31 về việc cử ông Phạm Khắc Hoè giữ chức Đổng lý Văn phòng Bộ nội vụ thay ông Hoàng Minh Giám Ban hành: 22/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 30 về việc cử ông Nguyễn Dương giữ chức Giám đốc Việt Nam Công an vụ do Chủ tịch Chính phủ Ban hành: 22/03/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 27 về việc truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát Ban hành: 28/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 19 về việc cho phép ngân hàng Quốc gia Việt nam được phát hành hai loại giấy bạc (20đ và 50 đ) do Chủ tịch Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà ban hành Ban hành: 08/05/1951 | Cập nhật: 12/12/2008
Sắc lệnh số 25 về việc sửa đổi Sắc lệnh số 23 ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam Ban hành: 25/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 26 về việc truy tố các việc phá huỷ công sản Ban hành: 25/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 24 về việc trợ cấp các công chức tình nguyện dự vào công việc tăng gia sản xuất ở miền Cao Bằng Ban hành: 21/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 23 về việc thành lập Việt Nam Công an vụ thuộc Bộ nội vụ Ban hành: 21/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 21 về việc tổ chức các Toà án quân sự Ban hành: 14/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 20 về việc bãi bỏ Sở kiểm soát tài chính Ban hành: 06/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 19 về việc giải tán Hội "Bắc kỳ trung ương phổ tế" và các hội phổ tế ở Bắc Kỳ Ban hành: 05/02/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 17 về việc sát nhập các cơ quan vào tài sản của Bình dân ngân quỹ tổng cục vào Nha nông nghiệp tín dụng và Nha kinh tế tín dụng Ban hành: 31/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 14 về việc thiết lập tại Bộ thanh niên một Nha thể dục trung ương Ban hành: 30/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 16 về việc lập tại Hà Nội một cơ quan thay cho Phòng Canh Nông Bắc Kỳ lấy tên là "Phòng canh nông Bắc Bộ Việt Nam" Ban hành: 30/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 13 về việc tổ chức các toà án và các ngạch thẩm phán Ban hành: 24/01/1946 | Cập nhật: 09/10/2012
Sắc lệnh số 12 đặt các Nha kinh tế các Bộ, các Phòng thương mại, các Sở ngũ cốc cùng những cơ quan phụ thuộc dưới quyền điều khiển trực tiếp Bộ kinh tế Ban hành: 24/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 11 về việc tổ chức chính quyền nhân dân tại các thị xã lớn Ban hành: 24/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 10 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hành chính ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ để sửa đổi Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hành chính ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ Ban hành: 23/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 08 về việc giải tán Hội "Fondation Jules Brévié" Ban hành: 18/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 7 về việc bổ khuyết Sắc lệnh ngày 13 tháng 9 năm 1945 thiết lập Toà án quân sự Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 05 về viêc huỷ bỏ quyền khai trương đường hoả xa Hải Phòng - Vân Nam mà Chính phủ Pháp đã cho Công ty hoả xa Vân Nam do hợp đồng ký ngày 15 tháng 6 năm 1901 Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 6 về việc truy tố những người can tội ăn trộm, ăn cắp, tự ý phá huỷ cắt dây điện thoại và dây điện tín Ban hành: 15/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 04 về việc cử thêm những nhân viên trong "Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết" Ban hành: 14/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 43 về việc thiết lập một quỹ tự trị cho trường đại học Việt nam Ban hành: 10/10/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 44 về việc thiết lập một hội đồng cố vấn học chính Ban hành: 10/10/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 41 về việc bãi bỏ các sở trước thuộc phủ toàn quyền Đông dương và sáp nhập các sở đó vào các bộ của Chính phủ lâm thời Việt nam Ban hành: 03/10/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 40 về việc đặt một toà án quân sự ở Nha trang Ban hành: 29/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 38 về việc bãi bỏ các hạng môn bài chính tang dưới 50đ và miễn số bách phân phụ thu cho các hạng môn bài từ 50đ trở nên Ban hành: 27/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh 39 năm 1945 về việc một uỷ ban để thảo thể lệ cuộc tổng tuyển cử sắc lệnh Ban hành: 26/09/1945 | Cập nhật: 10/12/2009
Sắc lệnh số 36 về việc bãi bỏ các nghiệp đoàn trong toàn cõi Việt nam Ban hành: 22/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 35 về việc sức cho nhân dân phải tôn trọng đền, chùa, làng tẩm nhà thờ tất cả các nơi có tính cách tôn giáo Ban hành: 20/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 34 năm 1945 về việc lập một Uỷ ban dự thảo và đệ trình Quốc hội một bản Hiến pháp cho Việt nam dân chủ cộng hoà Ban hành: 20/09/1945 | Cập nhật: 10/12/2009
Sắc lệnh số 31 về việc buộc phải khai trình những cuộc biểu tình trước 24 giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại Ban hành: 13/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 32 về việc bãi bỏ 2 ngạch quan hành chính và quan tư pháp Ban hành: 13/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 33 về việc cử bác sĩ Hoàng Tích Trí giữ chức thứ trưởng Bộ y tế Ban hành: 13/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 30 về việc giải tán "Việt nam Hưng quốc thanh niên hội" và "Việt nam thanh niên ái quốc hội" Ban hành: 12/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh sô 26 về việc tạm giữ những luật lệ hiện hành của sở Tổng thanh muối và thuốc phiện và các sở Thương chính Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 27 về việc đặt "Sở Thuế quan và Thuế Gián thu" Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 06/05/2009
Sắc lệnh số 28 về việc lập ra một sở "thuế quan và thuế gián thu" Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 29 về định rằng nha trước bạ Việt nam , để bãi bỏ 2 đạo Nghị định ngày 15 và 22-12-1941 và định rằng nha trước bạ Việt nam không phải thi hành quyền sai áp hành chính các tài sản của tư nhân thuộc quốc tịch các nước Hoa kỳ, Anh, Hà lan Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 23 về việc cử ông Vĩnh Thuỵ làm cố vấn chính phủ lâm thời Dân chủ cộng hoà Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 25 về việc ấn định thể lệ cho phép bộ Tài chính lấy tiền ở kho bạc ra ngay mỗi khi cần cấp Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 22 về bãi đoạn a, điều thứ 2 trong Sắc lệnh ngày 1-9-1945 thiết quân luật tại Hà nội Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 15/09/2009
Sắc lệnh số 24 về việc trợ cấp cho quỹ Bắc bộ một số tiền là 1 triệu đồng Ban hành: 10/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 18 về việc bãi bỏ ngạch học quan Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 17 về việc đặt ra một bình dân học vụ Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 19 về việc lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 13 về việc sáp nhập vào Bộ quốc gia giáo dục Trường Viễn đông bác cổ các nhà bảo tàng các thư viện công và các học viện Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 15 về việc cử ông Đỗ Đức Dục sung chức Đổng lý Văn phòng bộ Quốc gia giáo dục Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 20 về việc định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 16 về việc đặt ra ngạch "thanh tra học vụ" Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 21 về việc cử ông Ngô Đình Nhu làm giám đốc nha lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 14 về việc mở cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc dân Đại hội Ban hành: 08/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 10 về việc để ông Vũ Văn Huyên, Chánh án toà án Hải Phòng ra ngoài ngạch và để tuỳ quyền ông Bộ trưởng Bộ kinh tế bổ dụng Ban hành: 07/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 12 về việc uỷ cho nhà giám đốc khoáng chất và kỹ nghệ tổ chức công việc sản xuất binh khí và đạn dược Ban hành: 07/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh 11 năm 1945 về việc bãi bỏ thuế thân và định dần chế độ thuế khoá hiện hành sẽ thay đổi dần Ban hành: 07/09/1945 | Cập nhật: 10/12/2009
Sắc lệnh số 09 về việc cho phép Chính phủ trưng thu những hiện vật Ban hành: 06/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 08 về việc giải tán "Đại Việt quốc gia xã hội Đảng" và "Đại Việt Quốc dân Đảng" Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 7 về việc để sự buôn bán và chuyên trở thóc gạo được tự do trong toàn hạt Bắc bộ Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012
Sắc lệnh số 06 về việc cấm nhân dân không được đăng lính bán thực phẩm, làm tay sai cho quân đội Pháp Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 05 về việc ấn định Quốc kỳ Việt nam Ban hành: 05/09/1945 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 3 về việc Thiết quân luật tại Hà Nội do Chủ tịch nứoc ban hành Ban hành: 01/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012