Quyết định 513/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 513/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Phạm Đình Cự
Ngày ban hành: 31/03/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 513/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 31 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ LƯU THÔNG MUỐI TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định 122/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thế phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Văn bản số 256/BC- SKHĐT ngày 17/3/2014, kèm Biên bản họp của Hội đồng thẩm định) và đề nghị của UBND thị xã Sông Cầu (tại Tờ trình số 21/TTr-UBND ngày 20/02/2014),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển sản xuất muối phải khai thác và phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước biển, khí hậu, thời tiết của từng vùng, gắn chuyển dịch cơ cấu sản xuất muối với đổi mới công nghệ, đầu tư mới và cải tạo đồng muối để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trên đơn vị diện tích.

2. Tập trung phát triển sản xuất muối ở những nơi có điều kiện và lợi thế theo hướng tập trung, quy mô lớn, gắn sản xuất với chế biến.

3. Phát triển sản xuất muối gắn với xây dựng nông thôn mới, phân công lại lao động, giải quyết việc làm trên địa bàn.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát:

- Phát huy những lợi thế hiện có, khai thác hiệu quả các cơ sở vật chất kỹ thuật, tận dụng mọi nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất muối. Xây dựng ngành muối Phú Yên phát triển ổn định, hiệu quả, đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất muối tiên tiến, chất lượng cao.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng cường chế biến muối đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động nghề muối đảm bảo ngang bằng với các ngành nghề khác.

- Sản xuất muối đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển nghề muối ổn định, bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Mở rộng diện tích muối lên 190 ha vào năm 2015 và 220 ha vào năm 2020.

Trong đó: Diện tích sản xuất muối sạch năm 2015 là 50 ha và năm 2020 là 150 ha.

- Phấn đấu sản lượng năm 2015 đạt từ 25 - 26 nghìn tấn; năm 2020 đạt từ 34 - 36 nghìn tấn.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các mô hình sản xuất muối tiên tiến như: Công nghệ trải bạt trên nền ô kết tinh, trải bạt và phủ bạt... Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ruộng muối đảm bảo sản xuất muối đạt tiêu chuẩn về muối cho sản xuất công nghiệp và muối tiêu dùng chất lượng cao là hướng ưu tiên. Đầu tư nhà máy chế biến với trang thiết bị chế biến muối tiên tiến.

- Giá trị sản xuất (GO) của ngành sản xuất, chế biến muối trong nền kinh tế của Tỉnh đến năm 2020 đạt từ 45 - 50 tỷ đồng.

- Phấn đấu đến năm 2020, tạo việc làm ổn định cho khoảng 1.320 lao động và thu nhập của người lao động đạt từ 5,5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Một số chi tiêu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối đến năm 2020

TT

Hạng mục

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

I

Về sản xuất:

 

 

 

1

Diện tích sản xuất:

ha

190

220

TT

Hạng mục

ĐVT

Năm 2015

Năm 2020

 

Riêng: Diện tích SX muối sạch

ha

50

150

2

Năng suất

Riêng: muối sạch

tấn/ha

120 -130

160 -180

136 -140

190-200

3

Sản lượng

1.000 tấn

25-26

34 -36

4

Giá trị sản xuất (giá HH năm 2012)

tỷ đ/năm

32-34

45-50

5

Lao động

người

1.150

1.320

II

Về chế biến, tiêu thụ:

 

 

 

1

Tiêu thụ muối thô

1.000 tấn

10

10

2

Muối qua chế biến

1.000 tấn

15-16

24 - 26

III. ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ LƯU THÔNG MUỐI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Định hướng sản xuất muối:

a) Về phát triển diện tích đất sản xuất muối: Giữ nguyên diện tích 183,8 ha đất sản xuất muối hiện có, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu mở rộng thêm 37 ha đất sản xuất muối, trong đó ở thôn Tuyết Điểm (xã Xuân Bình): 25 ha; xã Xuân Phương và phường Xuân Yên (thuộc HTX KD DV tổng hợp NN Xuân Phương): 12 ha.

Diện tích quy hoạch sản xuất muối đến năm 2020

STT

Tên xã (phường)

ĐVT

Năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Ghi chú

1

Xã Xuân Bình

ha

134,8

140

159,8

 

2

Xã Xuân Phương

ha

25

26

35

Thuộc HTX KD DV tổng hợp NN Xuân Phương

3

Phường Xuân Yên

ha

21

21

22,2

4

Xã Xuân Cảnh

ha

3

3

3

 

 

Tổng cộng

 

183,8

190

220

 

b) Về sản xuất muối chất lượng cao: Lựa chọn phương thức sản xuất muối sạch có trải bạt ô kết tinh theo quy trình công nghệ phơi nước tại xã Xuân Bình, xã Xuân Phương, phường Xuân Yên thuộc thị xã Sông Cầu. Phấn đấu đến năm 2015 có khoảng 50 ha và đến năm 2020 có trên 150 ha được đầu tư mô hình sản xuất muối sạch trên ô kết tinh trải bạt.

c) Về nguồn nước sản xuất: Sử dụng kết hợp giữa nước ngầm và nước mặt.

d) Về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất:

- Hệ thống giao thông:

+ Đường: Trên cơ sở các tuyến giao thông cũ, quy hoạch chỉnh trang, nắn tuyến và đầu tư cấp phối cứng mặt để xe tải nhẹ có thể lưu thông, vận chuyển muối

được, nơi nào có điều kiện thì bê tông mặt, với mặt đường rộng trung bình từ 2 - 2,5m với tổng chiều dài 18,3 km, trong đó: khu vực xã Xuân Bình dài 08 km, khu vực xã Xuân Phương và phường Xuân Yên dài 10,3 km.

+ Cầu: Tại khu vực xã Xuân Bình đầu tư xây dựng mới 1 cầu giao thông qua sông Lạch Ông Kiều cách cầu Tuyết Điểm cũ 550m về phía hạ lưu. Chiều dài cầu 60m, bề rộng mặt cầu 3,5m. Kết cấu bê tông móng trụ chìm bằng bê tông cốt thép; khu vực xã Xuân Phương và phường Xuân Yên đầu tư 05 cầu nhỏ bắc qua suối Lùng.

- Hệ thống cấp điện:

+ Đầu tư mới 1 trạm biến áp 22/0,4kV, công suất 50 kVA cho khu vực Bến Đò thôn Tuyết Diêm. Vùng Lệ Uyên Đông - Lệ Uyên: sử dụng trạm biến áp hiện có của thôn Lệ Uyên Đông. Vùng Trung Trinh: sử dụng trạm biến áp hiện có của thôn Trung Trinh - Phú Mỹ.

+ Đầu tư đường dây dẫn hạ thế 0,4kV cho các khu sản xuất muối. Sử dụng cáp vặn xoắn ABC 4 x 120, cột bê tông li tâm cao 8,5m. Tổng chiều dài 7,5 km, trong đó khu vực xã Xuân Bình: 3 km và xã Xuân Phương và phường Xuân Yên: 4,5 km.

- Hệ thống thủy lợi:

+ Đê bao: Đầu tư hệ thống đê bao dọc sông Lạch Ông Kiều, nhằm hạn chế hiện tượng sạt lở vào mùa mưa, ngăn triều, chiều dài 5,441km, kè mái 2 mặt. Đầu tư kiên cố hệ thống đê bao dọc vịnh Xuân Đài dài 03 km.

+ Cấp nước: Khu vực xã Xuân Bình đầu tư 42 giếng khoan. Khu vực xã Xuân Phương và phường Xuân Yên đầu tư 10 giếng khoan, trong đó: vùng Lệ Uyên Đông - Lệ Uyên: 7 giếng, vùng Trung Trinh: 3 giếng.

+ Thoát nước: Đầu tư hệ thống kênh tiêu trên đồng ruộng muối theo hướng gió, cống thoát nước đặt ở phía đuôi hướng gió. Mỗi ô ruộng đặt đường ống đi ngầm để thoát nước, sau ô kết tinh là hệ thống thoát nước chính của kênh tiêu. Kênh tiêu đầu tư kiên cố với chiều dài 25 km, kết cấu bê tông tấm đan M200. Đường ống thoát nước mưa, nước ót được đặt ống nhựa trong các ô ruộng ra kênh tiêu với chiều dài đường ống 15 km, đường kính D90.

- Kho chứa muối: Đầu tư xây dựng 02 kho chứa muối tập trung có mái che 1.000 - 3.000 tấn với diện tích đất 3.000 m2/kho tại khu vực Bến Đò thôn Tuyết Điểm và thôn Trung Trinh.

- Cải tạo đồng ruộng: Cải tạo lại hệ thống đồng ruộng để áp dụng công nghệ sản xuất muối sạch, gồm xây dựng bờ thửa; khu xử lý nước (lọc nước); phủ bạt ô kết tinh; hệ thống thoát nước các ô thửa…

2. Định hướng phát triển cơ sở chế biến muối:

Tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế biến muối bột, muối Iốt và muối tẩm gia vị tại khu vực thôn Tuyết Điểm và lân cận vùng sản xuất muối.

3. Định hướng tiêu thụ muối:

Tiếp tục nâng cao vai trò của các hợp tác xã. Các HTX cần phải đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp chế biến trên địa bàn với người dân sản xuất muối, tổ chức thu mua, tiêu thụ sản phẩm cho điểm dân.

Về thị trường tiêu thụ: Tập trung phục vụ chủ yếu cho thị trường trong Tỉnh, các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên với chất lượng và giá thành hợp lý.

4. Lao động phục vụ sản xuất, chế biến muối:

Nhu cầu lao động trực tiếp phục vụ sản xuất muối đến năm 2020 khoảng 1.320 người và lao động khu vực chế biến muối khoảng 250 người.

5. Tầm nhìn phát triển đến năm 2030:

Tiếp tục phát huy những lợi thế hiện có và tận dụng mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng ngành muối Phú Yên phát triển ổn định, hiệu quả. Mở rộng ứng dụng các công nghệ sản xuất muối hiện đại, khuyến khích người dân, các đơn vị sản xuất mạnh dạn áp dụng công nghệ phủ bạt che mưa để thực hiện kết tinh muối dài ngày; Công nghệ và thiết bị rửa “muối đen” thành muối trắng; Công nghệ “tách trước Mg2+ trong nước chạt để sản xuất muối ăn có độ sạch cao”… góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tăng cường năng lực chế biến muối đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. Phát triển nghề muối đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sản xuất muối phát triển bền vững.

Một số chỉ tiêu về sản xuất, chế biến và lưu thông muối đến năm 2030

TT

Hạng mục

ĐVT

Năm 2020

Năm 2030

I

Về sản xuất:

 

 

 

1

Diện tích sản xuất:

Trong đó: Diện tích SX muối sạch

ha

ha

220

150

250

250

2

Năng suất

Riêng: Năng suất muối sạch

tấn/ha

tấn/ha

136-140

190-200

>200

3

Sản lượng

1.000 tấn

34-36

47-50

4

Giá trị sản xuất

tỷ đ/năm

45-50

61-65

5

Lao động

người

1.320

1.500

6

Thu nhập lao động

(tính theo mặt bằng giá 2012)

triệu đ/tháng

5,8

7,2

II

Về chế biến, tiêu thụ:

 

 

 

1

Tiêu thụ muối thô trong dân

1.000 tấn

10

15

2

Muối qua chế biến

1.000 tấn

24-26

30-35

3

Thu nhập lao động

triệu đ/tháng

6

8

6. Danh mục các công trình, dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư:

- Dự án hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất muối Tuyết Điểm (xã Xuân Bình).

- Dự án hạ tầng kỹ thuật vùng muối Trung Trinh - Lệ Uyên.

- Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa muối.

- Dự án nhà máy sản xuất muối Iốt và muối tẩm gia vị.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về tổ chức quản lý:

- Tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, HTX với người sản xuất.

- Tiếp tục củng cố, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của 02 hợp tác xã hiện có để hỗ trợ điểm dân trong dịch vụ vật tư, tiêu thụ sản phẩm và các nhu cầu cần thiết khác của điểm dân. Khuyến khích và tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp sản xuất, chế biến tiêu thụ muối.

- Nghiên cứu hình thành Hiệp hội Nghề muối Phú Yên để liên kết các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối với người dân nhằm điều tiết việc thu mua muối, đảm bảo việc thu mua muối nguyên liệu không bị phụ thuộc vào các đầu mối tư nhân ở địa phương.

2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư:

a) Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2013-2020: Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 182 tỷ đồng. Trong đó: Vốn đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng 92 tỷ đồng; vốn đầu tư cho phát triển sản xuất 40 tỷ đồng; vốn đầu tư cho chế biến 50 tỷ đồng.

b) Dự kiến các nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Nhà nước chiếm 44,5%; vốn đầu tư từ các hộ điểm dân và các HTX sản xuất muối chiếm 27,9%; vốn đầu tư từ các doanh nghiệp chiếm 27,6% tổng nhu cầu vốn.

c) Giải pháp huy động vốn:

- Vốn từ ngân sách Nhà nước: Đây là nguồn vốn cơ bản, cần tranh thủ sự hỗ trợ từ ngân sách của Tỉnh, Trung ương thông qua việc lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình dự án có liên quan khác trên địa bàn để đầu tư kết cấu hạ tầng và hỗ trợ sản xuất muối theo công nghệ mới, bảo vệ môi trường...

- Vốn doanh nghiệp, nhân dân: Đây là nguồn vốn có ý nghĩa lâu dài, có tính quyết định đến sự phát triển nghề muối của Tỉnh. Sử dụng nguồn vốn này đầu tư sản xuất muối, nhà máy chế biến… Do vậy, sau khi quy hoạch được phê duyệt, chủ quy hoạch triển khai công bố rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế; phối hợp với các cơ quan liên quan của Tỉnh đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư.

- Vốn tín dụng: Thông qua các Ngân hàng thương mại, Quỹ đầu tư phát triển, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, hộ gia đình được vay vốn để mở rộng sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.

3. Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Muối Sông Cầu - Phú Yên: Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ cho sản xuất để nâng cao chất lượng hạt muối; phát triển muối Sông Cầu chất lượng cao. Lập hồ sơ đăng ký và gởi Cục Sở hữu trí tuệ để chứng nhận nhãn hiệu muối Sông Cầu - Phú Yên.

4. Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Khuyến khích UBND xã, các HTX cử cán bộ đi đào tạo tại các trường có chuyên ngành muối. Khuyến khích con em ngay tại các địa phương sản xuất muối tham gia đăng ký vào học chuyên ngành muối và sau khi ra trường về công tác tại địa phương.

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh tập trung nhiều cơ sở đào tạo, thời gian đến UBND Tỉnh khuyến khích các trường cân đối nguồn lực tại đơn vị mình để mở thêm chuyên ngành đạo tạo về sản xuất chế biến muối. Đồng thời trích ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí tạo điều kiện cho cán bộ, học sinh tham gia đào tạo nghề muối tại các trường.

- Tăng cường tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất muối cho bà con điểm dân, đảm bảo đến năm 2020, 100% số lao động sản xuất muối trong tỉnh được tham gia các khóa tập huấn. Chương trình tập huấn bao gồm kiến thức về sản xuất mới, cập nhật các tiến bộ khoa học trong sản xuất, chế biến muối, cần gắn lý thuyết với thực tiễn, tiến hành các hoạt động tham quan thực tế, tổ chức hội thảo đầu bờ để người dân có thể tham gia và dễ học tập.

- UBND thị xã Sông Cầu, UBND các xã và các HTX điểm nghiệp tăng cường thu hút những người đã qua đào tạo nghề muối về công tác tại địa phương. Phấn đấu đến năm 2020 mỗi xã, HTX sản xuất muối có 01 cán bộ có chuyên môn về sản xuất muối, để phụ trách theo dõi phát triển nghề muối tại địa phương.

5. Giải pháp về đất đai:

- Sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đúng pháp luật, kết hợp luân canh trên đồng ruộng muối - nuôi artemia, lấy giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai làm thước đo hiệu quả.

- Tăng cường công tác trồng rừng ngập mặn bảo vệ hệ thống đê khỏi bị xói lở do triều cường, bảo vệ vùng đất ven đê trước nguy cơ nước biển xâm nhập sâu vào đất liền.

- Ưu tiên dành quỹ đất cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia chế biến muối khi có nhu cầu thuê đất làm mặt bằng sản xuất muối. Giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân… sử dụng ổn định lâu dài theo quy định pháp luật.

- Khai thác có hiệu quả quỹ đất muối chưa sử dụng, nhất là những vùng nuôi tôm không hiệu quả của 02 xã Xuân Phương và Xuân Bình để phát triển muối, áp dụng công nghệ sản xuất mới sẽ tạo ra các sản phẩm muối đạt chất lượng cao, đem lại lợi nhuận cho điểm dân. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng muối hiện nay, nhất là muối công nghiệp.

- Thường xuyên bồi bổ, tái tạo, làm tăng độ phì cho đất, chống suy thoái ô nhiễm môi trường đất, đảm bảo sử dụng đất lâu dài. Duy trì ổn định quỹ đất sản xuất muối, hạn chế thấp nhất tình trạng chuyển đổi đất sản xuất muối sang các mục đích khác.

6. Giải pháp về khoa học công nghệ:

- Tăng cường công tác khuyến diêm, mở các lớp tập huấn về quản lí và công nghệ chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, cung cấp thông tin và tập huấn nâng cao trình độ cho điểm dân. Xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất muối năng suất, chất lượng cao. Tổng kết các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất, chế biến muối có hiệu quả để phổ biến ra diện rộng. Thực hiện chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho khuyến điểm để xây dựng mô hình trình diễn trong sản xuất, chế biến, bảo quản muối.

- Tăng cường liên doanh liên kết với các Trung tâm khoa học, các Viện nghiên cứu và các Trường đại học để tư vấn trong việc cải tiến công nghệ, đầu tư chiều sâu, chuyển giao các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu cho tiêu dùng.

7. Giải pháp về chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm:

- Khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở chế biến muối ăn từ muối nguyên liệu sản xuất ở Sông Cầu, đặc biệt là cơ sở sản xuất chế biến muối tại vùng sản xuất muối ở Xuân Phương, Xuân Bình…

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ký hợp đồng mua muối của điểm dân để chế biến và phục vụ tiêu dùng, đảm bảo tiêu thụ kịp thời muối cho điểm dân với giá cả hai bên cùng có lợi.

- Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng vận chuyển muối thành phẩm, tuyên truyền quảng cáo mặt hàng muối đã sản xuất ra, tìm kiếm đối tác bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ muối nhằm cải thiện đời sống, thu nhập của điểm dân.

- Chỉ đạo kịp thời các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh muối trên địa bàn mua muối kịp thời với giá hợp lý cho điểm dân, không để cho điểm dân bị ép giá.

Trước mắt giao HTX làm đầu mối thu mua muối và bán ra thị trường trong và ngoài Tỉnh. Củng cố phát huy 02 hợp tác xã nghề muối và có một số cơ chế chính sách hỗ trợ để các hợp tác xã này hoạt động phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của điểm dân (như: đào tạo cán bộ, vốn ban đầu, tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế,…).

- Tham gia các hiệp hội theo ngành, hàng để tranh thủ sự hỗ trợ của các hiệp hội về sản xuất kinh doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiết lập các quan hệ với tổ chức xúc tiến thương mại.…

8. Giải pháp về đảm bảo môi trường trong sản xuất và ATVSTP:

- Bố trí vị trí sản xuất muối phù hợp với diện tích sản xuất muối của từng khu vực đảm bảo khu vực sản xuất muối phải ở vị trí thuận lợi cho sản xuất đồng thời đảm bảo không bị ảnh hưởng tiêu cực từ các nguồn ô nhiễm khác.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối phải thiết kế đảm bảo thuận tiện cho sản xuất, đồng thời đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nguồn nước sản xuất phải đảm bảo có độ mặn cao và tránh bị ô nhiễm dầu máy của các phương tiện đánh bắt hải sản, ô nhiễm các hợp chất hữu cơ không hòa tan,.... Hệ thống ống dẫn nước hoặc kênh dẫn nước phục vụ sản xuất muối cần tránh đi qua khu dân cư để hạn chế thấp nhất nhiễm bẩn từ hệ thống nước thải của khu dân cư.

- Các cơ sở chế biến muối cần chú trọng tới an toàn vệ sinh thực phẩm. Hằng năm tổ chức tập huấn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ nhân viên tham gia chế biến, trang bị các phương tiện cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm. Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ để người trực tiếp tham gia chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm. Công tác vệ sinh đồng muối cần được tiến hành thường xuyên. Với những đồng muối nằm ngay sát khu dân cư cần có phương án đề phòng chất thải sinh hoạt đổ lẫn vào nguồn nước sản xuất.

- Dụng cụ phục vụ cho công tác thu hoạch sản phẩm cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng, thao tác thu hoạch muối cần thực hiện đúng quy cách. Sản phẩm sau thu hoạch cần được vận chuyển và cất giữ đảm bảo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. UBND thị xã Sông Cầu: Chịu trách nhiệm tổ chức công bố Quy hoạch sau khi phê duyệt và vận động nhân dân tham gia thực hiện Quy hoạch; chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND Tỉnh xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch. Định kỳ hàng năm đánh giá và báo cáo UBND Tỉnh kết quả thực hiện. Chủ động huy động các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, chế biến; quan tâm đến hoạt động tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2. Các sở, ban, ngành có liên quan: Theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với UBND thị xã Sông Cầu triển thực hiện hiệu quả Quy hoạch này.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; UBND thị xã Sông Cầu; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Đình Cự