Quyết định 3912/2016/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: 3912/2016/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Đình Xứng
Ngày ban hành: 10/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3912/2016/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyn địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bn quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày 21/11/2007;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ; s 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về quản lý phân bón;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương hướng dẫn việc phân công, phi hp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Căn cứ các Thông tư: số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; s 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; s 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định điều kiện bảo đm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhlẻ; số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản của Bộ Công thương; số 57/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương quy định điều kiện đm bảo an toàn thực phm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản nhà nước của Bộ Công thương;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 205/TTr-SNN&PTNT ngày 23/9/2016 về việc ban hành quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2016.

2. Quyết định này thay thế: Quyết định số 1998/QĐ-UBND ngày 02/6/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phân công, phân cấp nhiệm vụ kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 2286/2016/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa phân công, phân cấp quản lý ATTP đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp & PTNT, Y Tế, Công Thương; Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Ban ch
đạo Liên ngành VSATTP TW;
- Các Bộ: Nông nghiệp & PTNT, Y Tế, Công Thương (để b/c);
- Thường trực: T
nh ủy, HĐND tnh (để b/c);
- Đoàn ĐB
QH tnh (để b/c);
- UBMTTQ VN t
nh, các đoàn thể cấp tnh;
- Báo T.Hóa, Đài PTTH tỉnh,
Cổng TTĐT;
- Website Chính phủ, Công báo;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ
TỊCH




Nguyễn
Đình Xứng

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3912/2016/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của Ủy ban nhân dân tnh Thanh Hóa)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp (VTNN) và an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý về VTNN và ATTP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; các tổ chc, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. An toàn thực phẩm là việc đảm bảo để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Buôn bán hàng rong là đối tượng kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định.

3. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ l là cơ ssản xuất không có giấy chng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, giấy chng nhận kinh tế trang trại, giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP); phương tiện đánh bắt hải sản không lắp máy hoặc lắp máy có tổng công suất máy chính nhỏ hơn 90CV.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ l là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn ung là cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống để ăn ngay có địa điểm cố định bao gồm cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập th; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống; cửa hàng ăn uống; cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín.

6. Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

7. Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bt, khai thác, chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.

8. Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

9. Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.

10. Vật tư nông nghiệp bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý, cải tạo môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Chương II

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM

Điều 4. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về VTNN (trừ phân bón vô cơ) và ATTP nông lâm thủy sản thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công, phân cấp, cụ thể:

1. Tham mưu UBND tỉnh, Chtịch UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, cơ chế chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý VTNN và ATTP nông lâm thủy sản thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công; là cơ quan đầu mối trong quản lý nhà nước về lĩnh vực VTNN.

2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về VTNN và ATTP thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

3. Chịu trách nhiệm quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở có giấy chứng nhận đầu tư do Trung ương hoặc cấp tỉnh cấp; cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cấp tỉnh cấp, bao gồm:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN (trừ sở sản xuất, kinh doanh phân bón trong đó có phân bón vô cơ thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Công thương);

b) Cơ sở kinh doanh VTNN trong đó có phân bón vô cơ (trừ cơ sở vừa kinh doanh phân bón vô cơ, vừa kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Công thương);

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm (theo Phụ lục I) và cơ sở sản xuất nhiu loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Công Thương;

d) Cơ ssản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 2 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghip và PTNT.

4. Chịu trách nhiệm quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát đi với chợ đầu mối, chợ đu giá nông sản; tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên.

5. Cấp, thu hồi giấy chng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đi với các cơ snêu tại Điểm c, Điểm d Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này.

6. Cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP cho các đối tượng thuộc cơ sở nêu tại Điểm c, Điểm d, Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này.

7. Xây dựng mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn để nhân rộng.

8. Thực hiện đôn đốc, hướng dẫn; thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về VTNN và ATTP nông lâm thủy sản đối với UBND huyện/thị xã/thành phố; hướng dẫn UBND xã/phường/thị trấn xác nhận nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm thuộc ngành quản lý.

9. Xử lý vi phạm và công khai hành vi vi phạm, kết quả thanh tra, kiểm tra giám sát theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm của Sở Công thương

Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về phân bón vô cơ và ATTP trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công, phân cấp, cụ thể:

1. Tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, cơ chế chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý phân bón vô cơ và ATTP trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công.

2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về VTNN và ATTP thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

3. Chịu trách nhiệm quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở có giấy chng nhận đầu tư do Trung ương hoặc cấp tỉnh cấp; cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cấp tỉnh cấp, bao gồm:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón trong đó có phân bón vô cơ;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm (theo Phụ lục 2);

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công thương.

4. Chịu trách nhiệm quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với siêu thị, chợ hạng 1 (trừ chợ đầu mối, chợ đu giá nông sn).

5. Cấp, thu hồi giấy chng nhận cơ sở đđiều kiện ATTP đối với các sở nêu tại Điểm b, Điểm c, Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này;

6. Cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP cho các đối tượng thuộc cơ sở nêu tại Điểm b, Điểm c, Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này.

7. Xây dựng mô hình chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đnhân rộng.

8. Thực hiện đôn đốc, hướng dẫn; thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về phân bón vô cơ và ATTP thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công đối với UBND huyện/thị xã/thành phố; hướng dẫn UBND xã/phường/thị trấn xác nhận nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm thuộc ngành quản lý.

9. Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát, phòng chống hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh VTNN và thực phẩm.

10. Xử lý vi phạm và công khai hành vi vi phạm, kết quả thanh tra, kiểm tra giám sát theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm của Sở Y tế

Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về ATTP thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công, phân cấp, cụ thể:

1. Tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, cơ chế chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý ATTP thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công; là cơ quan đầu mối trong quản lý nhà nước về lĩnh vực ATTP.

2. Chủ trì xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về ATTP đối với thực phẩm đặc thù của tỉnh.

3. Tổ chức thc hiện công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về ATTP trên địa bàn tỉnh.

4. Chịu trách nhiệm quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở có giấy chứng nhận đầu tư do Trung ương hoặc cấp tỉnh cấp; cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cấp tỉnh cấp, bao gồm:

a) Cơ ssản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm (theo Phụ lục 3);

b) Cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý từ 02 Sở trở lên trong đó có thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT, S Công Thương;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy định tại Khoản 2, Điều 4 và Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế;

5. Chịu trách nhiệm quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn ung, bao gm:

a) Cơ sở có giấy chứng nhận đầu tư do Trung ương hoặc cấp tỉnh cấp; sở có giy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giy chng nhận đăng ký doanh nghiệp do cấp tỉnh cấp;

b) Cơ sở có giấy chng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện/thị xã/thành phố cấp có quy mô từ 200 suất ăn/ln phục vụ trở lên;

c) Khách sạn (không kể quy mô); bếp ăn tập thể có quy mô từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên;

d) Cơ sở vừa kinh doanh dịch vụ ăn uống, vừa sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm do Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương quản lý.

6. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc t chc ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định đối với cơ sở nêu tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này.

7. Cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP cho các đối tượng thuộc cơ sở nêu tại Khoản 4, Khoản 5 của Điều này.

8. Kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt; giám sát ATTP đối với các khu du lịch, lễ hội, hội nghị trên địa bàn tỉnh do Trung ương/cấp tỉnh tổ chức.

9. Xây dựng mô hình kiểm soát vệ sinh ATTP tại các bếp ăn tập thể; hướng dẫn UBND huyện/thị xã/thành phố xây dựng mô hình xã, phường, thị trấn, thôn, bản đạt tiêu chí vệ sinh ATTP đnhân rộng.

10. Thực hiện đôn đốc, hướng dẫn; thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về ATTP thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công đối với UBND huyện/thị xã/thành phố.

11. Xử lý vi phạm và công khai hành vi vi phạm, kết quả thanh tra, kiểm tra giám sát theo quy định của pháp luật.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các sở, ngành, các cấp nắm chắc tình hình tại các tuyến, địa bàn trọng điểm để chủ động điều tra, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý đi với các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng VTNN, thực phẩm theo quy định pháp luật;

2. Trao đi thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN và thực phẩm vi các sở quản lý chuyên ngành;

3. Phối hợp với các sở, ngành trong thanh tra, kiểm tra, xử lý và công khai vi phạm về VTNN và ATTP trên địa bàn tỉnh.

Điều 8. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan

Căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với các sở quản lý chuyên ngành thực hiện công tác quản lý nhà nước, công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN và thực phẩm theo quy định.

Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố

Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về VTNN và ATTP trên địa bàn, cụ thể:

1. Ban hành các quy định, chương trình, đề án, cơ chế chính sách/cơ chế khuyến khích, kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về VTNN và ATTP theo thẩm quyền.

2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về VTNN và ATTP trên địa bàn.

3. Chịu trách nhiệm quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sau:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện/thị xã/thành phố cấp;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận kinh tế trang trại do UBND huyện/thị xã/thành phố cấp và sở quy định tại Khoản 3, Điều 2 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

c) Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện/thị xã/thành phố cấp và cơ skhông thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 57/2016/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công thương;

d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy chng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện/thị xã/thành phố cấp quy mô dưới 200 suất ăn/lần phục vụ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có quy mô từ 50 đến dưới 200 suất ăn/lần phục vụ; cơ sở dịch vụ ăn uống tại các Nhà nghỉ;

đ) Chợ hạng 2.

4. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc thực hiện ký cam kết bảo đảm ATTP theo quy định đối với cơ sở nêu tại Điểm b, Đim c, Điểm d, Điểm đ, Khoản 3 Điều này.

5. Cấp giy xác nhận kiến thức về ATTP cho các đối tượng thuộc cơ sở nêu tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Khoản 3 Điều này.

6. Tổ chức giám sát ATTP đối với các lễ hội, hội nghị trên địa bàn do UBND huyện/thị xã/thành phố tổ chức.

7. Chủ trì xây dựng mô hình xã ATTP theo hướng dẫn của các ngành; chủ trì/phi hp với các ngành xây dựng các mô hình ATTP để nhân rộng trên địa bàn.

8. Thực hiện đôn đốc, hướng dẫn; thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về VTNN và ATTP đối với UBND xã/phường/thị trấn; đồng thời cung cấp thông tin, phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN và ATTP đi với các cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của cấp trên đóng trên địa bàn, phối hợp xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

9. Xử lý vi phạm và công khai hành vi vi phạm, kết quả thanh tra, kiểm tra giám sát theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn

Chịu trách nhiệm trước UBND huyện/thị xã/thành phố và Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố trong quản lý nhà nước về VTNN và ATTP trên địa bàn, cụ thể:

1. Ban hành các quy định, chương trình, chế khuyến khích, kế hoạch trin khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về VTNN và ATTP theo thẩm quyền.

2. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, tập hun về VTNN và ATTP trên địa bàn.

3. Chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN và thực phẩm trên địa bàn, bao gồm:

a) Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh VTNN mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh;

b) Cơ ssản xuất ban đầu nhỏ lẻ quy định tại Chương III của Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghip và PTNT;

c) Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện/thị xã/thành phố cấp và sở không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật); sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định; buôn bán hàng rong, quy định tại Khoản 3, Điều 2 của Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương.

d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật có quy mô dưới 50 suất ăn/lần phục vụ; cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố;

đ) Chhạng 3;

e) Tổ chức giám sát ATTP đối với hội nghị, lễ hội trên địa bàn do xã tổ chức và các đám hiếu, hỷ diễn ra trên địa bàn.

4. Tổ chức ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện cam kết đảm bảo ATTP đối với cơ sở nêu tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Khoản 3 của Điều này theo quy định; sử dụng thiết bị kiểm tra nhanh đkiểm tra, giám sát ATTP; phát hiện và báo cáo kịp thi với cơ quan cấp trên để lấy mẫu, xác định mức độ vi phạm và xử lý theo quy định pháp luật.

5. Tổ chức thực hiện cấp/thu hồi giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.

6. Cung cấp thông tin, phản ánh kịp thi tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN và ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của cấp trên đóng trên địa bàn. Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra cấp trên xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Văn phòng điều phối vệ sinh ATTP giúp Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP và UBND cùng cấp chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về VTNN và ATTP trên địa bàn.

2. Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Y tế trên cơ sở phân công, phân cấp của Bộ chuyên ngành và căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các quan chuyên môn thuộc s đquyết định phân công quản lý nhà nước về VTNN và ATTP theo quy định này.

3. UBND huyện/thị xã/thành phố trên cơ sở phân công, phân cấp tại Quy định này thực hiện phân công cụ thể trách nhiệm quản lý cho cơ quan chuyên môn (Nông nghiệp và PTNT/Kinh tế; Kinh tế và hạ tầng; Y tế) thuộc phạm vi quản lý.

4. UBND xã/phường/thị trấn trên cơ sở phân công, phân cấp tại Quy định này, chỉ đạo trưởng phố, thôn, làng, bản thành lập tổ tự quản/tgiám sát cộng đồng tại địa phương giúp việc Ban Nông nghiệp xã (hoặc Trạm Y tế) đgiám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng VTNN, sử dụng thực phẩm trên địa bàn.

5. Tổ chức, cá nhân quản lý ch, siêu thị xây dựng Nội quy kim soát các loại thực phẩm đưa vào chợ, siêu thị để đảm bảo các loại thực phẩm đưa vào chợ, siêu thị phải có ngun gc xuất xứ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ.

Điều 12. Điều khoản tham chiếu

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định phân công trách nhiệm được viện dẫn trong Quy định này có sự thay đi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Văn phòng điều phối vệ sinh ATTP; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Y tế; Chủ tịch UBND huyện/thị xã/thành phố; Chủ tịch UBND xã/phường/thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quy định này. Tổng hợp báo cáo kết quả định kỳ, đột xuất theo quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc hoặc phát hiện những vấn đề mi phát sinh các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời báo cáo Văn phòng điều phối vệ sinh ATTP cấp tỉnh để tổng hợp trình UBND tnh xem xét, sửa đi, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM; HÀNG HÓA THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3912/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Ghi chú

1

Ngũ cốc

 

a

Ngũ cc

 

b

Ngũ cc đã sơ chế, chế biến (xay xát, ct, tách v, tách cám, dạng mảnh, ny mầm, xử lý nhiệt,...)

Trừ các sản phẩm dạng bột, tinh bột và chế biến từ bột, tinh bột.

2

Thịt và các sản phm từ thịt

 

a

Thịt dạng tươi, ướp đá, giữ mát, đông lạnh (nguyên con, pha lọc, cắt lát, mnh, xay, viên,...)

 

b

Phụ phẩm ăn được của gia súc, gia cầm (nội tạng, xương, chân, c, cánh, m; máu,...)

 

c

Sản phẩm chế biến từ thịt và phụ phẩm ăn của gia súc, gia cầm (khô, hun khói, đồ hộp, xử lý nhiệt, ướp muối, collagen, gelatin...)

Trừ thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý

d

Sản phẩm phối chế có chứa thịt (giò, chả, nem, lạp sườn, salami, xúc xích, Jăm bông, Pa tê, thịt bao bột, tm bột, ngâm dầu, súp, nước ép, nước chiết,...)

Trừ sản phẩm dạng bánh do ngành Công thương quản lý.

3

Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gm các loài lưỡng cư)

 

a

Thủy sn sng, tươi, ướp đá, bảo quản lạnh (dạng nguyên con, sơ chế, fillet, xay, viên, cắt lát, bóc vỏ, cán mỏng,...)

 

b

Phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (da, vây, bóng, mỡ, gan, trứng,… của các loài thủy sn)

 

c

Sản phẩm chế biến từ thủy sản và các phụ phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm (lên men, dạng mắm, gia nhiệt, xông khói, khô, ướp muối, ngâm nước mui, bao bột, ngâm dầu, dịch chiết, nước ép, gelatin, collagen... kể cả có sử dụng hóa chất, phụ gia, chất htrợ chế biến)

Trừ thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý

d

M và du có nguồn gốc từ thủy sản được tinh chế hoặc chưa tinh chế dùng làm thực phẩm

Trừ thực phẩm chức năng, dược phẩm có nguồn gốc từ thủy sản do ngành Y tế quản lý.

đ

Sản phẩm thủy sản phi trộn với bột, tinh bột, bao bột, sữa chế biến, dầu thực vật (bao gồm cả phồng tôm, cá, mực,...)

Trừ sản phẩm dạng bánh do ngành Công thương quản lý.

5

Rong biển, tảo và các sản phẩm sản xuất từ rong biển, tảo dùng làm thực phẩm

Trừ thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ rong, tảo do ngành Y tế quản lý.

4

Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả

 

a

Rau, củ, quả tươi và sơ chế (cắt mảnh, tách vỏ, tách hạt, tách múi, xay,...)

Trừ các loại rau, c, quả, hạt làm giống

b

Rau, củ, quả chế biến (lên men, làm khô, xử lý nhiệt, dạng bột, đóng hộp, tẩm bột, ngâm dấm, ngâm dầu, ngâm đường, bao bột, dịch chiết, nước ép,...)

Trừ các sản phẩm dạng bánh, mứt, kẹo, ô mai và nước giải khát do ngành Công thương quản lý

5

Trứng và các sản phẩm từ trứng

 

a

Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư

 

b

Trứng động vật trên cạn và lưỡng cư đã sơ chế, chế biến (bóc vỏ, đóng bánh, đông lạnh, nghiền bột, xử lý nhiệt, mui, ngâm ướp thảo dược,...)

 

c

Các loại thực phẩm phối chế có chứa trứng, bột trứng

Trừ bánh kẹo có thành phn là trứng, bt trứng do ngành Công thương quản lý.

6

Sữa tươi nguyên liệu

 

7

Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

 

a

Mật ong nguyên chất, cô đặc, pha loãng

 

b

Sáp ong, phn hoa, sữa ong chúa có ln hoặc không có mật ong

 

c

Các sản phẩm có chứa mật ong, sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa

Trừ bánh, mt, kẹo, đ ung có mật ong làm nước gii khát do ngành Công thương quản lý.

Trừ thực phẩm chức năng, dược phẩm do ngành Y tế quản lý.

8

Thực phẩm biến đi gen

 

9

Mui

 

a

Mui biển, mui mỏ

 

b

Mui tinh chế, chế biến, phi trộn với các thành phần khác

 

10

Gia v

 

a

Gia vị đơn chất, hỗn hp, gia vị có nguồn gốc động vật, thực vật (bột hương liệu từ thịt, xương, dạng bột, dịch chiết, mù tạt,...)

Trừ gia vị đi kèm sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột (mì ăn liền, cháo ăn liền,...) do ngành Công thương quản lý

b

Nước xt và các chế phẩm làm nước xt

 

c

Tương, nước chấm

 

d

Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghin

 

11

Đường

 

a

Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, thể rắn

 

b

Đường khác (kể cả đường lactoza, mantoza, glucoza và fructoza; tinh khiết về mặt hóa học; ở thể rắn; xirô đường chưa pha thêm hương liệu hoc chất màu; mật ong nhân tạo đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên; đường caramen)

 

c

Mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường

 

12

Chè

 

a

Chè tươi, chế biến đã hoặc chưa pha hương liệu

Trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát; bánh, mứt, kẹo có chứa chè do ngành Công thương quản lý.

b

Các sản phẩm trà từ thực vt khác

Trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát, do ngành Công thương quản lý.

13

Cà phê

 

a

Cà phê hạt tươi, khô, chất chiết xuất, tính chất và các chất cô đặc từ cà phê

 

b

Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất ca-phê-in; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó; dạng bột chiết có hoặc không có đường, sữa, kem để pha uống liền, các sản phẩm chế biến có chứa cà phê

Trừ sản phẩm đã pha dạng nước giải khát; bánh kẹo, mứt có chứa cà phê do ngành Công thương quản lý.

14

Ca cao

 

a

Hạt ca cao tươi, khô, đã hoặc chưa vmảnh, sống hoặc đã rang; vỏ quả, vỏ hạt, vỏ lụa và phế liệu ca cao khác; Bột ca cao nhão, đã hoặc chưa khử chất béo, Bơ ca cao, mvà dầu ca cao; Bột ca cao, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác

 

b

Các chế phẩm từ ca cao dạng bột đã rang xay, không rang xay, dạng đặc, lng, bột uống liền có hoặc không có đường, sữa, kem, chế phẩm khác có cha ca cao

Trừ sản phẩm ung dạng nước giải khát; bánh kẹo, mứt có chứa ca cao do ngành Công thương quản lý.

15

Ht tiêu

 

a

Hạt tiêu (chi Piper) khô, tươi, hạt tiêu xay, nghiền

 

b

Các loại quả thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, tươi, khô, xay hoặc nghiền

 

16

Điu

 

a

Hạt điu

 

b

Các sản phẩm chế biến từ hạt điu

Trừ bánh, mt, kẹo có chứa hạt điu do ngành Công thương quản lý.

17

Nông sản thực phẩm khác

 

a

Các loại hạt (hưng dương, hạt bí, hạt dưa,...) đã hoặc chưa chế biến

 

b

Các sản phẩm có ngun gc thực vật dùng làm thực phẩm khác dạng nguyên bản hoặc đã sơ chế, chế biến (măng, mộc nhĩ, nm; sản phẩm tđậu nành ngoại trừ dầu; vỏ, rễ, lá, thân, hoa ăn được của một số loại cây,...)

Trừ đối tượng được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý

c

Tổ yến và các sản phẩm từ tổ yến

Trừ đi tượng được sử dụng là dược liệu, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý.

d

Sản phẩm ngun gc từ côn trùng dùng làm thực phẩm (châu chấu, dế, nhộng tằm, ...)

 

18

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý

 

19

Nước đá sử dụng đbảo quản, chế biến sn phm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM: HÀNG HÓA THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3912/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

Ghi chú

I

Bia

 

1

Bia hơi

 

2

Bia chai

 

3

Bia lon

 

II

Rượu, Cồn và đồ uống có cồn

Không bao gồm sản phẩm rượu bổ do ngành Y tế quản lý

1

Rượu vang

 

1.1

Rượu vang không có gas

 

1.2

Rượu vang có gas (vang nổ)

 

2

Rượu trái cây

 

3

Rượu mùi

 

4

Rượu cao độ

 

5

Rượu trng, rượu vodka

 

6

Đồ uống có cồn khác

 

III

c giải khát

Không bao gm nước khoáng, nước tinh khiết do ngành Y tế quản lý

1

Đ ung đóng hộp, bao gm nước ép rau, quả

 

2

Nước giải khát cn pha loãng trước khi dùng

 

3

Nước giải khát dùng ngay

Không bao gm nước khoáng, nước tinh khiết do ngành Y tế quản lý

IV

Sữa chế biến

Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý

1

Sữa dạng lỏng (bao gm sữa dạng lng được bổ sung hương liệu hoặc các phụ gia thực phẩm khác)

 

1.1

Các sản phẩm được thanh trùng bng phương pháp Pasteur

 

1.2

Các sản phẩm được tiệt trùng bng phương pháp UHT hoặc các phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt độ cao khác

 

2

Sữa lên men

 

2.1

Dạng lỏng

 

2.2

Dạng đặc

 

3

Sữa dạng bột

 

4

Sữa đặc

 

4.1

Có bổ sung đường

 

4.2

Không bổ sung đường

 

5

Kem sữa

 

5.1

Được tiệt trùng bng phương pháp Pasteur

 

5.2

Được tiệt trùng bằng phương pháp UHT

 

6

Sữa đậu nành

 

7

Các sản phẩm khác từ sữa

 

7.1

 

7.2

Pho mát

 

7.3

Các sản phẩm khác từ sữa chế biến

 

V

Dầu thực vật

Không bao gm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý

1

Dầu hạt vừng (mè)

 

2

Dầu cám gạo

 

3

Dầu đậu tương

 

4

Dầu lạc

 

5

Dầu ô liu

 

6

Dầu cọ

 

7

Dầu hạt hướng dương

 

8

Dầu cây rum

 

9

Dầu hạt bông

 

10

Dầu dừa

 

11

Dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su

 

12

Dầu hạt cải hoặc dầu mù tạt

 

13

Du hạt lanh

 

14

Dầu thầu dầu

 

15

Các loại dầu khác

 

VI

Bột, tinh bột

Không bao gm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý

1

Bột mì hoặc bột meslin

 

2

Bột ngũ cốc

 

3

Bột khoai tây

 

4

Malt: rang hoặc chưa rang

 

5

Tinh bột: mì, ngô, khoai tây, sắn, khác

 

6

Inulin

 

7

Gluten lúa mì

 

8

Sản phẩm từ bột nhào, đã hoặc chưa làm chín: spaghety, macaroni, mì sợi, mì ăn liền, mì dẹt, gnochi, ravioli, cannelloni, cháo ăn liền, bánh đa, phở, bún, miến...

 

9

Sản phẩm từ tinh bột sn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự

 

VII

Bánh, mứt, kẹo

Không bao gm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do ngành Y tế quản lý

1

Bánh quy ngọt, mặn hoặc không ngọt, mặn

 

2

Bánh bít ct, bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự

 

3

Bánh bột nhào

 

4

Bánh mì giòn

 

5

Bánh gato

 

6

Các loại kẹo cứng, mm có đường không chứa cacao

 

7

Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường

 

8

Kẹo sô cô la các loại

 

9

Mứt, thạch trái cây, bột nghin và bột nhão từ quả hoặc quả hạch, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu

 

10

Quả, quả hạch và các phn khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu

 

11

Các sản phẩm bánh mứt kẹo khác

 

VIII

Dụng cụ, vật liệu bao gói, cha đựng thực phm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

 

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM/NHÓM SẢN PHẨM; HÀNG HÓA THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA NGÀNH Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3912/2016/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên sản phẩm/ nhóm sản phẩm

Ghi chú

1

Nước uống đóng chai

 

2

Nước khoáng thiên nhiên

 

3

Thực phẩm chức năng

 

4

Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưng

 

5

Phụ gia thc phẩm

 

6

Hương liệu thực phẩm

 

7

Chất hỗ trchế biến thc phẩm

 

8

Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT và ngành Công thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó

9

Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)

Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT

10

Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và PTNT