Quyết định 73/2009/QĐ-UBND về Quy chế một cửa liên thông thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
Số hiệu: | 73/2009/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa | Người ký: | Trần Công Phàn |
Ngày ban hành: | 24/09/2009 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2009/QĐ-UBND |
Nha Trang, ngày 24 tháng 09 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 67/2007/QĐ-UBND ngày 18/10/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Quy trình thủ tục thực hiện, quản lý các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1211/SKHĐT-HTĐT ngày 17/7/2009 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1193/SNV-TCBM ngày 04/8/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế một cửa liên thông thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT CỬA LIÊN THÔNG THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo Luật Đầu tư năm 2005, thuộc thẩm quyền câp giấy chứng nhận đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Đối tượng áp dụng là cá nhân, tổ chức, đơn vị liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và công dân khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời gian quy định.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính. Hạn chế tối đa các hành vi tiêu cực trong quá trình thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 3. Phân loại dự án đầu tư
Theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, các dự án đầu tư được phân loại thành các nhóm sau:
1. Dự án không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư
a) Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm (15) tỷ đồng Việt Nam và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư;
- Dự án không thuộc đối tượng do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
b) Nhà đầu tư, trong trường hợp nêu trên, nếu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện đăng ký đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Dự án thuộc loại phải đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư phải tiến hành đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm (15) tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
- Dự án không thuộc lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư;
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được bản đăng ký đầu tư.
3. Dự án thuộc loại đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư
a) Đối với các dự án thuộc Khoản 1 và 2 Điều này mà Nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư và yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào nội dung đăng ký đầu tư để báo cáo UBND tỉnh xem xét, cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
b) Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
- Dự án không thuộc lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Dự án thuộc loại thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư
a) Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
b) Dự án có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
c) Dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
d) Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
1. Đối với hồ sơ thuộc loại đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, Nhà đầu tư nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư tám (8) bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất một (01) bộ hồ sơ gốc.
2. Đối với hồ sơ thuộc loại thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm tra điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, Nhà đầu tư nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư mười (10) bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất một (01) bộ hồ sơ gốc.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thực hiện theo quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”.
2. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở quản lý nhà nước về chuyên ngành, UBND cấp huyện nơi có dự án, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh: là cơ quan tham gia góp ý kiến bằng văn bản khi Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ đề nghị góp ý kiến.
3. Các Bộ, ngành trung ương: là cơ quan tham gia góp ý kiến bằng văn bản khi Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ đề nghị góp ý kiến theo quy định tại Điều 48 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
4. Văn phòng Chính phủ: là cơ quan thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đối với các dự án phải xin ý kiến chấp thuận chủ trương của Thủ tướng theo quy định tại Điều 48 của Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
5. Văn phòng UBND tỉnh: là cơ quan nhận kết quả xem xét, đề xuất từ Sở Kế hoạch và Đầu tư và trình lãnh đạo UBND tỉnh về việc xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư.
ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
Điều 6. Nội dung hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư trong nước:
Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm:
a) Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư (nếu có)
b) Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được quy định tại Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư
c) Các loại giấy tờ khác theo quy định tại Điều 45 của Luật Đầu tư, gồm:
- Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
- Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
- Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
2. Đối với dự án đầu tư nước ngoài:
Nội dung hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm:
a) Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư.
b) Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung được quy định tại Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư (nếu có).
c) Các loại giấy tờ khác theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 44 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, gồm:
- Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế);
- Hợp đồng liên doanh (đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài).
Điều 7. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư là mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ, cụ thể như sau:
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy biên nhận nhận hồ sơ và hẹn ngày nhận giấy chứng nhận đầu tư ngay sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đăng ký đầu tư chưa hợp lệ trong thời hạn hai (2) ngày làm việc. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản, trong văn bản thông báo phải hướng dẫn cụ thể nhà đầu tư bổ sung hồ sơ.
Khi hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi lấy ý kiến các Sở, ngành, UBND cấp huyện (nếu các Sở, ngành, UBND cấp huyện đã có ý kiến bằng văn bản khi thực hiện bước thỏa thuận địa điểm thì không thực hiện việc lấy ý kiến các Sở, Ngành, UBND cấp huyện). Thời hạn thực hiện là hai (2) ngày làm việc kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Các Sở, ngành, UBND cấp huyện tham gia ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn bảy (7) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong văn bản tham gia ý kiến các Sở, ngành, UBND cấp huyện nêu rõ ý kiến đối với lĩnh vực chuyên môn mình quản lý.
3. Trong thời gian ba (3) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn tham gia ý kiến của các Sở, ngành, UBND các huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất báo cáo tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong báo cáo này phải nêu rõ các quy định của pháp luật liên quan; ý kiến góp ý của các Sở, ngành, UBND cấp huyện (có nêu rõ Sở, ngành, UBND cấp huyện nào chưa có văn bản góp ý); ý kiến đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời gian hai (2) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra, trình lãnh đạo UBND tỉnh quyết định việc cấp hay không cấp giấy chứng nhận đầu tư.
5. Trong thời gian một (01) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung hoặc không cấp giấy chứng nhận đầu tư.
6. Sau khi trình UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư theo quy chế “một cửa”. Trường hợp UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung hoặc không chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư, trên cơ sở thông báo ý kiến của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư yêu cầu bổ sung hoặc thông báo nêu rõ lý do UBND tỉnh không cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thời hạn thực hiện là hai (2) ngày làm việc kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận được ý kiến của UBND tỉnh.
7. Trong thời gian hai (02) ngày làm việc kể từ khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư cho các Bộ, ngành theo quy định.
THẨM TRA CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
Điều 8. Hồ sơ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm:
1. Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư (nếu có).
2. Hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đối với từng trường hợp như sau:
a) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ đối với Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân);
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
Đối với trường hợp thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh, ngoài hồ sơ quy định trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế);
- Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
b) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ đối với Dự án có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, gồm:
- Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định trên, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan (đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế);
- Hợp đồng liên doanh (đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài).
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
c) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ đối với Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, gồm:
- Hồ sơ như đối với Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm (300) tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện nêu trên.
- Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Thời hạn thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư là hai mươi mốt (21) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm tra đầu tư hợp lệ, cụ thể như sau:
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ thẩm tra đầu tư tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trường hợp hồ sơ thẩm tra đầu tư hợp lệ: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy biên nhận nhận hồ sơ và hẹn ngày nhận giấy chứng nhận đầu tư ngay sau khi nhận được hồ sơ. Trong thời hạn ba (3) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi lấy ý kiến các Sở, ngành, UBND cấp huyện.
Trường hợp hồ sơ thẩm tra đầu tư chưa hợp lệ: trong thời hạn ba (3) ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản, trong văn bản thông báo phải hướng dẫn cụ thể nhà đầu tư bổ sung hồ sơ.
2. Các Sở, ngành, UBND cấp huyện tham gia ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong văn bản tham gia ý kiến các Sở, ngành, UBND cấp huyện nêu rõ ý kiến đối với lĩnh vực chuyên môn mình quản lý.
3. Trong thời gian ba (3) ngày làm việc kể từ ngày hết hạn tham gia ý kiến của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất báo cáo tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong báo cáo này phải nêu rõ các quy định của pháp luật liên quan; ý kiến góp ý của các Sở, ngành, UBND cấp huyện (có nêu rõ Sở, ngành, UBND cấp huyện nào chưa có văn bản góp ý); ý kiến đề xuất của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời gian ba (3) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra, trình lãnh đạo UBND tỉnh quyết định việc cấp hay không cấp giấy chứng nhận đầu tư.
5. Trong thời gian hai (2) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung hoặc không cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Tổng thời gian thực hiện từ bước 1 đến bước 5 là hai mươi mốt (21) ngày làm việc.
- Thời gian nhà đầu tư bổ sung hồ sơ không tính trong tổng thời gian giải quyết theo các bước trên.
- Sau khi UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư theo quy chế “một cửa”.
- Trường hợp UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung hoặc không chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư, trên cơ sở thông báo ý kiến của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư yêu cầu bổ sung hoặc thông báo nêu rõ lý do UBND tỉnh không cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thời hạn thực hiện là hai (2) ngày làm việc kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận được ý kiến của UBND tỉnh.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư cho các Bộ, ngành theo quy định trong thời gian hai (02) ngày làm việc kể từ khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư.
Các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ hoặc chưa có quy hoạch hoặc chưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc loại phải xem xét, quyết định việc xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương.
Thời hạn thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm tra đầu tư hợp lệ, cụ thể như sau:
1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ thẩm tra đầu tư tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trường hợp hồ sơ thẩm tra đầu tư hợp lệ: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy biên nhận nhận hồ sơ và hẹn ngày nhận giấy chứng nhận đầu tư ngay sau khi nhận được hồ sơ thẩm tra đầu tư. Trong thời hạn ba (3) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi lấy ý kiến các Sở, ngành, UBND cấp huyện và các Bộ, ngành liên quan.
Trường hợp hồ sơ thẩm tra đầu tư chưa hợp lệ: trong thời hạn ba (3) ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản, trong văn bản thông báo phải hướng dẫn cụ thể nhà đầu tư bổ sung hồ sơ.
2. Các Sở, ngành, UBND cấp huyện tham gia ý kiến gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong văn bản tham gia ý kiến các Sở, ngành, UBND cấp huyện nêu rõ ý kiến đối với lĩnh vực chuyên môn mình quản lý.
3. Đối với trường hợp phải xin ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn hai mươi hai (22) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra trình UBND tỉnh xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư. Trong báo cáo này phải nêu rõ các quy định của pháp luật liên quan; ý kiến góp ý của các Bộ, ngành trung ương (có nêu rõ Bộ, ngành nào chưa có văn bản góp ý).
Trong thời gian hai (2) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra, trình UBND tỉnh ký văn bản xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư.
Trong thời hạn một (1) ngày, UBND tỉnh ký văn bản báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư.
4. Theo kết quả nhận văn bản góp ý của các Bộ ngành trung ương; của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất báo cáo tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chờ ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương; chờ ý kiến của Thủ tướng.
Trường hợp phải chờ ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương hoặc của Thủ tướng, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo đến nhà đầu tư để biết.
5. Trong thời gian ba (3) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra, trình UBND tỉnh quyết định việc cấp hay không cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc chờ ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương; chờ ý kiến của Thủ tướng.
6. Trong thời gian hai (2) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung hoặc không cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Sau khi UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư theo quy chế “một cửa”.
Trường hợp UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung hoặc không chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư, trên cơ sở thông báo ý kiến của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư yêu cầu bổ sung hoặc thông báo nêu rõ lý do UBND tỉnh không cấp giấy chứng nhận đầu tư. Thời hạn thực hiện là hai (2) ngày làm việc kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận được ý kiến của UBND tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư cho các Bộ, ngành theo quy định trong thời gian hai (2) ngày làm việc kể từ khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư.
ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Giải trình những nội dung điều chỉnh và lý do điều chỉnh;
c) Những thay đổi so với dự án đang triển khai;
d) Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (do người có thẩm quyền của doanh nghiệp ký “sao y bản chính” và đóng dấu);
e) Bản sửa đổi, bổ sung của hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc điều lệ doanh nghiệp (nếu có);
f) Báo cáo tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến thời điểm đăng ký điều chỉnh;
g) Hồ sơ đăng ký điều chỉnh nội dung kinh doanh của doanh nghiệp (nếu có thay đổi - dùng cho trường hợp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp).
Điều 12. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh
1. Đối với trường hợp đăng ký điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thì Quy trình xử lý thủ tục hành chính áp dụng theo quy định tại Điều 7 Quy chế này;
2. Đối với trường hợp thẩm tra điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thì Quy trình xử lý thủ tục hành chính áp dụng theo quy định tại Điều 9 hoặc Điều 10 Quy chế này;
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng theo các nội dung tại Quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện quy chế này, nếu có vấn đề vướng mắc, các nhà đầu tư, các tổ chức liên quan kịp thời gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình UBND tỉnh điều chỉnh, sửa đổi./.
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND quy định phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước Ban hành: 28/12/2007 | Cập nhật: 19/07/2013
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - năm 2008 do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 17/04/2008
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp công tác phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 14/12/2007 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa - Thông tin, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 21/12/2007 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý vận tải khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 17/12/2007 | Cập nhật: 21/07/2010
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2007 Ban hành: 31/10/2007 | Cập nhật: 19/03/2014
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng, thẩm định, đóng góp ý kiến, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 25/10/2007 | Cập nhật: 05/03/2010
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND ban hành Quy trình thủ tục thực hiện, quản lý các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 18/10/2007 | Cập nhật: 26/05/2010
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước tỉnh Lào Cai Ban hành: 11/09/2007 | Cập nhật: 06/09/2012
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND ban hành đề án xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao giai đoạn 2007 - 2010 Ban hành: 12/09/2007 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND sửa đổi quy định đơn giá bồi thường về đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thi công Công trình: Xây dựng Nhà máy nước Tân Hiệp - Tân Uyên; Hạng mục: Tuyến ống nước thô kèm theo Quyết định 84/2006/QĐ-UBND do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 09/07/2007 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Ban hành: 22/06/2007 | Cập nhật: 28/06/2007
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Đại Kim, tỷ lệ 1/500 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 20/06/2007 | Cập nhật: 22/11/2007
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND Quy định về công tác Phòng không nhân dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 21/05/2007 | Cập nhật: 03/09/2015
Quyết định 67/2007/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Y tế Dự phòng quận 6 trực thuộc Ủy ban nhân dân quận 6 do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 03/05/2007 | Cập nhật: 10/05/2007
Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư Ban hành: 22/09/2006 | Cập nhật: 20/12/2006