Quyết định 824/QĐ-TTg năm 2019 phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ"
Số hiệu: | 824/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/07/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 824/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2019 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 05 tháng 11 năm 2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
Căn cứ Nghị định 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại;
Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 8 năm 2018 về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu;
Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04 tháng 9 năm 2018 về việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 12 năm 2011 phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” (viết tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nâng cao hiệu quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
2. Ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), đặc biệt là gian lận xuất xứ hàng hóa, theo hướng toàn diện, đồng bộ và kịp thời, giúp khai thác hiệu quả các cam kết quốc tế, phát triển bền vững xuất nhập khẩu.
3. Bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong thương mại quốc tế.
4. Bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN
1. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài:
a) Đẩy mạnh việc theo dõi tình hình xuất nhập khẩu với các đối tác thương mại lớn nhằm cảnh báo nguy cơ xảy ra các vụ kiện phòng vệ thương mại, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, giúp doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, hướng tới xuất khẩu bền vững;
b) Thực hiện cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua giám sát hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu (kể cả tạm nhập tái xuất, trung chuyển, quá cảnh) các mặt hàng đang bị các đối tác kinh tế quan trọng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để đưa ra khuyến nghị kịp thời;
c) Đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ hàng hóa thông qua việc tăng cường hiệu quả của công tác cấp và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ (C/O); tăng cường công tác kiểm tra, đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa trên phạm vi toàn quốc; hoàn thiện các quy định về quy tắc xuất xứ nhằm thực hiện hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; tăng cường đàm phán trong các khuôn khổ đa phương và các Hiệp định thương mại tự do để thống nhất các quy tắc xuất xứ cụ thể, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc cấp C/O;
d) Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua hoàn thiện quy định xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư nước ngoài (kể cả sáp nhập, mua lại) và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ hoặc bị điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
đ) Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh tình trạng phụ thuộc quá lớn vào một thị trường cụ thể để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
e) Tăng cường nguồn lực, năng lực theo dõi, cảnh báo, ứng phó với tình trạng lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ.
2. Nâng cao nhận thức, hiệu quả thực thi quy định pháp luật về phòng vệ thương mại, xuất xứ, hải quan, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại:
a) Nâng cao khả năng phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp trong việc cập nhật thông tin; theo dõi, ngăn chặn và xử lý các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa để bảo vệ sản xuất trong nước, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính;
b) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về chính sách và quy định về quy tắc xuất xứ, chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam và các nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức và khả năng tuân thủ, ứng phó với các vụ kiện do nước ngoài điều tra cũng như chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước phù hợp với các quy định pháp luật;
c) Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra, xác minh;
d) Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực với các đối tác và các tổ chức quốc tế liên quan đến các biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.
3. Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ.
4. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ hàng hóa.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
2. Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của Đề án áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án
1. Bộ Công Thương:
a) Theo dõi, thống kê và cập nhật thường xuyên Danh sách các mặt hàng bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp bởi các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ (Danh sách);
b) Thông báo Danh sách cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tăng cường kiểm soát việc cấp C/O đối với các mặt hàng này;
c) Thông báo Danh sách cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để lưu ý khi xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư nước ngoài, kể cả việc sáp nhập, mua lại;
d) Thông báo Danh sách và thông tin về dấu hiệu gian lận xuất xứ; kết quả xác minh điều tra gian lận xuất xứ cho Bộ Tài chính hàng quý hoặc bất thường để theo dõi diễn biến xuất nhập khẩu và có các biện pháp tăng cường kiểm tra các mặt hàng năm trong danh sách;
đ) Thông báo Danh sách cho các Hiệp hội doanh nghiệp liên quan để cung cấp thông tin cho các hội viên và phối hợp theo dõi các diễn biến bất thường (nếu có) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
e) Thông báo Danh sách cho các Bộ/ngành liên quan để kịp thời phối hợp, xử lý;
g) Thông báo Danh sách cho Bộ Thông tin và Truyền thông để kịp thời phối hợp, xây dựng, thực hiện phương án tuyên truyền, phổ biến thông tin;
h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xác minh khi nhận được thông tin về dấu hiệu gian lận xuất xứ, chuyển hồ sơ cho Cơ quan Công an theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự;
i) Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra của nước ngoài trong quá trình điều tra các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ;
k) Chỉ đạo các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam tại thị trường nước ngoài thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam; các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đang được các nước khởi xướng; khả năng hàng hóa Việt Nam bị điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và/hoặc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
l) Chủ động hoàn thiện các quy định về quy tắc xuất xứ, cấp C/O nhằm ngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hóa, thực hiện hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do;
m) Tăng cường quản lý đối với các hoạt động ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển tải các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
n) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách và quy định về xuất xứ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là quy định trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; quy định của các thị trường xuất khẩu tiềm năng, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam;
o) Tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện các nhiệm vụ về cấp chứng nhận xuất xứ, kiểm tra, giám sát xuất xứ, phòng vệ thương mại;
p) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ;
q) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm, mở rộng thị trường thông qua việc đàm phán các FTA; tận dụng những lợi thế của các FTA đã ký để thúc đẩy xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại; tăng cường nghiên cứu những quy định về phòng vệ thương mại, rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu để thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp;
r) Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra của các đối tác thường xuyên điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:
a) Tổ chức theo dõi theo thời gian thực số liệu cấp C/O, đặc biệt đối với các mặt hàng đang bị các đối tác thương mại lớn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp; chú ý các doanh nghiệp có lượng đề nghị cấp C/O tăng đột biến;
b) Tăng cường kiểm tra thực tế để xác minh C/O, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có lượng đề nghị cấp C/O tăng đột biến;
c) Theo dõi, đề xuất với Bộ Công Thương để hoàn thiện quy định về quy tắc xuất xứ;
d) Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Theo dõi biến động đầu tư nước ngoài (kể cả thay đổi sở hữu, mua lại, sáp nhập) vào các ngành sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc Danh sách do Bộ Công Thương cung cấp trong thời điểm 5 năm trở lại đây hoặc trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương;
b) Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư (kể cả việc sáp nhập, mua lại) của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ bị lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, đảm bảo thực hiện đúng cơ cấu sản phẩm, sản lượng, chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và quy trình sản xuất như đăng ký;
c) Tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn các cơ quan quản lý cấp địa phương trong việc xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực, sản xuất kinh doanh mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
d) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong thẩm quyền theo dõi thay đổi sở hữu tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp;
đ) Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ;
e) Nghiên cứu đề xuất biện pháp tăng cường trách nhiệm của địa phương trong thẩm định và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài, phòng ngừa lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ;
g) Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể.
4. Bộ Tài chính:
a) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tổ chức theo dõi số liệu nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng thuộc Danh sách để hàng tháng cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, đặc biệt lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường;
b) Phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp;
c) Mở rộng hợp tác với cơ quan hải quan các nước, các tổ chức khu vực, quốc tế để hợp tác trao đổi thông tin và xác minh các gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại;
d) Tăng cường năng lực cho cán bộ hải quan trong công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể;
e) Bố trí kinh phí, ngân sách dự phòng hàng năm cho Bộ Công Thương phù hợp với quy định hiện hành để triển khai các hoạt động xử lý vụ việc phòng vệ thương, vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm cả sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý) xảy ra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
5. Bộ Công an:
a) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để kiểm tra, xác minh các dấu hiệu gian lận xuất xứ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật;
b) Chỉ đạo công an các địa phương tăng cường giám sát để phát hiện, xử lý các hành vi gian lận xuất xứ, tăng cường giám sát đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài trên địa bàn;
c) Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể.
6. Các Hiệp hội ngành hàng:
a) Thông báo thường xuyên để các doanh nghiệp hội viên không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
b) Phối hợp theo dõi sát thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý khi thấy có dấu hiệu bất thường;
c) Phối hợp với Bộ Công Thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức đào tạo về quy tắc xuất xứ, các quy định về phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp hội viên để tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, phòng vệ thương mại.
7. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
8. Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ trong Phụ lục kèm Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG LẨN TRÁNH BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ GIAN LẬN XUẤT XỨ
(Kèm theo Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
STT |
Tên nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời hạn triển khai |
1 |
Theo dõi, thống kê và cập nhật thường xuyên Danh sách các mặt hàng bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá (AD), chống trợ cấp (CVD) bởi các nước thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ (Danh sách). Thông báo Danh sách tới các đơn vị liên quan |
Bộ Công Thương |
- Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan. |
Thường xuyên |
2 |
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xác minh khi nhận được thông tin về dấu hiệu gian lận xuất xứ. Trao đổi thông tin và chuyển hồ sơ cho Cơ quan Công an theo quy định pháp luật đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự |
Bộ Công Thương |
- Bộ Tài chính; - Bộ Công An; - Bộ Tư pháp; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Thường xuyên |
3 |
Tăng cường hợp tác quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra của nước ngoài trong quá trình điều tra các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ |
Bộ Công Thương |
Bộ Tài chính |
Thường xuyên |
4 |
Hoàn thiện các quy định về quy tắc xuất xứ, cấp C/O nhằm ngăn chặn gian lận xuất xứ hàng hóa, thực hiện hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do |
Bộ Công Thương |
Bộ Tài chính |
Năm 2021 |
5 |
Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển tải các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại |
Bộ Công Thương |
Bộ Tài chính |
Năm 2021 |
6 |
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về chính sách và quy định về xuất xứ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt là quy định trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên; quy định của các thị trường xuất khẩu tiềm năng, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam |
Bộ Công Thương |
- Bộ Tài chính; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Thường xuyên |
7 |
Tăng cường năng lực cho cán bộ thực hiện các nhiệm vụ về cấp chứng nhận xuất xứ, kiểm tra, giám sát xuất xứ; phòng vệ thương mại |
Bộ Công Thương |
- Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. |
Thường xuyên |
8 |
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm, mở rộng thị trường thông qua việc đàm phán các Hiệp định thương mại tự do; tận dụng những lợi thế của Hiệp định thương mại tự do đã ký để thúc đẩy xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại; tăng cường nghiên cứu những quy định về phòng vệ thương mại, rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu để thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp |
Bộ Công Thương |
- Bộ Ngoại giao; - Bộ Tài chính; - Bộ Tư pháp; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
Thường xuyên |
9 |
Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra của các đối tác thường xuyên điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh với hàng xuất khẩu của Việt Nam |
Bộ Công Thương |
- Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
Thường xuyên |
10 |
Tổ chức theo dõi theo thời gian thực số liệu cấp C/O, đặc biệt đối với các mặt hàng đang bị các đối tác thương mại lớn áp dụng biện pháp AD, CVD; chú ý các doanh nghiệp có lượng đề nghị cấp C/O tăng đột biến |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
- Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính. |
Thường xuyên |
11 |
Tăng cường kiểm tra thực tế để xác minh C/O, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có lượng đề nghị cấp C/O tăng đột biến |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
- Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính. |
Định kỳ hoặc khi có nghi vấn |
12 |
Theo dõi, đề xuất với Bộ Công Thương để hoàn thiện quy định về quy tắc xuất xứ |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
- Bộ Công Thương |
Thường xuyên |
13 |
Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể |
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
- Bộ Công Thương - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Thường xuyên |
14 |
Theo dõi biến động đầu tư nước ngoài (kể cả thay đổi sở hữu, mua lại, sáp nhập) vào các ngành sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc Danh sách do Bộ Công Thương cung cấp trong thời điểm 5 năm trở lại đây hoặc trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính. |
Thường xuyên |
15 |
Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về xem xét, giải quyết việc đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vào sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguy cơ bị lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, đảm bảo thực hiện đúng cơ cấu sản phẩm, sản lượng, chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và quy trình sản xuất như đăng ký |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính. |
Năm 2022 |
16 |
Tăng cường việc tuyên truyền và hướng dẫn các cơ quan quản lý cấp địa phương trong việc cấp phép đầu tư, đông thời giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực, sản xuất kinh doanh mặt hàng có nguy cơ gian lận, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan |
Thường xuyên |
17 |
Theo dõi sự thay đổi sở hữu tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương - Bộ Tài chính; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan |
Thường xuyên |
18 |
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong thẩm quyền theo dõi thay đổi sở hữu tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đang bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Thường xuyên |
19 |
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Bộ Tài chính |
Thường xuyên |
20 |
Nghiên cứu đề xuất biện pháp tăng cường trách nhiệm của địa phương trong thẩm định và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài, phòng ngừa lẩn tránh biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương - Bộ Tài chính; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan |
Thường xuyên |
21 |
Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
- Bộ Công Thương - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Thường xuyên |
22 |
Theo dõi số liệu nhập khẩu, xuất khẩu các mặt hàng thuộc Danh sách để hàng tháng cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương, đặc biệt lưu ý hiện tượng kim ngạch xuất nhập khẩu biến động bất thường |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương |
Thường xuyên |
23 |
Phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương, Bộ Công an, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
Thường xuyên |
24 |
Tăng cường hợp tác với hải quan các nước, các tổ chức khu vực, quốc tế để hợp tác trao đổi thông tin và xác minh các gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, chống lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương |
Thường xuyên |
25 |
Tăng cường năng lực cho cán bộ hải quan trong công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương |
Thường xuyên |
26 |
Phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành trong các vụ việc cụ thể |
Bộ Tài chính |
- Bộ Công Thương - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Khi có vụ việc |
27 |
Bố trí kinh phí, ngân sách dự phòng hàng năm cho Bộ Công Thương phù hợp với quy định hiện hành để triển khai các hoạt động xử lý vụ việc phòng vệ thương, vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm cả sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý) xảy ra với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam |
Bộ Tài chính |
Bộ Công Thương |
Hàng năm và theo vụ việc |
28 |
Chỉ đạo công an các địa phương tăng cường giám sát để phát hiện, xử lý các hành vi gian lận xuất xứ, tăng cường giám sát đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài trên địa bàn |
Bộ Công An |
- Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan. |
Thường xuyên |
29 |
Giám sát hành vi gian lận xuất xứ, vùng nuôi trồng hàng nông, lâm, thủy sản; tham gia trong quá trình điều tra, phối hợp cung cấp thông tin, xử lý các vụ tranh chấp thương mại nông lâm thủy sản |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
- Bộ Công Thương - Bộ Ngoại giao - Bộ Tài chính |
Thường xuyên |
30 |
Tuyên truyền phổ biến cho các doanh nghiệp về việc không tiếp tay cho hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
- Bộ Công Thương - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
Thường xuyên |
Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 Ban hành: 01/01/2021 | Cập nhật: 04/01/2021
Chỉ thị 26/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2020 Ban hành: 24/06/2020 | Cập nhật: 24/06/2020
Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp Ban hành: 04/06/2020 | Cập nhật: 05/06/2020
Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 Ban hành: 01/01/2020 | Cập nhật: 02/01/2020
Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2019 về tăng cường chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính Ban hành: 15/11/2019 | Cập nhật: 18/11/2019
Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2019 về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Ban hành: 11/10/2019 | Cập nhật: 12/10/2019
Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 Ban hành: 01/01/2019 | Cập nhật: 01/01/2019
Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2018 về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu Ban hành: 31/08/2018 | Cập nhật: 03/09/2018
Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn Ban hành: 04/09/2018 | Cập nhật: 06/09/2018
Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại Ban hành: 15/01/2018 | Cập nhật: 15/01/2018
Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 Ban hành: 01/01/2018 | Cập nhật: 02/01/2018
Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới Ban hành: 05/06/2017 | Cập nhật: 07/06/2017
Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2017 về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp Ban hành: 06/06/2017 | Cập nhật: 08/06/2017
Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 Ban hành: 01/01/2017 | Cập nhật: 05/01/2017
Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường Ban hành: 31/08/2016 | Cập nhật: 07/09/2016
Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2016 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp Ban hành: 05/09/2016 | Cập nhật: 06/09/2016
Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 Ban hành: 07/01/2016 | Cập nhật: 12/01/2016
Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2015 về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Ban hành: 06/10/2015 | Cập nhật: 08/10/2015
Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2015 về tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Ban hành: 01/10/2015 | Cập nhật: 02/10/2015
Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 Ban hành: 03/01/2015 | Cập nhật: 05/01/2015
Chỉ thị 25/CT-TTg điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014 Ban hành: 13/08/2014 | Cập nhật: 14/08/2014
Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2014 về triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 25/08/2014 | Cập nhật: 25/08/2014
Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014 Ban hành: 02/01/2014 | Cập nhật: 03/01/2014
Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2013 tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 Ban hành: 05/12/2013 | Cập nhật: 06/12/2013
Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2013 về giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 Ban hành: 07/01/2013 | Cập nhật: 11/01/2013
Chỉ thị 26/CT-TTg năm 2012 triển khai thi hành Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Ban hành: 28/09/2012 | Cập nhật: 29/09/2012
Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2012 tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá những tháng cuối năm Ban hành: 26/09/2012 | Cập nhật: 27/09/2012
Nghị quyết 01/NQ-CP về giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 Ban hành: 03/01/2012 | Cập nhật: 05/01/2012
Quyết định 2471/QĐ-TTg năm 2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 28/12/2011 | Cập nhật: 30/12/2011
Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2010 Ban hành: 04/01/2011 | Cập nhật: 09/02/2011
Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2010 thành lập phường Chiềng Cơi thuộc thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Ban hành: 07/01/2010 | Cập nhật: 12/01/2010
Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 Ban hành: 09/01/2009 | Cập nhật: 20/01/2009