Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 707/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Phạm Đăng Quyền
Ngày ban hành: 02/03/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thông tin báo chí, xuất bản, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 707/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC XUẤT BẢN, IN, PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 16/01/2014 của Thủ tướng Cnh phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tưng Chính phủ về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề cương nhiệm vụ Quy hoạch phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 216/SKHĐT-VX ngày 25/01/2016 về đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo số 08/BC-HĐTĐ ngày 22/02/2016 của Hội đồng thẩm định về kết quả thẩm định Quy hoạch phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức sản xuất và kinh doanh các xuất bản phẩm có mục đích phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa của nhân dân, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển văn hóa địa phương và cả nước.

2. Phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm Thanh Hóa trên cơ sở điều kiện cụ thể của tỉnh, phù hợp với xu thế phát triển chung trong nước và thế giới, tạo ra các sản phẩm có thương hiệu của lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm Thanh Hóa và xây dựng Thanh Hóa thành trọng điểm về in của khu vực và chủ động tham gia thị trường in toàn quốc.

3. Tỉnh tiếp tục đầu tư và giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực xuất bản và phát hành xuất bản phẩm tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và ra nước ngoài. Thu hút nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật, thích ứng với cơ chế thị trường, đảm bảo tính hiệu quả.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu tư tưởng - chính trị: Phát triển ngành xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa đáp ng yêu cầu công tác giáo dục tư tưởng, tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, bồi đắp nền tảng văn hóa tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh, nâng cao dân trí, đáp ng nhu cầu thụ hưởng thông tin của nhân dân.

Mục tiêu kinh tế: Phát triển các hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, xây dựng các đơn vị hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có sản phẩm chiến lược, chủ lực, ổn định thị trường trong tỉnh và dần được mở rộng ra phạm vi ngoài tỉnh, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi. Phấn đấu Thanh Hóa trở thành trọng điểm xuất bản, in của khu vực, doanh thu ngành xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm năm 2025 tăng gấp hơn 2 lần năm 2015.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao hiệu quhoạt động của Nhà xuất bản Thanh Hóa. Tốc độ tăng trưởng bình quân về số đầu sách xuất bản của Thanh Hóa đạt 5-10%/năm, bình quân mi năm tăng khoảng 50 - 60 đầu sách, đến năm 2025 đạt từ 965 - 1280 đầu sách, trong đó tỷ trọng sách kinh doanh chiếm trên 75%, tỷ trọng xuất bản điện tử chiếm 20-30%. Doanh thu Nhà xuất bản đến năm 2025 đạt trên 8 tỷ đồng.

- Phát triển xuất bản phẩm không kinh doanh nhịp độ tăng trưởng bình quân về ấn phẩm đạt 8 - 9%/năm, bình quân mỗi năm tăng khoảng 7 ấn phẩm.

- Phát triển mới các cơ sở in trọng điểm khu vực về in bao bì, nhãn mác công nghiệp. Nhịp độ tăng trưởng bình quân về sản lượng trang in đạt 15%/năm, đến năm 2025 đạt trên 650 triệu trang in tiêu chuẩn, 1 tỷ sản phẩm không phải xuất bản phẩm. Doanh thu ngành in đến năm 2025 đạt trên 90 tỷ đồng.

- Nhịp độ tăng trưởng bình quân phát hành trên địa bàn Thanh Hóa đạt trên 10%/năm, đến năm 2025 phát hành sách đạt trên 40 triệu bản sách và 100 triệu bản văn hóa phẩm, doanh thu đạt trên 170 tỷ đồng.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025

1. Lĩnh vực xuất bản

1.1. Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản

1.1.1. Loại hình tổ chức, cơ cấu, định hưng hoạt động Nhà Xuất bản

Từ thực trạng đã đánh giá, để hoạt động xuất bản trên địa bàn tỉnh phát triển và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện việc chuyển đổi loại hình hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Nhà Xuất bản Thanh Hóa 100% vốn Nhà nước thành đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đến năm 2017, hoàn thành việc chuyển đổi loại hình hoạt động Nhà xuất bản Thanh Hóa từ Công ty TNHH Một thành viên sang đơn vị sự nghiệp có thu.

- Đến năm 2020, hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của Nhà xuất bản Thanh Hóa.

1.1.2. Sản phẩm, số lượng, chất Iưng

Đề tài xuất bn:

Đầu tư xuất bản các đề tài phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhu cầu của nhân dân trong tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh đặt hàng, cụ thể các đề tài có nội dung viết về các sự kiện, nhân vật văn hóa, lịch sử quan trọng của địa phương; các xuất bản phẩm thuộc loại nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn về văn hóa dân gian Thanh Hóa.

Xuất bản các xuất bản phẩm chiến lược:

- Xuất bản sách bộ, sách chuyên đề về các đề tài truyền thống của Thanh Hóa như các công trình về văn hóa dân gian, các phong tục, tập quán, thói quen của các dân tộc anh em trong tỉnh; ấn phẩm Khoa học, giáo trình giảng dạy của các trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh.

- Đầu tư xuất bản sách theo 2 hình thức là xuất bản các ấn phẩm giấy và xuất bản các ấn phẩm điện tử.

Slượng đầu ấn phm, sbản, số trang in

Giai đoạn 2016 - 2020: Phát triển số đầu xuất bản phẩm kinh doanh từ 720 - 960, trong đó số đầu xuất bản phẩm do UBND tỉnh đặt hàng là 10 - 15, số đầu xuất bản phẩm theo cơ chế thị trường là 710 - 945; số bản của xuất bản phẩm kinh doanh là 4,6 - 4,8 triệu bản. Trong đó số đầu xuất bản phẩm điện tử đạt 172 - 229, số bản xuất bản phẩm là trên 700 ngàn bản.

Giai đoạn 2021 - 2025: Phát triển số đầu xuất bản phẩm kinh doanh từ 965 - 1280, trong đó số đầu xuất bản phẩm do UBND tỉnh đặt hàng là 20 - 30, số đầu xuất bản phẩm theo cơ chế thị trường là 880 - 1120; số bản của xuất bản phẩm kinh doanh là 6,1 - 6,4 triệu bản. Trong đó số đầu xuất bản phẩm điện tử đạt 240 - 320, số bản xuất bản phẩm là trên 950 ngàn bản.

1.1.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật:

Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Nhà xuất bản theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 13551/UBND-CN ngày 31/12/2015 về việc phương án quy hoạch tại lô 6 Khu đô thị phía Nam thành phố Thanh Hóa.

Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị để đảm bảo điều kiện cấp giấy phép xuất bản điện tử theo Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 45 Luật xuất bản.

1.1.4. Nguồn nhân lực, trình độ:

- Giai đoạn đến năm 2025, để đáp ứng được số lượng đầu sách tăng bình quân 50 - 60 đầu sách mỗi năm, cần tăng thêm số lượng biên tập viên, bộ phận kế hoạch và kinh doanh. Quy mô Nhà xuất bản năm 2025 đạt trên 35 lao động. Trong đó 100% lao động trình độ đại học và trên đại học.

Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho 14 người.

Giai đoạn 2021 - 2025: Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho 21 người.

1.2. Về xuất bn phẩm không kinh doanh:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, địa phương xuất bản tài liệu không kinh doanh phục vụ công tác thông tin tuyên truyền nhiệm vụ chính trị.

- Ưu tiên xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền các Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các ấn phẩm viết về các lễ kỷ niệm, nhân vật văn hóa, lịch sử quan trọng; kỷ yếu về Đại hội Đảng bộ, HĐND các cấp; ...

- Đến năm 2025: Phát triển số lượng xuất bản phẩm không kinh doanh: 100 - 120 giấy phép/năm; số bản của xuất bản phẩm không kinh doanh: 180 - 200 nghìn bản; trang in của tài liệu không kinh doanh khoảng 38 - 40 triệu trang.

2. Lĩnh vực in

2.1. Cơ sở in

Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các sản phẩm in khuyến khích các doanh nghiệp phát triển theo hướng phân nhóm đơn vị tương ứng với thiết bị công nghệ và sản phẩm, liên kết sn xuất nhm nâng cao hiệu quả hoạt động. Hình thành các nhóm cơ sở in theo sản phẩm:

- Nhóm in các ấn phẩm là sách, tài liệu: 10 - 15 cơ sở

- Nhóm in các ấn phẩm là báo chí: 1 - 2 cơ sở

- Nhóm in các ấn phẩm là biểu mẫu, vé, hóa đơn, chứng từ, biên lai, niên giám thống kê: 3 - 5 cơ sở

- Nhóm in các ấn phẩm là bao bì, nhãn hiệu hàng hóa: 3 - 5 cơ sở

Đối với các cơ sở in nội bộ (nếu có) chỉ in các ấn phẩm phục vụ nội bộ của đơn vị, không in kinh doanh, không in các ấn phẩm ngoài chức năng của đơn vị.

2.2. Thiết bcông nghệ:

Đầu tư công nghệ thiết bị:

Không đầu tư thêm các công nghệ và thiết bị đã và sẽ có xu hướng lạc hậu hoặc công suất lớn không cần thiết.

Các đơn vị in nội bộ không có mục đích kinh doanh chỉ đầu tư các thiết bị có công suất và công nghệ bảo đảm phục vụ cho in các ấn phẩm nội bộ.

Chất ợng sản phẩm:

Ưu tiên đầu tư tăng chất lượng sản phẩm in, lấy việc tăng chất lượng sản phẩm in làm điều kiện cơ bản để tăng doanh số, để cạnh tranh với các cơ sở in trong nước và phát triển thị trường.

2.3. Công suất, sản lượng và doanh số

Công suất

Phát triển lĩnh vực in của Thanh Hóa trở thành trung tâm in của khu vực.

Giai đoạn 2016 - 2020: Mở rộng cơ sở in xuất bản phẩm hiện tại, phát triển mới về số lượng cơ sở in xuất bản phẩm thêm trên 5 - 10 đơn vị đến năm 2020: in bao bì, nhãn hàng công nghiệp thêm mới 8 - 15 đơn vị trong đó có từ 2 - 3 doanh nghiệp có quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Như vậy, đến năm 2020 quy mô thị trường bao gồm 23 - 29 cơ sở in xuất bản phẩm, 10 - 15 doanh nghiệp in bao bì, nhãn mác công nghiệp, 380 - 400 cơ sở in lưới, in phun và in thủ công.

Giai đoạn 2021 - 2025: Mở rộng cơ sở in xuất bản phẩm hiện tại, phát triển mới về số lượng cơ sở in xuất bản phẩm thêm trên 6-12 đơn vị đến năm 2025: in bao bì, nhãn hàng công nghiệp thêm mới 10-20 đơn vị trong đó có từ 2-3 doanh nghiệp có quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Như vậy, đến năm 2025 quy mô thị trường bao gồm 29 - 41 cơ sở in xuất bản phẩm, 20 - 35 doanh nghiệp in bao bì, nhãn mác công nghiệp.

Sản lượng và doanh s

Giai đoạn 2016 - 2020: Tăng trưởng bình quân sản lượng in duy trì mức trên 15%/năm, trong đó sản lượng in xuất bản phẩm đạt khoảng 300 - 350 triệu trang in tiêu chuẩn, sản lượng in không phải xuất bản phẩm (bao bì, nhãn mác, hóa đơn, chng từ...) đạt khoảng 450 - 500 triệu sản phẩm; Doanh thu toàn lĩnh vực in tăng 12 - 15%/năm, đạt khoảng 40 - 50 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 - 2025: Tăng trưởng bình quân sản lượng in duy trì mức trên 15%/năm, trong đó sản lượng in xuất bản phẩm đạt khoảng 630 - 650 triệu trang in tiêu chuẩn, sản lượng in không phải xuất bản phẩm (bao bì, nhãn mác, hóa đơn, chứng từ,..) đạt khoảng 950 - 1.000 triệu sản phẩm; Doanh thu toàn lĩnh vực in tăng 12 - 15%/năm, đạt khoảng 80 - 100 tỷ đồng.

2.4. Cơ sở vt chất

Sắp xếp lại địa điểm kết hợp xử lý ô nhiễm môi trường của các cơ sở hoạt động in

Giai đoạn từ 2016 đến 2025: Thực hiện chuyển 10 xưởng in tại nội ô thành phố Thanh Hóa vào Khu công nghiệp Tây Bắc Ga hoặc ra ngoài khu vực nội ô thành phố.

Cơ sở sửa chữa thiết bị in

Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có từ 2 - 3 doanh nghiệp có khả năng cung cấp dịch vụ sửa chữa thiết bị in cho toàn tỉnh.

2.5. Nguồn nhân lực

Tập trung nâng cao chất lượng, số lượng nguồn nhân lực in. Trong đó chú ý đến đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật in bậc cao.

Giai đoạn 2016 - 2020: Số lượng lao động tăng bình quân 8%/năm trong đó lao động kỹ sư tăng 10%/năm, lao động kỹ thuật viên tăng 10%/năm. Quy mô lao động đạt trên 500 lao động, số lượng kỹ sư 108 người, tổng số lao động bậc 5 trở lên đạt trên 120 lao động.

Giai đoạn từ 2016 đến 2025: Số lượng lao động tăng bình quân 10%/năm trong đó lao động kỹ sư tăng 12%/năm, lao động kỹ thuật viên tăng 15%/năm. Quy mô lao động đến năm 2025 đạt trên 800 lao động, trong đó số lượng kỹ sư 190 người, tổng số lao động bậc 5 trở lên đạt trên 240 lao động.

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chủ chốt của lĩnh vực in bao gồm các đối tượng sau:

- Công nhân kỹ thuật in:

Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo thợ bậc 2,3,4: 42 người; Bồi dưỡng thợ bậc 2,3,4: 153 người.

Giai đoạn 2021 - 2025: Đào tạo thợ bậc 2,3,4: 74 người; Bồi dưỡng thợ bậc 2,3,4: 270 người.

- Thợ kỹ thuật in bậc cao (về đứng máy và sửa chữa máy in): Đến năm 2020, đào tạo thợ bậc 5, 6, 7: 36 người; Bồi dưỡng thợ bậc 5, 6, 7: 139 người. Đến năm 2025: đào tạo thợ bậc 5, 6, 7: 63 người; Bồi dưỡng thợ bậc 5, 6, 7: 245 người.

- Kỹ sư công nghệ in:

Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo trình độ kỹ sư: 48 người, trình độ cao đng và trung cấp 47 người.

Giai đoạn 2021 - 2025: Đào tạo trình độ kỹ sư: 85 người; Bồi dưỡng lao động cao đẳng và trung cấp: 83 người.

2.6. Định hưng phát triển thị trường

n định thị trường nội tỉnh:

Xác định thị trường nội tỉnh là thị trường chủ lực của lĩnh vực in kinh doanh; xây dựng quy định về quản lý và khai thác thị trường xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn.

Củng cvà phát triển thị trường trong nước và quốc tế:

Xây dựng chiến lược là bạn hàng thân thiết với các Nhà xuất bản, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ và cả nước. Từng bước chiếm lĩnh thị trường in bao bì, nhãn mác sản phẩm công nghiệp phạm vi toàn quốc.

3. Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm

3.1. Tchức của các đơn vị

Phát triển các nhà sách của các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng liên kết xuất bản và liên kết phát hành sách.

Phát triển các hộ kinh doanh xuất bản phẩm ở các xã, phường, thị trấn theo hướng các tổ chức liên kết với các đơn vị phát hành sách để phát hành sách.

3.2. Phương thức phát hành

Đa dạng hóa phương thức phát hành phù hợp với nhu cần của độc giả theo hướng:

- Tổ chức phát hành theo phương pháp tiên tiến trong các siêu thị sách, trung tâm sách, nhà sách bằng hình thức khách hàng tự chọn, khách hàng được tư vn mua sách miễn phí.

- Tchức phát hành sách qua website, qua mạng Internet, phát hành sách theo địa chỉ khách hàng, thanh toán điện tử ở địa bàn thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn.

- Tổ chức phát hành lưu động, đưa sách về tận độc giả ở các xã miền núi, xã kinh tế khó khăn thuộc 11 huyện miền núi.

- Huy động các tổ chức chính trị xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh ở cơ sở tham gia hoạt động giới thiệu sách, phát hành sách.

- Thành lập trang website phát hành xuất bản phẩm điện tử.

3.3. Cơ svật chất

Về phát triển mạng lưới

- Khuyến khích phát triển các nhà sách và mạng lưới phát hành sách:

thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Sầm Sơn: Xây dựng thêm mỗi nơi 2-4 trung tâm sách có quy mô lớn, hiện đại, phát hành theo phương thức tự chọn, tự động, qua mạng Internet và thanh toán điện tử.

Phát triển các nhà sách tại các khu vực động lực phát triển của Thanh Hóa: Khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn - Thạch Thành.

Phát triển nhà sách tại trung tâm huyện Ngọc Lặc với quy mô đủ để làm trung tâm điều tiết sách cho các huyện lân cận.

các huyện còn lại: Mỗi huyện xây dựng từ 1- 2 nhà sách có quy mô hợp lý bảo đảm phục vụ đủ nhu cầu của nhân dân.

các xã, thị trấn: Mỗi thị trấn, xã hoặc cụm xã có các hiệu sách, đại lý phát hành sách. Nơi có điều kiện có thể tổ chức lồng ghép vào hoạt động của Bưu điện văn hóa xã, Thư viện xã.

- Tổ chức hệ thống hiệu sách hoặc đại lý sách ở các trường Đại học, Cao đẳng.

Mỗi trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tùy thuộc vào quy mô, số lượng học sinh, sinh viên có thể tổ chức 1-2 hiệu sách hoặc đại lý sách trong khuôn viên nhà trường.

- Phát triển mới các nhà sách theo Đ án khôi phục, duy trì và phát triển mạng lưới phát hành xuất bản phẩm cấp huyện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở khu vực các huyện sau: Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân, Bá Thước, (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 01/3/2010)

Về thị trường

- Xác định thị trường trong tỉnh là thị trường chủ lực. Coi trọng công tác nghiên cu thị trường trong tỉnh và dự báo thị hiếu độc giả để điu chỉnh sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu và tạo sức cạnh tranh. Xây dựng thị trường gn với phát triển mạng lưới phát hành ở các huyện và cơ sở.

3.4. Nguồn nhân lực phát hành

Định hướng đến năm 2025 số lượng cơ sở phát hành phát triển mạnh đến khu vực tập trung dân cư, khu vực các huyện. Do vậy cn đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động phát hành, thu hút lao động phổ thông tham gia vào mạng lưới phát hành dưới hình thức đại lý, ki ốt tại các xã, đặc biệt là tại các xã khó khăn.

Đối với nguồn nhân lực thuộc các đơn vị phát hành, tốc độ tăng trưởng tổng số lao động giai đoạn đến năm 2025 đạt 10-12%/năm. Tốc độ tăng trưởng lao động trình độ đại học và trên đại học đạt 12%/năm, tốc độ tăng trưởng lao động trình độ cao đẳng đạt 10%/năm. Lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông.

Số lượng lao động đến năm 2020: Tổng số lao động phát hành toàn tỉnh đạt 2.755 lao động trong đó tính riêng 2 đơn vị phát hành là 308 lao động. Đến năm 2025 tổng số lao động phát hành toàn tỉnh đạt 2.835 lao động, trong đó tính riêng 2 đơn vị phát hành là 338 lao động.

Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo, nâng cao trình độ Đại học, Cao đẳng: 161 người; Bồi dưỡng lao động phổ thông: 587 người.

Giai đoạn 2021 - 2025: Đào tạo Đại học, Cao đng: 192 người; Bồi dưỡng lao động phổ thông: 650 người.

3.5. Tổng bản sách phát hành và doanh số

Định hướng đến năm 2025 doanh thu phát hành trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tăng đạt trên 15%/năm, trong đó:

Giai đoạn 2016 - 2020: Phát hành sách đạt trên 25 triệu bản sách. Mức thụ hưởng đạt trên 5 cuốn/người/năm, 60 triệu bản văn hóa phẩm doanh thu đạt 100 - 120 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 - 2025: Phát hành sách đạt trên 40 triệu bản sách. Mức thụ hưởng đạt trên 7 cuốn/người/năm, 100 triệu bản văn hóa phẩm doanh thu đạt 175 - 185 tỷ đồng.

4. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

(Phụ lục kèm theo)

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030

1. Lĩnh vực xuất bản

Đến năm 2030, hoạt động xuất bản tại Thanh Hóa phát triển nhanh, mạnh theo hướng liên kết chặt chẽ giữa nhà xuất bản với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; với các cơ sở in, phát hành; với các tổ chức có tư cách pháp nhân trong hoạt động liên kết xuất bản.

Nhà xuất bản Thanh Hóa sẽ xuất bản cả 2 hình thức xuất bản phẩm truyền thống và xuất bản phẩm điện tử, trong đó tỷ lệ xuất bản phẩm điện tử chiếm đa số. Phát triển số đầu xuất bản phẩm kinh doanh từ 1500-2000, trong đó số đầu xuất bản phẩm do UBND tỉnh đặt hàng chiếm tỷ trọng 3 - 5%, số đầu xuất bản phẩm theo cơ chế thị trường là 95 - 97%; số bản của xuất bản phẩm kinh doanh là 6 - 8 triệu bản. Trong đó số đầu xuất bản phẩm điện tử đạt chiếm tỷ trọng 80 - 90%.

2. Lĩnh vực in

Đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm in của khu vực. Quy mô thị trường bao gồm trên 50 cơ sở in xuất bản phẩm, trên 30 doanh nghiệp in bao bì, nhãn mác công nghiệp, 10 doanh nghiệp in 3D.

Sản lượng in xuất bản phẩm tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm, trong đó sản lượng in xuất bản phẩm đạt khoảng 1 tỷ trang in tiêu chuẩn. Sản lượng in không phải xuất bản phẩm (bao bì, nhãn mác, hóa đơn, chứng từ...) đạt khoảng 1,5 tỷ sản phẩm; Doanh thu toàn nh vực đạt khoảng 250 tỷ đồng.

Công nghệ in bắt kịp với các công nghệ in tại các trung tâm in của Việt Nam và khu vực. Ngoài in offset, in ống đồng, công nghệ in 3D cũng sẽ được ứng dụng tại địa phương trong rất nhiều lĩnh vực: Y tế, giáo dục, sản xuất, xây dựng, văn hóa...

Nguồn nhân lực in phát triển theo hướng giảm số lượng nhân lực, tăng hiệu quả lao động.

Các cơ sở in tại Thanh Hóa làm chủ được các công nghệ in, dịch vụ sa chữa, thay thế thiết bị được cung cấp ngay tại tỉnh, các cơ sở sản xuất hỗ trợ hoạt động in như: sản xuất mực in, phụ tùng thiết bị thay thế được đầu tư và phát triển tại tỉnh và khu vực.

3. Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm

Hoạt động phát hành phát triển hoàn thiện, mọi nhu cầu về xuất bản phẩm của người dân được đáp ứng bằng nhiều phương thức trong đó chủ yếu là phát hành qua mạng. Các cơ sở phát hành, điểm phát hành khu vực trung tâm huyện đều được ng dụng thương mại điện tử, mua bán, thanh toán qua mạng.

Xuất bản phẩm phát hành không chỉ giới hạn xuất bản phẩm trong nước, phạm vi phát hành tại Thanh Hóa mà còn mở rộng ra là các xuất bản phẩm nước ngoài được nhập khẩu và biên dịch, mở rộng phạm vi phát hành trên phạm vi thế giới thông qua môi trường mạng.

Nhịp độ tăng trưởng bình quân phát hành trên địa bàn Thanh Hóa đạt trên 10%/năm, đến năm 2030 phát hành sách đạt trên 150 triệu bản sách và 17 triệu bản văn hóa phẩm, doanh thu đạt trên 250 tỷ đồng.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về quản lý Nhà nước

1.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thc về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đi vi hoạt động xuất bản in, phát hành xuất bản phẩm

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm. Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào giới thiệu Luật xuất bản và các văn bản luật liên quan; yêu cầu các tổ chức, đơn vị, cá nhân phải có trách nhiệm góp phần phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm, làm cho hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm vừa là công cụ tư tưởng sắc bén của cấp ủy và chính quyền các cấp, vừa đóng góp trực tiếp trong sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng tại địa phương.

1.2. Phối hợp quản lý hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm

- Nâng cao vai trò và sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm, quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng và vai trò của đảng viên trong các đơn vị hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm.

- Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (cơ quan lãnh đạo, định hướng các hoạt động xuất bản), Sở Thông tin và Truyền thông (cơ quan quản lý nhà nước) và các cơ quan liên quan để đánh giá, điều chỉnh các hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo đúng định hướng của Đảng và nội dung của Luật Xuất bản.

13. Nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm theo cơ chế đặt hàng, trợ giá

- Duy trì cơ chế hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh đặt hàng cho một số xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

- Thực hiện đúng quy trình, thủ tục, tiêu chí, tiêu chuẩn các xuất bản phẩm cần phải đặt hàng nhằm khuyến khích tác giả và nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm.

- Có kế hoạch cộng tác và khai thác có hiệu quả cao nhất đối với đội ngũ cộng tác viên có nhiều tiềm năng viết về các đề tài truyền thống của tỉnh.

2. Giải pháp về cơ chế chính sách.

2.1. Xây dựng các văn bản pháp quy:

- Quy định về hoạt động và quản lý các hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm trên địa bàn Thanh Hóa.

- Quy định về xuất bản các xuất bản phẩm có mục đích không kinh doanh.

2.2. Xây dựng cơ chế chính sách:

- Cơ chế liên kết đu tư phát triển hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa (liên kết đầu tư công nghệ thiết bị, liên kết góp vốn xây dựng cơ sở vật chất).

- Cơ chế thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm sách, nhà sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Sửa đổi, bổ sung cơ chế xuất bản phẩm đặt hàng, trợ giá.

- Ban hành các cơ chế, chính sách của tỉnh trợ giá cho các ấn phẩm phát hành về miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Ưu đãi thu hút các cơ sở in vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

2.3. Xức tiến việc thành lập Hiệp hội xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tỉnh Thanh Hóa

Xúc tiến thành lập Hiệp hội xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm để khai thác hiệu quả các tiềm năng xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm của tỉnh Thanh Hóa.

2.4. Tchức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm và đảm bảo an ninh thông tin:

- Kim tra, ngăn chặn, xử lý các loại xuất bản phẩm in lậu, vi phạm quyền tác giả.

- Quản lý các cơ sở in nhỏ lẻ, các cơ sở photo màu, các cơ sở in vàng mã.

- Quản lý việc nộp lưu chiểu và đọc lưu chiểu xuất bản phẩm, ngăn chặn kịp thời các sai phạm về an ninh thông tin trong các xuất bản phẩm.

3. Giải pháp về tổ chức mạng Iưới xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm

Đặc thù là địa phương có địa bàn rộng, nhiều huyện miền núi, địa bàn khó khăn, do vậy cần kết hợp nhiều giải pháp về tổ chức mạng lưới in và phát hành xuất bản phẩm nhằm đạt mục tiêu đưa xuất bản phẩm đến với đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh.

3.1. In

- Khuyến khích các xưởng in vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu Công nghiệp Lễ Môn, Khu Công nghiệp Tây Bắc ga, Khu Công nghiệp Bỉm Sơn.

- ng dụng các dây chuyền sản xuất, công nghệ mới trong hoạt động in trên địa bàn tỉnh.

3.2. Phát hành

- Tổ chức các cơ sở phát hành theo vùng; huyện Ngọc Lặc có trách nhiệm điều tiết xuất bản phẩm cho 11 huyện miền núi.

- ng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát hành tại khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn và các vùng kinh tế động lực Nghi Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng.

- Đối với các khu vực huyện miền núi, địa hình khó khăn, ngoài việc thu hút các nguồn lực xã hội tham gia phát hành dưới hình thức đại lý, ki ốt, cần có sự hỗ trợ của các nguồn lực nhà nước như: kết hợp phát hành tại các điểm bưu điện văn hóa xã, thư viện xã, điểm sinh hoạt cộng đồng; sử dụng các lực lượng như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ để hỗ trợ công tác phát hành.

4. Giải pháp về đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng các xuất bản phẩm

Ưu tiên đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành như sau:

- Lĩnh vực xuất bản: Công nghệ xuất bản sách điện tử; hệ thống dữ liệu xuất bản.

- Lĩnh vực in: Công nghệ chế bản không phim (Computer to plate); công nghệ in kỹ thuật số không sử dụng bản thông thường; công nghệ in offset cuốn có sấy; công nghệ in 3D.

- Lĩnh vực phát hành: Ứng dụng công nghệ phát hành sách qua Internet và thanh toán điện tử.

5. Giải pháp về nguồn nhân lực

5.1. Tổ chức đánh giá kết quả cổ phần hóa các doanh nghiệp cổ phần. Rà soát và bổ sung các lĩnh vực kinh doanh của các đơn vị hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm theo định hướng phát triển của quy hoạch.

Các đơn vị hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm xây dựng quy hoạch và có kế hoạch triển khai đào tạo và sử dụng cán bộ từ cấp Phó Quản đốc, Phó Trưởng phòng trở lên theo tiêu chí của Nhà nước.

5.2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chủ chốt của ngành xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm, bao gồm:

- Cán bộ biên tập: Hướng tới có các chuyên gia biên tập am hiểu sâu sắc nội dung và có kinh nghiệm biên tập ở những chủ đề hoặc lĩnh vực chyếu như kinh tế - xã hội, văn hóa - lịch sử, khoa học kỹ thuật trong đó chú ý cán bộ biên tập và tổ chức biên tập các đề tài về kinh tế, khoa học kỹ thuật.

- Công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao về đứng máy và sửa chữa máy in.

- Nhân viên phát hành.

- Cán bộ nghiên cứu thị trường.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung về nhận thức lý luận chính trị, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành.

6. Giải pháp về huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm

Chú trọng công tác liên kết toàn diện trong hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm, trong đó chủ yếu là liên kết tổ chức bản thảo, liên kết phát hành, liên kết góp vốn đầu tư công nghệ và thiết bị, liên kết góp vốn đầu tư cơ sở vật chất.

Kết hợp đa dạng hóa sản phẩm với đầu tư chiều sâu để tạo các sản phẩm chiến lược của lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm Thanh Hóa. Các đơn vị xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm hỗ trợ nhau đkhai thác tối đa tiềm năng hiện có, đồng thời lựa chọn và ưu tiên xây dựng sản phẩm chủ yếu của riêng đơn vị.

Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Thanh Hóa phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành liên quan xây dựng Đán cụ thể vviệc xây dựng trụ sở mới cho Nhà xuất bản Thanh Hóa trình UBND tỉnh phê duyệt, dự án có giải pháp quản lý dự án đầu tư và tổ chức thực hiện để phối hợp một cách hiệu quả nhất.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì thực hiện quy hoạch, xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án theo chức năng; phối hợp với các sở liên quan phân bổ các chỉ tiêu, nội dung của quy hoạch vào kế hoạch hằng năm trình UBND tỉnh quyết định; tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả tiến độ thực hiện quy hoạch.

Là cơ quan chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu hoàn thiện và ban hành cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành theo nội dung quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn lực triển khai thực hiện quy hoạch. Thực hiện việc kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch.

3. Sở Tài chính

Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn vốn phát triển sự nghiệp xuất bản, nguồn vốn xuất bản sách đặt hàng và các cơ chế chính sách tài chính liên quan phát triển xuất bản, in, phát hành theo nội dung của quy hoạch.

4. Sở Nội vụ

Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh sắp xếp, kiện toàn lại cơ cấu tổ chức Nhà xuất bản theo đúng quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp Sở thông tin và Truyền thông bố trí cán bộ, công chức, viên chức tại các đơn vị xuất bản, in, phát hành của tỉnh Thanh Hóa; phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành.

5. Sở Xây dựng

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án được duyệt; xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu cho UBND tỉnh về quy hoạch quỹ đất xây dựng Nhà Xuất bản Thanh Hóa, các cơ sở in, trung tâm sách, nhà sách, hiệu sách ở thành phố, thị xã và các huyện. Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở in xuất bản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo, hướng dẫn các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp tổ chức các đại lý của Công ty cổ phần phát hành sách Thanh Hóa và Công ty cổ phần phát hành sách và thiết bị trường học Thanh Hóa để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh trong nhà trường.

8. Các trường đại học và cao đẳng

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các đơn vị hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm tổ chức các hiệu sách, đại lý sách phục vụ nhu cầu của thầy cô giáo và sinh viên trong trường.

9. Các sở, ban, ngành liên quan

Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung của quy hoạch có liên quan đến sở, ngành, triển khai nghiêm túc Luật Xuất bản và các văn bản liên quan trong nội bộ sở, ngành.

10. Ủy ban Nhân dân các các huyện, thị xã, thành phố

Chịu trách nhiệm triển khai các nội dung của Quy hoạch có liên quan đến địa phương; bao gồm tuyên truyền giới thiệu nội dung quy hoạch, phối hợp với các sở liên quan và các đơn vị xuất bản, in, phát hành bố trí địa điểm hoạt động của các đơn vị xuất bản, in, phát hành và quản lý các hoạt động xuất bản, in, phát hành trên địa bàn đúng theo quy định của pháp luật.

11. Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Thanh Hóa

Chịu trách nhiệm triển khai các nội dung của quy hoạch có liên quan đến hoạt động của Nhà Xuất bản Thanh Hóa.

12. Các đơn vị hoạt động xuất bản, in, phát hành

Căn cứ nội dung quy hoạch để xây dựng kế hoạch triển khai của đơn vị theo định kỳ hàng năm hoặc từng giai đoạn, trong đó chú trọng các định hướng đầu tư công nghệ thiết bị, định hướng xây dựng sản phẩm chiến lược.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc các Sở; Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Thanh Hóa; Giám đốc các doanh nghiệp in, phát hành hoạt động trên địa bàn tỉnh; các tập thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông (đ b/c);
- Thường trực Tnh ủy, HĐNĐ tỉnh (để bc);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tnh ủy;
- Công báo tnh và Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, VX.
XB/2016/Ngọc.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 02 tháng 03 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT

Tên dự án

Quy mô và nội dung

Đơn vị chủ trì

Thời gian thực hiện

Nguồn vốn

2016 - 2020

2021 - 2025

Tng vn

Vốn Nhà nước

Doanh nghiệp

Tổng vn

Vn Nhà nước

Doanh nghiệp

TW

Tỉnh

TW

Tỉnh

1

Hỗ trợ phát triển sự nghiệp xuất bản trên địa bàn tnh Thanh Hóa

Hỗ trợ bằng hình thức: đặt hàng, mua bản thảo, mua bản quyền, trợ cước vận chuyn.

Sở Thông tin và Truyền thông

2016-2025

10

 

10

 

10

 

10

 

2

Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu xuất bản

ng dụng công nghệ thông tin để lập hệ thống lưu trdữ liệu xuất bản

Sở Thông tin và Truyền thông

2017-2025

3

 

3

 

4

 

4

 

3

Xây dựng trụ sở và cấp đổi Giấy phép thành lập Nhà xuất bản Thanh Hóa.

Xây dựng trụ sở và cấp vốn điều lệ cho Nhà Xuất bn Thanh Hóa

Sở thông tin và Truyền thông

2016-2020

10

 

10

 

 

 

 

 

4

Xuất bản sách điện tử

Đu tư thiết bị và tổ chức xuất bản sách qua hệ thống mạng máy vi tính

Nhà xuất bản

2021 -2025

 

 

 

 

5

 

5

 

5

Đầu tư công nghệ trước in

Đu tư đồng bộ thiết bị chế bản, tách màu và một số công nghệ trước in khác

Doanh nghiệp in

2016-2025

20

 

 

20

30

 

 

30

6

Đầu tư công nghệ in kỹ thuật s(Computer Print)

Đầu tư đồng bộ thiết bị in kỹ thuật số

Doanh nghiệp in

2016-2025

40

 

 

40

60

 

 

60

7

Xây dựng nhà máy in bao bì, nhãn mác công nghiệp

Đu tư hạ tầng đồng bộ nhà xưởng, thiết bị, nhân lực xây dựng nhà máy in bao bì, nhãn mác công nghiệp trọng điểm của tỉnh và khu vực

Doanh nghiệp in

2016-2025

60

 

 

60

90

 

 

90

8

Xây dựng trung tâm sách tại thành phố Thanh Hóa

Xây dựng mới trung tâm sách tại thành phố Thanh Hóa, phát hành theo phương thức tự chọn, ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng và thanh toán. Quy mô trên 1.000m2

Doanh nghiệp phát hành

2016-2020

10

 

 

10

 

 

 

 

9

Xây dựng nhà sách thị xã Bm Sơn, thị xã Sầm Sơn.

Xây dựng mới trung tâm sách tại thị xã Bm Sơn, thị xã Sầm Sơn, phát hành theo phương thức tự chọn, ứng dụng thương mại điện tử trong bán hàng và thanh toán. Quy mô trên 800m2

Doanh nghiệp phát hành

2016 - 2020

10

 

 

10

 

 

 

 

10

Xây dựng mới nhà sách khu vực động lc của Thanh Hóa: khu kinh tế Nghi Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng, Bm Sơn - Thạch Thành.

Quy mô trên 300m2 (6 điểm)

Doanh nghiệp phát hành

2016 - 2025

5

 

 

5

7

 

 

7

11

Xây dựng nhà sách Ngọc Lặc điều tiết sách cho khu vực

Quy mô 300 - 500m2

Doanh nghiệp phát hành

2021 -2025

 

 

 

 

5

 

 

5

12

Xây dựng nhà sách các huyện

Quy mô mỗi nhà sách trên 300m2 (16 điểm)

Doanh nghiệp phát hành

2021 -2025

 

 

 

 

32

 

 

32

13

Đào tạo, bồi dưng cán bộ, nhân viên

Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ biên tập, công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao ngành in, nhân viên phát hành, cán bộ thị trường; lý luận chính trị

Sở Thông tin và Truyền thông

2017-2025

1,9

 

0,4

1,5

3,1

 

0,6

2,5

14

Di chuyển các cơ sở in vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Chuyển hệ thống nhà xưởng ra khỏi trung tâm thành phố.

Doanh nghiệp In

2021 -2025

 

 

 

 

20

 

 

20

15

Xây dựng nhà sách ở 7 huyện Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân, Bá Thước

Xây dựng nhà sách ở 7 huyện Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Như Xuân, Bá Thước theo Đề án Khôi phục, duy trì và phát triển mạng lưới phát hành xuất bản phẩm cấp huyện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Bộ Thông tin và Truyền thông

2016-2020

112

112

 

 

 

 

 

 

Tng kinh phí dự án đầu tư giai đoạn 2016 - 2025:

281,9

112

23,4

146,5

266,1

0

19,6

246,5