Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón
Số hiệu: | 202/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 27/11/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 202/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý phân bón.
Nghị định này quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón; quản lý chất lượng, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đặt tên phân bón; trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón.
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam.
- Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất.
a) Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;
b) Chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (SiO2hh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;
c) Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.
3. Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
4. Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại phân bón khác không thuộc loại phân bón quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phân bón.
2. Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phân bón.
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung về quản lý phân bón như sau:
a) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phân bón, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
b) Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phân bón vô cơ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phân bón vô cơ;
c) Quản lý sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ;
d) Chỉ định, quản lý hoạt động các phòng kiểm nghiệm phân bón vô cơ;
đ) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về phân bón vô cơ; thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón vô cơ; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân bón vô cơ;
e) Đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón vô cơ;
Trường hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân vừa sản xuất phân bón vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện.
a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về phân bón hữu cơ và phân bón khác quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 Nghị định này; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phân bón hữu cơ và phân bón khác;
b) Quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác;
c) Chỉ định, quản lý hoạt động các phòng kiểm nghiệm phân bón hữu cơ và phân bón khác;
d) Tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu phân bón trong lĩnh vực phân bón;
đ) Thực hiện khuyến nông, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn việc sử dụng phân bón;
e) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón hữu cơ và phân bón khác; đào tạo, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về phân bón hữu cơ và phân bón khác; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân bón hữu cơ và phân bón khác;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về sử dụng phân bón; về sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác.
4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan
a) Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về phân bón, thẩm định quy chuẩn kỹ thuật về phân bón; phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật và quản lý chất lượng phân bón, công nhận phòng kiểm nghiệm, quản lý sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phân bón;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về sản xuất, kinh doanh phân bón; kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh phân bón;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng và sử dụng phân bón.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
a) Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng phân bón có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;
b) Ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón trên địa bàn;
c) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng phân bón cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón thuộc địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh phân bón thuộc địa bàn quản lý.
Điều 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón
a) Đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón quy định tại Điều 8 Nghị định này mới được cấp Giấy phép sản xuất phân bón và chỉ được sản xuất phân bón sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
b) Thực hiện đúng nội dung của Giấy phép sản xuất phân bón đã được cấp, các quy định về sản xuất phân bón tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 02 (hai) năm; lưu hồ sơ kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng; bảo quản các mẫu lưu 06 (sáu) tháng kể từ khi lấy mẫu;
đ) Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn phân bón, bao bì hoặc tài liệu kèm theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
e) Thu hồi, xử lý phân bón không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của phát luật;
Trường hợp tổ chức, cá nhân vừa sản xuất phân bón vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác thì báo cáo được gửi đến Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
h) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành các quy định về sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón
a) Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh phân bón được quy định tại Điều 15 Nghị định này. Trong quá trình kinh doanh nếu không đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này sẽ bị đình chỉ có thời hạn kinh doanh phân bón cho đến khi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định;
b) Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng phân bón theo quy định nhằm duy trì chất lượng phân bón do mình kinh doanh;
c) Kiểm tra nguồn gốc phân bón, nhãn phân bón, dấu hợp chuẩn, hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng phân bón;
d) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện các điều kiện về kinh doanh phân bón theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón
a) Tuân thủ các điều kiện về xuất khẩu, nhập khẩu phân bón quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định này;
b) Tuân thủ các quy định về chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất phân bón khi chưa được cấp Giấy phép sản xuất phân bón.
2. Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón giả, phân bón đã bị cấm sử dụng.
3. Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi, tiếp thị phân bón không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc kinh doanh phân bón đã hết hạn sử dụng.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh phân bón không có hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh rõ về nguồn gốc nơi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.
5. Cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, chứng nhận chất lượng phân bón.
6. Giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp quy, các dấu hiệu gian lận khác về chất lượng phân bón.
7. Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng phân bón so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
8. Thông tin, quảng cáo sai sự thật hoặc có hành vi gian dối về chất lượng phân bón, về nguồn gốc và xuất xứ phân bón.
9. Che giấu thông tin về khả năng gây mất an toàn của phân bón đối với con người và môi trường.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc hoạt động quản lý nhà nước để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực phân bón.
1. Quản lý phân bón phải tuân theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế.
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
MỤC 1. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Điều 8. Điều kiện sản xuất phân bón
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:
a) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;
b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;
e) Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu về nhân lực
b) Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.
Điều 9. Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định;
b) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất phân bón
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 11. Nội dung của Giấy phép sản xuất phân bón
1. Giấy phép sản xuất phân bón gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở sản xuất phân bón;
b) Địa điểm sản xuất phân bón;
c) Loại hình, công suất, chủng loại, danh mục phân bón sản xuất;
d) Nghĩa vụ của cơ sở được cấp Giấy phép.
Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp lại, điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón
1. Giấy phép được cấp lại trong trường hợp bị mất, sai sót hoặc hư hỏng.
2. Giấy phép được điều chỉnh trong trường hợp:
a) Thay đổi về đăng ký kinh doanh, địa điểm, điều kiện hoạt động hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký;
b) Thay đổi về công suất, chủng loại phân bón, tên phân bón; phân bón bị loại bỏ trên thị trường.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón
a) Đơn đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón (nêu rõ lý do) theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ xác nhận nội dung thay đổi và tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện sản xuất quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Quy định này áp dụng đối với trường hợp điều chỉnh Giấy phép;
c) Giấy phép sản xuất phân bón (trừ trường hợp Giấy phép bị mất hoặc bị thất lạc).
4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp lại hoặc điều chỉnh Giấy phép sản xuất phân bón cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo mẫu quy định. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 13. Thu hồi Giấy phép sản xuất phân bón
1. Các trường hợp phải thu hồi
a) Không đảm bảo các điều kiện về sản xuất phân bón quy định tại Điều 8 Nghị định này;
b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung của Giấy phép;
c) Sử dụng giấy tờ giả, cung cấp thông tin không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp phép;
d) Tổ chức, cá nhân không tiến hành sản xuất phân bón trong thời gian 06 (sáu) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép;
đ) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép sản xuất phân bón chấm dứt hoạt động hoặc phá sản.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện việc thu hồi Giấy phép đã cấp. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy phép có trách nhiệm gửi Giấy phép hiện có đến cơ quan cấp phép trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Bộ Công thương cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Trường hợp tổ chức, cá nhân vừa sản xuất phân bón vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác thì Bộ Công thương là cơ quan chủ trì nhận hồ sơ, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
MỤC 2. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
Điều 15. Điều kiện kinh doanh phân bón
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
6. Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Điều kiện xuất khẩu phân bón
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón được xuất khẩu phân bón khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình sản xuất hoặc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất để xuất khẩu;
c) Phân bón xuất khẩu phải đảm bảo phù hợp với quy định của nước nhập khẩu, hợp đồng, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với nước, vùng lãnh thổ liên quan.
Điều 17. Điều kiện nhập khẩu phân bón
1. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu phân bón khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Có Giấy chứng nhận hợp quy lô phân bón nhập khẩu do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
c) Loại phân bón nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, đáp ứng được quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đảm bảo môi trường.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, KIỂM NGHIỆM, KHẢO NGHIỆM VÀ ĐẶT TÊN PHÂN BÓN
Điều 18. Quản lý chất lượng phân bón
1. Phân bón thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2, được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng.
2. Đối với các loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng quy định tại Khoản 1 Điều này, khi sản xuất hoặc nhập khẩu trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm nghiên cứu hoặc khảo nghiệm”, không được kinh doanh.
Điều 19. Lấy mẫu, kiểm nghiệm phân bón
a) Việc lấy mẫu phân bón để kiểm nghiệm chất lượng phải do người lấy mẫu có chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu phân bón thực hiện;
b) Phương pháp lấy mẫu áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia về lấy mẫu phân bón;
c) Đối với loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp lấy mẫu thì tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón phải tự công bố phương pháp lấy mẫu đối với phân bón loại này.
b) Các chỉ tiêu chất lượng được phân tích theo phương pháp thử được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia tương ứng;
c) Đối với chỉ tiêu chất lượng chưa có phương pháp thử được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc gia thì thực hiện theo phương pháp thử do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu công bố. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón phải tự công bố phương pháp thử các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất hoặc nhập khẩu đối với các chỉ tiêu chất lượng.
1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tự tổ chức khảo nghiệm hoặc hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm theo quy phạm và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm.
2. Phân bón chưa có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam trước khi Nghị định này có hiệu lực phải được khảo nghiệm trước khi công bố hợp quy.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết về khảo nghiệm phân bón; ban hành quy phạm khảo nghiệm phân bón.
1. Tên của phân bón phải phù hợp theo quy định pháp luật hiện hành về nhãn hàng hóa.
2. Không được đặt tên phân bón: Vi phạm đạo đức xã hội; chỉ gồm các chữ số; trùng hoặc tương tự tới mức có khả năng gây nhầm lẫn với tên được ghi trên nhãn hiệu hàng hóa phân bón đã được đăng ký; gây nhầm lẫn về bản chất, công dụng của phân bón.
1. Trong vòng 02 (hai) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh phân bón nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh quy định tại Nghị định này phải bổ sung đủ điều kiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân không bổ sung đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón phải tạm dừng hoạt động cho đến khi đáp ứng đủ điều kiện.
2. Đối với phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam trước khi Nghị định này có hiệu lực, trong vòng 01 (một) năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón phải công bố hợp quy chất lượng đối với loại phân bón đang thực hiện sản xuất, kinh doanh.
3. Đối với các loại phân bón đang khảo nghiệm trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân có phân bón hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón thực hiện khảo nghiệm để xây dựng hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn trước khi đưa vào sản xuất, kinh doanh.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón và Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.
1. Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Nghị định 191/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 05/01/2008
Nghị định 113/2003/NĐ-CP về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón Ban hành: 07/10/2003 | Cập nhật: 07/12/2012