Quyết định 39/2015/QĐ-UBND Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu: | 39/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai | Người ký: | Đinh Quốc Thái |
Ngày ban hành: | 06/11/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2015/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 06 tháng 11 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Văn bản số 1713/SNV-XDCQ ngày 28/10/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 69/2008/QĐ-UBND ngày 14/10/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về ban hành Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)
Quy định này quy định tiêu chuẩn về tuổi đời, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kiến thức bổ trợ và các tiêu chuẩn mang tính chuyên ngành khác của cán bộ và công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng áp dụng của Quy định này là cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy (hoặc Thường trực Đảng ủy đối với nơi không bố trí Phó Bí thư chuyên trách công tác Đảng); Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; các chức danh công chức gồm: Văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã), tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội; Trưởng Công an xã (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy) và Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã.
Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung sau đây:
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động Nhân dân thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
2. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; có ý thức kỷ luật trong công tác; trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ giáo dục phổ thông, chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
4. Đảm bảo còn trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động (trừ chức danh Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam).
Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã là căn cứ để các địa phương thực hiện công tác đánh giá, quy hoạch, kế hoạch bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, xếp lương, nâng bậc lương, giải quyết chính sách thôi việc và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã, đảm bảo yêu cầu phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
Điều 5. Trong trường hợp đặc biệt, do thiếu cán bộ và đối với những trường hợp có phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu cần bố trí của tổ chức thì tiêu chuẩn về tuổi đời có thể áp dụng ở mức cao hơn nhưng tối đa không quá 02 tuổi so với độ tuổi theo Quy định này và phải đảm bảo các tiêu chuẩn khác theo chức danh đã quy định.
Điều 6. Cán bộ, công chức cấp xã ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn theo Quy định này, phải đảm bảo các tiêu chuẩn mang tính chuyên biệt theo quy định của ngành (như: Cán bộ là Trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại điều lệ của tổ chức; công chức là Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của ngành công an, quân sự).
TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ VÀ CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Mục 1. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CẤP XÃ
1. Tuổi đời: Không quá 45 tuổi đối với nam và không quá 40 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Lý luận chính trị: Tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị đối với các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND. Riêng đối với các chức danh: Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.
4. Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên.
5. Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên; sau khi bầu cử giữ chức vụ lãnh đạo, phải được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác phù hợp với chức danh đang đảm nhiệm như: Bồi dưỡng nghiệp vụ về xây dựng Đảng, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân (nếu là đại biểu HĐND); đối với cán bộ công tác ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung thì phải biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó trong hoạt động công vụ.
1. Tuổi đời:
a) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam: Không quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
b) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Không quá 60 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
c) Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Không quá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu và giữ chức vụ đến không quá 35 tuổi.
d) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Không quá 50 tuổi đối với nam, không quá 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
đ) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.
4. Trình độ chuyên môn: Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh đảm nhiệm trở lên.
5. Phải biết sử dụng tin học trong xử lý công việc; sau khi được bầu cử giữ chức vụ phải được cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức danh lãnh đạo đang đảm nhiệm (như: Bồi dưỡng công tác thanh vận đối với Bí thư Đoàn thanh niên; bồi dưỡng công tác phụ vận đối với Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho cán bộ Mặt trận tổ quốc; lớp bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho cán bộ Hội Nông dân, cán bộ Hội Cựu chiến binh). Ngoài ra, trong quá trình đảm nhận nhiệm vụ, các cán bộ nêu trên phải được bồi dưỡng kiến thức về công tác xây dựng Đảng, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế, kiến thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân (nếu là đại biểu HĐND), kiến thức về công tác dân vận nói chung và kiến thức chuyên ngành khác phục vụ nhu cầu công việc; đối với cán bộ công tác ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung thì phải biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó trong hoạt động công vụ.
Mục 2. TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ
1. Độ tuổi: Người đủ 18 tuổi trở lên nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tuyển dụng thì được tham gia dự tuyển vào công chức cấp xã theo quy định.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Lý luận chính trị: Trong thời hạn 03 năm kể từ khi có quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức thì công chức đó phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Cơ quan tuyển dụng công chức cấp xã (UBND cấp huyện và UBND cấp xã) có trách nhiệm đề xuất cấp ủy có thẩm quyền cử công chức cấp xã đi đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị.
4. Trình độ chuyên môn
Đối với những trường hợp công chức thuộc diện đang công tác (đã được tuyển dụng, qua thời gian tập sự và được bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức trước thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành) phải tốt nghiệp trung cấp chuyên môn trở lên và công chức thuộc diện tuyển mới (tuyển dụng sau thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành) phải tốt nghiệp cao đẳng chuyên môn trở lên các chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác đang đảm nhiệm hoặc vị trí công tác cần tuyển dụng, cụ thể như sau:
a) Đối với công chức tài chính - kế toán: Phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các nhóm ngành: Tài chính, tài chính - ngân hàng, kế toán, kiểm toán.
b) Đối với công chức tư pháp - hộ tịch: Phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các nhóm ngành: Luật, kinh tế - luật, quản trị - luật, hành chính, kiểm sát.
c) Đối với công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã): Phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các nhóm ngành: Địa chính, quản lý đất đai, trắc địa, đo đạc - bản đồ, địa chất, kỹ thuật môi trường, khoa học môi trường, quản lý môi trường, xây dựng, quy hoạch đô thị, kiến trúc, nông - lâm nghiệp, phát triển nông thôn, công nghệ sinh học, công nghệ sinh học - môi trường.
d) Công chức văn phòng - thống kê: Phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các nhóm ngành: Hành chính, luật, kinh tế, quản trị văn phòng, thư ký văn phòng, quản trị nhân lực, văn thư, lưu trữ, thống kê, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin quản lý, xã hội học, công tác xã hội, quan hệ công chúng, quan hệ Quốc tế, chính sách công, ngữ văn, báo chí, lịch sử, chính trị học, giáo dục chính trị, xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước hoặc tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
đ) Công chức văn hóa - xã hội: Phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc các nhóm ngành: Luật, hành chính, các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục thể thao, quản lý giáo dục, quản lý y tế, quản trị nhân lực, xã hội học, công tác xã hội, quan hệ công chúng, quan hệ Quốc tế, chính sách công, báo chí, xuất bản, chính trị học, giáo dục chính trị, xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, tâm lý học, triết học, ngữ văn, lịch sử, du lịch, bảo hộ lao động, quan hệ lao động, bảo hiểm và các chuyên ngành khác thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
5. Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên; sau khi được tuyển dụng trong thời hạn 02 năm phải được cử đi học lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước phù hợp với ngạch đang giữ và trong thời hạn 03 năm phải được cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức danh công chức đang đảm nhiệm, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân (nếu là đại biểu HĐND), kiến thức về công tác dân vận; đối với công chức công tác ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung thì phải biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó trong hoạt động công vụ.
1. Độ tuổi: Thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức hiện hành và quy định tại các văn bản pháp luật chuyên ngành của ngành công an và quân sự.
2. Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
3. Lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên.
4. Trình độ chuyên môn
a) Đối với Trưởng Công an: Tốt nghiệp Trung cấp An ninh, Trung cấp Cảnh sát trở lên hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên các chuyên ngành thuộc nhóm ngành công an nói chung (như: Điều tra hình sự; điều tra trinh sát; kỹ thuật hình sự; quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; quản lý, giáo dục và cải tạo phạm nhân,...) hoặc tốt nghiệp Đại học Luật.
b) Đối với Chỉ huy trưởng Quân sự: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên.
5. Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên; sau khi được tuyển dụng, bổ nhiệm phải được cử đi học lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chức danh công chức đang đảm nhiệm, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân (nếu là đại biểu HĐND); đối với công chức công tác ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung thì phải biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó trong hoạt động công vụ.
Điều 11. Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết, tổ chức thanh, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; đồng thời theo dõi tình hình thực hiện và tổng hợp số liệu cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn, không đạt chuẩn trong phạm vi toàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ hàng năm.
Điều 12. Ban Dân tộc tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể về nội dung quy định đối với cán bộ, công chức công tác ở những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung thì phải biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó trong hoạt động công vụ; đồng thời tham mưu thực hiện công tác bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức cấp xã để đạt chuẩn theo quy định.
Điều 13. Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này tại địa phương mình quản lý. Hàng năm, UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Quy định này, danh sách cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn, không đạt chuẩn theo Quy định này gửi UBND tỉnh và Sở Nội vụ để theo dõi, quản lý. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, kịp thời báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.
Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn Ban hành: 30/10/2012 | Cập nhật: 20/11/2012
Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn Ban hành: 05/12/2011 | Cập nhật: 08/12/2011
Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã Ban hành: 22/10/2009 | Cập nhật: 24/10/2009
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND công bố định mức dự toán duy trì chăn nuôi động vật tại vườn thú thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 31/12/2008 | Cập nhật: 12/01/2009
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND điều chỉnh mức thu phí chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành Ban hành: 24/12/2008 | Cập nhật: 11/05/2010
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND về trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương do của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 16/12/2008 | Cập nhật: 29/04/2009
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND ban hành Đề án Thực hiện công tác Dân số- Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2009- 2010 trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 16/12/2008 | Cập nhật: 22/12/2009
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND về đơn giá xây dựng nhà và vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Ban hành: 17/10/2008 | Cập nhật: 08/01/2009
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ cho các đối tượng có phương tiện cơ giới bị cấm tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Ban hành: 28/11/2008 | Cập nhật: 08/09/2010
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý và thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 10/10/2008 | Cập nhật: 19/08/2010
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND điều chỉnh bảng giá tối thiểu dùng làm căn cứ tính lệ phí trước bạ và truy thu thuế đối với hoạt động kinh doanh xe ô tô do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Ban hành: 09/10/2008 | Cập nhật: 30/12/2009
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 14/10/2008 | Cập nhật: 18/06/2010
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND về quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 05/09/2008 | Cập nhật: 16/09/2008
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định mức giá các loại đất trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2008 kèm theo Quyết định 49/2007/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hàh Ban hành: 15/08/2008 | Cập nhật: 07/04/2011
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND bãi bỏ nội dung thu cơ sở vật chất trường học tại quyết định 288/2006/QĐ-UBND Ban hành: 21/08/2008 | Cập nhật: 26/07/2013
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND sửa đổi Quy định mức chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Bình Thuận, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Bình Thuận và tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 20/08/2008 | Cập nhật: 13/07/2010
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang Ban hành: 31/07/2008 | Cập nhật: 02/07/2012
Quyết định 69/2008/QĐ-UBND về Quy định chính sách đầu tư vào Khu công nghiệp Tịnh Phong và Khu công nghiệp Quảng Phú, tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Ban hành: 02/05/2008 | Cập nhật: 19/04/2011
Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Ban hành: 16/01/2004 | Cập nhật: 07/12/2012
Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Ban hành: 10/10/2003 | Cập nhật: 07/12/2012