Quyết định 38/2015/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu: | 38/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Lê Hoàng Quân |
Ngày ban hành: | 04/08/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 01/09/2015 | Số công báo: | Số 42 |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2015/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 08 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 3251/TTr-STP ngày 29 tháng 6 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM ĐẦU MỐI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2015/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định cơ cấu, chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; trách nhiệm của cá nhân, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức hoạt động của cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính (sau đây gọi tắt là cán bộ đầu mối) của Thành phố, bao gồm: cán bộ đầu mối tại các Sở, Ban, ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố (sau đây gọi là cán bộ đầu mối cấp Thành phố); cán bộ đầu mối tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi là cán bộ đầu mối cấp huyện) và cán bộ đầu mối tại Ủy ban nhân dân cấp xã (sau đây gọi là cán bộ đầu mối cấp xã).
3.Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Cơ cấu của cán bộ đầu mối
1. Cơ cấu cán bộ đầu mối tại các đơn vị cụ thể như sau:
a) Đối với Sở, Ban, ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố:
Mỗi Sở, Ban, ngành phân công 03 (ba) cán bộ đầu mối, trong đó: đối với các đơn vị không có tổ chức pháp chế thì phân công 01 (một) lãnh đạo đơn vị, 01 (một) lãnh đạo Văn phòng và 01 (một) chuyên viên; đối với các đơn vị có tổ chức pháp chế thì phân công 01 (một) lãnh đạo đơn vị, 01 (một) lãnh đạo Phòng Pháp chế và 01 (một) chuyên viên Phòng Pháp chế. Trường hợp đơn vị chưa thành lập Phòng pháp chế mà thành lập Tổ pháp chế hoặc cán bộ chuyên trách pháp chế thuộc Văn phòng thì cơ cấu bao gồm 01 (một) lãnh đạo đơn vị, 01 (một) lãnh đạo Văn phòng phụ trách pháp chế và 01 chuyên viên pháp chế.
b) Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Mỗi Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công 03 (ba) cán bộ đầu mối, bao gồm: 01 (một) lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, 01 (một) lãnh đạo Phòng Tư pháp và 01 (một) chuyên viên Phòng Tư pháp.
c) Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã:
Mỗi Ủy ban nhân dân cấp xã phân công 02 (hai) cán bộ đầu mối, bao gồm: 01 (một) lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và 01 (một) công chức Tư pháp - Hộ tịch.
2. Thẩm quyền, quy trình phê duyệt danh sách cán bộ đầu mối:
a) Đối với cán bộ đầu mối cấp Thành phố
Thẩm quyền phê duyệt danh sách cán bộ đầu mối cấp thành phố là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp. Hình thức văn bản phê duyệt là quyết định (cá biệt).
Quy trình thực hiện như sau:
- Căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị và quy định về cơ cấu tại Khoản 1 Điều này, Phòng Pháp chế hoặc Văn phòng (nếu đơn vị không có tổ chức pháp chế) lập danh sách cán bộ đầu mối của đơn vị, trình Thủ trưởng đơn vị quyết định, đồng thời có văn bản đề nghị kèm danh sách cán bộ đầu mối gửi Sở Tư pháp (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) để tổng hợp.
- Sở Tư pháp tổng hợp danh sách cán bộ đầu mối từ các Sở, Ban, ngành dự thảo quyết định phê duyệt kèm danh sách cán bộ đầu mối cấp thành phố và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo thẩm quyền.
- Quyết định phê duyệt danh sách cán bộ đầu mối cấp thành phố sau khi ban hành được gửi đến các Sở, Ban, ngành để thực hiện và Sở Tư pháp để theo dõi.
b) Đối với cán bộ đầu mối cấp huyện:
Thẩm quyền phê duyệt danh sách cán bộ đầu mối cấp huyện là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, trên cơ sở đề nghị của Trưởng Phòng Tư pháp. Hình thức văn bản phê duyệt là quyết định (cá biệt).
Quy trình thực hiện như sau:
- Căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị và quy định về cơ cấu tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tư pháp lập danh sách cán bộ đầu mối của đơn vị, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo thẩm quyền.
- Quyết định phê duyệt danh sách cán bộ đầu mối cấp huyện sau khi ban hành phải gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, theo dõi.
c) Đối với cán bộ đầu mối cấp xã:
Thẩm quyền phê duyệt danh sách cán bộ đầu mối cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, trên cơ sở đề nghị của công chức Tư pháp - Hộ tịch. Hình thức văn bản phê duyệt là quyết định (cá biệt).
Quy trình thực hiện như sau:
- Căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị và quy định về cơ cấu tại Khoản 1 Điều này, công chức Tư pháp - Hộ tịch lập danh sách cán bộ đầu mối của đơn vị, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt theo thẩm quyền.
- Quyết định phê duyệt danh sách cán bộ đầu mối cấp xã sau khi ban hành phải gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, theo dõi.
3. Trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự làm cán bộ đầu mối so với danh sách đã được phê duyệt:
Thủ trưởng Sở, Ban, ngành có trách nhiệm kịp thời thông tin và gửi danh sách thay đổi về Sở Tư pháp để tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo thẩm quyền;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm kịp thời điều chỉnh danh sách, ban hành quyết định phê duyệt và gửi quyết định kèm danh sách điều chỉnh về Sở Tư pháp để cập nhật, theo dõi.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định các trường hợp cơ quan ngành dọc hoặc các đơn vị liên quan trên địa bàn Thành phố có nhu cầu cử cán bộ đầu mối của đơn vị tham gia danh sách cán bộ đầu mối của Thành phố trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp .
Điều 3. Chế độ làm việc của cán bộ đầu mối
1. Cán bộ đầu mối hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, giúp thủ trưởng đơn vị triển khai công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại đơn vị và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về nhiệm vụ được phân công; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính của Sở Tư pháp.
2. Thủ trưởng Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc kiện toàn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đầu mối của đơn vị thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ ĐẦU MỐI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ đầu mối
1. Tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị.
2. Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị.
3. Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan khác thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính về các vấn đề có liên quan đến phạm vi, chức năng quản lý của cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu.
4. Được tập huấn nghiệp vụ; hưởng các chế độ hỗ trợ kinh phí, chế độ khen thưởng theo quy định.
Điều 5. Hoạt động cụ thể của cán bộ đầu mối
1. Tham mưu thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính, Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính hàng năm; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại đơn vị.
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là công chức) các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của cơ quan, đơn vị; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị khen thưởng công chức có sáng kiến, giải pháp cải cách thủ tục hành chính và chấn chỉnh, xử lý nghiêm công chức không thực hiện đúng nội dung, thực hiện không kịp thời, đầy đủ nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính đã được giao.
c) Triển khai tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính cho công chức liên quan.
d) Tổng hợp, thống kê số liệu và xây dựng báo cáo (định kỳ và đột xuất) về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính của đơn vị gửi về Sở Tư pháp trong thời hạn quy định.
đ) Nghiên cứu, đề xuất với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và Sở Tư pháp các sáng kiến, giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
2. Kiểm soát việc quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Sở, ban, ngành chủ trì soạn thảo (đối với cán bộ đầu mối cấp Thành phố):
a) Hướng dẫn công chức được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện đánh giá tác động và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính được quy định tại dự thảo.
b) Cho ý kiến về nội dung quy định thủ tục hành chính tại dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và việc đánh giá tác động, chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính do đơn vị chủ trì soạn thảo; hướng dẫn công chức soạn thảo lập hồ sơ gửi lấy ý kiến của cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Sở Tư pháp) về quy định thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Kiểm soát việc công bố thủ tục hành chính:
a) Đối với cán bộ đầu mối cấp Thành phố:
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc rà soát, thống kê thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Sở, ban, ngành đã đủ điều kiện công bố mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ; xây dựng Tờ trình và dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính.
- Cho ý kiến về hình thức và nội dung việc thống kê thủ tục hành chính, hồ sơ trình công bố thủ tục hành chính, tài liệu gửi kèm (mẫu đơn, mẫu tờ khai, văn bản liên quan) trước khi gửi Sở Tư pháp kiểm soát chất lượng; phối hợp phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc hoàn chỉnh dự thảo trước khi trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố công bố theo thẩm quyền.
b) Đối với cán bộ đầu mối cấp huyện, cấp xã:
Phối hợp thông tin cho Sở Tư pháp (Phòng Kiểm soát Thủ tục hành chính) về các trường hợp thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đã đủ điều kiện công bố nhưng chưa được công bố mới, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ kịp thời hoặc thủ tục hành chính được công bố chưa chính xác, đầy đủ.
4. Kiểm soát việc niêm yết công khai thủ tục hành chính:
a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện niêm yết công khai thủ tục hành chính tại đơn vị, đảm bảo niêm yết đầy đủ, chính xác, kịp thời các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố công bố; không niêm yết các thủ tục hành chính đã hết hiệu lực thi hành.
b) Tham mưu lãnh đạo cơ quan, đơn vị các hình thức niêm yết, công khai một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, tìm hiểu.
c) Theo dõi, kiểm tra việc công khai địa chỉ cơ quan, hộp thư điện tử, số điện thoại chuyên dùng của cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại trang thông tin điện tử và tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị.
5. Rà soát thủ tục hành chính, kiến nghị phương án đơn giản hóa:
Cán bộ đầu mối có trách nhiệm tham mưu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Trung ương, của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc chủ động rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, quản lý của cơ quan đơn vị nhằm phát hiện và kịp thời kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ thay thế những quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc kiến nghị Trung ương xử lý theo thẩm quyền đối với các thủ tục hành chính không đảm bảo về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và chi phí tuân thủ.
Cụ thể là:
a) Xây dựng Kế hoạch hoặc văn bản phân công rà soát; hướng dẫn về nghiệp vụ rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; cung cấp các biểu mẫu rà soát theo quy định.
b) Thu nhận, kiểm tra các biểu mẫu đã điền từ các đơn vị trực thuộc; tổng hợp và lập báo cáo kết quả rà soát thủ tục hành chính; gửi hồ sơ rà soát về Sở Tư pháp để lấy ý kiến góp ý trước khi trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;
c) Đôn đốc các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc tham mưu thủ trưởng cơ quan dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố sau khi được thông qua.
6. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, thủ tục hành chính:
a) Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, thủ tục hành chính;
b) Theo dõi, đôn đốc các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc được phân công xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, thủ tục hành chính do Sở Tư pháp chuyển đến.
c) Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, thủ tục hành chính.
7. Tham dự các đợt tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo chuyên đề, góp ý, đánh giá tác động thủ tục hành chính có liên quan do Sở Tư pháp hoặc cấp trên triệu tập.
Điều 6. Tổ chức hoạt động cho đội ngũ cán bộ đầu mối
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố thiết lập hệ thống cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và đơn vị liên quan trên địa bàn Thành phố;
b) Theo dõi, cập nhật và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt danh sách cán bộ đầu mối của Sở, ban, ngành; tổng hợp danh sách cán bộ đầu mối của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính cho đội ngũ cán bộ đầu mối trên địa bàn Thành phố;
d) Thiết lập, chia sẻ thông tin hai chiều giữa Sở Tư pháp và các cán bộ đầu mối để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; chia sẻ những sáng kiến, bài học kinh nghiệm của các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
đ) Phối hợp, hỗ trợ việc triển khai thực hiện các hoạt động về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của các cơ quan, đơn vị.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nghiêm túc việc hỗ trợ về kinh phí theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đầu mối thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Quy chế này.
1. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp giữ vai trò đầu mối liên lạc, chia sẻ thông tin hai chiều giữa Sở Tư pháp và cán bộ đầu mối cấp thành phố, cấp huyện, cấp xã.
2. Việc thông tin được thực hiện qua nhiều hình thức: họp, hội thảo, điện thoại, văn bản, hộp thư điện tử, trong đó khuyến khích hình thức thông tin qua hộp thư điện tử, hạn chế việc sử dụng văn bản giấy trong quá trình trao đổi công việc.
3. Định kỳ 6 tháng, cán bộ đầu mối cấp thành phố và cán bộ đầu mối cấp huyện họp giao ban về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại Sở Tư pháp do lãnh đạo Sở Tư pháp chủ trì, tổ chức.
Sở Tư pháp có trách nhiệm thông tin về thời gian, địa điểm, nội dung giao ban cho cán bộ đầu mối cấp thành phố và cán bộ đầu mối cấp huyện trước thời điểm họp 15 ngày.
Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức họp giao ban đối với cán bộ đầu mối cấp xã thuộc địa bàn quản lý để tổng hợp tình hình và báo cáo trong buổi giao ban do Sở Tư pháp tổ chức.
Các cán bộ đầu mối có trách nhiệm tham dự đầy đủ, đúng thành phần.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các chế độ về kinh phí hỗ trợ cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định một số nội dung và mức chi thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố và Chỉ thị số 30/2014/CT-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về giải pháp chấn chỉnh, tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố.
1. Cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này; phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị mình, đến tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết.
3. Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi việc chấp hành Quy chế này; tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện./.
Chỉ thị 30/2014/CT-UBND về giải pháp chấn chỉnh, tăng cường hiệu quả của công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 25/12/2014 | Cập nhật: 02/01/2015
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND bảng giá đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Ban hành: 27/12/2013 | Cập nhật: 23/01/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014 cho cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; huyện, thành phố và Doanh nghiệp Ban hành: 18/12/2013 | Cập nhật: 28/02/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND giao thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch về bất động sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Ban hành: 20/11/2013 | Cập nhật: 05/12/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy chế Thi đua, Khen thưởng tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 02/12/2013 | Cập nhật: 16/01/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND Quy định hệ số điều chỉnh Bảng giá nhà xây mới, tài sản vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 27/11/2013 | Cập nhật: 18/03/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương kèm theo Quyết định 04/2012/QĐ-UBND Ban hành: 22/11/2013 | Cập nhật: 28/04/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 29/11/2013 | Cập nhật: 21/04/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Ban hành: 18/11/2013 | Cập nhật: 22/01/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế soạn thảo, ban hành và rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 11/2012/QĐ-UBND Ban hành: 05/11/2013 | Cập nhật: 26/11/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về tổ chức và hoạt động của Tổ nhân dân tự quản Ban hành: 08/11/2013 | Cập nhật: 21/01/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về quản lý vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Ban hành: 08/11/2013 | Cập nhật: 17/02/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 25/10/2013 | Cập nhật: 20/11/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND sửa đổi Bản quy định về trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật kèm theo Quyết định 29/2011/QĐ-UBND tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 21/10/2013 | Cập nhật: 04/04/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 25/10/2013 | Cập nhật: 18/01/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định mức phụ cấp cho Bảo vệ dân phố tỉnh Yên Bái Ban hành: 07/10/2013 | Cập nhật: 09/10/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe môtô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa quá thấp Ban hành: 30/09/2013 | Cập nhật: 13/02/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND Quy chế bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 23/09/2013 | Cập nhật: 28/10/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô tỉnh Hậu Giang Ban hành: 18/09/2013 | Cập nhật: 30/10/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy chế quản lý, sử dụng hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 06/09/2013 | Cập nhật: 11/09/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh Phú Yên Ban hành: 16/09/2013 | Cập nhật: 18/09/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND phân bổ kinh phí Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh để thực hiện chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa và hỗ trợ người sản xuất lúa Ban hành: 10/09/2013 | Cập nhật: 12/12/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy trình phối hợp luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định 31/2012/QĐ-UBND Ban hành: 30/08/2013 | Cập nhật: 12/09/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định mức chi trong sử dụng nguồn vốn hỗ trợ địa phương sản xuất lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa do tỉnh Trà Vinh Ban hành: 28/08/2013 | Cập nhật: 23/12/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND năm 2013 về mức trợ cấp, hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi và người khuyết tật tỉnh Bến Tre Ban hành: 14/08/2013 | Cập nhật: 03/09/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về mức chi bảo đảm công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 21/08/2013 | Cập nhật: 10/06/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND Quy định mức chi hỗ trợ cán bộ, công chức là đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 13/08/2013 | Cập nhật: 10/09/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng kèm theo Quyết định 30/2010/QĐ-UBND Ban hành: 09/08/2013 | Cập nhật: 12/06/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng; mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, mức cấp kinh phí chăm sóc người khuyết tật được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định Ban hành: 06/08/2013 | Cập nhật: 11/12/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Bình Định Ban hành: 05/08/2013 | Cập nhật: 11/09/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND Quy định cấp, quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng tỉnh An Giang Ban hành: 26/07/2013 | Cập nhật: 03/09/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định và mức chi thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 23/07/2013 | Cập nhật: 10/09/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về danh mục lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của tỉnh để Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Long An đầu tư trực tiếp và cho vay Ban hành: 23/07/2013 | Cập nhật: 12/09/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai Ban hành: 25/07/2013 | Cập nhật: 10/09/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 12/2012/QĐ-UBND quy định phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội Ban hành: 17/07/2013 | Cập nhật: 22/07/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng Ban hành: 03/07/2013 | Cập nhật: 30/11/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2015 và xét đến năm 2020 Ban hành: 28/06/2013 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ Ban hành: 28/06/2013 | Cập nhật: 25/12/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy chế Giải thưởng ''Ngọn Hải đăng'' tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 24/06/2013 | Cập nhật: 30/11/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND sửa đổi Bảng giá đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2013 kèm theo Quyết định 61/2012/QĐ-UBND Ban hành: 19/06/2013 | Cập nhật: 12/11/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 19/06/2013 | Cập nhật: 12/11/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND ban hành Quy định về cơ chế phối hợp và thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận và đăng ký biến động quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 05/06/2013 | Cập nhật: 14/06/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về bảng giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chưa được cải tạo, xây dựng lại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 28/05/2013 | Cập nhật: 15/06/2013
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định cơ chế lồng ghép và quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 28/05/2013 | Cập nhật: 04/12/2014
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 05/06/2013 | Cập nhật: 19/06/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND ban hành Quy định công tác tổ chức quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 27/05/2013 | Cập nhật: 04/06/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Đơn giá thống kê đất đai hàng năm trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 20/05/2013 | Cập nhật: 05/06/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND quy định mức giá tối thiểu và công suất sử dụng buồng ngủ tối thiểu làm cơ sở xác định số thuế phải nộp đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An Ban hành: 10/05/2013 | Cập nhật: 17/05/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy định thỏa thuận địa điểm dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 17/04/2013 | Cập nhật: 09/05/2013
Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức Nhà nước tỉnh Bắc Giang Ban hành: 23/01/2013 | Cập nhật: 14/03/2013
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Nghị định 20/2008/NĐ-CP về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính Ban hành: 14/02/2008 | Cập nhật: 19/02/2008