Quyết định 3934/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”
Số hiệu: | 3934/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai | Người ký: | Võ Văn Chánh |
Ngày ban hành: | 03/12/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3934/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 03 tháng 12 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Quyết định số 1030//QĐ-TTg ngày 20/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 125/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 195/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của HĐND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều Nghị quyết số 125/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của HĐND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 54/2011/QĐ-UBND ngày 01/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí lập Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;
Xét đề nghị của Sở Công Thương Đồng Nai tại Tờ trình số 2503/TTr-SCT ngày 18/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Mục tiêu chung
Phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành công nghiệp có thu nhập cao cho địa phương, có khả năng cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ, sản phẩm môi trường phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường nhằm xử lý, kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2014 đến năm 2015
+ Xây dựng quy hoạch chi tiết cho mô hình KCN, Cụm công nghiệp môi trường điển hình phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Đồng Nai;
+ Xây dựng và ban hành các chính sách, biện pháp chi tiết; các hỗ trợ cho các ngành công nghiệp thuộc công nghiệp môi trường tỉnh Đồng Nai;
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển ngành công nghiệp môi trường;
- Giai đoạn 2015 đến năm 2020
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN, Cụm công nghiệp môi trường theo quy hoạch đã được phê duyệt;
+ Lựa chọn, kêu gọi đầu tư, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ môi trường đủ năng lực đáp ứng cơ bản nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên;
+ Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển ngành công nghiệp môi trường;
+ Nghiên cứu rút kinh nghiệm từ thực tế, đề xuất các điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
- Tầm nhìn đến năm 2025:
+ Phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong cơ cấu phát triển ngành công nghiệp Đồng Nai;
+ Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp môi trường, các tổ chức nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao về môi trường có khả năng giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và tái tạo các nguồn tài nguyên trong điều kiện cho phép.
2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp môi trường
Một số ngành ưu tiên phát triển ngành công nghiệp môi trường, gồm:
a) Tư vấn môi trường:
Do số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai lớn và dự báo sẽ tăng cao vào năm 2025, vì vậy đây là thị trường tiềm năng cho dịch vụ tư vấn môi trường phát triển nhằm thực hiện các công việc như: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình xử lý chất thải, báo cáo giám sát môi trường định kỳ, lập hồ sơ chủ nguồn thải chất thải nguy hại… Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần đảm bảo tính pháp lý, nguồn nhân lực có chuyên môn cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu và hiệu quả của hoạt động tư vấn.
b) Quan trắc môi trường
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao công tác quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường…, cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
- Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị cho Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Đồng Nai để tạo dựng một trung tâm có chất lượng và uy tín hàng đầu trong dịch vụ phân tích, quan trắc và tư vấn môi trường;
- Kêu gọi các đơn vị quan trắc lớn mở chi nhánh tại Đồng Nai;
- Hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
c) Thiết kế, gia công, xây dựng các công trình khống chế ô nhiễm môi trường
Định hướng đến năm 2025 khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực:
- Nghiên cứu và sản xuất các thiết bị phục vụ cho việc xử lý ô nhiễm môi trường như: Gia công chế tạo lò đốt rác, hệ thống xử lý khí thải, hệ thống xử lý nước thải…;
- Sở Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu trong lĩnh vực khoa học công nghệ môi trường theo hướng phù hợp với đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực;
- Có các chính sách hỗ trợ về vốn, thuế, phí theo quy định đối với các dự án hoạt động như: Xử lý các loại chất thải, nước thải, ứng dụng công nghệ sạch, tiết kiện năng lượng, các sản phẩm thân thiện môi trường, sản xuất sạch hơn…;
- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh hóa chất, thiết bị xử lý môi trường ưu tiên bố trí vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và được phân bố rộng khắp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển.
d) Tái chế chất thải
- Áp dụng việc phân loại rác tại nguồn đặc biệt tại các thành phố, khu đô thị tập trung; đầu tư, cải tiến các trang thiết bị thu gom, xử lý chất thải;
- Ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư tái sinh, tái chế chất thải bằng hình thức xã hội hóa;
đ) Năng lượng sạch
Tận dụng các loại chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp, chăn nuôi để sản xuất viên nguyên liệu, biogas.
a) Giai đoạn 1 2013 - 2015:
- Rà soát các dự án, lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường của tỉnh, lựa chọn công nghệ xử lý tiên tiến, giảm ô nhiễm và hiệu quả kinh tế.
- Lựa chọn địa điểm phù hợp; xem xét công nghệ phù hợp với từng địa phương. Chú ý địa điểm có tuyến giao thông thuận tiện;
- Lập và trình các cấp có thẩm quyền duyệt (dự án đầu tư và thiết kế cơ sở xây dựng công trình; báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ quy hoạch 1/500; Thiết kế kỹ thuật của các khu/cụm công nghiệp môi trường và các cơ sở tái chế đối với các dự án có vị trí thỏa thuận;
- Chính quyền địa phương cần hỗ trợ về tài chính cơ chế chính sách cho các công ty công ích thực hiện. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đầu tư xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp.
b) Giai đoạn 2 2016 - 2020:
- Chuẩn bị các cơ chế, chính sách lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lựa chọn công nghệ phù hợp (như tái sinh, tái chế, làm phân bón…); Nâng cao tỷ lệ tái sinh, tái chế, giảm tối đa chi phí vận chuyển và chi phí xử lý, phấn đấu tỷ lệ chôn lấp đạt < 15% tổng khối lượng CTR phát sinh;
- Nhân rộng và hoàn chỉnh quy trình thu gom, phân loại CTR tại nguồn trong các đô thị;
- Hỗ trợ vốn, quyền lợi để thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh các loại hình dịch vụ xử lý môi trường nước thải, khí thải;
- Xây dựng và ban hành cơ chế tài chính phù hợp đối với các Công ty môi trường từng bước chuyển sang cơ chế kinh doanh có hiệu quả.
c) Giai đoạn 2020 - 2025:
- Tăng năng lực xử lý tại các khu/cụm công nghiệp môi trường và các cơ sở tái chế tập trung, đổi mới công nghệ, tăng hiệu quả và cải thiện các yếu tố môi trường;
- Các công ty môi trường từ công ty công ích có thể chuyển sang kinh doanh hiệu quả và tái đầu tư các trang thiết bị và mở rộng hoạt động tới khu vực nông thôn.
d) Các đề án thành phần nhằm triển khai đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh:
Các đề án thành phần bao gồm kinh phí thực hiện và lộ trình thực hiện được tổng hợp trong bảng đính kèm tại phụ lục.
4. Các giải pháp, chính sách phát triển ngành công nghiệp môi trường
a) Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường:
- Xây dựng cụm công nghiệp môi trường mới trên cơ sở chuyển đổi mục đích của các cụm công nghiệp đã xây dựng nhưng chưa có doanh nghiệp đầu tư như: Hố Nai (giai đoạn 2); Sông Mây (giai đoạn 2); An Phước; Nhơn Trạch VI; Lộc An - Bình Sơn; Suối Tre;
- Kết hợp đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường với các khu xử lý chất thải rắn tại xã Quang Trung huyện Thống Nhất, xã Bàu Cạn huyện Long Thành, xã Vĩnh Tân huyện Vĩnh Cửu.
- Kêu gọi đầu tư các cơ sở tái sinh, tái chế chất thải thuộc địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
b) Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách:
- Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường;
- Thực hiện lồng ghép việc phát triển ngành công nghiệp môi trường vào các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai;
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm đưa ra những định hướng cho sự phát triển của ngành công nghiệp môi trường;
- Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư để phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường; đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp công nghiệp môi trường thuộc khu vực nhà nước;
- Khuyến khích việc thành lập các tổ chức dịch vụ tư vấn môi trường phục vụ phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường.
c) Giải pháp về đầu tư, tài chính và thị trường:
- Lập quỹ tín dụng nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, phát triển ngành công nghiệp môi trường;
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường;
- Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật liệu hóa chất phục vụ cho ngành công nghiệp môi trường;
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân lập quỹ bảo vệ môi trường, phát triển các công cụ kinh tế để đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường;
- Tạo điều kiện thuận lợi, đầu tư phát triển thị trường cho các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp môi trường.
d) Giải pháp về khoa học và công nghệ:
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả các công nghệ mới, sản phẩm mới tạo ra ở trong nước vào các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp môi trường;
- Khuyến khích áp dụng công nghệ, máy móc, thiết bị, sản phẩm bảo vệ môi trường tiên tiến, hiện đại phục vụ phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường;
- Gắn kết chặt chẽ các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp công nghiệp môi trường.
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế và phát triển nguồn nhân lực:
- Tăng cường việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các nước tiên tiến nhằm phát triển bền vững ngành công nghiệp môi trường Việt Nam;
- Thu hút và có chính sách ưu đãi đối với chuyên gia nước ngoài, nhất là người Việt ở nước ngoài tham gia vào việc phát triển ngành công nghiệp môi trường nước ta;
- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực ở trong nước và ngoài nước cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường.
e) Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức:
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành của tỉnh,… nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm phát triển ngành công nghiệp môi trường của tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhất là các doanh nghiệp;
- Tập huấn cho lãnh đạo và cán bộ có liên quan về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng;
- Tổ chức các hội thảo về vấn đề môi trường ở cấp cơ sở;
- Xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu của tỉnh về ngành công nghiệp môi trường.
g) Giải pháp định hướng phát triển thị trường:
Cần có định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; trên cơ sở đó tận dụng nguồn lực từ bên ngoài cùng với việc khai thác phát huy tối đa lợi thế trong nước để phát triển sản phẩm công nghiệp môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra.
a) Giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Đề án hiệu quả, thiết thực;
b) Sở Công Thương lựa chọn các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, các trường đại học; các viện nghiên cứu; các chuyên gia trong lĩnh vực về môi trường hỗ trợ và tư vấn thực hiện Đề án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC ĐỀ ÁN THÀNH PHẦN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3934/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Đồng Nai)
STT |
Tên Đề án |
Chương trình hành động |
Kinh phí dự kiến |
Nguồn kinh phí thực hiện |
Lộ trình thực hiện |
1 |
Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ, biện pháp thông tin tuyên truyền phát triển ngành CNMT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai |
- Chương trình phát triển chính sách, khung pháp lý về bảo vệ môi trường - Chương trình phát triển các chính sách ưu đãi các DN tham gia kinh doanh lĩnh vực môi trường; - Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong công tác quản lý môi trường ngắn hạn và dài hạn |
500 triệu đồng |
Sự nghiệp môi trường |
2014 |
2 |
Thiết kế quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp môi trường hoặc khu liên hợp xử lý chất thải tùy theo quy mô từng địa phương trên địa bàn tỉnh. |
- Xây dựng khu liên hợp phù hợp với điều kiện từng địa phương - Tập trung các cơ sở tái sinh, tái chế tại khu Liên hợp này |
500 triệu đồng |
Sự nghiệp môi trường |
2015 |
3 |
Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý các Cụm công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh |
|
500 triệu đồng |
Sự nghiệp môi trường |
2015 |
4 |
Xây dựng sổ tay quản lý môi trường trong các Cụm công nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh |
|
300 triệu đồng |
Sự nghiệp môi trường |
2015 |
5 |
Nghiên cứu, đề xuất quy trình điều chỉnh chế độ đốt nhằm giảm thiểu khí CO trong các lò đốt nhiên liệu (dầu, than, củi, trấu). |
|
1,5 tỷ đồng |
Sự nghiệp môi trường |
2016 |
6 |
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ tiên tiến và phát triển năng lượng mới để xử lý chất thải rắn sinh hoạt |
|
1,5 tỷ đồng |
Sự nghiệp môi trường |
2017 |
7 |
Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án phân loại rác tại nguồn kết hợp cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Đồng Nai |
Đầu tư trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu phân loại rác tại nguồn và thu gom, vận chuyển rác |
02 tỷ đồng |
Sự nghiệp môi trường |
2018 |
8 |
Xử lý chất thải nguy hại cho các bệnh viện trong tỉnh |
Trang thiết bị khử khuẩn bằng nhiệt |
10 tỷ đồng |
Sự nghiệp môi trường |
Từ 2019 đến hết 2020 |
9 |
Xử lý nước thải sinh hoạt |
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các khu đô thị trong tỉnh |
20 tỷ đồng |
Sự nghiệp môi trường |
Từ 2020 đến hết 2025 |
Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra tỉnh Cao Bằng Ban hành: 29/11/2019 | Cập nhật: 01/04/2020
Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục 02 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực xuất bản in và phát hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bến Tre Ban hành: 03/10/2019 | Cập nhật: 16/11/2019
Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2017 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công Thương thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Ban hành: 13/09/2017 | Cập nhật: 29/09/2017
Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm của Sở Tư pháp, tỉnh Nam Định Ban hành: 22/09/2017 | Cập nhật: 13/11/2017
Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2017 quy định về Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin, Trang thông tin điện tử trong các cơ quan nhà nước tỉnh Sơn La Ban hành: 09/08/2017 | Cập nhật: 01/11/2017
Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Đa khoa huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang (mua sắm trang thiết bị) Ban hành: 28/09/2016 | Cập nhật: 01/12/2016
Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014 - 2020 Ban hành: 06/09/2014 | Cập nhật: 29/09/2014
Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí lập "Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” Ban hành: 08/08/2012 | Cập nhật: 08/09/2017
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về Quy định công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 30/12/2011 | Cập nhật: 13/01/2012
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về đơn giá thu lệ phí trước bạ nhà và tỷ lệ (%), chất lượng còn lại của từng loại nhà trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 20/12/2011 | Cập nhật: 10/03/2012
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản là đất và nhà áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Ban hành: 23/12/2011 | Cập nhật: 30/01/2012
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 Ban hành: 30/12/2011 | Cập nhật: 26/05/2015
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020 Ban hành: 30/12/2011 | Cập nhật: 23/05/2014
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND ban hành Quy chế khai thác và sử dụng tài liệu lưu trữ tại Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh An Giang Ban hành: 15/12/2011 | Cập nhật: 10/07/2013
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND quy định phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 30/12/2011 | Cập nhật: 09/01/2012
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 20/12/2011 | Cập nhật: 27/12/2011
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND quy định đối tượng và danh mục các địa phương có học sinh cư trú được hưởng chế độ học sinh bán trú kèm theo Quyết định 85/2010/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Nghệ An Ban hành: 26/10/2011 | Cập nhật: 27/06/2013
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về phân cấp quản lý và quy định quản lý bến khách ngang sông và bến dân sinh trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 06/09/2011 | Cập nhật: 21/10/2011
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND sửa đổi Điều 2 Quyết định 54/2009/QĐ-UBND về đổi tên Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 19/09/2011 | Cập nhật: 24/08/2012
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về quy chế thu, nộp và quản lý, sử dụng quỹ quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 12/10/2011 | Cập nhật: 16/07/2013
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 29/09/2011 | Cập nhật: 14/03/2013
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 01/09/2011 | Cập nhật: 06/10/2011
Quyết định 54/2011/QĐ-UBND về phân công quản lý nhà nước đối với tổ chức hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 03/08/2011 | Cập nhật: 08/08/2011
Nghị quyết 195/2010/NQ-HĐND điều chỉnh Nghị quyết 125/2008/NQ-HĐND thông qua Đề án Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 09/12/2010 | Cập nhật: 09/10/2012
Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật” Ban hành: 08/11/2010 | Cập nhật: 26/08/2013
Nghị quyết 195/2010/NQ-HĐND thông qua quy định phân cấp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; mức thu thuỷ lợi phí, tiền nước; sửa đổi chính sách đầu tư hỗ trợ kênh loại 3 trên địa bàn tỉnh Điện Biên do Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XII, kỳ họp thứ 18 ban hành Ban hành: 16/07/2010 | Cập nhật: 13/10/2010
Thông tư liên tịch 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường Ban hành: 30/03/2010 | Cập nhật: 02/04/2010
Nghị quyết 125/2008/NQ-HĐND thông qua Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 14 ban hành Ban hành: 05/12/2008 | Cập nhật: 24/04/2010
Nghị quyết 125/2008/NQ-HĐND sửa đổi chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút cán bộ, hỗ trợ cán bộ luân chuyển và tăng cường xuống cơ sở tại Nghị quyết 13/2004/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XII, kỳ họp thứ 12 ban hành Ban hành: 04/08/2008 | Cập nhật: 11/03/2010