Quyết định 697/QĐ-UBND về Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018
Số hiệu: 697/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Lê Trí Thanh
Ngày ban hành: 12/02/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 697/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 12 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Tỉnh ủy (khóa XXI) về đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ ba (khóa XXI) về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 244/TTr-SNV ngày 31 tháng 01 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018, với các nội dung chính sau:

I. Mục tiêu, yêu cầu

1. Mục tiêu

- Đẩy mạnh việc triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ ba (khóa XXI) về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 được ban hành tại Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ; sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng nền hành chính hiện đại; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công.

- Phấn đấu Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) của tỉnh năm 2018 thuộc nhóm 15-20 địa phương dẫn đầu cả nước.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

- Các cơ quan, đơn vị cần chủ động nghiên cứu, sáng tạo, quyết liệt áp dụng những giải pháp đổi mới để cải cách hành chính là khâu đột phá trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.

II. Nhiệm vụ trọng tâm

1. Đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo, điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trên cơ sở phân cấp hợp lý, rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm trên một số lĩnh vực theo tinh thn Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Kiện toàn, sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và các tổ chức, bộ phận cấu thành bên trong các Sở, Ban, ngành theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chp hành Trung ương khóa XII; đng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12-8-2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XXI.

3. Hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt và bố trí công chức, viên chức theo đúng Đề án xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức trong cơ quan hành chính, vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Triển khai kịp thời các quy định và thực hiện việc phân cấp quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.

4. Nâng cấp, mở rộng và đưa vào sử dụng phần mềm Một cửa kết nối đồng bộ từ tỉnh đến huyện, xã và hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính toàn tỉnh. Kiện toàn, tổ chức lại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả các cấp phù hợp với thực tiễn, đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công Tam Kỳ, Điện Bàn và Hội An, tiến đến thực hiện đồng bộ tại các huyện vùng đồng bằng còn lại. Trên 90% thủ tục hành chính được đưa vào tiếp nhận và trả kết quả tập trung tại Trung tâm hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp; phấn đấu đạt từ 50%-70% số thủ tục hành chính các Sở, Ban, ngành thực hiện quy trình 4 bước (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả) tại Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh; trên 95% thủ tục hành chính được giải quyết đúng và trước hạn. Thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đi với sự phục vụ của cơ quan hành chính và đi với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cùng cấp đạt trên 85%.

5. Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, chất lượng ngày càng cao theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chp hành Trung ương khóa XII. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước. Thực hiện có hiệu quả Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa đối với các đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh.

6. Triển khai thực hiện Đề án chính quyền điện tử; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và giải quyết công việc, thực thi công vụ; tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành dưới hình thức giao ban trực tuyến. Đẩy mạnh việc sử dụng và kết nối đồng bộ các phần mềm ứng dụng trong trao đổi văn bản, giải quyết công việc giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương với nhau và trong nội bộ các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thực hiện tốt việc trao đổi các văn bản, tài liệu chính thức giữa các cơ quan hành chính nhà nước qua mạng thông tin điện tử.

7. Xây dựng Kế hoạch và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra về thực hiện công tác cải cách hành chính, thanh tra công vụ. Nâng cao trách nhiệm người đng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, công chức gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, doanh nghiệp, vi phạm kỷ luật và đạo đức công vụ. Thực hiện tốt việc chấm điểm, đánh giá, phân loại chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.

III. Nhiệm vụ cụ thể

(Chi tiết có Phụ lục kèm theo)

IV. Tổ chức thực hiện

1. Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Trên cơ sở Kế hoạch này và căn cứ tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2018 của cơ quan, đơn vị.

b) Hướng dẫn và kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

c) Thực hiện chế độ báo cáo cải cách hành chính định kỳ đầy đủ, đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng thông tin báo cáo.

2. Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xây dựng các đề án, chương trình, nhiệm vụ cải cách hành chính trong kế hoạch lập dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch theo đúng quy định.

4. Sở Nội vụ chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- TT T
U;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, NC, TH, HC-TC, KSTTHC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Trí Thanh