Quyết định 715/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: | 715/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Đặng Văn Minh |
Ngày ban hành: | 23/12/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 715/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 12 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN TƯ NGHĨA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của UBND huyện Tư Nghĩa tại Tờ trình số 278/TTr-UBND ngày 19/12/2016 về việc xin phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Tư Nghĩa, giai đoạn 2016-2020 và ý kiến của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Báo cáo thẩm định số 3192/SNNPTNT ngày 13/12/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Tư Nghĩa, giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có nhằm phát huy chức năng phòng hộ ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.
b) Mục tiêu cụ thể
b1) Về môi trường sinh thái
- Bằng các biện pháp về quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng và chăm sóc rừng tập trung để đến năm 2020 duy trì và tạo lập sau khi khai thác trồng lại đạt được 4.831,02 ha đất có rừng và 1.188,8 ha đất đã trồng rừng chưa thành rừng, đảm bảo độ che phủ của rừng đạt 29% theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện Tư Nghĩa.
b2) Về kinh tế
- Hàng năm trồng và chăm sóc rừng tập trung khoảng 471 ha, khai thác khoảng 31.033m3 gỗ rừng tập trung; Chế biến 310m3 gỗ xây dựng, 621m3 gỗ dân dụng, cung cấp 30.102 tấn nguyên liệu dăm gỗ xuất khẩu, nhằm đa dạng sản phẩm và giá trị hàng hóa lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện, phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của sản xuất lâm nghiệp đạt bình quân khoảng 8-10%/năm trong tăng trưởng kinh tế chung của ngành nông lâm thủy sản của huyện.
b3) Về xã hội và an ninh quốc phòng
- Thực hiện Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng của huyện giai đoạn 2016-2020 sẽ thu hút khoảng 700 lao động nông thôn, miền núi, trung du tham gia trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, chế biến lâm sản, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Nâng cao dân trí và đời sống nhân dân, giảm thiểu các tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
- Xây dựng các đai rừng, tuyến rừng phòng hộ, vừa có tác dụng phòng hộ cảnh quan môi trường vừa có tác dụng làm lá chắn phòng thủ góp phần vào việc bảo đảm an ninh, quốc phòng.
2. Nhiệm vụ chủ yếu
- Quản lý bảo vệ rừng: 20.618,06 lượt ha (bình quân 4.123 ha/năm)
- Quản lý bảo vệ toàn bộ diện tích đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng của rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
- Phát triển rừng:
+ Khoanh nuôi tái sinh rừng: 53,03 ha.
+ Trồng và chăm sóc rừng: 2.335,18ha, trong đó:
Trồng tập trung: 1.761,76 ha (trồng mới 240,51 ha, trồng lại sau khai thác 1.521,25 ha), bình quân 352 ha/năm.
Trồng cây phân tán: 593 ngàn cây (tương đương 593 ha).
3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
a) Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 6.129,84 ha
- Đất có rừng: 4.831,02 ha
+ Rừng tự nhiên: 2.683,13ha
+ Rừng trồng: 2.147,89 ha
- Đất chưa có rừng: 1.298,82 ha
+ Đất đã trồng rừng chưa thành rừng: 1.188,8ha
+ Đất chưa có rừng khác: 110,02 ha
Quy hoạch đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng đến năm 2020:
- Rừng phòng hộ: 2.549,81 ha
- Rừng sản xuất: 3.580,93 ha
b) Quy hoạch khối lượng bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020.
- Bảo vệ rừng:
Diện tích bảo vệ rừng giai đoạn 2016-2020 là 20.618 lượt ha, bình quân 4.123ha/năm trong đó rừng phòng hộ 2.270 ha, rừng sản xuất 1.853 ha.
- Khoanh nuôi tái sinh rừng: 53,03 ha.
- Trồng và chăm sóc rừng: 2.355,18 ha, trong đó:
+ Trồng rừng tập trung rừng phòng hộ 216,66 ha (trồng mới).
+ Trồng rừng tập trung rừng sản xuất: 1.545,1 ha
Trồng mới: 23,85 ha
Trồng lại sau khai thác: 1.521,25 ha
+ Trồng cây phân tán: 593.000 cây (593 ha)
- Khai thác:
+ Diện tích khai thác gỗ rừng trồng tập trung trong quy hoạch đất lâm nghiệp: 1.521 ha (bình quân 304 ha/năm), sản lượng 155.168m³ (bình quân 31.033m³/năm).
+ Khai thác củi: 18.255ster.
- Chế biến:
Gỗ xây dựng 1.552m3 (bình quân 310m3/năm), đồ mộc dân dụng 3.103m3 (bình quân 621m3/năm), cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhà máy dăm trên địa bàn tỉnh 150.512 tấn (bình quân 30.102 tấn/năm).
- Khối lượng đầu tư cơ sở hạ tầng lâm sinh phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng đường lâm nghiệp 19 km, sửa chữa đường lâm nghiệp 2 km, xây dựng 35,2 km đường ranh cản lửa, 1 chòi canh lửa, 4 Bảng quy ước bảo vệ rừng và 1 trạm quản lý bảo vệ rừng.
4. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn
Khái toán tổng vốn đầu tư: 184.942 triệu đồng. Trong đó:
a) Khái toán vốn đầu tư theo hạng mục và chức năng 3 loại rừng
ĐVT: triệu đồng
Hạng mục đầu tư |
Tổng |
Phân theo 3 loại rừng |
|
Phòng hộ |
Sản xuất |
||
TỔNG |
184.942 |
36.505 |
148.437 |
1. Quản lý bảo vệ rừng |
30.927 |
17.026 |
13.902 |
2. Phát triển rừng |
144.067 |
17.492 |
126.575 |
3. Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp |
9.948 |
1.987 |
7.961 |
b) Vốn đầu tư theo nguồn vốn:
- Vốn ngân sách 41.538 triệu đồng, chiếm 22,5 % trong cơ cấu vốn.
Vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư cho Phát triển rừng phòng hộ, hỗ trợ bảo vệ rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất, cơ sở hạ tầng.
+ Vốn Ngân sách Trung ương: 30.705 triệu đồng
+ Vốn Ngân sách tỉnh, vốn tài trợ khác: 10.833 triệu đồng
- Vốn vay tín dụng: 37.082 triệu đồng, chiếm 20,1 % trong cơ cấu vốn. Chủ yếu vốn cho các chủ hộ vay tín dụng để phát triển rừng sản xuất.
- Vốn tự đầu tư: 106.322 triệu đồng, chiếm 57,5 % trong cơ cấu vốn.
5. Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất
- Thực hiện tốt phân cấp quản lý rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Nâng cao năng lực của Hạt Kiểm lâm và Phòng Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND huyện về quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, bổ sung biên chế cán bộ có chuyên môn lâm nghiệp thực hiện chuyên trách về quản lý lâm nghiệp. Một số xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn cần kiện toàn Ban lâm nghiệp xã giúp cho UBND xã thực hiện các chức năng về quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
- Rà soát lại công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng, phân công rõ trách nhiệm; tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý Nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó tập trung vào một số nội dung: Quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; quản lý chất lượng cây giống lâm nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh; làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, giáo dục pháp luật; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng;
b) Giải pháp về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng
- Công tác quản lý bảo vệ rừng
Thực thi nghiêm túc, triệt để và kịp thời các quy định thưởng phạt trong công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm động viên khích lệ người dân tham gia và kịp thời răn đe, ngăn chặn những hành vi phá hoại rừng. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia quản lý bảo vệ rừng. Hỗ trợ kinh phí cho cộng đồng, hộ gia đình nhận bảo vệ rừng phòng hộ.
- Giải pháp về phát triển rừng:
+ Đối với đầu tư phát triển rừng phòng hộ với xu hướng phát triển hệ sinh thái đa dạng về loài cây bản địa, cây gỗ lớn lâu năm nhằm tạo ra những khu rừng nhiều tầng tán. Đối với rừng trồng sản xuất nhằm gia tăng giá trị gỗ khai thác từ rừng trồng thực hiện chuyển hóa rừng trồng hiện có và trồng rừng thâm canh gỗ lớn, rừng được cấp chứng chỉ (FSC), đồng thời tạo cơ chế thuận lợi và hấp dẫn để thu hút khuyến khích các tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang, các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững.
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng bằng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động luỗng phát dây leo, nhằm rút ngắn quá trình và điều khiển hoàn cảnh rừng theo mong muốn của con người về tổ thành loài, chất lượng rừng và sớm đạt được mục tiêu thành rừng.
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ và khuyến lâm
- Giải pháp về khoa học và công nghệ
+ Sử dụng giống cây giâm hom, nuôi cấy mô và kinh nghiệm sản xuất cây giống bản địa trong nhân dân để trồng rừng có chất lượng cao.
+ Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thông tin vào công tác quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quản lý và dự báo cháy rừng, phòng chống sâu bệnh hại trên phạm vi toàn huyện.
- Giải pháp về giáo dục đào tạo và khuyến lâm
+ Chuẩn hóa và quy hoạch đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý lâm nghiệp các cấp đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, công nghệ tin học... nhất là ở cơ sở như Hạt Kiểm lâm.
+ Xây dựng hệ thống khuyến lâm cấp huyện để tổ chức các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức, kỹ năng lâm nghiệp cho người dân, cán bộ lâm nghiệp xã, chủ trang trại. Có chế độ đãi ngộ về việc bố trí cán bộ lâm nghiệp về công tác tại các địa bàn vùng sâu vùng xa.
d) Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách
- Tiếp tục thực hiện công tác giao đất, giao rừng còn phát sinh gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, tập thể, cộng đồng, hộ gia đình sử dụng cho mục đích lâm nghiệp lâu dài ổn định.
- Tập trung đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường vốn tín dụng cho vay trồng rừng thương mại với lãi suất hợp lý và có chính sách thông thoáng, điều kiện và thủ tục cho vay dễ dàng, suất đầu tư phù hợp theo từng loài cây trồng và sản phẩm.
- Tạo cơ chế thuận lợi và hấp dẫn để thu hút khuyến khích các tổ chức kinh tế Nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp.
e) Giải pháp về vốn
- Đối với nguồn vốn Ngân sách: Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, vốn chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, vốn còn lại do cơ quan quyết định phê duyệt dự án đầu tư chi trả; vốn ngân sách huyện.
- Vốn tự đầu tư: Tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân và hộ gia đình tự đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
6. Danh mục các chương trình, Dự án ưu tiên
- Dự án đầu tư trồng rừng ngập mặn trên địa bàn xã Nghĩa Hòa.
- Dự án đầu tư, hỗ trợ bảo vệ rừng và phát triển rừng phòng hộ huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2016-2020. Phạm vi trên địa bàn 3 xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ và Nghĩa Kỳ.
- Dự án đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2016- 2020 trên phạm vi toàn huyện.
Điều 2. Căn cứ Điều 1 của Quyết định này, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa tổ chức công bố Quy hoạch, bàn giao sản phẩm quy hoạch và tổ chức thực hiện Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa; Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan chịu thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2020 về ủy quyền cho Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 07/08/2020 | Cập nhật: 11/12/2020
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 18/09/2019 | Cập nhật: 13/11/2019
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 14/11/2018 | Cập nhật: 22/02/2019
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Điều lệ Hội Cựu giáo chức thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên Ban hành: 29/08/2016 | Cập nhật: 17/09/2016
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2016 về Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 12/09/2016 | Cập nhật: 24/11/2016
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2016 về Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi Trà Vinh Ban hành: 28/09/2016 | Cập nhật: 17/10/2016
Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp Ban hành: 14/09/2016 | Cập nhật: 16/09/2016
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình Ban hành: 12/08/2016 | Cập nhật: 03/05/2018
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 20/07/2015 | Cập nhật: 29/07/2015
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 11/10/2013 | Cập nhật: 15/10/2013
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng Ban hành: 25/10/2013 | Cập nhật: 11/11/2013
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt dự án Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020 Ban hành: 04/12/2012 | Cập nhật: 22/12/2012
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Trà Vinh Ban hành: 01/11/2012 | Cập nhật: 18/12/2012
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 20/12/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2011 về đặt số hiệu đường huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Ban hành: 31/10/2011 | Cập nhật: 28/11/2011
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2009 về điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến 2010, có xét đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Ban hành: 30/06/2009 | Cập nhật: 12/05/2011
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2008 quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 22/10/2008 | Cập nhật: 26/06/2015
Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 14/01/2008 | Cập nhật: 23/02/2008
Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2007 về duyệt điều chỉnh lộ giới một số tuyến đường trên địa bàn phường 15, quận Tân Bình do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 04/05/2007 | Cập nhật: 24/10/2007
Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006