Quyết định 4689/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch hệ thống chế biến bảo quản cà phê gắn với sản xuất và xuất khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
Số hiệu: | 4689/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai | Người ký: | Võ Văn Chánh |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4689/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quyết định phê duyệt Đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 869/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 5180/TTr-SNN ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống chế biến bảo quản cà phê gắn với sản xuất và xuất khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống chế biến bảo quản cà phê gắn với sản xuất và xuất khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với những nội dung chủ yếu sau:
- Quy hoạch phát triển hệ thống chế biến cà phê trên cơ sở thị trường, gắn với khả năng cung cấp nguyên liệu của từng vùng sản xuất hàng hóa.
- Ưu tiên đầu tư các cơ sở chế biến sâu, phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.
- Quy hoạch hệ thống chế biến bảo quản cà phê gắn với tổ chức lại sản xuất hàng hóa, liên kết doanh nghiệp với nông dân, đảm bảo hài hòa lợi ích của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
- Phát huy lợi thế phát triển công nghiệp, thu hút đẩy mạnh chế biến sâu và xuất khẩu sản phẩm chế biến.
a) Mục tiêu tổng quát:
Đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống chế biến, bảo quản cà phê phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, sản xuất công nghiệp tạo ra nguồn hàng hóa lớn với các sản phẩm đa dạng, nâng cao giá trị cho ngành cà phê.
Quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với sản xuất và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phải gắn với mối liên hệ vùng.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2017 - 2020:
Quy hoạch 01 nhà máy chế biến cà phê hòa tan với công suất 3.200 tấn/năm và nhà máy tái chế cà phê nhân với công suất 100.000 tấn/năm; thu hút đầu tư kho ngoại quan tại huyện Nhơn Trạch và kho chứa cà phê tại thị xã Long Khánh và huyện Long Thành.
Hình thành các vùng sản xuất tập trung cà phê trên địa bàn tỉnh:
Vùng 1: Vùng trồng cà phê tập trung Cẩm Mỹ, Long Khánh, Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành: Diện tích cà phê tổng số khoảng 11.000 ha.
Vùng 2: Vùng trồng cà phê tập trung Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc: Tổng diện tích hơn 9.000 - 10.000 ha.
Cơ cấu các sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh:
- Tỷ lệ cà phê nhân dùng cho chế biến ở quy mô công nghiệp đến năm 2020 là 70% (tương ứng 314.300 tấn);
- Tỷ lệ cà phê tiêu dùng (cà phê chế biến sâu: Cà phê rang xay và cà phê hòa tan) đến năm 2020, chiếm 28% tổng lượng cà phê nhân, cụ thể:
+ Sản lượng cà phê rang xay: Trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 khoảng 17.600 tấn (trong đó cà phê sản xuất tại Đồng Nai là 10.000 tấn và cà phê từ các địa phương khác nhập về Đồng Nai khoảng 7.600 tấn).
+ Sản lượng cà phê hòa tan đến năm 2020 đạt 70.400 tấn (trong đó cà phê sản xuất tại Đồng Nai là 4.680 tấn và cà phê từ các địa phương nhập về Đồng Nai là 65.720 tấn). Trong đó, cà phê hòa tan nguyên chất là 14.784 tấn (chiếm 21% sản lượng cà phê hòa tan).
Tổng kim ngạch xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê (cà phê nhân và cà phê hòa tan) đến năm 2020 đạt 700 triệu USD.
+ Giai đoạn 2021 - 2030:
Thu hút đầu tư 02 nhà máy chế biến cà phê hòa tan với công suất quy nhân là 15.000 tấn/nhà máy và 01 nhà máy tái chế cà phê nhân với công suất 100.000 tấn/năm. Đối với hệ thống kho, trong giai đoạn này, trên cơ sở ổn định số lượng các kho hiện có, chỉ đầu tư nâng cấp để nâng cao năng lực bảo quản các kho.
Trên cơ sở các vùng cà phê được định hình ở giai đoạn trước, trong giai đoạn 2021 - 2030 tập trung nâng cao chất lượng cà phê theo hướng xây dựng 100% diện tích cà phê có chứng nhận để nâng cao giá trị cà phê.
Cơ cấu các sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh:
- Tỷ lệ cà phê nhân dùng cho chế biến ở quy mô công nghiệp đến năm 2030 là 80% (tương ứng 435.200 tấn);
- Tỷ lệ cà phê tiêu dùng (cà phê chế biến sâu: Cà phê rang xay và cà phê hòa tan) đến năm 2030 chiếm 30% tổng lượng cà phê nhân, cụ thể:
+ Sản lượng cà phê rang xay: Đến năm 2030 khoảng 23.500 tấn (trong đó cà phê sản xuất tại Đồng Nai là 20.000 tấn và cà phê từ các địa phương khác nhập về Đồng Nai khoảng 3.500 tấn).
+ Sản lượng cà phê hòa tan đến năm 2030 đạt 107.100 tấn (trong đó cà phê sản xuất tại Đồng Nai là 6.600 tấn và cà phê từ các địa phương nhập về Đồng Nai là 100.500 tấn). Trong đó, cà phê hòa tan nguyên chất là 36.414 tấn (chiếm 34% sản lượng cà phê hòa tan).
Tổng kim ngạch xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cà phê (cà phê nhân và cà phê hòa tan) đến năm 2030 đạt 1.050 triệu USD.
a) Cà phê nhân
Theo phương án chọn, dự kiến tỷ lệ cà phê nhân dùng cho chế biến ở quy mô công nghiệp đến năm 2020, chiếm 70% (tương ứng khoảng 314.300 tấn) và đến năm 2030, sản lượng cà phê nhân dùng cho chế biến ở quy mô công nghiệp khoảng 435.200 tấn, chiếm 80%.
b) Cà phê tiêu dùng (cà phê rang xay và cà phê hòa tan)
Tỷ lệ cà phê tiêu dùng trong tổng lượng cà phê nhân đến năm 2020 chiếm 28% (tương ứng khoảng 88.000 tấn) và đến năm 2030 chiếm 30% (khoảng 130.600 tấn).
+ Sản lượng cà phê rang xay: Đến năm 2020 là 17.600 tấn, trong đó cà phê sản xuất tại Đồng Nai khoảng 10.000 tấn và đến năm 2030 sản lượng cà phê rang xay đạt 23.500 tấn, trong đó sản lượng cà phê sản xuất tại Đồng Nai là 20.000 tấn.
+ Sản lượng cà phê hòa tan: Đến năm 2020 dự kiến đạt 70.400 tấn trong đó cà phê sản xuất tại Đồng Nai khoảng 4.680 tấn và cà phê từ các địa phương khác nhập về Đồng Nai là 65.700 tấn. Đến năm 2030, sản lượng cà phê hòa tan dự kiến đạt 107.100 tấn trong đó cà phê sản xuất tại Đồng Nai khoảng 6.600 tấn và cà phê từ các địa phương khác nhập về Đồng Nai là 100.500 tấn.
Trong sản lượng cà phê hòa tan thì sản lượng cà phê hòa tan nguyên chất dự kiến đến năm 2020 đạt 14.784 tấn và đến năm 2030 sản lượng cà phê hòa tan nguyên chất đạt 36.414 tấn; sản lượng cà phê hòa tan phối trộn (3 trong 1, 2 trong 1…) đạt 55.616 tấn và đến năm 2030, sản lượng cà phê hòa tan phối trộn là 70.686 tấn.
3.2. Phân bố hệ thống chế biến, kho bảo quản cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Hàng năm, ngoài lượng cà phê sản xuất trong tỉnh thì Đồng Nai còn nhập cà phê từ các tỉnh Tây Nguyên phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Vì vậy nhu cầu về hệ thống kho bảo quản, hệ thống chế biến phục vụ đi kèm là rất lớn, theo đó định hướng quy hoạch như sau:
a) Bố trí hệ thống kho bảo quản
- Đối với hệ thống kho ngoại quan phục vụ nhu cầu xuất khẩu: Giai đoạn đến năm 2020, đầu tư xây dựng thêm 01 kho ngoại quan tại huyện Nhơn Trạch (do Công ty Cổ phần Logistics Tín Nghĩa làm chủ đầu tư) với diện tích 50.000 m2; giai đoạn đến năm 2030: Với công suất của các kho hiện có cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo quản cà phê phục vụ sản xuất và xuất khẩu, do vậy không khuyến khích đầu tư mới mà chủ yếu nâng cấp mở rộng và đầu tư thêm trang thiết bị cho các kho ngoại quan hiện có.
Bảng 1: Hệ thống các kho ngoại quan phục vụ bảo quản cà phê
TT |
Hạng mục |
Năm 2015 |
Năm 2020 |
Năm 2030 |
||
Số lượng |
Diện tích |
Số lượng |
Diện tích |
|||
1 |
Kho của Công ty Cổ phần Logistics Tín Nghĩa |
1 |
200.000 m2 |
2 |
250.000 m2 |
Không khuyến khích mở mới |
2 |
Kho của Nestle |
1 |
50.000 m2 |
1 |
50.000 m2 |
Không khuyến khích mở mới |
3 |
Kho của Công ty Neumann |
1 |
50.000 m2 |
1 |
50.000 m2 |
Không khuyến khích mở mới |
|
Tổng |
3 |
300.000 m2 |
4 |
350.000 m2 |
|
- Đối với hệ thống kho phục vụ nhu cầu bảo quản cà phê tại Đồng Nai:
+ Giai đoạn 2017 - 2020: Quy hoạch kho chứa cà phê với diện tích khoảng 5.000 - 10.000 m2 (công suất 10 - 25 ngàn tấn/năm) tại thị xã Long Khánh (phục vụ cho việc lưu trữ cà phê các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, thị xã Long Khánh) và kho chứa cà phê với diện tích khoảng 5.000 - 7.000 m2 (công suất 10 - 12 ngàn tấn/năm) tại huyện Long Thành (phục vụ cho việc lưu trữ cà phê các huyện Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú) đồng thời nâng cấp hệ thống kho hiện có (kho tại các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh, Long Thành, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, TP. Biên Hòa) theo hướng hiện đại hóa các kho (các kho cần được trang bị máy điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm…) để đáp ứng nhu cầu lưu kho cà phê.
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Trong giai đoạn này, trên cơ sở ổn định số lượng các kho hiện có, chỉ đầu tư nâng cấp để nâng cao năng lực bảo quản các kho.
Bảng 2: Dự kiến hệ thống kho trên địa bàn tỉnh đến năm 2030
Địa bàn |
Số lượng kho cà phê năm 2015 (kho) |
Quy hoạch đến năm 2020 (kho) |
Định hướng đến năm 2030 |
TP. Biên Hòa |
1 |
1 |
Không khuyến khích mở mới |
4 |
4 |
Không khuyến khích mở mới |
|
Huyện Tân Phú |
3 |
3 |
Không khuyến khích mở mới |
Huyện Định Quán |
4 |
4 |
Không khuyến khích mở mới |
Huyện Xuân Lộc |
2 |
2 |
Không khuyến khích mở mới |
TX. Long Khánh |
3 |
4 |
Không khuyến khích mở mới |
Huyện Long Thành |
1 |
2 |
Không khuyến khích mở mới |
Huyện Nhơn Trạch |
0 |
1 |
Không khuyến khích mở mới |
Huyện Trảng Bom |
4 |
4 |
Không khuyến khích mở mới |
Huyện Cẩm Mỹ |
3 |
3 |
Không khuyến khích mở mới |
Huyện Vĩnh Cửu |
0 |
0 |
|
Huyện Thống Nhất |
0 |
0 |
|
Tổng |
25 |
28 |
|
b) Hệ thống nhà máy chế biến
Trên cơ sở dự báo về sản lượng cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (bao gồm cà phê nguyên liệu nhập từ các tỉnh khác và cà phê do người dân sản xuất tại Đồng Nai), để đáp ứng nhu cầu chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn tới cần định hướng quy hoạch thêm các nhà máy, cơ sở chế biến như sau:
- Đối với nhà máy chế biến cà phê hòa tan:
+ Giai đoạn 2017 - 2020: Dự kiến đầu tư nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại huyện Nhơn Trạch (với công suất 3.200 tấn/năm) do Công ty Tín Nghĩa làm chủ đầu tư. Mặc khác Công ty Tín Nghĩa có nhà máy chế biến cà phê với công suất 72.000 tấn/năm tại huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Với nguyên liệu thu mua từ tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và các tỉnh lân cận. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (hiện nay khả năng sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh từ 30.000 - 35.000 tấn/năm, dự kiến năm 2030 khả năng sản xuất cà phê của tỉnh Đồng Nai từ 38.000 - 45.000 tấn/năm).
+ Giai đoạn 2021 - 2030:
Nâng công suất nhà máy chế biến cà phê hòa tan tại huyện Nhơn Trạch do Công ty Tín Nghĩa làm chủ đầu tư lên 10.000 tấn/năm (quy ra cà phê nhân 22.600 tấn/năm).
Thu hút đầu tư xây dựng 02 nhà máy chế biến cà phê hòa tan công suất quy ra cà phê nhân 15.000 tấn/nhà máy.
- Đối với nhà máy chế biến cà phê nhân:
+ Giai đoạn 2017 - 2020: Quy hoạch nhà máy tái chế cà phê nhân xuất khẩu với công suất 100.000 tấn/năm.
+ Giai đoạn 2021 - 2030: Quy hoạch nhà máy tái chế cà phê nhân xuất khẩu với công suất 100.000 tấn/năm.
Do đây là quy hoạch mở, nên đối với vị trí quy hoạch nhà máy tái chế cà phê nhân, cà phê hòa tan có thể định hướng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, thành phố Biên Hòa… trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư.
Đối với các cơ sở rang xay (quy mô nhỏ) trên địa bàn: Các cơ sở rang xay hiện có, định hướng giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, chỉ khuyến khích tập trung mở rộng nâng công suất (không khuyến mở mới các cơ sở rang xay quy mô nhỏ).
Bảng 3: Định hướng quy hoạch các cơ sở rang xay nhỏ trên địa bàn
Địa bàn |
Cơ sở rang, xay cà phê năm 2015 (cơ sở) |
Quy hoạch đến năm 2020 |
Quy hoạch đến năm 2030 |
TP. Biên Hòa |
15 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Huyện Vĩnh Cửu |
0 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Huyện Tân Phú |
2 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Huyện Định Quán |
3 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Huyện Xuân Lộc |
1 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
TX. Long Khánh |
3 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Huyện Thống Nhất |
3 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Huyện Long Thành |
0 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Huyện Nhơn Trạch |
0 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Huyện Trảng Bom |
4 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Huyện Cẩm Mỹ |
2 |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Ổn định, không khuyến khích mở mới |
Tổng |
33 |
|
|
4. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư:
- Quy hoạch 02 nhà máy tái chế cà phê nhân xuất khẩu với công suất 100.000 tấn/năm (01 nhà máy giai đoạn 2017 - 2020; 01 nhà máy giai đoạn 2021 - 2030);
- Quy hoạch hệ thống kho: 03 nhà kho (01 kho bảo quản ngoại quan phục vụ nhu cầu sản xuất tại huyện Nhơn Trạch; 01 kho chứa cà phê tại thị xã Long Khánh; 01 kho chứa cà phê tại huyện Long Thành)
- Quy hoạch 01 nhà máy chế biến cà phê hòa tan công suất 15.000 tấn/năm (công suất quy ra cà phê nhân) tại huyện Nhơn Trạch;
- Đề án nâng cao năng lực sơ chế, bảo quản cà phê nông hộ.
5. Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư:
Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống chế biến, bảo quản cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 dự kiến 1.376,4 tỷ đồng. Trong đó:
* Phân theo hạng mục đầu tư
- Đầu tư hệ thống kho bảo quản cà phê 165 tỷ đồng.
- Đầu tư hệ thống chế biến cà phê 1.200,2 tỷ đồng.
- Tham quan học tập, mở rộng sản xuất 2,4 tỷ đồng.
- Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường 0,8 tỷ đồng.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3,5 tỷ đồng.
- Đề án nâng cao năng lực sơ chế, bảo quản cà phê nông hộ 4,5 tỷ đồng
* Phân theo giai đoạn đầu tư:
- Giai đoạn 2017 - 2020 là 594,2 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2030 là 782,2 tỷ đồng.
* Phân theo nguồn vốn đầu tư:
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: 5,6 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương là 2,25 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 3,35 tỷ đồng).
- Nguồn vốn doanh nghiệp: 1.367,5 tỷ đồng.
- Nguồn vốn khác: 3,3 tỷ đồng.
Bảng 4: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống bảo quản, chế biến cà phê tỉnh Đồng Nai
ĐVT: Triệu đồng
STT |
Hạng mục |
Tổng vốn đầu tư |
Phân giai đoạn đầu tư |
Phân nguồn tổng vốn đầu tư |
Phân nguồn ngân sách Nhà nước |
||||||
Giai đoạn 2017 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2030 |
Vốn ngân sách Nhà nước |
Vốn doanh nghiệp |
Vốn khác |
Ngân sách Trung ương |
Ngân sách địa phương |
Phân nguồn ngân sách địa phương |
||||
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách huyện |
||||||||||
I |
Hệ thống kho bảo quản cà phê |
165.000 |
140.000 |
25.000 |
- |
165.000 |
- |
- |
- |
- |
- |
|
Kho bảo quản cà phê |
20.000 |
20.000 |
|
|
20.000 |
|
|
|
|
|
|
Kho bảo quản cà phê |
25.000 |
|
25.000 |
|
25.000 |
|
|
|
|
|
|
Kho ngoại quan |
120.000 |
120.000 |
|
|
120.000 |
|
|
|
|
|
II |
Hệ thống chế biến cà phê |
1.200.200 |
450.000 |
750.200 |
- |
1.200.000 |
200 |
- |
- |
- |
- |
1 |
Xây dựng nhà máy chế biến cà phê hòa tan |
900.000 |
300.000 |
600.000 |
|
900.000 |
|
|
|
|
|
2 |
Xây dựng nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu |
300.000 |
150.000 |
150.000 |
|
300.000 |
|
|
|
|
|
3 |
Nâng cấp hệ thống cà phê rang xay quy mô nông hộ |
200 |
|
200 |
|
|
200 |
|
|
|
|
III |
Tham quan học tập, mở rộng sản xuất |
2.400 |
800 |
1.600 |
1.700 |
350 |
350 |
500 |
1.200 |
600 |
600 |
1 |
Tổ chức tham quan học tập mô hình sản xuất cà phê |
1.000 |
400 |
600 |
1.000 |
|
|
500 |
500 |
250 |
250 |
2 |
Hỗ trợ liên kết sản xuất cà phê có chứng nhận, mở rộng sản xuất |
1.400 |
400 |
1.000 |
700 |
350 |
350 |
|
700 |
350 |
350 |
IV |
Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường |
800 |
800 |
- |
400 |
400 |
- |
- |
400 |
200 |
200 |
1 |
Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Đồng Nai (thương hiệu cho các doanh nghiệp) |
500 |
500 |
|
250 |
250 |
|
|
250 |
125 |
125 |
2 |
Hỗ trợ phát triển thị trường, tư vấn xuất khẩu |
300 |
300 |
|
150 |
150 |
|
|
150 |
75 |
75 |
V |
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực |
3.500 |
1.000 |
2.500 |
1.750 |
875 |
875 |
875 |
875 |
525 |
350 |
|
Mở các lớp tập huấn về sản xuất |
3.500 |
1.000 |
2.500 |
1.750 |
875 |
875 |
875 |
875 |
525 |
350 |
VI |
Đề án nâng cao năng lực sơ chế, bảo quản cà phê nông hộ |
4.500 |
1.600 |
2.900 |
1.750 |
875 |
1.875 |
875 |
875 |
525 |
350 |
|
Các lớp tập huấn về bảo quản, chế biến |
3.500 |
1.000 |
2.500 |
1.750 |
875 |
875 |
875 |
875 |
525 |
350 |
|
Nâng cấp hệ thống kho quy mô nông hộ |
1.000 |
600 |
400 |
|
|
1.000 |
- |
|
|
|
|
Tổng |
1.376.400 |
594.200 |
782.200 |
5.600 |
1.367.500 |
3.300 |
2.250 |
3.350 |
1.850 |
1.500 |
|
Cơ cấu (%) |
|
43,17 |
56,83 |
0,41 |
99,35 |
0,24 |
|
|
|
|
6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
6.1. Giải pháp phát triển nguyên liệu phục vụ chế biến
a) Tổ chức sản xuất ngành hàng cà phê theo hướng nâng cao chất lượng và tăng cường liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
- Tập trung cải thiện cơ cấu giống thông qua chương trình tái canh, cải tạo giống cà phê nhằm tăng năng suất bình quân lên khoảng 26 - 27 tạ/ha. Trong đó, ưu tiên sản xuất chồi ghép đạt chất lượng cao cung cấp kịp thời cho chương trình ghép cải tạo giống và sản xuất cây giống cà phê ghép đáp ứng kịp thời nhu cầu tái canh. Tỉnh cần có định mức ghép chồi cải tạo vườn cà phê già cỗi, để các địa phương có cơ sở tính toán mức hỗ trợ tái canh cà phê theo hướng ghép chồi, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê trên địa bàn tỉnh. Các loại giống cà phê được khuyến khích phát triển gồm:
- Dòng TR5: Cây sinh trưởng khỏe, năng suất đạt 3,5 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 20,6 gram (giống cũ chỉ đạt 13 - 14 gram/100 nhân).
- Dòng TR6: Cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt rất cao, năng suất đạt 5,6 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,5 gram.
- Dòng TR4: Cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt, phân nhiều cành, cành ngang hơi rũ, năng suất đạt 7,3 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,1 gram.
- Dòng TR8: Cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt, phân cành trung bình, năng suất đạt 4,2 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,6 gram.
- Căn cứ bản đồ nông hóa, xác định lượng phân bón cần thiết cho cây cà phê theo từng giai đoạn sinh trưởng và từng vùng sinh thái để khuyến cáo Nhân dân áp dụng các công thức bón phân hợp lý, tiết kiệm, giảm lượng phân bón dư thừa gây lãng phí và ảnh hưởng môi trường sinh thái.
- Ưu tiên ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật canh tác mang tính bền vững để nâng cao diện tích cà phê được cấp chứng chỉ (4C, UTZ, RainForest...) lên 30 - 40% tổng diện tích canh tác toàn tỉnh vào năm 2020.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai để tăng cường liên kết doanh nghiệp - nông dân, nông dân - nông dân, doanh nghiệp - doanh nghiệp. Trong đó chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia dự án cánh đồng lớn là được miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân, văn phòng làm việc phục vụ cho dự án cánh đồng lớn; được hỗ trợ 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng, bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, tổ chức lớp học…
- Hiện Công ty Tín Nghĩa đã xây dựng và thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện “Dự án cánh đồng lớn liên kết sản xuất, tiêu thụ cà phê 4C trên địa bàn các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và Tân Phú tỉnh Đồng Nai”, dự kiến diện tích cà phê theo tiêu chuẩn 4C trên địa bàn sẽ được công ty mở rộng, đồng thời công ty cam kết thu mua toàn bộ sản lượng, đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cà phê của tỉnh Đồng Nai.
- Đẩy mạnh việc thu mua nguyên liệu cà phê từ các địa phương vì nguyên liệu dùng để chế biến cà phê của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chủ yếu từ các tỉnh Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai (đây là vùng cà phê trọng điểm của cả nước). Nguồn nguyên liệu từ các địa phương này mới có thể đáp ứng được công suất cho các nhà máy, cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Giảm tổn thất trong thu hái, sơ chế cà phê nguyên liệu
- Thực hiện chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg , ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa trong thu hoạch, sơ chế:
+ Nghiên cứu, áp dụng cơ giới hóa một số khâu chăm sóc, thu hoạch cà phê, giảm khoảng 35 - 40% công chăm sóc và thu hoạch.
+ Khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải (nhất là chế biến cà phê ướt) trong quá trình sản xuất; nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm được chế biến từ vỏ quả cà phê sau sơ chế (như: Nước lên men, phân vi sinh, than hoạt tính) để nâng cao hiệu quả của quá trình sơ chế, giảm thiểu các tác động đến môi trường.
+ Vận động Nhân dân không thu hái quả xanh, khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ sơ chế, bảo quản, sân phơi, nhà kho để hạn chế tối đa tỷ lệ nhiễm achrotoxin A.
- Cải thiện hệ thống thu mua:
+ Khuyến khích các doanh nghiệp có năng lực tài chính hình thành các đại lý thu mua tại các vùng sản xuất tập trung để trực tiếp thu mua sản phẩm từ người sản xuất, giảm khâu trung gian.
+ Phát triển các mô hình liên minh trong sản xuất và tiêu thụ cà phê giữa doanh nghiệp và người nông dân theo hình thức ký kết hợp đồng tiêu thụ, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật canh tác cà phê, phương pháp thu hái, chế biến và bảo quản cho người nông dân, giảm thiểu tỷ lệ tổn thất, nâng cao chất lượng cà phê; các doanh nghiệp thu mua được cà phê có chất lượng tốt, sản lượng ổn định theo hợp đồng.
+ Xây dựng mô hình HTX kiểu mới, thực hiện các chức năng cung ứng dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời thực hiện các dịch vụ xay xát, sấy khô, đầu tư kho bảo quản tạm trữ cà phê, trực tiếp thu mua hoặc nhận ký gửi cà phê, ứng vốn hoặc vật tư đầu vào cho các hộ sản xuất.
6.2. Giải pháp chế biến cà phê sau thu hoạch
- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh việc hỗ trợ vay vốn để mua máy móc, thiết bị cụ thể: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị (dây chuyền máy, thiết bị chế biến cà phê) nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp với mức vay tối đa bằng 70% giá trị của dự án (các tổ chức, cá nhân phải có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án đầu tư chưa được hưởng hỗ trợ từ các chính sách khác).
- Đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 74/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về ban hành Quy định về mức ưu đãi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020, cụ thể: Hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án chế biến cà phê theo phương pháp ướt để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị, các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ phải bảo đảm các điều kiện: Công suất cơ sở chế biến cà phê theo phương pháp ướt đạt tối thiểu 5.000 tấn sản phẩm/năm; dự án nằm trong quy hoạch được duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc chấp thuận cho phép đầu tư của Ủy ban nhân dân tỉnh nếu chưa có quy hoạch được duyệt; bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường; nhà đầu tư phải sử dụng tối thiểu 30% lao động và 60% nguyên liệu cà phê trong tỉnh.
- Để đáp ứng nhu cầu chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong thời gian tới, định hướng quy hoạch thêm 02 nhà máy tái chế cà phê nhân và 03 nhà máy chế biến cà phê hòa tan, nhằm tăng sản lượng cà phê qua chế biến cũng như tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho ngành cà phê của tỉnh.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đang còn hiệu lực áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ cà phê để phục vụ cho người tiêu dùng. Hỗ trợ, tạo điều kiện về chính sách đất đai; chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến cà phê; thực hiện miễn thuế, lệ phí đối với các dịch vụ phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
- Tăng kinh phí khuyến nông cho lĩnh vực giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Đổi mới kỹ thuật chế biến cà phê: Kỹ thuật chế biến tuy không làm tăng được chất lượng của sản phẩm nhưng với kỹ thuật phù hợp có thể duy trì tối đa chất lượng vốn có của sản phẩm.
- Các chính sách hỗ trợ tiêu thụ nông sản đang còn hiệu lực tại địa bàn tỉnh Đồng Nai:
Đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UNBD tỉnh Đồng Nai. Trong đó, đối với chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại: Các doanh nghiệp tham gia chương trình cánh đồng lớn được ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản, chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ trên địa bàn tỉnh; được hỗ trợ theo Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh, được ưu tiên hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài; được ưu tiên tham gia hội nghị giao thương, tham gia các đoàn xúc tiến thương mại, điều tra, khảo sát thị trường.
- Xây dựng mối liên kết trong tiêu thụ cà phê của địa phương:
+ Phát triển mạnh trang trại, gia trại sản xuất hàng hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp ở nông thôn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
+ Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp để thay thế cho mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp.
+ Phát triển mạnh mô hình thuê gom, tập trung, tích tụ ruộng đất sản xuất hàng hóa tập trung. Thí điểm mô hình nông dân góp vốn cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp.
+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền để củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, trang trại.
- Giải pháp về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: Mở rộng thị trường nội địa, song song với việc mở rộng thị trường trong nước là kiểm soát giá thành chế biến sản phẩm cà phê tiêu thụ trong nước để người tiêu dùng được dùng cà phê sạch, cà phê nguyên chất.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức; tăng cường giới thiệu, quảng bá trên Website của tỉnh, của ngành, của doanh nghiệp; thường xuyên thông tin, dự báo kịp thời về thị trường.
- Các giải pháp hỗ trợ:
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm, quảng bá thương hiệu cà phê tại thị trường trong và ngoài nước thông qua các hoạt động tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,... Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo doanh nghiệp và sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; 50% kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước; được giảm 50% phí tiếp cận thông tin thị trường và phí dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước. Các khoản hỗ trợ này được thực hiện theo dự án đầu tư. Tổng các khoản hỗ trợ cho tối đa không quá 10% tổng mức đầu tư dự án và không quá 1 tỷ đồng. Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước, các hỗ trợ này được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp khi quyết toán với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn để được xây dựng thương hiệu mới…, nhằm phát triển thương hiệu hiện có trên thị trường trong nước và ngoài nước; xây dựng mới thương hiệu cà phê trên địa bàn tỉnh, sớm đưa sản phẩm cà phê có chất lượng cao vào các hệ thống kinh doanh cà phê có uy tín.
+ Thành lập Hiệp hội ngành hàng để bảo vệ quyền lợi nông dân và thành viên, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.
+ Tranh thủ tối đa cơ hội hợp tác Quốc tế để huy động và sử dụng hiệu quả kỹ thuật, kinh nghiệm, nguồn vốn hỗ trợ sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ cà phê.
+ Kinh nghiệm từ nhiều nước sản xuất cà phê đã chỉ ra rằng, khi thị trường nội địa được khai thác tốt, sẽ tăng sức mạnh cho ngành hàng trên thương trường Quốc tế. Vì thế, thời gian gần đây các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng cà phê đang âm thầm mở rộng thị phần trong nước với sức mua tiêu dùng lên tới 90 triệu dân. Để mở rộng thị trường tiêu dùng cà phê nội địa cần thực hiện tốt các nội dung sau: Thông qua chương trình xúc tiến thương mại với việc sử dụng nguồn tài chính kích cầu của chính phủ: Mở rộng kênh tiếp thị, xây dựng và phát triển mạng lưới bán hàng, tạo hệ thống liên kết trong kinh doanh cà phê ở thị trường trong nước.
Mở rộng mạng lưới các quán cà phê, phát triển sản xuất các loại cà phê sẵn sàng cho sử dụng, nâng cao sản lượng cà phê hòa tan, cà phê dạng lỏng... cổ vũ mọi người tham gia tiêu dùng cà phê theo lời kêu gọi của ICO.
Sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều chủng loại mặt hàng cà phê chế biến như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê lỏng, cà phê hảo hạng, cà phê đặc biệt, cà phê hữu cơ… đáp ứng thị hiếu đa dạng của người tiêu dùng.
Thiết lập các cửa hàng và hệ thống các cửa hàng cà phê “sạch”, “nguyên chất” như một lời “tuyên chiến” với các cơ sở, quán cà phê đểu (trộn bắp, đậu nành, tẩm ướp hóa chất), để tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.
Có các chính sách giảm giá cho khách hàng tiêu dùng cà phê thường xuyên, chiết khấu thương mại đối với khách hàng lớn, quan tâm hơn đến chính sách hậu bán hàng. Làm rõ cơ sở khoa học về lợi ích đối với sức khỏe khi uống cà phê. Cần xây dựng các tiêu chí, liều lượng cà phê cần uống cho từng độ tuổi, từng thể trạng con người. Góp phần cải thiện cuộc sống, giá trị và sự kết nối giữa con người với cà phê, xem cà phê là loại thức uống thiết yếu trong cuộc sống khi đó tỷ lệ tiêu dùng cà phê nội địa sẽ tăng.
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển công nghệ chế biến cà phê, cụ thể: Đối với chế biến cà phê rang xay: Sử dụng công nghệ rang tầng sôi thay cho công nghệ rang trống; đối với cà phê hòa tan: Sử dụng công nghệ sấy lạnh thay dần cho công nghệ sấy phun; đối với cà phê Decaf (cà phê tách caffeine): Sử dụng công nghệ nước hoặc CO2 thay cho dùng hóa chất.
Xây dựng các chương trình phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ trong chế biến cà phê. Tăng cường công tác giám định công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả lựa chọn và sử dụng công nghệ trong chế biến cà phê. Đẩy mạnh việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000) đồng thời chú trọng tới tiêu chuẩn cà phê, bao bì và thị hiếu phong tục tập quán của từng thị trường tiêu thụ.
Áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, cần trang bị thêm thiết bị mới chất lượng tốt trong chế biến đặc biệt là ở khâu tách vỏ quả, làm sạch nhớt, xây dựng các kho bảo quản cà phê hàng hóa cho doanh nghiệp và nông dân; áp dụng công nghệ sấy lạnh trong chế biến cà phê nhằm nâng cao chất lượng chế biến.
Lựa chọn phương pháp chế biến cà phê phù hợp: Ba phương pháp chế biến cà phê được áp dụng chủ yếu ở Brazil là chế biến khô, chế biến ướt và chế biến nửa ướt. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp chế biến nào là chủ đạo cần dựa trên giống cà phê, chi phí sản xuất, tổ chức chế biến... theo yêu cầu của khách hàng.
Các phương pháp chế biến ướt, chế biến khô và nửa ướt nửa khô đều có thể sử dụng, nhưng tùy vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp và người trồng cà phê mà vận dụng cho hiệu quả để tăng chất lượng và giảm giá thành.
* Các chính sách hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ cao: Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chế biến theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
* Giải pháp khác
- Để tiếp tục duy trì phát triển, cần tiến hành rà soát, đánh giá để loại bỏ diện tích ít thích hợp và không thích hợp kiên quyết không để phát triển tự phát cà phê ngoài vùng quy hoạch.
- Hoàn thiện các tài liệu kỹ thuật như: Sổ tay hướng dẫn sản xuất cà phê có chứng nhận, tổ chức nhóm hộ nông dân tham gia sản xuất cà phê có chứng nhận.
- Đặc biệt là ứng dụng công nghệ để sản xuất giống cà phê vô tính có năng suất, chất lượng cao, hàm lượng cafein thấp thay cho giống thực sinh; áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác cà phê bền vững với các biện pháp tưới nước tiết kiệm, bón phân hợp lý, trồng cây che bóng, chăm sóc tích cực và quản lý dịch hại tổng hợp; điều khiển để cà phê chín đều trong cùng khoảng thời gian thu hoạch.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, có cơ chế ưu đãi mời, gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khu, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
6.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Thực hiện Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Đồng Nai: Chú trọng đào tạo nghề sơ chế, chế biến cà phê cho lao động nông thôn và nông dân sản xuất cà phê.
- Ngoài các chính sách hỗ trợ đào tạo của Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến cà phê chủ động đào tạo, đào tạo lại để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu vận hành các dây chuyền thiết bị chế biến cà phê hiện đại; đào tạo đội ngũ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê.
- Đào tạo nông dân chuyên nghiệp, có trình độ về tổ chức sản xuất và thị trường. Đào tạo, nâng cao năng lực chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp quy mô lớn: Chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất cà phê về kỹ thuật, kỹ năng quản trị sản xuất (tài chính, lao động, canh tác,…).
- Tập huấn, nâng cao kiến thức kỹ năng cho các tác nhân ngành hàng nông sản: Thương lái, thu gom, chế biến về chính sách, pháp luật,…
- Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức cho các chủ cơ sở chế biến cà phê.
- Có chính sách khuyến khích sử dụng lao động chuyên môn hóa, lao động được đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất cà phê. Gắn việc nhận các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước với việc sử dụng lao động được đào tạo. Lao động nông nghiệp chuyên môn hóa như là một tiêu chí của các trang trại, gia trại, các cơ sở sản xuất an toàn, nhận sự hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, tiếp cận dịch vụ tín dụng,…
6.6. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất cà phê giả, cà phê kém chất lượng do vậy cần có chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp làm giả và gian lận trong sản xuất cà phê, để bảo đảm cho việc cạnh tranh và nâng cao vị thế của các doanh nghiệp sản xuất cà phê chân chính.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, nông dân và chính quyền cấp xã tiếp cận và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Nhà nước.
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu; đồng thời, huy động nguồn vốn trong dân để phát triển sản xuất, xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến cà phê.
- Tiếp tục phối hợp với hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng cho Nhân dân tái canh, cải tạo giống cà phê để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê trên địa bàn tỉnh; đồng thời, phát triển mạng lưới tín dụng nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu cà phê.
- Bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư qua các chương trình, dự án, tranh thủ nguồn vốn ODA để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và nội vùng trong diện tích trồng cà phê, thủy lợi, điện, khu, cụm công nghiệp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT, BT, PPP,.. tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa, giảm chi phí vận chuyển.
- Kêu gọi doanh nghiệp FDI có tiềm lực tài chính, thị trường tiêu thụ đầu tư vào sản xuất, thu mua, xuất khẩu làm hạt nhân thúc đẩy phát triển cà phê theo hướng chất lượng cao.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn các địa phương thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch.
- Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với Sở Lao động - TB & XH để đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực cho lao động nông nghiệp, nông thôn;
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án đề xuất trong quy hoạch; tổ chức tham quan học tập mô hình sản xuất cà phê; liên kết sản xuất cà phê có chứng nhận, mở rộng sản xuất.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố mở các lớp tập huấn về sản xuất và các lớp tập huấn về bảo quản, chế biến cà phê.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất hàng năm, 05 năm và các chương trình dự án ưu tiên được duyệt.
- Hàng năm tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch và đánh giá kết quả triển khai các chương trình dự án ưu tiên để có hướng điều chỉnh, bổ sung cho các năm tiếp theo.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch hàng năm, 05 năm và các cơ chế chính sách có liên quan để triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định.
3. Sở Tài chính
Tham mưu cân đối, bố trí ngân sách và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện quy hoạch, kế hoạch theo mục tiêu đề ra.
4. Sở Tài nguyên & Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy định về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Tập trung chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa. Rà soát bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập phương án chuyển đổi linh hoạt quỹ đất; tham mưu xây dựng các chính sách về đất đai để hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất cà phê.
5. Sở Công Thương
Xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ cà phê của tỉnh. Đề xuất các chính sách để khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến cà phê gắn với tiêu thụ ổn định, xây dựng chương trình hỗ trợ phát triển thị trường, tư vấn xuất khẩu.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cà phê của tỉnh.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Khoa học và Công nghệ tích cực vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và quảng bá hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp cà phê của tỉnh.
6. Các sở, ngành khác liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Quản lý quy hoạch, chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn lập kế hoạch, lộ trình thực hiện theo các nội dung, giải pháp để đạt được mục tiêu của quy hoạch tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa. Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bắc Giang Ban hành: 15/07/2020 | Cập nhật: 07/09/2020
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục thủ tục hành chính mới lĩnh vực lao động thương binh và xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thái Bình Ban hành: 15/05/2020 | Cập nhật: 10/09/2020
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Long Ban hành: 11/06/2020 | Cập nhật: 22/01/2021
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2019 bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Lãnh sự - Việt kiều thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 28/05/2019 | Cập nhật: 21/06/2019
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 19/04/2019 | Cập nhật: 25/05/2019
Quyết định 4227/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực đấu thầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 29/10/2018 | Cập nhật: 03/12/2018
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án đưa người lao động tỉnh Cà Mau đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 06/09/2018 | Cập nhật: 13/09/2018
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 06/08/2018 | Cập nhật: 12/09/2018
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước trong hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 31/05/2018 | Cập nhật: 13/07/2018
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2018 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 14/05/2018 | Cập nhật: 11/08/2018
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2017 về bãi bỏ Quyết định 3438/QĐ-UBND Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ quốc phòng, an ninh ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 11/08/2017 | Cập nhật: 12/10/2017
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ban thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính Ban hành: 01/08/2017 | Cập nhật: 16/08/2017
Quyết định 4227/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 16/08/2016 | Cập nhật: 14/10/2016
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Đồng Nai Ban hành: 16/05/2016 | Cập nhật: 12/11/2016
Quyết định 1418/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định Ban hành: 29/04/2016 | Cập nhật: 28/05/2016
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị Ban hành: 06/07/2015 | Cập nhật: 22/02/2016
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND đính chính Phụ lục Quyết định 56/2014/QĐ-UBND Quy định áp dụng bảng đơn giá bồi thường cây trồng và vật nuôi là thủy sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 31/12/2014 | Cập nhật: 19/01/2015
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND quy định hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể tính đơn giá thuê đất hàng năm áp dụng năm 2015 Ban hành: 31/12/2014 | Cập nhật: 12/01/2015
Quyết định 4227/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 31/12/2014 | Cập nhật: 12/08/2015
Quyết định 74/2014/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 17/12/2014 | Cập nhật: 29/01/2015
Quyết định 74/2014/QĐ-UBND Quy định về mức ưu đãi và hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020 Ban hành: 31/12/2014 | Cập nhật: 07/03/2015
Quyết định 74/2014/QĐ-UBND về mức thu phí tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 25/12/2014 | Cập nhật: 26/12/2014
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí khuyến công địa phương và quy định mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 25/12/2014 | Cập nhật: 05/01/2015
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về phối hợp với Chủ đầu tư trong việc thỏa thuận với người sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất mà không thuộc trường hợp Nhà nước phải thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 31/12/2014 | Cập nhật: 06/01/2015
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 05/12/2014 | Cập nhật: 05/02/2015
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ đối với viên chức ngành giáo dục - đào tạo và dạy nghề tỉnh Bình Dương Ban hành: 22/12/2014 | Cập nhật: 02/02/2015
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về giá cước và phương pháp tính cước vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 09/12/2014 | Cập nhật: 23/12/2014
Quyết định 74/2014/QĐ-UBND về thu lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 03/12/2014 | Cập nhật: 21/01/2015
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND quy định chế độ phụ cấp cho viên chức tại Trung tâm Giáo dục Lao động và Dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 28/11/2014 | Cập nhật: 26/12/2014
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 24/11/2014 | Cập nhật: 09/12/2014
Quyết định 74/2014/QĐ-UBND về quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 29/10/2014 | Cập nhật: 03/11/2014
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 05/11/2014 | Cập nhật: 06/11/2014
Quyết định 74/2014/QĐ-UBND về Quy chế bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 17/10/2014 | Cập nhật: 28/10/2014
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Ban hành: 09/10/2014 | Cập nhật: 24/10/2014
Quyết định 74/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 207/2010/QĐ-UBND thành lập Văn phòng Phát triển kinh tế trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 01/10/2014 | Cập nhật: 06/12/2014
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND quy định về trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ và công tác quản lý, sử dụng quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Kon Tum Ban hành: 23/10/2014 | Cập nhật: 29/07/2015
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Đề cương và dự toán Đề án Xây dựng khung kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 26/09/2014 | Cập nhật: 18/08/2018
Quyết định 74/2014/QĐ-UBND quy định nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố được Luật Đất đai 2013 và Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính giao trong việc xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 02/10/2014 | Cập nhật: 06/10/2014
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND bãi bỏ khoản 3, Điều 6 Quyết định 15/2014/QĐ-UBND về quản lý hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 16/09/2014 | Cập nhật: 11/10/2014
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 28/08/2014 | Cập nhật: 05/09/2014
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 25/08/2014 | Cập nhật: 29/08/2014
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND quy định về thu Phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng đối với phương tiện ra, vào cửa khẩu trong Khu kinh tế tỉnh Lào Cai Ban hành: 02/10/2014 | Cập nhật: 22/01/2015
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 13/08/2014 | Cập nhật: 23/10/2014
Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về thu lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 20/08/2014 | Cập nhật: 23/08/2014
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Chiến lược đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 20/06/2014 | Cập nhật: 29/09/2014
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 04/07/2014 | Cập nhật: 24/08/2015
Quyết định 3417/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020 Ban hành: 01/08/2014 | Cập nhật: 15/08/2015
Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp Ban hành: 14/11/2013 | Cập nhật: 18/11/2013
Quyết định 49/2010/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển Ban hành: 19/07/2010 | Cập nhật: 22/07/2010
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch tổ chức điều tra, khảo sát và xây dựng Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long Ban hành: 04/06/2010 | Cập nhật: 19/07/2013
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2007 về Quy trình rà soát, thống kê, thẩm định, tổng hợp và in, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế hàng năm cho trường hợp được hưởng khám, chữa bệnh theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 10/08/2007 | Cập nhật: 23/10/2012
Quyết định 1418/QĐ-UBND năm 2007 đính chính Quyết định 30/2007/QĐ-UBND điều chỉnh và giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2007 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 07/08/2007 | Cập nhật: 02/08/2013
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006