Quyết định 57/2006/QĐ-UBND ban hành Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu: | 57/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Đà Nẵng | Người ký: | Trần Văn Minh |
Ngày ban hành: | 06/06/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khiếu nại, tố cáo, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2006/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 06 tháng 6 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2006/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng và Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng xây dựng Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố với các nội dung như sau:
1. Mục đích
a) Phòng và chống tham nhũng ở các ngành, các cấp, các lĩnh vực tại thành phố Đà Nẵng;
b) Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân về công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Định hướng cho các ngành, các cấp, các cơ quan và đơn vị xây dựng Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các ngành, các cấp từ thành phố đến cơ sở.
2. Yêu cầu
a) Tổ chức quán triệt sâu rộng Luật Phòng, chống tham nhũng đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên toàn thành phố nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các cơ quan nhà nước trong sạch, vững mạnh;
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố đã ban hành cho phù hợp với các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, đồng thời loại bỏ ngay những quy định không còn phù hợp với các chính sách, pháp luật của nhà nước, mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân khi tham gia giải quyết các công việc;
c) Thực hiện ngay và có kết quả một số biện pháp cụ thể nhằm tạo chuyển biến tích cực và thống nhất trong nhận thức và hành động của các ngành, các cấp trong công tác phòng, chống tham nhũng; xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà đối với tổ chức và công dân; những người bao che cho người có hành vi tham nhũng và những người có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng;
d) Việc phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố;
đ) Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân.
I. Triển khai, truyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng
1. Trong quý II năm 2006, Uỷ ban nhân dân thành phố tổ chức hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng và Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
2. Trong quý III năm 2006, các Sở, Ban, ngành, đoàn thể; UBND các quận, huyện; doanh nghiệp của Nhà nước và các cơ quan, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước triển khai, phổ biến, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng và Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị mình.
3. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Thanh tra thành phố, Sở Văn hoá -Thông tin và các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân Luật Phòng, chống tham nhũng và Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
4. Báo Đà Nẵng, Báo Công an Đà Nẵng, Đài phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng xây dựng các “chuyên trang, chuyên mục” để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; kiên quyết đấu tranh với các hành vi sai trái, nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt trong phòng, chống tham nhũng.
5. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, phóng viên tiếp cận thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng để đưa tin, phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng theo đúng quy định của pháp luật.
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
a) Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực phát huy quyền dân chủ và vai trò của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
b) Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân các nôi dung của Quy chế dân chủ ở 3 loại hình cơ sở; coi việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình.
c) Tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính theo nội dung Chỉ thị số 01- CT/TU ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng về việc triển khai Năm công tác cán bộ và cải cách thủ tục hành chính và Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2006 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng
Ban hành Kế hoạch triển khai Năm công tác cán bộ và cải cách thủ tục hành chính.
d) Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể việc công khai, minh bạch trong các lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị mình. Các Ban quản lý, Công ty phải công khai việc thực hiện các dự án, việc đền bù, giải tỏa, bố trí tái định cư để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân biết.
đ) Đối với các cơ quan, đơn vị hoạt động trong các lĩnh vực: quản lý nhà, đất; xây dựng cơ bản; đăng ký kinh doanh; xét duyệt dự án; cấp vốn ngân sách Nhà nước; tín dụng ngân hàng; xuất nhập khẩu; quản lý tài chính và đầu tư doanh nghiệp; xuất nhập cảnh; quản lý hộ khẩu; thuế; hải quan; bảo hiểm; khám chữa bệnh; công chứng, hộ tịch; đăng kiểm phải tiếp tục rà soát lại Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, điều chỉnh theo hướng ngày càng phục vụ tốt hơn, tránh gây phiền hà cho tổ chức, công dân và đề nghị UBND thành phố phê duyệt.
e) Thường xuyên rà soát lại quy trình làm việc, quy trình công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với các quy định chung về cải cách hành chính, Quy chế dân chủ ở cơ sở và Luật Phòng, chống tham nhũng; không được tuỳ tiện đặt ra các thủ tục hành chính ngoài những quy định đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, giải quyết công việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; thực hiện tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” đúng theo quy định của Chính phủ và UBND thành phố Đà Nẵng.
g) Tiếp tục xây dựng và củng cố “Hòm thư góp ý, đường dây nóng” tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tố giác tham nhũng, những người bao che cho người có hành vi tham nhũng và nhũng người có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động phòng, chống tham nhũng.
h) Tạo điều kiện để các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Sở Tư pháp thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, đồng thời loại bỏ những quy định không còn phù hợp với các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Để việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt hiệu quả, UBND thành phố yêu cầu:
1. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung thực hiện ngay một số công việc sau đây:
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; phải có kế hoạch thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị và cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng; phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý; thay đổi ngay những cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện trì trệ, nhũng nhiễu, vi phạm hoặc có dự luận không tốt trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
b) Phải thực hiện nghiêm túc việc tổ chức tiếp công dân theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành Quy chế tiếp công dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và các thông tin về tiêu cực, tham nhũng.
c) Trong phạm vi trách nhiệm của mình phải đề ra các biện pháp nhanh chóng giải quyết những vụ, việc tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm đúng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; phải có trách nhiệm làm rõ và trả lời cho các cơ quan báo chí khi có nội dung đăng tin về tham nhũng, tiêu cực liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình.
d) Khi tiếp nhận các thông tin hoặc đơn tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng hoặc bao che cho hành vi tham nhũng thì phải nhanh chóng giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
đ) Khi phát hiện tham nhũng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải xử lý ngay người có hành vi tham nhũng và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt; nếu vụ việc vượt quá thẩm quyền thì phải thông báo ngay cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan chức năng khi nhận được hồ sơ hoặc thông tin về tham nhũng thì phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
e) Khi nhận được yêu cầu của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thực hiện trách nhiệm của mình được xác định trong kết luận, quyết định xử lý về thanh tra..
g) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra phải có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian các yêu cầu, quyết định xử lý về thanh tra.
h) Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Ban Thường vụ Thành uỷ Về việc tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống; kiên quyết chống các hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, cửa quyền, nhũng nhiễu, hách dịch đối với nhân dân của cán bộ, công chức các cấp và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 14 tháng 4 năm 2004 của Ban Thường vụ Thành uỷ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực; tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.
2. Thanh tra thành phố có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt, phải chú trọng tổ chức thanh tra các công trình dự án có dư luận bức xúc, có dấu hiệu vi phạm, tiêu cực, tham nhũng và tăng cường thanh tra lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thanh tra theo kế hoạch được duyệt và thành lập một số đoàn để thanh tra đột xuất theo chủ trương của UBND thành phố tại một số cơ quan, tổ chức, đơn vị có dấu hiệu vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, có đơn tố cáo hoặc có dư luận phản ánh về tiêu cực, tham nhũng.
c) Tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của thanh tra, nếu phát hiện đơn vị nào chậm thực hiện hoặc không thực hiện các kiến nghị của thanh tra thì có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo ngay cho Chủ tịch UBND thành phố để có biện pháp chỉ đạo xử lý.
3. Sở Nội vụ thành phố có trách nhiệm:
a) Tăng cường biện pháp chống nhũng nhiễu, tổ chức thanh tra việc thực thi công vụ ở các cơ quan, đơn vị thường xuyên giải quyết công việc với công dân và tổ chức như: các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác đền bù, giải tỏa, bố trí tái định cư; cấp giấy phép xây dựng; quản lý nhà, đất; đăng ký kinh doanh; điện, nước; thuế; quản lý thị trường; bảo hiểm; khám chữa bệnh; giáo dục và đào tạo; công chứng, hộ tịch; đăng kiểm để kịp thời kiến nghị chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm và nâng cao trách nhiệm về việc thực thi công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
b) Chủ trì, phối hợp cùng với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở các cơ quan, đơn vị (chú trọng kiểm tra thời gian giải quyết hồ sơ cho tổ chức và công dân, việc công khai các hoạt động công vụ, việc thu phí và lệ phí, tinh thần, thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với công tác cải cách hành chính…) gắn với kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Ban Thường vụ Thành uỷ Về việc tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống; kiên quyết chống các hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, thiếu trách nhiệm, cửa quyền, nhũng nhiễu, hách dịch đối với nhân dân của cán bộ, công chức các cấp và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 14 tháng 4 năm 2004 của Ban Thường vụ Thành uỷ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực nhằm chống các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đề nghị thay đổi, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân.
c) Chủ trì, phối hợp với Ban dân vận Thành uỷ và các cơ quan có liên quan xây dựng quy định về việc phát huy vai trò của cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cơ chế bảo vệ, khen thưởng đối với người có thành tích trong công tác phòng, chống tham nhũng.
4. Công an thành phố tăng cường các biện pháp vận động quần chúng kết hợp với việc xây dựng các tổ chức quần chúng ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng; tăng cường nâng cao và triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm tham nhũng. Mọi dấu hiệu và trường hợp tham nhũng phải được điều tra làm rõ, kết luận và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; bằng mọi biện pháp phải thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng gây ra.
5. Sở Tài chính thành phố tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính; quản lý và sử dụng tài sản công ở địa phương, đơn vị.
6. Cơ quan Thuế tổ chức kiểm tra việc sử dụng hoá đơn tài chính, việc hoàn thuế giá trị gia tăng ở các đơn vị, doanh nghiệp.
7. Các cơ quan Nhà nước, Thanh tra thành phố, Công an thành phố phải có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Viện kiểm sát, Toà án nhân dân thành phố trong phòng, chống và xử lý tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
1. Căn cứ các nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng và Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng của Uỷ ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị xây dựng Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình trong tháng 6 năm 2006.
2. Giao cho Chánh Thanh tra thành phố kiểm tra việc tổ chức triển khai và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và ở các cơ quan, đơn vị; tổng hợp tình hình và kết quả việc phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố, định kỳ hàng tháng, quý báo cáo Chủ tịch UBND thành phố để theo dõi chỉ đạo chung./.
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Ban hành: 09/08/2006 | Cập nhật: 01/08/2013
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND phân cấp cho các xã thực hiện một số hoạt động của Dự án đa dạng hoá thu nhập nông thôn Ban hành: 12/06/2006 | Cập nhật: 17/08/2013
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND thành lập quỹ phòng, chống ma túy Ban hành: 27/06/2006 | Cập nhật: 13/08/2013
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 09/06/2006 | Cập nhật: 21/12/2010
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 27/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Công báo tỉnh Long An Ban hành: 11/04/2006 | Cập nhật: 21/08/2013
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Công báo thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh Ban hành: 27/03/2006 | Cập nhật: 19/12/2014
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT về quản lý đại lý Internet trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 17/03/2006 | Cập nhật: 07/06/2014
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về Chương trình Phát triển Thanh niên tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 03/04/2006 | Cập nhật: 17/04/2015
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 24/03/2006 | Cập nhật: 15/06/2010
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về Quy định nội dung và trình tự, thủ tục hành chính thi hành Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 09/03/2006 | Cập nhật: 10/01/2013
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương và công tác cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Ban hành: 20/02/2006 | Cập nhật: 14/08/2012
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về bộ đơn giá công tác sửa chữa trong xây dựng cơ bản khu vực thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông Ban hành: 21/03/2006 | Cập nhật: 18/03/2014
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND thành lập Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Đạ Huoai Ban hành: 07/03/2006 | Cập nhật: 26/08/2013
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND thành lập Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Kon Tum Ban hành: 24/02/2006 | Cập nhật: 08/07/2015
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về việc quản lý xe công nông trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Ban hành: 13/03/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 30/2006/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng Ban hành: 06/02/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về giao dự toán kinh phí hoạt động năm 2006 cho các Đội trật tự giao thông Thanh niên xung phong do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 06/02/2006 | Cập nhật: 08/08/2009
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND Quy chế về tổ chức tiếp công dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 16/02/2006 | Cập nhật: 26/03/2011
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND quy chế quản lý xây dựng khu tái định cư Tân An (khu 2) xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 12/01/2006 | Cập nhật: 03/10/2013
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND bổ sung quy định mức giá các loại đất trên địa bàn (lần 1) Ban hành: 13/03/2006 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về kiện toàn tổ chức bộ máy Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Tĩnh thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh Ban hành: 16/02/2006 | Cập nhật: 13/07/2015
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về chuyển hình thức quản lý thu phí sang thu vé tham quan khu du lịch núi Hàm Rồng huyện Sa Pa do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 20/07/2011
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND thành lập Ban quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ, tỉnh Phú Thọ Ban hành: 03/01/2006 | Cập nhật: 19/12/2014
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND Ban hành quy chế báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 30/03/2015
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội Tâm năng dưỡng sinh phục hồi sức khỏe tỉnh Hưng Yên Ban hành: 13/02/2006 | Cập nhật: 11/07/2015
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND về Bản quy định tạm thời nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 10/02/2006 | Cập nhật: 15/12/2012
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND hủy bỏ một số nội dung Quy chế quản lý hoạt động tại cảng cá và vùng nước cảng cá trong tỉnh Khánh Hòa ban hành kèm theo Quyết định 36/2003/QĐ-UB Ban hành: 10/02/2006 | Cập nhật: 25/05/2015
Quyết định 12/2006/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn đến năm 2010 Ban hành: 24/01/2006 | Cập nhật: 29/07/2013