Quyết định 88/QĐ-UBND năm 2014 hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2020
Số hiệu: | 88/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương | Người ký: | Trần Văn Nam |
Ngày ban hành: | 13/01/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 13 tháng 01 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Thông tư số: 09/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 10/2009/TT-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 663/TTr-STNMT ngày 27 tháng 12 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2020.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THU THẬP, TÍNH TOÁN CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 88/QĐ-UBND ngày 13/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Văn bản này hướng dẫn việc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Quyết định 1202/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định xây dựng và quản lý chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Quyết định 1202/QĐ-UBND).
Hướng dẫn này áp dụng đối với các sở, ban, ngành (sau đây gọi là các cơ quan, đơn vị), Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trong việc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
3. Các nguyên tắc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường
Các nguyên tắc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường bao gồm:
- Bảo đảm tính phù hợp;
- Bảo đảm tính nhất quán;
- Bảo đảm tính liên tục;
- Bảo đảm tính sẵn có;
- Bảo đảm tính kinh tế.
4. Mục đích của việc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường
- Cung cấp các thông số cho việc đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập báo cáo hiện trạng môi trường;
- Xây dựng kế hoạch quản lý, kiểm tra giám sát, đánh giá hiện trạng môi trường, đề xuất chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường;
- Nâng cao nhận thức về môi trường.
5. Cách thức tính toán chỉ thị môi trường
- Các chỉ thị môi trường được thu thập, tính toán gần đúng thông qua các hệ số theo công thức sau: Chỉ thị môi trường = Hệ số x Giá trị tính.
- Hệ số là các thông số mặc định được lựa chọn từ các đề tài nghiên cứu khoa học và quá trình thống kê, điều tra được áp dụng gần đúng nhất trong điều kiện của Bình Dương.
- Định kỳ 05 năm các hệ số sẽ được điều chỉnh phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
6. Kinh phí cho việc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường
Nguồn kinh phí cho việc thu thập, tính toán chỉ thị môi trường lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ hàng năm.
HƯỚNG DẪN THU THẬP, TÍNH TOÁN CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1. Chỉ thị thải lượng TSP, PM10, SO2, NO2, CO tổng số và theo ngành: giao thông, công nghiệp, năng lượng, xây dựng và sinh hoạt đô thị.
a) Phương pháp tính:
Thải lượng tổng số = Thải lượng giao thông + Thải lượng công nghiệp + Thải lượng năng lượng + Thải lượng xây dựng + Thải lượng sinh hoạt.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Thải lượng giao thông (tấn/năm) = ∑ (Hệ số phát thải của từng loại xe (g/km.xe) x Số km mỗi xe thuộc mỗi loại xe di chuyển trong 01 năm x Số lượng xe của từng loại xe x 10-6).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải của từng loại xe theo bảng sau:
Loại xe |
TSP |
PM10 |
SO2 |
NO2 |
CO |
Xe gắn máy |
0,12 |
0,0017 |
0,03 |
0,0475 |
21,8 |
Xe khách |
0,98 |
0,0662 |
1,86 |
18,715 |
11,1 |
Xe tải nhẹ (<3,5 tấn) |
0,2 |
0,0562 |
0,05 |
1,805 |
34,8 |
Xe tải nặng (>3,5 tấn) |
1,16 |
0,1007 |
1,86 |
18,715 |
11,1 |
Xe ô tô |
0,07 |
0,0039 |
0,18 |
1,805 |
34,8 |
Xe chuyên dụng |
1,16 |
0,10 |
1,86 |
18,71 |
11,1 |
+ Số km mỗi xe thuộc mỗi loại xe di chuyển trong một năm: Số liệu khảo sát thực tế.
+ Số lượng xe của từng loại xe: Sở Giao thông Vận tải, Công an tỉnh cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND .
- Thải lượng công nghiệp (tấn/năm) = Thải lượng trong khu công nghiệp (sau đây gọi tắt là KCN), cụm công nghiệp (sau đây gọi tắt là CCN) + Thải lượng ngoài KCN, CCN = ∑(Hệ số phát thải công nghiệp (kg/ngày/ha) x (Diện tích lấp đầy KCN, CCN + Diện tích các cơ sở sản xuất ngoài KCN, CCN) (ha)) x 10-3 x 365). Trong đó:
+ Hệ số phát thải công nghiệp theo bảng sau:
Hệ số phát thải |
TSP |
PM10 |
SO2 |
NO2 |
CO |
Giá trị |
7,2 |
4,13 |
78,28 |
13,4 |
2 |
+ Diện tích lấp đầy KCN, CCN: Ban quản lý các KCN Bình Dương, Sở Công thương cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.
+ Diện tích các cơ sở sản xuất ngoài KCN, CCN = 0,414 x Số cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN,CCN (Hệ số diện tích trung bình của một cơ sở sản xuất tạm tính là 0,414 ha).
- Thải lượng năng lượng (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải năng lượng (kg/MWh) x Tổng sản phẩm điện phát ra trong năm (MWh) x 10-3).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải năng lượng theo bảng sau:
Hệ số phát thải |
TSP |
PM10 |
SO2 |
NO2 |
CO |
Giá trị |
0,36 |
0,207 |
2,4 x 10-3 |
0,72 x 10-3 |
0,32 x 10-3 |
+ Tổng sản phẩm điện phát ra trong năm: Cục Thống kê cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND .
- Thải lượng xây dựng (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải xây dựng (kg/m2/năm) x Diện tích công trình, nhà ở xây dựng mới (m2) x 10-3).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải xây dựng theo bảng sau:
Hệ số phát thải |
TSP |
PM10 |
SO2 |
NO2 |
CO |
Giá trị |
0,162 |
0,0812 |
0 |
0 |
0 |
+ Diện tích công trình, nhà ở xây dựng mới: Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND .
- Thải lượng sinh hoạt đô thị (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải (kg/ngày/người) x Dân số đô thị (người) x 10-3 x 365).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải sinh hoạt theo bảng sau:
Hệ số phát thải |
TSP |
PM10 |
SO2 |
NO2 |
CO |
Giá trị |
0,000434 |
0,000249 |
0,908 x 10-4 |
0,712 x 10-4 |
0,0137 |
+ Dân số đô thị: Cục Thống kê cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND và thu thập từ Niên Giám thống kê của năm tính toán.
2. Chỉ thị hiệu suất năng lượng tiêu thụ so với phát triển kinh tế:
a) Phương pháp tính:
Hiệu suất năng lượng tiêu thụ = Tổng sản phẩm điện phát ra trong năm (Kwh) / Tổng giá trị sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá so sánh (triệu đồng).
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Tổng sản phẩm điện phát ra trong năm: Cục Thống kê cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.
- Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
HƯỚNG DẪN THU THẬP, TÍNH TOÁN CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA
1. Chỉ thị tổng lượng phân bón hóa học được sử dụng trong nông nghiệp:
a) Phương pháp tính:
Tổng lượng phân bón hóa học được sử dụng trong nông nghiệp = Tổng lượng phân bón hóa học cây công nghiệp + Tổng lượng phân bón hóa học cây ăn quả + Tổng lượng phân bón hóa học cây lương thực.
Trong đó, tổng lượng phân bón hóa học sử dụng cho từng loại cây trồng được tính như sau:
Tổng lượng phân bón hóa học sử dụng cho từng loại cây trồng (tấn/năm) = ∑(Hệ số lượng phân bón sử dụng cho một đơn vị diện tích của từng cây trồng (kg/ha) x Số mùa vụ trong năm (nếu có) x Tổng diện tích từng loại cây trồng (ha/năm) / 1000).
b) Nguồn thu thập số liệu:
- Hệ số lượng phân bón sử dụng trên một đơn vị diện tích theo bảng sau:
Loại cây |
Cây ăn quả (cam, quýt) |
Cây lương thực |
Cây công nghiệp |
|||
Lúa |
Bắp |
Cao su |
Hồ tiêu |
Điều |
||
Hệ số |
410 (kg/ha) |
260 (kg/ha/vụ) |
380 (kg/ha/vụ) |
330 (kg/ha) |
480 (kg/ha) |
520 (kg/ha) |
Ghi chú: Số mùa vụ lúa trong năm: 03; Số mùa vụ bắp trong năm: 02
- Diện tích từng loại cây trồng: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
2. Chỉ thị tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp:
a) Phương pháp tính:
Tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp = Tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên cây công nghiệp + Tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên cây ăn quả + Tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên cây lương thực.
Trong đó, tổng lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên từng loại cây trồng được tính như sau:
Lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho cây trồng (tấn/năm) =∑ (Hệ số lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho 01 đơn vị diện tích của từng loại cây trồng (kg/ha) x Số mùa vụ trong năm x Tổng diện tích cây trồng (ha/năm) / 1000).
b) Nguồn thu thập số liệu:
- Hệ số lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho 01 đơn vị diện tích theo bảng sau:
Loại cây |
Cây ăn quả (cam, quýt) |
Cây lương thực |
Cây công nghiệp |
|||
Lúa |
Bắp |
Cao su |
Hồ tiêu |
Điều |
||
Định mức |
2,4 (kg/ha) |
2,3 (kg/ha/vụ) |
2,3 (kg/ha/vụ) |
0 |
1,8 (kg/ha) |
1,8 (kg/ha) |
Ghi chú: Số mùa vụ lúa trong năm: 03; Số mùa vụ bắp trong năm: 02.
- Diện tích từng loại cây trồng: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
3. Chỉ thị nhu cầu nước phục vụ nông nghiệp:
a) Phương pháp tính:
Nhu cầu nước trong nông nghiệp = Nhu cầu nước trong chăn nuôi + Nhu cầu nước trong nuôi trồng thủy sản + Nhu cầu nước trong trồng trọt.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Nhu cầu nước trong chăn nuôi = Tổng nhu cầu nước của từng loại vật nuôi. Trong đó:
+ Nhu cầu nước của từng loại vật nuôi (m3/năm) = Hệ số nhu cầu nước của từng vật nuôi (lít/con.ngày) x Thời gian nuôi trung bình (tháng) / 12 (tháng) x Lượng vật nuôi (con) x 10-3 x 365.
+ Hệ số nhu cầu nước của từng vật nuôi theo bảng sau:
Vật nuôi |
Hệ số nhu cầu nước |
Trâu |
140 |
Bò |
140 |
Lợn |
60 |
Ngựa |
145 |
Dê |
54 |
Gia cầm |
10,3 |
+ Thời gian nuôi trung bình của từng loại vật nuôi: Lợn: 6 tháng; Trâu, bò: 12 tháng; Dê: 6 tháng; Ngựa: 12 tháng; Gà: 3 tháng (gà công nghiệp).
+ Lượng vật nuôi: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
- Nhu cầu dùng nước trong nuôi trồng thủy sản (m3/năm) = Hệ số nhu cầu nước nuôi trồng thủy sản (m3/ha/năm) x Diện tích nuôi trồng thủy sản (ha). Trong đó:
+ Hệ số nhu cầu nước nuôi trồng thủy sản: 10.000 m3/ha/năm.
+ Diện tích nuôi trồng thủy sản: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
- Nhu cầu nước trong trồng trọt = Tổng nhu cầu nước tưới của các loại cây trồng. Trong đó:
+ Nhu cầu nước tưới của từng loại cây trồng (m3/năm) = Hệ số nước tưới (m3/ha/năm) x Diện tích cây trồng (ha).
+ Hệ số nước tưới theo bảng sau:
Loại cây |
Cây lạc |
Mía |
Lúa |
Ngô |
Cà phê |
Mè |
Hồ tiêu |
Cây ăn quả |
Hệ số (m3/ha/năm) |
2.000 |
3.772 |
2.100 |
116 |
3.500 |
146 |
2.266 |
18.000 |
+ Diện tích cây trồng: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
4. Chỉ thị nhu cầu nước phục vụ công nghiệp:
a) Phương pháp tính:
Nhu cầu nước phục vụ công nghiệp = Tổng nhu cầu nước của từng ngành công nghiệp.
Trong đó, nhu cầu nước của từng ngành công nghiệp được tính toán như sau:
Nhu cầu nước của từng ngành công nghiệp (triệu m3/năm) = Hệ số nhu cầu nước theo giá trị sản xuất của ngành công nghiệp (m3/triệu đồng) x Giá trị sản xuất công nghiệp (triệu đồng/năm) x 10-6.
b) Nguồn thu thập số liệu:
- Hệ số nhu cầu nước theo giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chính theo bảng sau:
STT |
Ngành |
Hệ số1 |
I |
Công nghiệp khai thác |
|
01 |
Khai thác đá và các mỏ khác |
0,814 |
II |
Công nghiệp chế biến |
|
01 |
Thực phẩm và đồ uống |
0,959 |
02 |
Sản phẩm dệt |
0,930 |
03 |
Trang phục |
0,233 |
04 |
Sản phẩm bằng da, giả da |
3,343 |
05 |
Sản phẩm gỗ và lâm sản |
0,785 |
06 |
Giấy và các sản phẩm bằng giấy |
3,517 |
07 |
Hóa chất |
3,227 |
08 |
Sản phẩm cao su và plastic |
3,227 |
09 |
Sản phẩm khoáng phi kim loại |
1,628 |
10 |
Kim loại |
1,628 |
11 |
Các sản phẩm từ kim loại |
0,293 |
12 |
Máy móc thiết bị |
0,930 |
13 |
Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính |
0,494 |
14 |
Thiết bị điện, điện tử |
0,494 |
15 |
Radio, tivi, thiết bị truyền thông |
0,494 |
16 |
Dụng cụ y tế, chính xác |
0,843 |
17 |
Xe có động cơ |
0,233 |
18 |
Phương tiện vận tải khác |
0,233 |
19 |
Giường, tủ, bàn, ghế |
0,785 |
III |
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước |
|
01 |
Sản xuất và phân phối điện, ga |
0,116 |
- Giá trị sản xuất công nghiệp: Thu thập từ Niên Giám thống kê của năm tính toán.
5. Chỉ thị tổng nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt:
a) Phương pháp tính:
Tổng nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt (triệu m3/năm) = ∑(Hệ số cấp nước theo đơn vị hành chính (lít/người.ngày) x Dân số của đơn vị hành chính (người) x 365 x 10-9).
b) Nguồn thu thập số liệu:
- Hệ số cấp nước theo đơn vị hành chính trong bảng sau:
Đơn vị hành chính |
Thành thị |
Nông thôn |
Cấp thành phố, thị xã |
120 |
100 |
Cấp huyện |
80 |
60 |
- Dân số của đơn vị hành chính: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
6. Chỉ thị nhu cầu nước của các ngành dịch vụ:
a) Phương pháp tính:
Tổng nhu cầu nước của các ngành dịch vụ = Nhu cầu nước của ngành thương mại + Nhu cầu nước của ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch + Nhu cầu nước của ngành giao thông vận tải + Nhu cầu nước của ngành y tế + Nhu cầu nước của các công trình dịch vụ công cộng.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Tổng nhu cầu nước của từng ngành thương mại; nhà hàng, khách sạn, du lịch; giao thông vận tải (triệu m3/năm) = ∑(Hệ số nhu cầu nước theo giá trị sản xuất của từng ngành (m3/triệu đồng) x Giá trị sản xuất từng ngành (triệu đồng/năm) x 10-6).
Trong đó:
+ Hệ số nhu cầu nước theo giá trị sản xuất của từng ngành theo bảng sau:
STT |
Ngành |
Hệ số2 |
01 |
Thương mại |
0,465 |
02 |
Nhà hàng, khách sạn, du lịch |
1,279 |
03 |
Giao thông vận tải |
0,523 |
04 |
Dịch vụ khác |
1,279 |
+ Giá trị sản xuất ngành thương mại; nhà hàng, khách sạn, du lịch; giao thông vận tải: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
- Tổng nhu cầu nước ngành y tế (triệu m3/năm) = ∑(Hệ số nhu cầu nước y tế (lít/giường bệnh.ngày đêm) x Số giường bệnh x 365 x 10-9).
Trong đó:
+ Hệ số nhu cầu nước y tế như sau: Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa: 500 l/giường bệnh.ngày đêm; Phòng khám, trạm y tế: 350 l/giường bệnh.ngày đêm.
+ Số giường bệnh: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
- Nhu cầu nước các công trình dịch vụ công cộng được tính bằng 10% nhu cầu nước sinh hoạt.
7. Chỉ thị tổng lượng nước thải theo các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ
a) Phương pháp tính:
Tổng lượng nước thải theo các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ (m3/năm) = Lượng nước thải nông nghiệp + Lượng nước thải công nghiệp + Lượng nước thải sinh hoạt + Lượng nước thải dịch vụ.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Nước thải nông nghiệp (m3/năm) = ∑ (Hệ số phát thải nước thải của từng vật nuôi (m3/con.năm) x Thời gian nuôi trung bình (tháng) / 12 (tháng) x Số lượng vật nuôi (con)).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải nước thải của vật nuôi theo bảng sau:
Loại vật nuôi |
Hệ số phát thải |
Loại vật nuôi |
Hệ số phát thải |
Trâu |
8 |
Ngựa |
13,6 |
Bò |
8 |
Dê |
4,9 |
Lợn |
14,6 |
Gà |
3,2 |
+ Thời gian nuôi trung bình của từng loại vật nuôi: Lợn: 6 tháng; Trâu, bò: 12 tháng; Dê: 6 tháng; Ngựa: 12 tháng; Gà: 3 tháng (gà công nghiệp).
+ Số lượng vật nuôi: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
- Nước thải công nghiệp (m3/năm) = ∑ (Hệ số phát thải nước thải theo giá trị sản xuất của từng ngành (m3/triệu đồng) x Giá trị sản xuất công nghiệp từng ngành (triệu đồng/năm)).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải nước thải theo giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp chính theo bảng sau:
STT |
Ngành |
Hệ số3 |
I |
Công nghiệp khai thác |
|
01 |
Khai thác đá và các mỏ khác |
0,427 |
II |
Công nghiệp chế biến |
|
01 |
Thực phẩm và đồ uống |
0,398 |
02 |
Sản phẩm dệt |
0,608 |
03 |
Trang phục |
0,108 |
04 |
Sản phẩm bằng da, giả da |
0,677 |
05 |
Sản phẩm gỗ và lâm sản |
0,323 |
06 |
Giấy và các sản phẩm bằng giấy |
2,491 |
07 |
Hóa chất |
2,090 |
08 |
Sản phẩm cao su và plastic |
2,090 |
09 |
Sản phẩm khoáng phi kim loại |
0,910 |
10 |
Kim loại |
0,910 |
11 |
Các sản phẩm từ kim loại |
0,128 |
12 |
Máy móc thiết bị |
0.570 |
13 |
Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính |
0,320 |
14 |
Thiết bị điện, điện tử |
0,320 |
15 |
Radio, tivi, thiết bị truyền thông |
0,320 |
16 |
Dụng cụ y tế, chính xác |
0,547 |
17 |
Xe có động cơ |
0,099 |
18 |
Phương tiện vận tải khác |
0,099 |
19 |
Giường, tủ, bàn, ghế |
0,323 |
III |
Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước |
|
01 |
Sản xuất và phân phối điện, ga |
0,116 |
+ Giá trị sản xuất công nghiệp từng ngành: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
- Nước thải sinh hoạt = 80% x Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt.
- Nước thải dịch vụ = Nước thải thương mại + Nước thải nhà hàng, khách sạn, du lịch + Nước thải giao thông vận tải + Nước thải dịch vụ khác + Nước thải y tế.
Trong đó:
+ Nước thải ngành thương mại; nhà hàng, khách sạn, du lịch; giao thông vận tải và dịch vụ khác (m3/năm) = ∑(Hệ số phát thải nước thải từng ngành (m3/triệu đồng) x Giá trị sản xuất từng ngành (triệu đồng/năm)).
+ Nước thải ngành y tế (m3/năm) = Hệ số phát thải nước thải ngành y tế (lít/giường bệnh.ngày) x Số giường bệnh x 365 x10-3.
+ Hệ số phát thải nước thải từng ngành theo bảng sau:
Ngành |
Hệ số4 |
Ngành |
Hệ số |
Thương mại |
0,291 |
Y tế |
|
Nhà hàng, khách sạn, du lịch |
0,785 |
+ Bệnh viện |
473 |
Giao thông vận tải |
0,323 |
+ Trạm y tế |
280 |
Dịch vụ khác |
0,785 |
|
|
+ Giá trị sản xuất từng ngành và số giường bệnh: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
8. Chỉ thị thải lượng BOD5 và COD theo các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ
a) Phương pháp tính:
Thải lượng = Hệ số phát thải x Giá trị tính.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Thải lượng BOD5 trong nông nghiệp: (tấn/năm) = Hệ số phát thải của vật nuôi (kg/con.năm) x Thời gian nuôi trung bình (tháng) / 12 (tháng) x Số lượng vật nuôi (con) x 10-3.
Trong đó:
+ Hệ số phát thải của vật nuôi theo bảng sau:
Loại vật nuôi |
Hệ số phát thải |
Loại vật nuôi |
Hệ số phát thải |
Trâu |
164 |
Ngựa |
146 |
Bò |
164 |
Dê |
33,7 |
Lợn |
32,9 |
Gà |
1,61 |
+ Thời gian nuôi trung bình của từng loại vật nuôi: Lợn: 6 tháng; Trâu, bò: 12 tháng; Dê: 6 tháng; Ngựa: 12 tháng; Gà: 3 tháng (gà công nghiệp).
+ Số lượng vật nuôi: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
- Thải lượng COD từ nông nghiệp được ước tính từ BOD5: Thải lượng COD = 1,8 x Thải lượng BOD5.
- Thải lượng BOD5, COD trong công nghiệp (tấn/năm) = ∑(Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng nước thải công nghiệp (m3/năm) x 10-6).
Trong đó:
+ Nồng độ trung bình chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo bảng sau:
STT |
Thông số |
Nồng độ trung bình (đã xử lý) |
1 |
BOD5 |
21 |
2 |
COD |
50,5 |
+ Lưu lượng nước thải công nghiệp: Lấy từ chỉ thị tổng lưu lượng nước thải theo lĩnh vực công nghiệp.
- Thải lượng BOD5, COD trong sinh hoạt (tấn/năm) = ∑(Hệ số ô nhiễm do con người (g/người.ngày đêm) x Tổng dân số (người) x 365 x 10-6).
Trong đó:
+ Hệ số ô nhiễm do con người theo bảng sau:
Thông số |
Hệ số ô nhiễm |
|
Dao động |
Trung bình |
|
BOD5 |
45 – 54 |
49,5 |
COD |
84 – 102 |
93,5 |
+ Tổng dân số: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
- Thải lượng BOD5, COD ngành dịch vụ (tấn/năm) = ∑(Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng nước thải ngành dịch vụ (m3/ngày) x 365 x 10-6).
Trong đó:
+ Nồng độ chất thải được tính dựa vào nồng độ chất thải trong nước thải sinh hoạt do nước thải trong ngành dịch vụ chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Nồng độ trung bình chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại theo bảng sau:
Chất ô nhiễm |
Nồng độ |
|
Dao động |
Trung bình |
|
BOD5 |
120 – 150 |
135 |
COD |
200 – 260 |
220 |
+ Lưu lượng nước thải ngành dịch vụ: Lấy từ chỉ thị tổng lưu lượng nước thải theo lĩnh vực dịch vụ.
9. Chỉ thị thải lượng các kim loại nặng theo các lĩnh vực: công nghiệp, sinh hoạt
a) Phương pháp tính:
Thải lượng = Hệ số phát thải x Giá trị tính.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Thải lượng các kim loại nặng trong công nghiệp (tấn/năm) = ∑(Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng (m3/năm) x 10-6).
Trong đó:
+ Nồng độ kim loại nặng trung bình có trong nước thải công nghiệp (đã qua xử lý) như sau:
Thông số |
Cu |
Pb |
Cr |
Hg |
As |
Zn |
Cd |
Ni |
Hàm lượng (mg/l) |
0,072 |
0,003 |
0,006 |
0,001 |
0,0029 |
0,226 |
0,008 |
0,065 |
+ Lưu lượng nước thải công nghiệp: Lấy từ chỉ thị tổng lưu lượng nước thải theo lĩnh vực công nghiệp.
- Thải lượng các kim loại nặng trong sinh hoạt (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải (g/người.năm) x Tổng dân số (người) x 10-6)
Trong đó:
+ Hệ số phát thải kim loại nặng trong nước thải sinh hoạt theo bảng sau:
Thông số |
Dao động |
Trung bình |
Thủy ngân |
0,02 - 0,04 |
0,03 |
Chì |
10 - 20 |
10 |
Crom |
10 - 30 |
20 |
Kẽm |
50 - 100 |
75 |
+ Tổng dân số: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
a) Phương pháp tính:
Thải lượng = Hệ số phát thải x Giá trị tính.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Thải lượng các chất dinh dưỡng trong nông nghiệp (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải của từng vật nuôi (kg/con.năm) x Thời gian nuôi trung bình (tháng) / 12 (tháng) x Số lượng vật nuôi (con) x 10-3).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải tổng N, tổng P trong chăn nuôi theo bảng sau:
Loại vật nuôi |
Hệ số phát thải Tổng-N |
Hệ số phát thải Tổng-P |
Trâu |
43,8 |
11,3 |
Bò |
43,8 |
11,3 |
Lợn |
7,3 |
2,3 |
Ngựa |
95,3 |
16,4 |
Dê |
13,5 |
3,7 |
Gà |
3,6 |
- |
+ Thời gian nuôi trung bình của từng loại vật nuôi: Lợn: 6 tháng; Trâu, bò: 12 tháng; Dê: 6 tháng; Ngựa: 12 tháng; Gà: 3 tháng (gà công nghiệp).
+ Số lượng vật nuôi: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
- Thải lượng các chất dinh dưỡng trong công nghiệp (tấn/năm) = ∑(Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng (m3/năm) x 10-6).
Trong đó:
+ Nồng độ trung bình tổng N và tổng P trong nước thải công nghiệp như sau:
Thông số |
Nông độ |
Tổng-N |
14,75 |
Tổng-P |
1,32 |
+ Lưu lượng nước thải công nghiệp: Lấy từ chỉ thị tổng lưu lượng nước thải theo lĩnh vực công nghiệp.
- Thải lượng các chất dinh dưỡng trong sinh hoạt (tấn/năm) = ∑ (Hệ số phát thải (kg/người.năm) x Tổng dân số (người) x 10-3)
Trong đó:
+ Hệ số phát thải N-tổng và P- tổng hàng ngày của con người được lấy theo bảng sau:
Thông số |
Hệ số phát thải |
Tổng-N |
3,3 |
Tổng-P |
0,93 |
+ Tổng dân số: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
- Thải lượng các chất dinh dưỡng trong dịch vụ (tấn/năm) = ∑(Nồng độ chất thải (mg/l) x Lưu lượng (m3/năm) x 10-6).
Trong đó:
+ Nồng độ chất thải được tính dựa vào nồng độ chất thải trong nước thải sinh hoạt do tính chất nước thải trong ngành dịch vụ gần giống nước thải sinh hoạt. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt theo bảng sau:
Thông số |
Dao động |
Trung bình |
Tổng N |
75 -150 |
112,5 |
Tổng Phospho |
10 - 50 |
30 |
+ Lưu lượng nước thải dịch vụ: Lấy từ chỉ thị tổng lưu lượng nước thải theo lĩnh vực dịch vụ.
11. Chỉ thị tỷ lệ mắc các bệnh do ô nhiễm nguồn nước:
a) Phương pháp tính:
Điều tra và thu thập dữ liệu theo mẫu thu thập thông tin và thống kê như sau:
TT |
Loại bệnh |
Số ca khám |
Số ca nhập viện |
Số ca tử vong |
Ghi chú |
I |
Bệnh do môi trường |
|
|
|
|
1 |
Kiết lỵ |
|
|
|
|
2 |
Thương hàn |
|
|
|
|
3 |
Tiêu chảy |
|
|
|
|
4 |
Sốt rét |
|
|
|
|
… |
… |
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
II |
Bệnh nghề nghiệp |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
.. |
… |
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
III |
Bệnh ngộ độc thực phẩm |
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
… |
…. |
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
A |
Tổng số các loại bệnh trên địa bàn tỉnh |
|
|
|
|
B |
Tỉ lệ bệnh do ô nhiễm môi trường |
|
|
|
|
b) Nguồn thu thập số liệu: Sở Y tế cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND .
HƯỚNG DẪN THU THẬP, TÍNH TOÁN CHỈ THỊ MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT LỤC ĐỊA
1. Chỉ thị tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
a) Phương pháp tính:
Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt = (Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý / Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh) x 100%.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Môi trường cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND .
- Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (tấn/ngày) = Mức độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt (kg/người.ngày) x Tổng dân số (người) / 1.000.
Trong đó:
+ Mức độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt ở thành thị là 0,65 (kg/người.ngày); ở nông thôn là 0,45 (kg/người.ngày).
+ Tổng dân số: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
2. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp.
a) Phương pháp tính:
Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp = (Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp được thu gom, xử lý / Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh) x 100%.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp được thu gom, xử lý: Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Môi trường cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.
- Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh = ∑(Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp theo từng ngành x Sản lượng sản phẩm sản xuất của từng ngành công nghiệp).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp theo bảng sau:
Ngành |
Đơn vị |
Hệ số phát thải |
Hóa chất |
|
|
Thuốc trừ sâu |
Kg/tấn |
1,26 |
Thuốc viên các loại |
Kg/1000 viên |
0,83 |
Xà phòng các loại |
Kg/tấn |
17,28 |
Xà phòng thơm |
Kg/tấn |
17,28 |
Kem đánh răng các loại |
Kg/tấn (1000 ống = 0,22 tấn) |
17,28 |
May mặc |
|
|
Quần áo may sẵn |
Kg/1000 sp |
25,39 |
Giấy - bột giấy |
|
|
Sản phẩm giấy các loại |
Kg/tấn |
10,92 |
Thuộc da và gia công giày da |
|
|
Giầy dép da các loại |
Kg/1000 đôi |
61,57 |
Sơn + verneer + mực in |
|
|
Sơn hóa học các loại |
Kg/ tấn |
7,62 |
Trang in typo |
Kg/tấn (4,365 tấn/ triệu trang) |
7,62 |
Cao su + keo + băng keo+nhựa |
|
|
Sản phẩm keo các loại |
Kg/Tấn |
9,87 |
PVC |
Kg / tấn |
129,35 |
Kính, thủy tinh, gốm sứ |
|
|
Sứ dân dụng |
Kg/1000 cái |
42,58 |
Gạch nung các loại |
Kg/1000 viên |
32,71 |
Ngói nung các loại |
Kg/1000 viên |
32,71 |
Sơn mài điêu khắc các loại |
Kg/1000 sp |
42,58 |
Gỗ và các sản phẩm gỗ |
|
|
Gỗ xẽ các loại |
Kg/1000 m3 |
84.855 |
Đũa tre xuất khẩu |
Kg/tấn (1000 đôi đũa = 0,1 tấn 1m3 = 0,7 tấn ) |
20 |
Hàng mộc các loại |
Kg/1000 SP |
5871,55 |
Cơ khí |
|
|
Nông cụ cầm tay |
Kg/1000 cái |
70,47 |
Sửa chữa toa xe lửa |
Kg/ Cái |
7,47 |
Bếp ga các loại |
Kg/ 1000 cái |
70,47 |
Lắp ráp ô tô |
Kg/cái |
7,47 |
Chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá |
|
|
Thức ăn gia súc |
Kg/tấn |
17,28 |
Sữa đặc có đường |
Kg/tấn (1 hộp sữa = 0,5 kg) |
17,28 |
Nước khoáng |
Kg/tấn (1000 lít = 1 tấn) |
17,28 |
Hạt điều nhân |
Kg/tấn |
17,28 |
Mì ăn liền |
Kg/tấn |
17,28 |
Thuốc lá, thuốc lào |
Kg/1000 bao |
25,39 |
Điện - điện tử (kể cả acquy) |
|
|
Bóng đèn huỳnh quang |
Kg/1000 cái |
18,92 |
Dây dẫn điện xe ô tô |
Kg/1000 bộ |
18,92 |
Tụ điện tử |
Kg/ 1000 cái |
18,92 |
Accuy |
Kg/1000 kwh |
20,6 |
Điện và khí đốt |
|
|
Điện phát ra |
Kg/Mwh (Mwh = 1000 Kwh) |
8,6 |
Công nghiệp khai thác đá và mỏ |
|
|
Đá các loại |
Kg/tấn (1 m3 = 1,2 tấn) |
11,3 |
Đất cao lanh |
Kg/tấn |
10 |
- Sản lượng sản phẩm sản xuất của từng ngành công nghiệp: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
Ngoài ra, để theo dõi tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp của KCN, CCN, lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ KCN, CCN có thể tính như sau:
Lượng chất thải rắn công nghiệp của KCN, CCN (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải (tấn/ha/năm) x Diện tích lấp đầy KCN, CCN (ha)).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp cho từng KCN theo bảng sau:
STT |
KCN |
Hệ số phát thải |
1 |
VSIP2 |
36,43 |
2 |
VSIP1 |
94,29 |
3 |
Việt Hương 2 |
18,72 |
4 |
Việt Hương 1 |
65,40 |
5 |
Tân Đông Hiệp B |
14,22 |
6 |
Tân Đông Hiệp A |
12,015 |
7 |
Sóng thần 3 |
12,33 |
8 |
Sóng thần 2 |
41,62 |
9 |
Sóng thần 1 |
70,77 |
10 |
Rạch Bắp |
2,44 |
11 |
Phú Gia |
44,44 |
12 |
Nam Tân Uyên |
11,49 |
13 |
Mỹ Phước 3 |
16 |
14 |
Mỹ Phước 2 |
9,932 |
15 |
Mỹ Phước 1 |
51,714 |
16 |
Mai Trung |
65,195 |
17 |
Bình Đường |
28,865 |
18 |
Bàu Bàng |
12,808 |
19 |
Kim Huy |
60,071 |
20 |
Đồng An 2 |
29,063 |
21 |
Đồng An 1 |
68,459 |
22 |
Bình An |
21,653 |
23 |
Đất Cuốc |
70,442 |
24 |
Đại Đăng |
35,67 |
Trung bình |
40,54 |
+ Diện tích lấp đầy KCN, CCN: Ban quản lý các KCN Bình Dương và Sở Công thương cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.
3. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn nguy hại:
a) Phương pháp tính:
Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn nguy hại = (Tổng lượng chất thải rắn nguy hại được thu gom, xử lý / Tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh) x 100%.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại được thu gom, xử lý: Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Môi trường Bình Dương cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND và Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê từ các đơn vị thu gom, xử lý khác.
- Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh = ∑(Hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại từng ngành công nghiệp x Sản lượng sản phẩm sản xuất của từng ngành công nghiệp).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại theo bảng sau:
Ngành |
Đơn vị |
Hệ số phát thải |
Hóa chất |
|
|
Thuốc trừ sâu |
Kg/tấn |
3,14 |
Thuốc viên các loại |
Kg/1000 viên |
1,21 |
Xà phòng các loại |
Kg/tấn |
5,57 |
Xà phòng thơm |
Kg/tấn |
5,57 |
Kem đánh răng các loại |
Kg/tấn (1000 ống = 0,22 tấn) |
5,57 |
May mặc |
|
|
Quần áo may sẵn |
Kg/1000 sp |
0,07 |
Giấy - bột giấy |
|
|
Sản phẩm giấy các loại |
Kg/tấn |
2,07 |
Thuộc da và gia công giày da |
|
|
Giầy dép da các loại |
Kg/1000 đôi |
10,01 |
Sơn + verneer + mực in |
|
|
Sơn hóa học các loại |
Kg/ tấn |
0,75 |
Trang in typo |
Kg/tấn (4,365 tấn/ triệu trang) |
0,75 |
Cao su + keo + băng keo+nhựa |
|
|
Sản phẩm keo các loại |
Kg/Tấn |
2,04 |
PVC |
Kg / tấn |
15,5 |
Kính, thủy tinh, gốm sứ |
|
|
Sứ dân dụng |
Kg/1000 cái |
0,82 |
Gạch nung các loại |
Kg/1000 viên |
0,06 |
Ngói nung các loại |
Kg/1000 viên |
0,06 |
Sơn mày điêu khắc các loại |
Kg/1000 sp |
0,82 |
Gỗ và các sản phẩm gỗ |
|
|
Gỗ xẽ các loại |
Kg/1000 m3 |
564,82 |
Đũa tre xuất khẩu |
Kg/tấn (1000 đôi đũa = 0,1 tấn) |
2 |
Hàng mộc các loại |
Kg/1000 SP |
129,8 |
Cơ khí |
|
|
Nông cụ cầm tay |
Kg/1000 cái |
3,39 |
Sửa chữa toa xe lửa |
Kg/ Cái |
3,39 |
Bếp ga các loại |
Kg/ 1000 cái |
3,39 |
Lắp ráp ô tô |
Kg/cái |
3,39 |
Chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá |
|
|
Thức ăn gia súc |
Kg/tấn |
0,0007 |
Sữa đặc có đường |
Kg/tấn (1 hộp sữa = 0,5 kg) |
0,0007 |
Nước khoáng |
Kg/tấn (1000 lít = 1 tấn) |
0,0007 |
Hạt điều nhân |
Kg/tấn |
0,0007 |
Mì ăn liền |
Kg/tấn |
0,0007 |
Thuốc lá , thuốc lào |
Kg/1000 bao |
0,07 |
Điện - điện tử (kể cả acquy) |
|
|
Bóng đèn huỳnh quang |
Kg/1000 cái |
3,06 |
Dây dẫn điện xe ô tô |
Kg/1000 bộ |
3,06 |
Tụ điện tử |
Kg/ 1000 cái |
3,06 |
Accuy |
Kg/1000 kwh |
10,3 |
Điện và khí đốt |
|
|
Điện phát ra |
Kg/Mwh (Mwh = 1000 Kwh) |
4,3 |
Công nghiệp khai thác đá và mỏ |
|
|
Đá các loại |
Kg/tấn (1 m3 = 1,2 tấn) |
3,5 |
Đất cao lanh |
Kg/tấn |
2 |
+ Sản lượng sản phẩm sản xuất của từng ngành công nghiệp: thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
Ngoài ra, để theo dõi tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp nguy hại của KCN, CCN, lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh từ KCN, CCN có thể tính như sau:
Lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại của KCN, CCN (tấn/năm) = ∑(Hệ số phát thải chất thải rắn nguy hại từng KCN, CCN (tấn/ha.năm) x Diện tích lấp đầy KCN, CCN (ha)).
Trong đó:
+ Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại cho từng KCN được lấy theo bảng sau:
STT |
KCN |
Hệ số phát thải |
1 |
VSIP2 |
13,48 |
2 |
VSIP1 |
21,87 |
3 |
Việt Hương 2 |
9,76 |
4 |
Việt Hương 1 |
20,36 |
5 |
Tân Đông Hiệp B |
2,35 |
6 |
Tân Đông Hiệp A |
4,94 |
7 |
Sóng Thần 3 |
3,297 |
8 |
Sóng Thần 2 |
4,83 |
9 |
Sóng Thần 1 |
17,66 |
10 |
Rạch Bắp |
0,842 |
11 |
Phú Gia |
15,68 |
12 |
Nam Tân Uyên |
2,423 |
13 |
Mỹ Phước 3 |
3,706 |
14 |
Mỹ Phước 2 |
2,491 |
15 |
Mỹ Phước 1 |
12,455 |
16 |
Mai Trung |
24,675 |
17 |
Bình Đường |
5,781 |
18 |
Bàu Bàng |
5,496 |
19 |
Kim Huy |
6,572 |
20 |
Đồng An 2 |
13,077 |
21 |
Đồng An 1 |
29,916 |
22 |
Bình An |
0,957 |
23 |
Đất Cuốc |
27,215 |
24 |
Đại Đăng |
26,176 |
Trung bình |
10,33 |
- Diện tích lấp đầy KCN, CCN: Ban quản lý các KCN Bình Dương và Sở Công thương cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND.
4. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế:
a) Phương pháp tính:
Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế = (Tổng số lượng chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý/ Tổng số lượng chất thải rắn y tế phát sinh) x 100%.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Tổng lượng chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý: Sở Y tế cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND .
- Tổng số lượng chất thải rắn y tế phát sinh (tấn/ngày) = Số giường bệnh (giường) x Hệ số phát thải chất thải rắn y tế (kg/giường.ngày) / 1.000.
Trong đó:
+ Hệ số phát thải chất thải rắn y tế tại bệnh viện là 0,25 kg/giường.ngày và tại trạm y tế, trung tâm y tế là 0,2 kg/giường.ngày.
+ Số giường bệnh: Thu thập từ Niên giám thống kê của năm tính toán.
5. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại:
a) Phương pháp tính:
Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại = (Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý/ Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh) x 100%.
b) Nguồn thu thập và tính toán:
- Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý: Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Môi trường Bình Dương cung cấp theo Quyết định 1202/QĐ-UBND và Sở Tài nguyên và Môi trường thống kê từ các đơn vị thu gom, xử lý khác.
- Tổng lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh = 0,18 x Tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh.
- Tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh: lấy từ chỉ thị chất thải rắn y tế.
1. Trong giai đoạn 2013 – 2020, việc thu thập, tính toán các chỉ thị môi trường được thực hiện theo Hướng dẫn này. Định kỳ 5 năm 01 lần, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai và thực hiện Hướng dẫn này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị cần kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
1 Hệ số trên tính theo tỷ giá 1000 CNY = 3,44 triệu đồng. Giá trị này thay đổi theo tỷ giá giữa Đồng Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam của năm tính toán, hệ số thay đổi = Hệ số trên x 3,44 / Tỷ giá.
2 Hệ số trên tính theo tỷ giá 1000 CNY = 3,44 triệu đồng. Gía trị này thay đổi theo tỷ giá giữa Đồng Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam của năm tính toán, hệ số thay đổi = Hệ số trên x 3,44 / Tỷ giá.
3 Hệ số trên tính theo tỷ giá 1000 CNY = 3,44 triệu đồng. Gía trị này thay đổi theo tỷ giá giữa Đồng Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam của năm tính toán, hệ số thay đổi = Hệ số trên x 3,44 / Tỷ giá.
4 Hệ số trên tính theo tỷ giá 1000 CNY = 3,44 triệu đồng. Gía trị này thay đổi theo tỷ giá giữa Đồng Nhân dân tệ và Đồng Việt Nam của năm tính toán, hệ số thay đổi = Hệ số trên x 3,44 / Tỷ giá.
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 về Mã định danh của cơ quan nhà nước tham gia trao đổi văn bản điện tử qua hệ thống Quản lý văn bản và điều hành trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 28/10/2019 | Cập nhật: 14/12/2019
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 Ban hành: 10/05/2019 | Cập nhật: 03/07/2019
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục 06 thủ tục hành chính được chuẩn hóa và bị bãi bỏ trong lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Ban hành: 30/07/2018 | Cập nhật: 12/09/2018
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 30/05/2018 | Cập nhật: 05/09/2018
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 22/06/2017 | Cập nhật: 19/08/2017
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương do Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Long An thực hiện Ban hành: 31/03/2017 | Cập nhật: 01/08/2017
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2017 công bố bộ thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 12/04/2017 | Cập nhật: 25/04/2017
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phân bổ nước dưới đất và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 Ban hành: 19/09/2016 | Cập nhật: 29/09/2016
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Chứng thực áp dụng chung thuộc chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau Ban hành: 13/07/2016 | Cập nhật: 26/07/2016
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp huyện và xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái Ban hành: 12/09/2013 | Cập nhật: 19/09/2013
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Ban hành: 24/06/2013 | Cập nhật: 15/02/2014
Quyết định 1202/QĐ-UBND về Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 Ban hành: 16/05/2011 | Cập nhật: 21/07/2014
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2011 công bố sửa đổi 06 thủ tục hành chính trong bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 13/05/2011 | Cập nhật: 03/08/2011
Thông tư 09/2009/TT-BTNMT về xây dựng và quản lý các chỉ thị môi trường quốc gia Ban hành: 11/08/2009 | Cập nhật: 22/08/2009
Thông tư 10/2009/TT-BTNMT về bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ Ban hành: 11/08/2009 | Cập nhật: 25/08/2009
Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt suất đầu tư trồng rừng phòng hộ, đặc dụng dự án 661, thuộc Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Ban hành: 20/04/2009 | Cập nhật: 28/01/2011
Quyết định 807-TTg năm 1996 bổ sung thành viên Ban chỉ đạo về phát triển thuỷ lợi và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long Ban hành: 31/10/1996 | Cập nhật: 16/12/2009
Quyết định 59-CT về việc thực hiện kế hoạch hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa năm 1988 Ban hành: 07/03/1988 | Cập nhật: 15/12/2009
Thông tư 1 năm 1974 quy định phạm vi, giờ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm, khu vực phát bưu phẩm ở các cơ sở Bưu điện Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 2 năm 1974 quy định cách thức gói bọc riêng, cách xử lý riêng đối với những bưu phẩm đựng vật phẩm đặc biệt Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Thông tư 3 năm 1974 quy định việc mở nghiệp vụ bưu kiện, mở công vụ đặc biệt về bưu điện, điều kiện và giới hạn trao đổi bưu kiện; nơi gửi, nơi nhận, giờ gửi, nhận, kích thước, khối lượng… Ban hành: 02/01/1974 | Cập nhật: 04/07/2007
Sắc lệnh số 04 về việc cử thêm những nhân viên trong "Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết" Ban hành: 14/01/1946 | Cập nhật: 11/12/2008
Sắc lệnh số 3 về việc Thiết quân luật tại Hà Nội do Chủ tịch nứoc ban hành Ban hành: 01/09/1945 | Cập nhật: 09/10/2012