Quyết định 36/2019/QĐ-UBND về Quy chế Quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị
Số hiệu: | 36/2019/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Trị | Người ký: | Nguyễn Đức Chính |
Ngày ban hành: | 08/08/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2019/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 08 tháng 8 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 28/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về một số biện pháp phát triển ngoại thương;
Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 12/2019/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1175/TTr-SCT ngày 06 tháng 08 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2019 và thay thế Quyết định số 41/2015/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2019/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị (sau đây gọi là Quy chế).
2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý, các đơn vị Chủ trì thực hiện, các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh (sau đây gọi là Chương trình) và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Điều 2. Cơ quan quản lý nhà nước
1. Sở Công Thương chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hướng dẫn các đơn vị Chủ trì xây dựng Đề án, chương trình xúc tiến thương mại hàng năm và giai đoạn theo quy định tại Quy chế này.
b) Thành lập Hội đồng thẩm định Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định) để đánh giá, thẩm định các Đề án xúc tiến thương mại (sau đây gọi là Đề án) do các đơn vị Chủ trì đề nghị hỗ trợ xây dựng, tổng hợp vào Chương trình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
c) Tổ chức triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các Đề án thuộc Chương trình; Tổng hợp đánh giá kết quả, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan về tình hình thực hiện Chương trình.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự toán các Đề án và tham mưu phân bổ kinh phí theo quy định hiện hành.
Điều 3. Đơn vị Chủ trì thực hiện (sau đây gọi là Đơn vị Chủ trì)
1. Đơn vị Chủ trì bao gồm: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh; Phòng Kinh tế, Kinh tế và Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố; các Hiệp hội, Hội doanh nghiệp, Liên minh Hợp tác xã của tỉnh Quảng Trị và các đơn vị được giao chức năng, nhiệm vụ xúc tiến thương mại có Đề án đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu, điều kiện quy định tại Quy chế này và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Đơn vị Chủ trì phải đáp ứng đủ các điều kiện: Có tư cách pháp nhân; Có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện Đề án; Có kinh nghiệm, năng lực trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; Thực hiện Đề án nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, không nhằm mục đích lợi nhuận.
3. Đơn vị Chủ trì có nhiệm vụ xây dựng Đề án Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm và giai đoạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện Đề án và có trách nhiệm quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 4. Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình (sau đây gọi là Đơn vị tham gia)
1. Đơn vị tham gia là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức xúc tiến thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành; Đơn vị tham gia được hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Quy chế này.
2. Các đơn vị tham gia phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có trụ sở chính hoặc chi nhánh đóng tại tỉnh Quảng Trị. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
b) Có văn bản đề nghị tham gia Chương trình gửi đến đơn vị Chủ trì trong thời hạn quy định;
c) Ưu tiên các đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh những hàng hóa truyền thống, sản phẩm chủ lực của tỉnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; Các đơn vị có năng lực trong sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu.
Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình
1. Kinh phí thực hiện Chương trình từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước.
b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia Chương trình.
c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho Chương trình theo nguyên tắc:
a) Kinh phí thực hiện Chương trình được cấp trực tiếp cho đơn vị Chủ trì.
b) Hỗ trợ đơn vị tham gia thông qua đơn vị Chủ trì.
c) Các đơn vị Chủ trì chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn kết hợp với phân ngân sách hỗ trợ để đảm bảo thực hiện Chương trình có hiệu quả.
3. Kinh phí Chương trình được sử dụng cho mục đích sau:
a) Chi cho các nội dung được quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Quy chế này.
b) Chi cho hoạt động quản lý Chương trình được quy định tại Điều 10 của Quy chế này.
Điều 6. Quy định về quản lý chi tiêu
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ các Đề án đáp ứng về sự cần thiết, quy mô, khối lượng và hiệu quả theo quy định tại Chương trình hàng năm, từng giai đoạn và nhiệm vụ đột xuất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Các khoản chi phải theo đúng quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu hiện hành và phạm vi hỗ trợ kinh phí cho nội dung Chương trình theo quy định tại Quy chế này.
3. Thực hiện đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản liên quan.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ MỨC HỖ TRỢ
Điều 7. Phạm vi và mức hỗ trợ kinh phí đối với hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương
1. Tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài
a) Đối với đơn vị Chủ trì: Hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng triển lãm chung; chi phí thiết kế, dàn dựng và trang trí gian hàng chung; Chi phí vận chuyển sản phẩm; Chi phí tuyên truyền quảng bá và mời khách đến giao dịch tại gian hàng; Chi phí tổ chức hội thảo, trình diễn sản phẩm (nếu có); Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ cho cán bộ của Đoàn Chủ trì (bao gồm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình).
b) Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh tham gia: Hỗ trợ 50% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ, mức hỗ trợ tối đa không quá 5 triệu đồng/đơn vị tham gia.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/kỳ hội chợ, triển lãm.
2. Tổ chức đoàn doanh nghiệp của tỉnh khảo sát thị trường, giao dịch thương mại với tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài
a) Tổ chức đoàn đa ngành có tối thiểu 10 doanh nghiệp và có tối thiểu 03 ngành tham gia; Đoàn chuyên ngành có tối thiểu 04 doanh nghiệp tham gia.
b) Đối với Đơn vị Chủ trì: Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức hội thảo và gặp gỡ giao dịch thương mại với tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài; Chi phí tuyên truyền, quảng bá, mời khách đến tham dự, giao dịch; Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ cho cán bộ của Đoàn Chủ trì (bao gồm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình);
c) Đối với Đơn vị tham gia: Hỗ trợ 50% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ cho các đơn vị tham gia, mức hỗ trợ tối đa không quá 5 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Châu Á; 20 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Á; 30 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Trung Mỹ, Mỹ La Tinh.
3. Hỗ trợ tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Quảng Trị giao dịch với doanh nghiệp tỉnh, trao đổi về cơ hội đầu tư, hợp tác về dịch vụ phát triển logistics
Hỗ trợ 100% các khoản chi phí đón tiếp đoàn doanh nghiệp nước ngoài; Công tác phí cho cán bộ tổ chức, quản lý Chương trình; Tuyên truyền quảng bá, mời khách đến tham dự, giao dịch; Các khoản chi khác (nếu có).
4. Tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn ngành hàng xuất khẩu, logistics, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa phục vụ xuất khẩu
a) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn ngành hàng xuất khẩu, logistics, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh và tại các tỉnh/thành phố trong nước:
- Đối với đơn vị Chủ trì: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí thuê và trang trí hội trường, trang thiết bị, phiên dịch, in ấn tài liệu, an ninh, lễ tân, nước uống; Chi phí tuyên truyền, quảng bá; Chi phí đi lại, ăn, nghỉ đối với đại biểu khách mời trung ương và đại biểu ngoại tỉnh; Chi phí giảng viên; Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ cho cán bộ Đoàn Chủ trì (bao gồm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình) và chi phí khác (nếu có).
- Đối với đơn vị tham gia: Hỗ trợ 50% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ; Chi phí tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
b) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn ngành hàng xuất khẩu, logistics, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa phục vụ xuất khẩu tại nước ngoài:
- Đối với đơn vị Chủ trì: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí thuê và trang trí hội trường, trang thiết bị, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, an ninh, lễ tân, nước uống; Chi phí tuyên truyền, quảng bá; Chi phí tàu xe, vé máy bay (hoặc chi phí thuê phương tiện đi lại); Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ cho cán bộ Đoàn Chủ trì (bao gồm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình) và chi phí khác (nếu có).
- Đối với đơn vị tham gia: Hỗ trợ 50% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ; Chi phí tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, mức hỗ trợ tối đa không quá 5 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
c) Tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn ngành hàng xuất khẩu, logistics, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa phục vụ xuất khẩu trong nước:
- Đối với đơn vị Chủ trì: Hỗ trợ 100% chi phí tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn và các khoản chi khác (nếu có); Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ cho cán bộ của Đoàn Chủ trì (bao gồm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình).
- Đối với đơn vị tham gia: Hỗ trợ 50% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ; chi phí tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
d) Tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn ngành hàng xuất khẩu, logistics, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa phục vụ xuất khẩu tại nước ngoài:
- Đối với đơn vị Chủ trì: Hỗ trợ 100% chi phí tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn và các khoản chi khác (nếu có); Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ cho cán bộ của Đoàn Chủ trì (bao gồm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình);
- Đối với đơn vị tham gia: Hỗ trợ 50% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ; Chi phí tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, mức hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/01 đơn vị tham gia tại khu vực Châu Á; 20 triệu đồng/01 đơn vị tham gia tại khu vực Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Á; 30 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Trung Mỹ, Mỹ La Tinh.
5. Tổ chức các hoạt động tư vấn, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thực hiện thiết kế, phát triển sản phẩm phục vụ xuất khẩu
a) Hợp đồng trọn gói với chuyên gia tư vấn: Hỗ trợ 70% chi phí sản phẩm tư vấn hoàn thành.
b) Tổ chức cho chuyên gia gặp gỡ, phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp: Hỗ trợ 100% chi phí thuê chuyên gia, thuê hội trường, thiết bị, trang trí, tài liệu, biên dịch, phiên dịch, nước uống.
6. Đào tạo, tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
Tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực xúc tiến xuất khẩu tại tỉnh: Hỗ trợ 100% chi phí giảng viên, thuê lớp học, thiết bị giảng dạy, tài liệu, dụng cụ phát cho học viên, các khoản chi khác (nếu có) hoặc học phí trọn gói của khóa học.
7. Hoạt động tuyên truyền xuất khẩu
a) Quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Quảng Trị ra thị trường nước ngoài: Hỗ trợ 70% chi phí theo hợp đồng, bao gồm chi phí thiết kế, xây dựng kế hoạch, nội dung truyền thông; Chi phí sản xuất, xuất bản và phát hành trong nước và nước ngoài để giới thiệu, quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
b) Mời đại diện cơ quan truyền thông nước ngoài đến tỉnh Quảng Trị để viết bài, làm phóng sự trên báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, internet nhằm quảng bá cho sản phẩm xuất khẩu tỉnh theo hợp đồng trọn gói: Hỗ trợ 100% chi phí sản phẩm truyền thông hoàn thành (bộ phim đã phát sóng, bài viết đã đăng).
8. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 8. Phạm vi và mức hỗ trợ kinh phí đối với Chương trình Xúc tiến thương mại thị trường nội địa
1. Tổ chức, tham gia hội chợ - triển lãm tổng hợp, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh
a) Đối với đơn vị Chủ trì tổ chức hội chợ: Nhà nước hỗ trợ 50% các khoản chi phí: Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng; Dịch vụ phục vụ: Điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ (nếu chưa có trong chi phí thuê mặt bằng và gian hàng); Chi phí quản lý của đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm; Trang trí chung của hội chợ triển lãm; Tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng; Tổ chức hội thảo: Chi phí thuê hội trường, thiết bị; Chi phí tuyên truyền quảng bá giới thiệu hội chợ triển lãm; Các khoản chi khác (nếu có).
b) Đối với đơn vị tham gia hội chợ: Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí thuê gian hàng, mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/1 doanh nghiệp.
2. Tham gia hội chợ, triển lãm trong nước
a) Đối với đơn vị Chủ trì: Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng triển lãm chung; chi phí thiết kế, dàn dựng và trang trí gian hàng chung; chi phí vận chuyển; chi phí tuyên truyền quảng bá và mời khách đến giao dịch tại gian hàng; chi phí tổ chức hội thảo, trình diễn sản phẩm (nếu có); chi phí công tác phí, phòng nghỉ cho cán bộ của Đoàn Chủ trì (bao gồm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình).
b) Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có sản phẩm được sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh tham gia: Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/1 doanh nghiệp.
3. Tổ chức Đoàn giao thương xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng chủ lực của tỉnh tại các tỉnh, thành phố
a) Tổ chức đoàn đa ngành có tối thiểu 7 doanh nghiệp và có tối thiểu 03 ngành tham gia; Đoàn chuyên ngành có tối thiểu 04 doanh nghiệp tham gia.
b) Đối với Đơn vị Chủ trì: Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức hội thảo và gặp gỡ giao dịch thương mại với tổ chức, doanh nghiệp; Chi phí tuyên truyền, quảng bá, mời khách đến tham dự, giao dịch; Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ cho cán bộ của Đoàn Chủ trì (bao gồm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình);
c) Đối với Đơn vị tham gia: Hỗ trợ 50% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/01 đơn vị tham gia.
4. Chi hỗ trợ tổ chức, tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm địa phương
a) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa về phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng tại tỉnh và các tỉnh/thành phố trong nước:
- Đối với đơn vị Chủ trì: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí thuê và trang trí hội trường, trang thiết bị, phiên dịch, biên soạn, in ấn tài liệu, an ninh, lễ tân, nước uống; Chi phí tuyên truyền, quảng bá; Chi phí đi lại, ăn, nghỉ đối với đại biểu khách mời trung ương và đại biểu ngoại tỉnh; Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ cho cán bộ Đoàn Chủ trì (bao gồm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình) và chi phí khác (nếu có).
- Đối với đơn vị tham gia: Hỗ trợ 50% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ; Chi phí tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn tại các tỉnh/thành phố trong nước, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/01 đơn vị tham gia.
b) Tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa về phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng tại các tỉnh/thành phố trong nước:
- Đối với đơn vị Chủ trì: Hỗ trợ 100% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ; Chi phí tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; Chi phí tuyên truyền, quảng bá và các khoản chi khác (nếu có) cho cán bộ của Đoàn Chủ trì (bao gồm cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình);
- Đối với đơn vị tham gia: Hỗ trợ 50% chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, phòng nghỉ; chi phí tham gia hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/01 đơn vị tham gia.
5. Chi hỗ trợ tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại thị trường trong nước: Tuần khuyến mại; Tháng khuyến mại; Tuần hàng Việt Nam; Chương trình hàng Việt; Chương trình giới thiệu sản phẩm mới và sản phẩm đặc trưng của tỉnh; Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm đặc trưng của tỉnh qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác. Hỗ trợ 50% chi phí thực hiện.
6. Chi hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu
Tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa; thiết kế nhận diện thương hiệu; xây dựng đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; In ấn bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, tập gấp, đĩa CD quảng bá sản phẩm; tổ chức lễ ra mắt sản phẩm mới; các hoạt động quảng bá thương hiệu tại thị trường trong nước và các chi phí khác (nếu có). Mức hỗ trợ 100% đối với các sản phẩm đặc trưng, chủ lực và các sản phẩm OCOP của tỉnh; 70% đối với các sản phẩm còn lại.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/1 đơn vị.
7. Chi hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí hỗ trợ cho các điểm trưng bày, giới thiệu bao gồm kệ, tủ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; Chi phí thiết kế, in ấn pa nô, tập gấp, đĩa CD và các hoạt động tuyên truyền, quảng bá; Khảo sát lựa chọn địa điểm, thẩm định đánh giá sản phẩm và các khoản chi phí khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 150 triệu đồng/1 địa điểm.
8. Chi hỗ trợ tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, hoạt động bán hàng tại các khu công nghiệp, khu đô thị
a) Tổ chức hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn (trừ thị trấn, thị tứ) có tối thiểu 20 doanh nghiệp tham gia và tối thiểu 25 gian hàng.
b) Chi hỗ trợ tổ chức các hoạt động bán hàng tại các khu công nghiệp, khu đô thị thông qua doanh nghiệp kinh doanh theo ngành hàng, hợp tác xã, tổ hợp tác xã cung ứng dịch vụ trên địa bàn.
c) Hỗ trợ 70% các khoản chi phí vận chuyển; Chi phí thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng quầy hàng; Dịch vụ phục vụ: Điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ; Trang trí chung của khu vực tổ chức hoạt động bán hàng; Tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng; Chi phí quản lý, nhân công phục vụ; Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu việc tổ chức hoạt động bán hàng; Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 95 triệu đồng/1 phiên chợ hoặc đợt bán hàng.
9. Chi hỗ trợ hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; Biên soạn và in ấn các ấn phẩm để phổ biến kết quả điều tra, khảo sát, phổ biến pháp luật, tập quán, thói quen mua sắm...: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí mua tư liệu; Điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu; Xuất bản và phát hành; Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 70 triệu đồng/1 hoạt động.
10. Chi hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu các mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng thương mại: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí mua tư liệu; Điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu; Thuê đơn vị tư vấn thực hiện và các khoản chi khác (nếu có) theo Đề án được duyệt.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/1 nội dung.
11. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hóa và dịch vụ Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác: Hỗ trợ 100% chi phí thực hiện nội dung sản phẩm truyền thông và phát hành.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 70 triệu đồng/1 chuyên đề tuyên truyền.
12. Công tác quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại: Hỗ trợ 50% các khoản chi phí (nếu chưa được nhà nước cấp kinh phí) liên quan đến công tác lập quy hoạch, quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng thương mại, mua tư liệu nghiên cứu tham khảo.
Mức hỗ trợ tối đa tối đa không quá 150 triệu đồng/1 cụm, điểm quy hoạch.
13. Đào tạo, tập huấn về công tác xúc tiến thương mại
Hỗ trợ 100% chi phí giảng viên, thuê lớp học, thiết bị giảng dạy, tài liệu, dụng cụ phát cho học viên, các khoản chi khác (nếu có) hoặc học phí trọn gói của khoá học.
14. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
1. Tổ chức phiên chợ hàng Việt đến miền núi và huyện đảo
a) Tổ chức các hoạt động bán hàng, thực hiện các chương trình đưa hàng Việt về miền núi (trừ thị trấn, thị tứ) và huyện đảo có tối thiểu 20 doanh nghiệp tham gia và tối thiểu 25 gian hàng.
b) Hỗ trợ 100% các khoản chi phí vận chuyển; Chi phí thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng quầy hàng; Dịch vụ phục vụ: Điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ; Trang trí chung của khu vực tổ chức hoạt động bán hàng; Tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng; Chi phí quản lý, nhân công phục vụ; Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu việc tổ chức hoạt động bán hàng; Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 125 triệu đồng/1 phiên. Riêng đối với phiên chợ đưa hàng Việt ra huyện đảo Cồn Cỏ mức hỗ trợ tối đa không quá 160 triệu đồng/1 phiên.
2. Tổ chức và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt sang các khu vực biên giới với nước có chung biên giới: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí: Tổ chức phiên chợ hàng Việt sang các khu vực biên giới với các nước có chung biên giới: Chi phí xin giấy phép chính quyền sở tại (tổ chức tại các tỉnh ở nước ngoài có biên giới với Việt Nam); chi phí vận chuyển; Chi phí thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng quầy hàng; Dịch vụ phục vụ: Điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ; Trang trí chung của khu vực tổ chức hoạt động bán hàng; Tổ chức khai mạc, bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng; Chi phí quản lý, nhân công phục vụ; Chi phí tuyên truyền, quảng bá giới thiệu việc tổ chức hoạt động bán hàng; Các khoản chi khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/1 phiên.
3. Chi hỗ trợ xây dựng và cung cấp thông tin thị trường biên giới, cửa khẩu của Việt Nam và các nước có chung biên giới: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí: Mua tư liệu; Điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu; Xuất bản và phát hành; Các khoản chi khác (nếu có).
Mức Hỗ trợ tối đa không quá 1 triệu đồng/1 đơn vị đăng ký và nhận thông tin.
4. Chi hỗ trợ tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyển và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí lập dự án đầu tư, chi phí thiết kế, chi phí các thủ tục hành chính, thẩm tra phê duyệt nhằm xây dựng bến bãi vận tải, giao nhận, tập kết hàng hóa, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu tại các cửa khẩu khu vực biên giới.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 250 triệu đồng/1 cụm, điểm quy hoạch.
5. Chi hỗ trợ tổ chức hoạt động giao dịch thương mại và đưa hàng vào Khu kinh tế cửa khẩu: Hỗ trợ 100% các khoản chi phí: Tổ chức giao dịch (thuê hội trường, thiết bị, trang trí, đón tiếp, tài liệu, phiên dịch) và các chi phí khác (nếu có).
Mức hỗ trợ tối đa không quá 1 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.
6. Chi hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực cho thương nhân tham gia xuất khẩu hàng hóa qua biên giới và thương nhân tại các khu vực miền núi, biên giới và hải đảo: Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, các chủ nhiệm hợp tác xã và thương nhân vùng biên giới, miền núi và hải đảo về công tác quản lý chợ, khu kinh tế cửa khẩu, tổ chức mua bán tiêu thụ sản phẩm vùng biên giới, miền núi và hải đảo và tổ chức thực hiện các chính sách của địa phương và trung ương.
7. Chi hỗ trợ tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là nông sản cho miền núi, biên giới và hải đảo: Hỗ trợ 100% các chi phí: Thiết kế, xây dựng nội dung chiến lược truyền thông; Chi phí sản xuất, xuất bản và phát hành.
Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/1 chuyên đề tuyên truyền.
8. Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại miền núi, biên giới và hải đảo khác do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
a) Chi kiểm tra, thẩm định đánh giá và quản lý các Đề án Chương trình xúc tiến thương mại, dự toán kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; Chi phí xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị thẩm định, sơ kết, tổng kết và các chi phí khác.
b) Hỗ trợ kinh phí mua sắm tài sản, thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý Chương trình xúc tiến thương mại; dự toán kinh phí theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
c) Chi khen thưởng: Chi thưởng các cá nhân, doanh nghiệp có nhiều thành tích trong việc tổ chức quản lý, sử dụng và tạo nguồn kinh phí xúc tiến thương mại.
THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH
Điều 11. Thẩm định và cấp kinh phí hỗ trợ Chương trình xúc tiến thương mại
1. Các đơn vị có nhu cầu hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại đăng ký nhu cầu Hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại tỉnh gửi về Sở Công Thương (Hội đồng thẩm định Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh) chậm nhất vào ngày 30/6 của năm trước năm kế hoạch. Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định (lần 1) các Đề án xúc tiến thương mại do các đơn vị Chủ trì đề xuất và nội dung được Hỗ trợ tại Quy chế này, tổng hợp thành Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh của năm kế hoạch và dự toán ngân sách tỉnh cần hỗ trợ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Danh mục Chương trình xúc tiến thương mại năm kế hoạch.
2. Căn cứ Danh mục Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh của năm kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt, Hội đồng thẩm định tổ chức hội nghị thẩm định (lần 2), tổng hợp kinh phí dự toán Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh năm kế hoạch theo Danh mục đã được UBND tỉnh phê duyệt gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính có nhiệm vụ thẩm định dự toán và tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của tỉnh hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cấp kinh phí cho các Đề án theo Danh mục đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời thông báo kết quả thẩm định cho Hội đồng thẩm định sau khi có kết quả thẩm định Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Trị của năm kế hoạch và dự toán.
3. Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua dự toán ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại; Hội đồng thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh. Kinh phí xúc tiến thương mại được chuyển cho đơn vị Chủ trì quản lý thực hiện.
Điều 12. Triển khai thực hiện Chương trình
1. Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh, Sở Công Thương công bố công khai nội dung của Chương trình đến các tổ chức, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh trong tỉnh; Chủ trì, quản lý việc thực hiện Chương trình được phê duyệt.
2. Đơn vị Chủ trì Đề án lựa chọn các đơn vị tham gia phải phù hợp với mục tiêu của Đề án. Riêng đối với Chương trình xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương có tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài (đoàn ra), đơn vị Chủ trì phải thực hiện theo Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
3. Đơn vị tham gia thực hiện Đề án chịu trách nhiệm triển khai tổ chức phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Đề án được phê duyệt theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ Đề án.
Điều 13. Rà soát điều chỉnh và chấm dứt Đề án
1. Trong trường hợp có yêu cầu điều chỉnh, thay đổi nội dung hoặc chấm dứt Đề án, đơn vị Chủ trì Đề án phải có văn bản báo cáo rõ lý do và đề nghị phương án gửi Sở Công Thương.
2. Trường hợp phát hiện đơn vị Chủ trì Đề án và các đơn vị tham gia có sai phạm trong việc thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, nội dung, tiến độ Đề án hoặc xét thấy nội dung Đề án không còn phù hợp, Sở Công Thương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chấm dứt.
3. Nguồn kinh phí chưa sử dụng, nếu cần bổ sung thực hiện các Đề án khác thuộc Chương trình xúc tiến thương mại trong năm kế hoạch, Sở Công Thương gửi văn bản đề nghị điều chỉnh dự toán về Sở Tài chính thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 14. Lập, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Điều 15. Trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước về Chương trình
1. Trách nhiệm Sở Công Thương
a. Chủ trì hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chế này.
b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chương trình, bảo đảm Chương trình được thực hiện theo đúng yêu cầu, mục tiêu, nội dung, tiến độ và quy định của pháp luật; Hướng dẫn đơn vị Chủ trì Đề án sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả, bảo đảm quyết toán kinh phí được cấp theo quy định hiện hành.
c. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những vấn đề ngoài quy định của Quy chế này hoặc vượt thẩm quyền.
d. Không tiếp nhận Đề án trong năm tiếp theo đối với đơn vị Chủ trì vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 17 của Quy chế này.
2. Trách nhiệm Sở Tài chính: Hướng dẫn các đơn vị Chủ trì tiếp nhận kinh phí Đề án và thanh quyết toán Đề án xúc tiến thương mại đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan
1. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi kinh phí xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị Chủ trì trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các Đề án xúc tiến thương mại của tỉnh nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch trong nước và nước ngoài.
Điều 17. Trách nhiệm của đơn vị Chủ trì, đơn vị tham gia thực hiện
1. Căn cứ quyết định phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh, các đơn vị Chủ trì tiến hành triển khai thực hiện và thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ; Tổ chức thực hiện các Đề án được phê duyệt theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ, dự toán trong Hợp đồng đã ký; đảm bảo sử dụng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước tiết kiệm, có hiệu quả, chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng quy định hiện hành.
2. Đối với Đề án có nhiều đơn vị tham gia thực hiện, đơn vị Chủ trì có trách nhiệm phối hợp và phân công các đơn vị tham gia thực hiện từng nội dung của Đề án. Có trách nhiệm lựa chọn đơn vị tham gia phù hợp với tiêu chí đã cam kết trong Đề án. Nội dung tham gia của doanh nghiệp phải phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Đơn vị Chủ trì cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin trung thực liên quan đến tình hình thực hiện Đề án, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát theo quy định tại Quy chế này; Chấp hành các chế độ kiểm tra, thanh tra của các cấp có thẩm quyền về nguồn kinh phí được hỗ trợ.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi thực hiện xong Đề án, đơn vị tham gia thực hiện Chương trình có trách nhiệm báo cáo kết quả tham gia thực hiện với đơn vị Chủ trì. Đơn vị Chủ trì tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Đề án về Sở Công Thương trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc Đề án.
Điều 18. Khen thưởng - Kỷ luật
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức quản lý, sử dụng và tạo nguồn kinh phí xúc tiến thương mại được xem xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Trong quá trình thực hiện Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh, nếu phát sinh những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 12/2019/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia kèm theo Quyết định 72/2010/QĐ-TTg Ban hành: 26/02/2019 | Cập nhật: 04/03/2019
Nghị định 28/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phát triển ngoại thương Ban hành: 01/03/2018 | Cập nhật: 07/03/2018
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định đặc thù; vô hình trong các cơ quan, đơn vị tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Ban hành: 28/12/2015 | Cập nhật: 04/02/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy định về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của thành phố Hà Nội năm học 2015-2016 và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của thành phố Hà Nội từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 Ban hành: 30/12/2015 | Cập nhật: 19/01/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 31/12/2015 | Cập nhật: 01/02/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về mức trần thù lao công chứng, chi phí chứng thực trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Ban hành: 29/12/2015 | Cập nhật: 15/01/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy chế về quản lý và sử dụng kinh phí xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Ban hành: 29/12/2015 | Cập nhật: 18/01/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND ban hành giá xây dựng mới nhà ở cấp II để thanh toán tiền trưng mua nhà trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Ban hành: 21/12/2015 | Cập nhật: 13/01/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về quy định giá tính thuế tài nguyên thông thường khai thác trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 21/12/2015 | Cập nhật: 12/01/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Bình Định trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập Ban hành: 15/12/2015 | Cập nhật: 08/01/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về xác định Khu vực cấm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Ban hành: 15/12/2015 | Cập nhật: 15/01/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 18/12/2015 | Cập nhật: 08/01/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh Quảng Bình Ban hành: 07/12/2015 | Cập nhật: 08/12/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông Ban hành: 17/12/2015 | Cập nhật: 23/12/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Quy định trình tự, thủ tục xây dựng và công nhận Quy ước của khóm, ấp trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 01/12/2015 | Cập nhật: 09/12/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung vào Danh mục Bảng giá tính lệ phí trước bạ các loại xe ô tô; xe gắn máy hai, ba bánh kèm theo Quyết định 11/2013/QĐ-UBND Ban hành: 03/12/2015 | Cập nhật: 09/12/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành: 23/11/2015 | Cập nhật: 11/12/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy định về tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 16/11/2015 | Cập nhật: 04/01/2016
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ban hành: 12/11/2015 | Cập nhật: 23/11/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Bổ sung giá đất ở tại thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa và xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa vào Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh 05 năm (2015-2019) Ban hành: 08/10/2015 | Cập nhật: 12/10/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 30/10/2015 | Cập nhật: 19/11/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về vay vốn Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam để đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang Ban hành: 17/09/2015 | Cập nhật: 05/10/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 30/09/2015 | Cập nhật: 02/10/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Quyết định 17/2013/QĐ-UBND về chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đã được bổ sung bởi Quyết định 36/2013/QĐ-UBND Ban hành: 30/09/2015 | Cập nhật: 05/10/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành Văn hóa – Xã hội tỉnh Tây Ninh Ban hành: 20/08/2015 | Cập nhật: 01/09/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy định về cước vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 30/09/2015 | Cập nhật: 16/10/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về quy định mức chi phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính cộng vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Quảng Ngãi quản lý Ban hành: 20/08/2015 | Cập nhật: 28/08/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về mức thu lệ phí cấp mới (đăng ký lần đầu tại Việt Nam) giấy đăng ký kèm biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 19/08/2015 | Cập nhật: 03/09/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 24/08/2015 | Cập nhật: 31/08/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định đặc thù; thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình; danh mục và giá quy ước tài sản cố định đặc biệt thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Đồng Tháp Ban hành: 28/08/2015 | Cập nhật: 04/09/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Quy định quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Ban hành: 08/09/2015 | Cập nhật: 18/09/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh Ban hành: 12/08/2015 | Cập nhật: 18/08/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai Ban hành: 01/09/2015 | Cập nhật: 18/09/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa thấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Ban hành: 26/08/2015 | Cập nhật: 10/09/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND quy định thôn, xã đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và vùng bãi ngang để thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 08/07/2015 | Cập nhật: 11/08/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 18/05/2015 | Cập nhật: 22/05/2015
Quyết định 41/2015/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 145/2013/QĐ-UBND và 3655/2013/QĐ-UBND Ban hành: 09/01/2015 | Cập nhật: 18/03/2015
Thông tư 171/2014/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia Ban hành: 14/11/2014 | Cập nhật: 21/11/2014
Quyết định 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia Ban hành: 15/11/2010 | Cập nhật: 23/11/2010