Thông tư 64/2014/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan làng văn hóa - du lịch các dân tộc Việt Nam
Số hiệu: 64/2014/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 19/05/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 10/06/2014 Số công báo: Từ số 575 đến số 576
Lĩnh vực: Thuế, phí, lệ phí, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THAM QUAN LÀNG VĂN HÓA - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002;

Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, như sau:

Điều 1. Đối tượng nộp phí và không nộp phí

1. Tổ chức, cá nhân khi tham quan Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam phải nộp phí tham quan theo quy định tại Điều 2 Thông tư này.

2. Các trường hợp không phải nộp phí khi tham quan Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam:

a) Trẻ em dưới 6 tuổi hoặc trẻ em có chiều cao dưới 1,2m;

b) Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

Điều 2. Mức thu phí

Mức thu phí được quy định như sau:

1. Đối với người lớn: 30.000 đồng/người/lượt.

2. Đối với sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghề: 10.000 đồng/người/lượt.

Sinh viên, học sinh (học viên) là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.

3. Đối với trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông: 5.000 đồng/người/lượt.

a) Trẻ em tại khoản 3 Điều này là người từ 6 đến dưới 16 tuổi. Trường hợp khó xác định là người dưới 16 tuổi phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc bất kỳ một giấy tờ khác chứng minh là người dưới 16 tuổi.

b) Học sinh là người có thẻ học sinh do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.

Điều 3. Các đối tượng được giảm phí

Giảm 50% mức phí tham quan Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đối với các trường hợp sau:

1. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa". Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

2. Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

3. Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 và điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

Người tham quan thuộc nhiều trường hợp giảm phí quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này thì chỉ được giảm 50% mức phí tham quan Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Điều 4. Quản lý và sử dụng phí thu được

Phí tham quan Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được quản lý, sử dụng như sau:

1. Cơ quan thu phí được để lại 90% số tiền phí thu được để trang trải cho việc thu phí theo quy định; trường hợp sử dụng không hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo quy định hiện hành.

2. Phần phí còn lại (10%), cơ quan thu phí nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

3. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu phí không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí, Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ, Thông tư số 153/2012/TT-BTC ngày 17/9/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2014.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Kiểm toán nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Thuế, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước Thành phố Hà Nội;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST (CST 5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

Điều 3. Mức độ khuyết tật

1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

...

Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật

...

3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Xem nội dung VB
Điều 2. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa gồm:

1. Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ.

2. Người có công với cách mạng:

a) Cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ ''tiền khởi nghĩa''.

b) Thân nhân liệt sĩ.

c) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

đ) Các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.

3. Người thuộc diện chính sách xã hội:

a) Người tàn tật, người già cô đơn.

b) Các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội.

c) Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Xem nội dung VB
Điều 2. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa gồm:

1. Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ.

2. Người có công với cách mạng:

a) Cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ ''tiền khởi nghĩa''.

b) Thân nhân liệt sĩ.

c) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

đ) Các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.

3. Người thuộc diện chính sách xã hội:

a) Người tàn tật, người già cô đơn.

b) Các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội.

c) Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Xem nội dung VB
Điều 2. Người cao tuổi

Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 3. Mức độ khuyết tật

...

2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

...

Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật

...

3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

...

b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

Xem nội dung VB




Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật Ban hành: 10/04/2012 | Cập nhật: 13/04/2012

Nghị định 06/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật người cao tuổi Ban hành: 14/01/2011 | Cập nhật: 18/01/2011

Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí Ban hành: 03/06/2002 | Cập nhật: 17/11/2012

Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001 Ban hành: 28/08/2001 | Cập nhật: 04/01/2013