Quyết định 454/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch vùng trồng Cao su tỉnh Đắk Nông đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Số hiệu: 454/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Lê Diễn
Ngày ban hành: 13/04/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
TỈNH ĐĂK NÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 454/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 13 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG CAO SU TỈNH ĐĂK NÔNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 161/2006/QĐ-TTg ngày 10/7/2006 của ttg Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông thời kỳ 2006 – 2020;

Căn cứ Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 cua Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020;

Căn cứ Quyết định số 248/QĐ-UBND ngày 20/02/2009 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1165/QĐ-UBND ngày 05/8/2010 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc phê duyệt đề cương dự toán lập quy hoạch vùng trồng Cao su tỉnh Đăk Nông đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Thông báo số 393-TB/TU ngày 28/12/2011 của Tỉnh ủy Đăk Nông về việc thông báo kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Tờ trình số 22/TTr-SNN ngày 08 tháng 02 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch vùng trồng Cao su tỉnh Đăk Nông đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung sau:

1. Tên quy hoạch: Quy hoạch vùng trồng Cao su tỉnh Đăk Nông đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

2. Quan điểm, mục tiêu.

2.1. Quan điểm:

- Mở rộng diện tích Cao su trên cơ sở quỹ đất và điều kiện thực tế tại các huyện, thị xã, đảm bảo đúng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời tuân thủ các quy định về phát triển và bảo vệ rừng.

- Diện tích Cao su mở rộng trên các loại đất thích hợp nhất (S1), thích hợp trung bình (S2) và hạn chế phát riển Cao su trên các diện tích đất ít thích hợp (S3);

- Mở rộng diện tích Cao su phải mang lại hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn;

- Phát triển Cao su gắn liền với đầu tư cơ sở hạ tầng: Giao thông, chế biến để nang cao sức cạnh tranh của sản phẩm Cao su;

- Đối với đất lâm nghiệp chuyển sang trồng Cao su phải đảm bảo các tieu chí trong Thông tư số 58/TT-BNN ngày 9/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trồng Cao su trên đất lâm nghiệp.

2.2. Mục tiêu:

Đến năm 2020, diện tích Cao su tỉnh Đăk Nông đạt mục tiêu: 32.000 ha -36.295 ha, đồng mới 9.000 ha -13.285 ha, cụ thể:

- Diện tích Cao su: 32.023ha (2015); 36.295 ha (2020);

- Diện tích Cao su thu hoạch: 16.570 ha (2015); 28.252 ha (2020);

- Năng suất bình quân: 13,17 tạ/ha (2015); 15,48 tạ/ha (2020);

- Sản lượng Cao su mủ khô: 21.827 tấn (2015) và 44.146 tấn (2020);

- Kim ngạch xuất khẩu: Trên 50 triệu USD (2015) và trên 100 triệu USD (2020).

3. Chỉ tiêu phát triển chủ yếu:

3.1. Diện tích:

TT

Huyện

Hiện trạng

Cao su chuyển sang cây khác

Quy hoạch đến năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020

Tổng số

Trồng mới

Tổng số

Trồng mới

 

Tổng cộng

23.060

50

32.023

9.013

36.295

13.285

1

Tuy Đức

4.250

 

7.233

2.983

8.400

4.150

2

Đăk R’Lấp

7.975

 

7.975

 

7.975

 

3

Đăk Song

1.685

 

1.685

 

1.685

 

4

Đăk Mil

1.280

50

2.680

1.450

3.350

2.120

5

Cư Jut

2.505

 

4.005

1.500

4.625

2.120

6

K’rông Nô

3.440

 

5.583

2.143

6.970

3.530

7

Đăk G’long

1.405

 

2.072

667

2.500

1.095

8

Thị xã Gia Nghĩa

520

 

790

270

790

270

3.2.Sản lượng mủ Cao su:

Đến năm 2015, diện tích Cao su cho thu hoạch là 16.572 ha, sản lượng Cao su mủ khô là 21.827 tấn;

Đến năm 2020, diện tích Cao su thu hoạch là 28.525 ha, sản lượng Cao su mủ khô là 44.146 tấn.

3.3. Địa bàn trồng mới Cao su:

- Huyện Tuy Đức: Trồng mới 4.150 ha tại 46 tiểu khu thuộc địa bàn 05 xã;

- Huyện Đăk Mil: Trồng mới 2.120 ha tại 09 tiểu khu thuộc địa bàn 03 xã;

- Huyện Cư Jut: Trồng mới 2.210 ha tại 10 tiểu khu thuộc địa bàn 02 xã;

- Huyện K’rông Nô: Trồng mới 3.530 ha tại 20 tiểu khu thuộc địa bàn 06 xã;

- Huyện Đăk G’long: Trồng mới 1.095 ha tại 10 tiểu khu thuộc địa bàn 03 xã;

- Thị xã Gia Nghĩa: Trồng mới 270ha tại 03 tiểu khu thuộc địa bàn 02 xã.

3.4. Các phương án phát triển:

Diện tích Cao su năm 2012 là 23.010 ha, diện tích Cao su trồng mới từ 2011 – 2020 là 13.285 ha, đến năm 2020 diện tích Cao su 36.295 ha;

Diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang trồng Cao su 19.000 – 20.000 ha, trong đó 10.000 – 11.000 ha đất có rừng;

Huyện Đăk R’lấp và Đăk Song nằm trong vùng dự kiến khai thác Bauxite nên không quy hoạch trồng mới Cao su;

Diện tích Cao su mở rộng đến năm 2020 theo địa bàn xã và tiểu khu

TT

Huyện, xã

Trồng mới (ha)

Số thứ tự tiểu khu

I

Tuy Đức

4.150

46 tiểu khu/05 xã

1

Quảng Trực

1.483

1470; 1481; 1463; 1506; 1523; 1536; 1475; 1484; 1487; 1488; 1497; 1498; 1500; 1504; 1505; 1510; 1511; 1520; 1522; 1528; 1529; 1534; 1535

2

Đăk Ngo

1.718

1507; 1512; 1524; 1532; 1541; 1548; 1552; 1501; 1521; 1525; 1537; 1538; 1551; 1556; 1557; 1566

3

Đăk R’tih

290

1508; 1519

4

Quảng Tân

509

1515; 1516

5

Quảng Tâm

150

1489; 1495; 1499

II

Đăk R’Lấp

 

Chưa triển khai trồng mới giai đoạn 2011 - 2020

III

Đăk Song

 

Chưa triển khai trồng mới giai đoạn 2011 - 2020

IV

Đăk Mil

2.120

09 tiểu khu/03 xã

6

Đăk Lao

1.260

1035; 1036; 1058; 1059; 1072

7

Đăk R’la

820

1037; 1038; 1046 và đất đang trồng điều

8

Đăk Gằn

40

1048 và đất sản xuất nông nghiệp

V

Cư Jut

2.120

10 tiểu khu/02 xã

9

Ea Pô

380

834; 839; 840; 826; 846

10

Đăk Wil

1740

854; 863; 871; 874; 875 và đất đang trồng điều

VI

K’rông Nô

3.530

20 tiểu khu/06 xã

11

Nam Xuân

180

Đất sản xuất nông nghiệp

12

Tân Thành

560

1284 và đất trồng điều

13

Nâm N’đir

520

1286; 1289 và đất trồng điều

14

Nam Nung

1.082

1276; 1277; 1283; 1285; 1290; 1293; 1294; 1297

15

Quảng Phú

662

1324; 1325; 1327; 1328; 1332; 1335; 1336

16

Đức Xuyên

526

1307; 1313

VII

Đăk G’long

1.095

10 tiểu khu/04 xã

17

Quảng Khê

421

1766; 1790

18

Quảng Sơn

Quảng Hòa

602

1694; 1695; 1696

1650; 1660; 1673

19

Đăk R’măng

72

1720; 1736

VIII

Gia Nghĩa

270

3 tiểu khu/02 xã

20

Đăk Nia

220

1765; 1771; 1777 và đất đang trồng điều

21

Đăk Moan

50

Đất sản xuất nông nghiệp

Tổng cộng

13.285

98 tiểu khu/22 xã

3.5. Giải pháp tổ chức thực hiện:

- Ban hành các cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp và nhân dân đầu tư trồng Cao su và chế biến mủ Cao su theo quy hoạch, tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng Cao su tập trung; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục giao đất, thuê đất và cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hỗ trợ người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp để trồng Cao su;

- Lồng ghép các Chương trình, dự án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu trong vùng trồng Cao su tập trung như: Đường giao thông, các cơ sở thu gom và chế biến mủ Cao su; khuyến khích huy động các nguồn vốn của người dân và của các nhà đầu tư để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Cao su theo chính sách thu hút đầu tư của tỉnh;

- Doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất trồng Cao su phải sử dụng lao động tại chỗ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển an sinh xã hội tại khu vực triển khai dự án. Dự án trồng Cao su thu hút từ 50 lao động trở lên là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và con em gia đình chính sách thì Chủ đầu tư sẽ được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của tỉnh;

- Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trồng Cao su ở địa bàn khó khăn được hưởng chính sách vay vốn theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2006/NĐ-CP ngày 19/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

- Tổ chức thu mua, tiêu thụ và chế biến mủ Cao su theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng đảm bảo hai bên cùng có lợi;

- Đầu tư các cơ sở sản xuất giống Cao su phục vụ trồng mới, tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ huật giống và chăm sóc Cao su, đào tạo kỹ thuật trồng và chăm sóc Cao su cho các hộ nông dân trồng Cao su;

- Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến mủ Cao su trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

+ Khu vực huyện Tuy Đức và Đăk R’lấp: xây dựng tại xã Quảng Trực một nhà máy chế biến mủ Cao su công suất 12.000 – 15.000 tấn/năm;

+ Khu công nghiệp Nhân Cơ, huyện Đăk R’lấp: xây dựng một nhà máy chế biến mủ Cao su công suất 10.000 tấn/năm (giai đoạn 2015-2020) và một nhà máy chế biến mủ Cao su đặt tại xã Đăk Ru công suất 10.000 tấn/năm (2020). Các nhà máy này, tiếp nhận nguyên liệu từ huyện Đăk R’lấp và huyện Tuy Đức;

+ Cụm công nghiệp Đăk Ha, huyện Đăk G’long: xây dựng một nhà máy chế biến mủ Cao su công suất 3.000 – 5.000 tấn/năm (giai đoạn 2011 – 2015). Phục vụ vùng nguyên liệu huyện Đăk G’long, thị xã Gia Nghĩa và huyện Đăk Song;

Huyện Đăk Mil: Nâng cấp nhà máy chế biến mủ của Công ty cổ phần DakNoRuCo lên 2.000 tấn/năm (2015) và 3.000 tấn/sản phẩm năm vào năm 2020;

+ Huyện K’rông Nô: Xây dựng nhà máy chế biến mủ Cao su công suất 5.000 tấn/năm (giai đoạn 2011 – 2015) và nâng cấp lên 10.000 tấn/năm (giai đoạn 2015 – 2020). Phục vụ vùng nguyên liệu cua huyện K’rông Nô.

3.6. Các dự án ưu tiên:

- Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông vào vùng trồng mới Cao su huyện Tuy Đức, huyện K’rông Nô và huyện Cư Jut;

- Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến Cao su thiên nhiên công suất từ 5.000tấn/năm trở lên;

- Dự án sản xuất cây giống Cao su.

3.7. Tổng vốn đầu tư và tiến độ đầu tư:

ĐVT:Triệu đồng

TT

Hạng mục

Tổng số

2011 - 2015

2016 - 2020

 

Tổng đầu tư

1.899.227

854.237

1.144.990

1

Vốn ngân hàng thương mại

569.768

256.271

313.497

2

Vốn tín dụng

284.884

128.136

156.749

3

Vốn doanh nghiệp

284.884

128.136

156.749

4

Vốn tư nhân

645.737

290.441

355.297

5

Ngân sách

113.954

51.254

62.699

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Tổ chức công bố quy hoạch vùng trồng Cao su trên địa bàn tỉnh theo Quyết định phê duyệt;

- Căn cứ các nội dung quy hoạch vùng trồng Cao su được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện;

- Phối hợp Sở tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan thẩm định các dự án đầu tư trồng Cao su trên địa bàn, trình UBND tỉnh cho thuê đất, giao đất để triển khai trồng Cao su theo quy định;

- Đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch vùng trồng Cao su khi có những thay đổi về nội dung quy hoạch đã được phê duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- PCVP: Lưu Văn Trung;
- Lưu VT, NN

CHỦ TỊCH




Lê Diễn