Quyết định 47/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 47/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Nguyễn Phùng Hoan
Ngày ban hành: 09/01/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 09 tháng 01 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường Quốc gia giai đoạn 2015 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 2414/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế k thuật: Quy hoạch và xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3418/TTr-STNMT ngày 27/12/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Pduyệt Quy hoạch mạng lưới quan trc môi trường tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với các nội dung sau:

1. Phạm vi quy hoạch

Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Nam Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được giới hạn trong khuôn khổ mạng lưới quan trắc hoạt động ổn định, lâu dài, kết hợp giữa lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn toàn tỉnh Nam Định.

2. Quan điểm, mục tiêu

2.1. Quan điểm

- Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Nam Định được quy hoạch đảm bảo lồng ghép tối đa giữa các lĩnh vực, có tính kế thừa, tận dụng, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ quan trắc viên hiện có; mạng lưới quan trắc môi trường được xây dựng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm nhưng phải đảm bảo tính đồng bộ, tiên tiến, hiện đại. Từng bước hiện đại hóa công nghệ, máy móc và thiết bị quan trắc, nâng cao năng lực các đơn vị tham gia mạng lưới và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu bảo vệ tài nguyên - môi trường của tỉnh.

- Mạng lưới quan trắc hiện trạng môi trường tnh Nam Định là một hệ thống mở, liên tục được bổ sung, nâng cấp, hoàn thiện, kết ni và chia sẻ thông tin bảo đảm thông suốt từ trung ương đến địa phương với sự quản lý thống nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Từng bước đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đm bo công tác quản lý và vận hành mạng lưới quan trắc môi trường; đáp ứng việc cung cấp số liệu, cập nhật thông tin cơ bản về môi trường của tỉnh.

- Hoạt động mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh Nam Định được bảo đảm bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, đồng thời có cơ chế phù hợp để huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Mục tiêu

- Hoàn thiện cơ bản mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh, hội nhập mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia.

- Hoàn thiện tổ chức điều hành và cơ chế phối hợp hoạt động trong mạng lưới quan trắc môi trường của tỉnh.

- Tăng cường mật độ các điểm quan trắc môi trường tại các vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, các vùng sinh thái có nhạy cảm với môi trường.

- Phương pháp và chất lượng quan trắc, phân tích môi trường về cơ bản đạt trình độ quốc gia và các nước trong khu vực.

- Triển khai mạng lưới quan trắc môi trường chủ động và xây dựng một số trạm quan trắc số lượng tài nguyên nước mặt, quan trắc môi trường tự động.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở cho việc truyền, nhận số liệu quan trắc tự động, liên tục trong tỉnh và với trung ương.

3. Nội dung

3.1. Quy hoạch mạng lưới quan trắc số lượng tài nguyên nước

3.1.1. Quy hoạch mạng lưới quan trắc s lượng tài nguyên nước mặt

Quy hoạch 10 cụm gồm sông Hồng 03 cụm, sông Đáy 03 cụm, sông Ninh Cơ 02 cụm, sông Đào 02 cụm. Hiện trạng đã xây dựng 04 cụm mốc (sông Hồng 02 cụm, sông Đáy 02 cụm) và xây dựng 06 cụm mốc mới (sông Hồng 01 cụm, sông Đáy 01 cụm, sông Đào 01 cụm, sông Ninh Cơ 02 cụm).

3.1.2. Quy hoạch mạng lưới quan trắc mực nước dưới đất

Quy hoạch 11 cụm giếng: Các cụm giếng này đã được xây dựng

3.2. Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường

3.2.1. Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thu mẫu thực địa

3.2.1.1. Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nước

- Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt: 56 điểm.

- Quy hoạch mạng lưới quan trắc độ nhiễm mặn trên sông (sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ): 24 điểm.

- Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nước dưới đất: 14 điểm.

- Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nước thải: 63 điểm.

- Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nước biển ven bờ: 08 điểm.

3.2.1.2. Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn

Tổng số điểm quy hoạch: 94 điểm, gồm:

- Khu vực KCN, CCN: 56 điểm.

- Khu vực giao thông: 16 điểm.

- Khu vực làng nghề: 10 điểm.

- Khu vực thành thị: 07 điểm.

- Khu vực nông thôn: 05 điểm.

3.2.1.3. Quy hoạch mạng lưới điểm quan trắc môi trường đất và trầm tích

- Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường đất: 07 điểm.

- Quy hoạch mạng lưới quan trắc trầm tích: 08 điểm.

3.2.2. Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tự động

3.2.2.1. Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nước mặt tự động

Quy hoạch 08 trạm quan trắc tự động môi trường nước mặt, gồm: Sông Hồng 01 trạm, sông Đáy 02 trạm, sông Đào 02 trạm, sông Ninh Cơ 02 trạm và sông Vĩnh Giang 01 trạm. Trong đó, 04 trạm đang được xây dựng do Tổng cục Môi trường đầu tư (sông Đào 02 trạm, sông Đáy 01 trạm, sông Vĩnh Giang 01 trạm); xây dựng mới 04 trạm.

3.2.2.2. Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường không khí tự động

Quy hoạch 02 trạm quan trắc tự động môi trường không khí: 01 trạm tại thành phố Nam Định, 01 trạm tại huyện Hải Hậu (khu vực Nhà máy Nhiệt điện).

4. Giải pháp thực hiện

4.1. Giải pháp về tài chính

- Nguồn chi sự nghiệp môi trường hàng năm của tỉnh.

- Nguồn vốn từ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường.

- Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương.

- Vốn ODA, vốn tài trợ nước ngoài cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Huy động các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ môi trường.

4.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Xây dựng cơ chế, quy định về việc thu thập, chia sẻ số liệu, thông tin giữa tỉnh và trung ương.

- Xây dựng, hoàn thiện, ban hành và áp dụng thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến việc quan trắc. Thu thập, xử lý, quản lý và cung cấp thông tin, sliệu điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.3. Giải pháp về phát triển nhân lực

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của đơn vị quản lý, vận hành mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh.

- Rà soát, xây dựng, bổ sung các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với đội ngũ làm công tác quan trắc, điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường.

- Tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn và trao đổi kinh nghiệm ở trong nước và các quốc gia phát triển trong lĩnh vực quan trắc môi trường.

- Tham gia các chương trình quan trắc cấp quốc gia và khu vực với các vấn đề môi trường của khu vực, góp phần giải quyết các vấn đề môi trường của khu vực, toàn cầu.

4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đầu tư trang thiết bị quan trắc hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm hiện đại đáp ứng được nhu cầu quan trắc các thông số môi trường theo các QCVN và TCVN.

- Đầu tư xây dựng các trạm quan trắc tự động với môi trường nước và không khí tại các khu vực có nhiều nguy cơ ô nhiễm, ảnh hưởng đến con người và môi trường trên phạm vi rộng, có tính thường xuyên và liên tục trong thời gian dài.

- Tăng cường đầu tư xây dựng các trạm, điểm quan trắc. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây mới theo phân kỳ của quy hoạch.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường phù hợp với trình độ phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại cho hoạt động quan trắc, truyền nhận số liệu, xử lý, quản lý và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản môi trường.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung của Quy hoạch đã được phê duyệt; theo dõi diễn biến chất lượng môi trường của tỉnh để kịp thời đề xuất UBND tỉnh các giải pháp tổ chức thực hiện, ngăn ngừa ô nhiễm, đảm bảo chất lượng môi trường của tỉnh.

- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

- Nâng cao năng lực quan trắc môi trường cho Trung tâm Quan trắc và phân tích Tài nguyên môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường của tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Căn cứ vào các nội dung của Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh đã được phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn để thực hiện Quy hoạch.

3. Các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện một số nội dung liên quan trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên & Môi trường;
- TT T
nh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Website t
nh, Website VPUBND tỉnh;
- Lưu: VP1, VP3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Phùng Hoan