Thông báo 317/TB-VPCP năm 2016 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về công tác cải cách hành chính
Số hiệu: 317/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Lê Mạnh Hà
Ngày ban hành: 07/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 317/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2016

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC TRƯƠNG HÒA BÌNH TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Ngày 25 và 26 tháng 9 năm 2016, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm Quận 1, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh và có buổi làm việc với Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh về công tác cải cách hành chính. Cùng dự buổi làm việc với Phó Thủ tướng có đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo các cơ quan: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyn thông, Khoa học và Công nghệ, Văn phòng Chính ph. Sau khi nghe lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của Thành phố thời gian qua và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là động lực phát triển khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, có đầy đủ điều kiện để phát triển ngang tầm các đô thị ln trong khu vực. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh ln thứ X đã xác định 07 chương trình đột phá nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó có chương trình cải cách hành chính, chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chống ngập nước và ứng phó với biến đi khí hậu... Để triển khai thành công các chương trình đột phá này, Thành phố cần thực hiện tốt các đột phá chiến lược, trong đó đặc biệt chú ý đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử.

1. Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm và những kết quả đạt được trong thời gian qua trong công tác cải cách hành chính của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, nổi bật là:

- Thành phố đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính đã được chính quyền Thành phố thực hiện một cách quyết liệt, với nhiều cách làm mới, sáng tạo. Đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi để người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

- Đã hoàn thành việc thống kê, rà soát và chuẩn hóa dữ liệu về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. Việc công khai, niêm yết các bộ thủ tục hành chính tại nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, đăng công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận, tra cứu, thực hiện.

Cơ chế một cửa đã được triển khai tại 100% các cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố. Đã triển khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính liên thông giữa Ủy ban nhân dân quận, huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên lĩnh vực đất đai, xây dựng, hộ tịch, đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế tại 24/24 Ủy ban nhân dân quận, huyện.

- Thành phố đã tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp với Chính quyền Thành phố về các lĩnh vực như thuế, hải quan, lao động, bảo hiểm xã hội, công nghệ thông tin, thương mại, đầu tư, cải cách thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

- Việc rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy được Thành phố quan tâm thực hiện theo tinh thần tinh gọn, giảm đầu mối, hiệu lực, hiệu quả; chủ động đẩy mạnh phân cấp cho các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện theo hướng xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, cơ quan.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công đã được Thành phố quan tâm đẩy mạnh. Cổng thông tin điện tử Thành phố hoạt động thường xuyên, liên tục, kịp thời cập nhật các thủ tục hành chính; đã xây dựng và cung cấp 426 dịch vụ công trc tuyến mức độ 3 và 58 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, hướng đến cung cấp dịch vụ trực tuyến 100%; đã triển khai áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

2. Tuy nhiên, công tác cải cách hành chính của Thành phố còn một số hạn chế cần khắc phục:

- Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức tại một số nơi chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng hách dịch, nhũng nhiễu, quan liêu.

- Việc giải quyết thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực chưa đạt yêu cầu, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, đăng ký kinh doanh. Một số hồ sơ có thời gian giải quyết kéo dài so với quy định. Còn tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức khi thực hiện các thủ tục hải quan tại Thành phố.

- Việc thực hiện tinh giản biên chế của Thành phố chậm, chưa đạt yêu cầu.

- Chỉ số cải cách hành chính năm 2015 của Thành phố bị tụt hạng so với các năm trước, xếp thứ 18/63, giảm 12 bậc.

Năm 2015, Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của Thành phố dù vẫn ở mức tốt nhưng cũng đã tụt 02 hạng so với năm 2014 (06/63). Một số chỉ số thành phần ở mức dưới trung bình, chưa tương xứng với vị trí dẫn đầu của Thành phố.

Chsố hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2015 vẫn ở mức thấp (xếp hạng 47/63).

Những hạn chế nêu trên là rào cản đối với sự phát triển của Thành phố, cản trở mục tiêu xây dựng Thành phố trở thành thành phố thông minh, thân thiện...

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI

Phát huy những lợi thế, khắc phục khó khăn, Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực triển khai những nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội như được nêu trong báo cáo, trong đó lưu ý một số công việc sau:

1. Tiếp tục triển khai Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Đề ra những giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

2. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp (tập trung vào nhóm các thủ tục hành chính phục vụ hội nhập quốc tế, khởi sự doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, du lịch, đất đai, hạ tầng kỹ thuật đô thị, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng...). Gn cải cách thủ tục hành chính với đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng Chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ.

Niêm yết thủ tục hành chính trên các lĩnh vực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Thực hiện việc xin lỗi công dân đối với các trường hp hồ sơ trễ hẹn do lỗi của cơ quan hành chính nhà nước và giải thích cụ thể đối với các trường hợp trả lại hồ sơ.

3. Đẩy mạnh thực hiện trao đổi văn bn giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử; bảo đảm sử dụng thường xuyên hệ thống thư điện tử Thành phố trong trao đổi công việc, lưu ý đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho hệ thống thông tin; nâng mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và mức độ 4; cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử theo quy định.

4. Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức. Thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Nâng cao chất lượng tinh thần trách nhiệm, kỹ năng tác nghiệp và thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, hiệu quả, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ. Thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý, đánh giá công chức, viên chức, bảo đảm khách quan, trung thực; tạo điều kiện bình đẳng cho mọi công dân thi tuyển vào cơ quan nhà nước.

5. Hoàn thiện tổ chức các cơ quan chuyên môn theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Khắc phục những nhược điểm, hạn chế trong thực hiện cải cách hành chính, nhất là về cải cách thủ tục hành chính, về tinh thần trách nhiệm, kỹ năng tác nghiệp và thái độ ứng xử của cán bộ, công chức tại các bộ phận một cửa, một cửa liên thông; xử lý kịp thời vi phạm pháp luật.

III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA THÀNH PHỐ

1. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu đề xuất của Thành phố về hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác cải cách hành chính; về rà soát, pháp điển hóa, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ Tư pháp hướng dẫn việc triển khai Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có nội dung về rà soát, kiểm tra văn bản; kiểm soát thủ tục hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

Bộ Nội vụ hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai Luật Tổ chức chính quyền địa phương; chú trọng cơ chế phân cấp, ủy quyền, phù hợp với quy chế pháp lý và đặc thù quản lý đô thị.

2. Về quy định cụ thể về “công vụ” và “thanh tra công vụ”:

Các cơ quan của Thành phố phát huy vai trò, triển khai thực hiện tốt thanh tra công vụ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo các quy định trong Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 90/2012/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nội vụ.

Bộ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, quy định cụ thể về “công vụ”.

3. Về ban hành quy chế quy định trách nhiệm trả lời của Bộ, ngành Trung ương đi với kiến nghị, vướng mc trong quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính:

Các bộ, cơ quan Trung ương thực hiện nghiêm Quy chế làm việc của Chính phủ, của Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân trong quá trình phối hợp giải quyết công việc, trong đó có giải quyết thủ tục hành chính và kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; kiến nghị hoàn thiện kịp thời các Quy chế làm việc.

4. Về Chương trình Chính phủ điện tử và xây dựng cơ sở dữ liệu tổng thể của quốc gia:

Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ đã giao các nhiệm vụ cụ thể về triển khai Chính phủ điện tử và phân công trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, trong đó bao gồm: Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cp xã... thiết lập cổng dịch vụ công quốc gia trên cơ sở hình thành từ các hệ thống thông tin vthủ tục hành chính, dân cư, đất đai, xây dựng và doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, Thành phố phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ để tháo gỡ.

5. Về cải cách tài chính công, chính sách tiền lương và xã hội hóa một số lĩnh vực phù hợp:

Bộ Nội vụ hoàn thiện Đề án về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Bộ Tài chính đề xuất giải pháp cải cách tài chính công; phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan, địa phương đánh giá tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công; đề xuất chủ trương, giải pháp mang tính đột phá nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong 10-20 năm tới; kiến nghị về vai trò của Nhà nước, các thành phần kinh tế trong cung cấp dịch vụ công; về cơ chế, chính sách và phân công, phân cấp thực hiện để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công; nghiên cứu kiến nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố về cho phép chủ động phân bổ mức khoán hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức theo khnăng của ngân sách Thành phố.

6. Bộ Nội vụ nghiên cứu các kiến nghị của Thành phố về hướng dẫn tiêu chí một cửa hiện đại để các địa phương áp dụng, chế độ, chính sách cho công chức làm đầu mối công tác cải cách hành chính và thi gian công bố chỉ số cải cách hành chính.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- TTgCP, PTTg Thường trực Trương Hòa Bình;
- Các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ;
- UBND Thành phố Hồ Chí Minh;
- VPCP: BTCN, PCN Lê Mạnh H
à, PCN Nguyễn Xuân Thành, Đ/c Kiều Đình Thụ, Tổng GĐ Cổng TTĐT; các Vụ: TH, KTTH, KGVX, V.III;
- Lưu VT, TCCV (03).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Lê Mnh Hà

 





Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế Ban hành: 20/11/2014 | Cập nhật: 21/11/2014