Quyết định 501/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Số hiệu: 501/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 10/04/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 501/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH TỈNH NINH THUẬN THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đi, bsung một sđiều ca 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Pháp lệnh số 01/2018/QH14 ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đi, bổ sung một số điều của 04 Pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, vùng quy hoạch, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận tại Tờ trình số 43/TTr-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2020; Báo cáo thm định số 900/BC-HĐTĐ ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Hội đồng thm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh và Báo cáo số 61/BC-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung sau:

I. TÊN QUY HOẠCH

Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

II. PHẠM VI QUY HOẠCH

1. Phần lãnh thổ đất liền

Phạm vi lập quy hoạch đối với phần lãnh thổ đất liền là 3.358 km2, được giới hạn như sau:

- Phía Bắc: Giáp tỉnh Khánh Hòa;

- Phía Đông: Giáp Biển Đông;

- Phía Nam: Giáp tỉnh Bình Thuận;

- Phía Tây: Giáp tỉnh Lâm Đồng;

- Tỉnh Ninh Thuận có tọa độ địa lý khoảng từ 10°42’36” đến 12°00915vĩ độ Bắc, 108°009’08đến 109°014’25” kinh độ Đông.

2. Phần không gian biển: Được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012; Nghị định số 51/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Thời kỳ lập quy hoạch

- Thời kỳ lập quy hoạch: 2021 - 2030;

- Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.

III. QUAN ĐIỂM LẬP QUY HOẠCH

1. Việc lập “Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển Việt Nam đến năm 2045; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

2. Quá trình nghiên cứu phải đặt Ninh Thuận trong mối quan hệ liên kết vùng và vai trò tỉnh Ninh Thuận đối với quốc gia. Phát huy lợi thế địa lý của Ninh Thuận là cửa ngõ kết nối các vùng: Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Tây Nguyên.

3. Phát triển kinh tế dựa vào 06 nhóm ngành trụ cột: Năng lượng; du lịch; nông - lâm - thủy sản; công nghiệp; giáo dục đào tạo; xây dựng và kinh doanh bất động sản.

4. Phát huy yếu tố con người, coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, xem đây là động lực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; bảo tồn di sản, phát huy, phát triển nền văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh.

5. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan; đảm bảo khai thác và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, đất đai; giữ vững cân bằng sinh thái; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

6. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc từng bước thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân, chăm lo phát triển các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và chủ quyền biên giới trên biển; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế.

7. Bảo đảm tính nhân dân, sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; bảo đảm hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân theo quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017.

IV. MỤC TIÊU LẬP QUY HOẠCH

1. Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận là cơ sở để cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng duyên hải Nam Trung Bộ ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quc phòng, an ninh, hệ thng đô thị và phân bdân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Quy hoạch tỉnh làm cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận là một trong những công cụ quản lý nhà nước của tỉnh giúp hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng duyên hải Nam Trung Bộ và quy hoạch tỉnh làm cơ sở lập quy hoạch xây dựng các vùng huyện và liên huyện, quy hoạch đô thị và nông thôn và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành có liên quan; khai thác ti đa tim năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bn vững.

4. Quy hoạch tỉnh là cơ sở để quản lý và thu hút đầu tư, đẩy nhanh các khâu đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng; đng thời loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển trên địa bàn; cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai minh bạch, công bng trong huy động, tiếp cận cũng như phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội - môi trường.

V. NGUYÊN TẮC LẬP QUY HOẠCH

1. Đảm bảo sự tuân thủ, bám sát các quy trình, nội dung, nguyên tc theo Luật Quy hoạch, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch;

2. Đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ nhưng cũng cần giải quyết những vấn đề bất hợp lý, xung đột giữa quy hoạch tỉnh Ninh Thuận với các chiến lược phát triển kinh tế cấp quốc gia, cấp vùng cũng như với quy hoạch tng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020; quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; các quy hoạch ngành và các dự án trọng điểm cấp quốc gia, cấp vùng, liên tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đảm bảo khai thác và phát huy hết các tiềm năng và lợi thế về năng lượng tái tạo, kinh tế biển, du lịch - văn hóa để đề xuất các giải pháp đột phá, tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của tỉnh Ninh Thuận.

4. Đảm bảo phát huy lợi thế địa lý của Ninh Thuận là cửa ngõ kết nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ với các tỉnh Nam Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, có lợi thế lớn như: Cảng bin nước sâu... trong việc giao thương, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

5. Đáp ứng được các yêu cầu phát triển trong giai đoạn hội nhập, đặc biệt là khi Việt Nam đã tham gia và phát huy vai trò thành viên ở nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cùng với đó là việc thực hiện các cam kết, hoàn tất đàm phán và thực thi các hiệp định FTA, gần nhất là ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

6. Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận là dạng quy hoạch tích hợp, vì vậy quá trình lập quy hoạch phải công khai, minh bạch, sự giám sát của người dân, cộng đồng, sự phi hợp một cách có hiệu quả giữa các cơ quan tchức lập quy hoạch, các ngành, địa phương, đơn vị tư vấn và các bên có liên quan để sản phẩm quy hoạch có chất lượng và đúng tiến độ đề ra.

7. Cần ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng hệ thng thông tin địa lý GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ hỗ trợ ra quyết định, đề xuất phương án quy hoạch cũng như quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch sau khi quy hoạch được duyệt.

VI. NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH

1. Yêu cầu về nội dung của Quy hoạch:

a) Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 6 trụ cột: Năng lượng; du lịch; nông, lâm, thủy sản; công nghiệp; giáo dục, đào tạo; xây dựng và kinh doanh bất động sản; phù hợp với bi cảnh hội nhập quc tế, các cam kết trong các điều ước quc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên;

b) Bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; phân bố, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai;

c) Việc phân bố phát triển không gian trong quá trình lập quy hoạch phải thống nhất giữa kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phân bố đất đai và bảo vệ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái;

d) Có sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các vùng trong cả nước, giữa các địa phương trong vùng và khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương gắn với tiến bộ công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng an ninh; sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình lập quy hoạch;

đ) Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực do kinh tế, xã hội và môi trường đối với sinh kế của cộng đồng, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em; quá trình lập quy hoạch phải được kết hợp với các chính sách khác thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, chậm phát triển và đảm bảo sinh kế bền vững của người dân trong khu vực khó khăn, chậm phát triển; sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của cộng đồng; giữa lợi ích của các vùng, các địa phương;

e) Bảo đảm quyền tham gia ý kiến của cơ quan, tchức, cộng đồng và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch; tính khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước;

g) Nội dung của từng loại quy hoạch phải thống nhất, liên kết với nhau và được thể hiện bằng báo cáo quy hoạch và hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch.

2. Các nội dung chính của quy hoạch:

Nội dung chủ yếu của Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạchĐiều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch với những nội dung chủ yếu sau:

a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Ninh Thuận.

b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.

c) Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh.

d) Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh.

đ) Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội.

e) Quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch, bao gồm:

- Phương án quy hoạch hệ thống đô thị;

- Phương án phát triển mạng lưới giao thông;

- Phương án phát triển mạng lưới cấp điện;

- Phương án phát triển mạng lưới viễn thông;

- Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước;

- Phương án phát triển các khu xử lý chất thải;

- Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội.

g) Lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.

h) Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện.

i) Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

k) Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

l) Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

m) Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

n) Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện.

o) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

p) Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh.

3. Các nội dung đề xuất nghiên cứu:

Các nội dung được tích hợp vào quy hoạch tỉnh Ninh Thuận được nghiên cứu đ xut đảm bảo Quy hoạch được thực hiện theo phương pháp tiếp cận tng hợp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên phạm vi lãnh thổ của tỉnh nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

VII. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH

1. Yêu cầu về phương pháp lập Quy hoạch:

Quy hoạch được lập dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.

2. Các phương pháp lập Quy hoạch:

- Phương pháp tích hợp quy hoạch;

- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu;

- Phương pháp phân tích, đánh giá và tổng hợp;

- Phương pháp thực chứng, ứng dụng các bài học thực tiễn;

- Phương pháp mô hình hóa;

- Phương pháp xây dựng kịch bản phát triển;

- Phương pháp chồng lớp, đối chiếu bản đồ ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS);

- Phương pháp điều tra xã hội học;

- Phương pháp quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng, các bên liên quan;

- Phương pháp chuyên gia;

- Sử dụng công cụ hỗ trợ lập quy hoạch (Bộ công cụ này bao gồm hệ thống cơ sở dữ liệu và công cụ phân tích. Bộ công cụ này có thể được tích hợp thông qua các cổng thông tin cơ sở dữ liệu quy hoạch được xây dựng phục vụ quá trình lập quy hoạch).

VIII. THÀNH PHẦN, CHI PHÍ VÀ TIẾN ĐỘ LẬP QUY HOẠCH

1. Thành phần hồ sơ:

a) Phần văn bản:

- Tờ trình thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận.

- Dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận.

- Báo cáo thuyết minh Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận, báo cáo tóm tắt kèm theo các sơ đồ, bản đồ thu nhỏ.

- Các phụ lục và văn bản pháp lý liên quan.

- Các báo cáo nội dung đề xuất tích hợp và Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận.

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược.

b) Bản đồ và sơ đồ phân tích:

- Hệ thống bản đồ in và số:

+ Bản đồ vị trí địa lý và mối quan hệ của tỉnh trong vùng và cả nước.

+ Bản đồ hiện trạng điều kiện tự nhiên của tỉnh.

+ Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Bản đồ hiện trạng phân bố dân cư, hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn.

+ Bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của tỉnh.

+ Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng.

+ Bản đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật tỉnh.

+ Bản đồ định hướng phát triển kết cấu hạ tầng xã hội tỉnh.

+ Bản đồ định hướng phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn tỉnh.

+ Bản đồ phân vùng và tổ chức không gian phát triển tỉnh.

+ Bản đồ xây dựng vùng liên huyện.

+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.

+ Bản đồ quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên tỉnh.

+ Bản đồ định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh.

+ Bản đồ định hướng phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.

+ Bản đồ quy hoạch tỉnh.

+ Bản đồ xây dựng vùng huyện.

+ Bản đồ vị trí các dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện.

+ Bản đồ hiện trạng và định hướng phát triển các khu vực trọng điểm của tỉnh.

- Các sơ đồ nghiên cứu phân tích quy hoạch.

c) Cơ sở dữ liệu Quy hoạch (đĩa CD).

2. Chi phí lập Quy hoạch: Thực hiện theo quy định hiện hành.

3. Tiến độ lập quy hoạch: Không quá 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập Quy hoạch được phê duyệt.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận căn cứ nội dung nhiệm vụ được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này, tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp quy định của Luật Quy hoạch 2017 và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình lập quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận chủ động phối hợp, cập nhật thông tin với quy hoạch cp cao hơn đđiều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp quy hoạch theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch 2017.

2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, cơ quan liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành hướng dn y ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện lập Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính phủ;
- Tỉnh ủy, HĐND tỉnh Ninh Thuận;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, QHĐP (2b).Thg

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

Điều 59. Quy định chuyển tiếp

1. Các quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực được thực hiện như sau:
...

c) Các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được thực hiện cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

Xem nội dung VB
Điều 27. Nội dung quy hoạch tỉnh

1. Nội dung quy hoạch tỉnh thể hiện các dự án cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia; các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định ở quy hoạch vùng; định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.

2. Quy hoạch tỉnh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị, nông thôn;

b) Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển;

c) Phương hướng phát triển ngành quan trọng trên địa bàn; lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội;

d) Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, bao gồm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đã được xác định trong quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn; phương án phát triển hệ thống khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao; khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển các cụm công nghiệp; phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; phương án phân bố hệ thống điểm dân cư; xác định khu quân sự, an ninh; phương án phát triển những khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, những khu vực có vai trò động lực;

đ) Phương án phát triển mạng lưới giao thông, bao gồm mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt; các tuyến đường thủy nội địa và đường hàng hải; các cảng biển, sân bay quốc tế, quốc gia; mạng lưới đường bộ, đường thủy liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới đường tỉnh;

e) Phương án phát triển mạng lưới cấp điện, bao gồm các công trình cấp điện và mạng lưới truyền tải điện đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối;

g) Phương án phát triển mạng lưới viễn thông, bao gồm các tuyến viễn thông quốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn thông của tỉnh;

h) Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước, bao gồm mạng lưới thủy lợi, mạng lưới cấp nước quy mô vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới thủy lợi, cấp nước liên huyện;

i) Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, bao gồm các khu xử lý chất thải nguy hại cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; các khu xử lý chất thải liên huyện;

k) Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm các dự án hạ tầng xã hội cấp quốc gia, cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, hội chợ, triển lãm và các công trình hạ tầng xã hội khác của tỉnh;

l) Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

m) Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện;

n) Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn;

o) Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện;

p) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch.

3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung quy hoạch tỉnh tại khoản 2 Điều này; quy định việc tích hợp quy hoạch vào quy hoạch tỉnh.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Xem nội dung VB
Điều 28. Nội dung quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương:

a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường;

b) Vị thế, vai trò của tỉnh đối với vùng, quốc gia;

c) Các yếu tố, điều kiện của vùng, quốc gia, quốc tế tác động đến phát triển tỉnh;

d) Các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn:

a) Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế và thực trạng phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; khả năng huy động nguồn lực;

b) Đánh giá thực trạng các ngành và lĩnh vực xã hội của tỉnh gồm dân số, lao động, việc làm, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ;

c) Đánh giá tiềm năng đất đai và hiện trạng sử dụng đất của tỉnh, tính hợp lý và hiệu quả sử dụng đất của tỉnh;

d) Đánh giá thực trạng phát triển và sự phù hợp về phân bố phát triển không gian của hệ thống đô thị và nông thôn, các khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh;

đ) Xác định những tồn tại, hạn chế cần giải quyết; phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.

3. Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh:

a) Xây dựng quan điểm về phát triển tỉnh, tổ chức, sắp xếp không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;

b) Xây dựng các kịch bản phát triển và lựa chọn phương án phát triển tỉnh;

c) Mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 20 đến 30 năm;

d) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức, sắp xếp không gian phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;

đ) Xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

4. Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh:

a) Xác định ngành quan trọng của tỉnh và mục tiêu phát triển;

b) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển ngành quan trọng của tỉnh;

c) Đề xuất giải pháp phát triển ngành quan trọng của tỉnh.

5. Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội:

a) Bố trí không gian các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh;

b) Xây dựng phương án kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia và vùng;

c) Xây dựng phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, xác định khu vực khuyến khích phát triển và khu vực hạn chế phát triển;

d) Đề xuất phương án tổ chức liên kết không gian các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ chế phối hợp tổ chức phát triển không gian liên huyện;

đ) Lựa chọn phương án sắp xếp không gian phát triển và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện.

6. Quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch.

7. Lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện:

a) Định hướng sử dụng đất của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;

b) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất, bao gồm chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch sử dụng đất quốc gia phân bổ và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh gồm: đất trồng cây lâu năm; đất ở tại nông thôn; đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở ngoại giao; đất cụm công nghiệp; đất thương mại - dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh gồm đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao, đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính viễn thông; cơ sở tôn giáo; đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

c) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng gồm khu sản xuất nông nghiệp, khu lâm nghiệp, khu du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khu phát triển công nghiệp, khu đô thị, khu thương mại - dịch vụ, khu dân cư nông thôn;

d) Tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất, phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất nêu tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

đ) Xác định diện tích các loại đất cần thu hồi để thực hiện các công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 thực hiện trong thời kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.

e) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

g) Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;

h) Lập bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

8. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện:

a) Xác định phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của từng vùng liên huyện, vùng huyện;

b) Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư tại từng vùng liên huyện, vùng huyện;

c) Định hướng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo từng vùng liên huyện, vùng huyện.

9. Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh:

a) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;

b) Phương án về phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;

c) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh; xác định tên gọi, vị trí địa lý, quy mô diện tích, mục tiêu, tổ chức và biện pháp quản lý đối với các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh;

d) Phương án về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý của các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên địa bàn tỉnh;

đ) Phương án về điểm, thông số, tần suất quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh đã được định hướng trong quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;

e) Phương án phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;

g) Sắp xếp, phân bố không gian các khu nghĩa trang, khu xử lý chất thải liên huyện.

10. Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên trên địa bàn tỉnh:

a) Phân vùng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh;

b) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác; khu vực thăm dò khai thác được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.

11. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:

a) Phân vùng chức năng của nguồn nước; xác định tỷ lệ, thứ tự ưu tiên phân bổ trong trường hợp bình thường và hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt; xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước; xác định công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;

b) Xác định các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; xác định hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;

c) Đánh giá tổng quát hiệu quả và tác động của biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra hiện có; xác định các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống, khắc phục, cảnh báo, dự báo và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.

12. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh:

a) Phân vùng rủi ro đối với từng loại hình thiên tai trên địa bàn;

b) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý rủi ro thiên tai;

c) Xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;

d) Xây dựng phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

13. Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện:

a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;

b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng của tỉnh, sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.

14. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:

a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;

b) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;

c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;

d) Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển;

đ) Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn;

e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

15. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch tỉnh quy định tại mục IX Phụ lục I của Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 27. Nội dung quy hoạch tỉnh
...

2. Quy hoạch tỉnh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
...

d) Phương án quy hoạch hệ thống đô thị, bao gồm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đã được xác định trong quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn; phương án phát triển hệ thống khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao; khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển các cụm công nghiệp; phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; phương án phân bố hệ thống điểm dân cư; xác định khu quân sự, an ninh; phương án phát triển những khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, những khu vực có vai trò động lực;

đ) Phương án phát triển mạng lưới giao thông, bao gồm mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt; các tuyến đường thủy nội địa và đường hàng hải; các cảng biển, sân bay quốc tế, quốc gia; mạng lưới đường bộ, đường thủy liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới đường tỉnh;

e) Phương án phát triển mạng lưới cấp điện, bao gồm các công trình cấp điện và mạng lưới truyền tải điện đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối;

g) Phương án phát triển mạng lưới viễn thông, bao gồm các tuyến viễn thông quốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn thông của tỉnh;

h) Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước, bao gồm mạng lưới thủy lợi, mạng lưới cấp nước quy mô vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; mạng lưới thủy lợi, cấp nước liên huyện;

i) Phương án phát triển các khu xử lý chất thải, bao gồm các khu xử lý chất thải nguy hại cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; các khu xử lý chất thải liên huyện;

k) Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm các dự án hạ tầng xã hội cấp quốc gia, cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn; các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thương mại, hội chợ, triển lãm và các công trình hạ tầng xã hội khác của tỉnh;

Xem nội dung VB




Nghị định 37/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quy hoạch Ban hành: 07/05/2019 | Cập nhật: 07/05/2019