Quyết định 32/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020
Số hiệu: 32/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Nguyễn Tăng Bính
Ngày ban hành: 10/01/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN BÌNH SƠN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ;

Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 04/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt dự án Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn tại Tờ trình số 226/TTr-UBND ngày 29/12/2017 về việc đề nghị phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Bình Sơn, giai đoạn 2017-2020 và Báo cáo giải trình số 624a/BC-UBND ngày 16/12/2017; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Báo cáo kết quả thẩm định số 3632/BC-SNNPTNT ngày 04/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng huyện Bình Sơn đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu, nhiệm vụ

a) Mục tiêu cụ thể:

- Áp dụng các biện pháp quản lý bảo vệ tốt rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có do Nhà nước đầu tư, trồng mới và chăm sóc rừng tập trung để đến năm 2020 duy trì và tạo lập nhằm đạt được 9.231,09 ha rừng (tăng 2.874,99 ha) và 720 ha rừng trồng chưa thành rừng trong quy hoạch lâm nghiệp, nâng độ che phủ của rừng trên toàn huyện đạt 35%.

- Hàng năm trồng và chăm sóc rừng tập trung khoảng 1.941,92 ha, khai thác khoảng 1.761,92 m3 gỗ rừng tập trung; chế biến 1.797 m3 gỗ xây dựng, 3.594 m3 gỗ dân dụng, 174.325 tấn nguyên liệu dăm gỗ xuất khẩu, nhằm đa dạng sản phẩm và giá trị hàng hóa lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện.

- Xã hội hóa nghề rừng, thu hút lao động nông thôn, miền núi, trung du tham gia trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, chế biến lâm sản, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Hàng năm tạo việc làm cho khoảng 4.398 lao động tham gia nghề rừng (chưa tính đến lao động khai thác và chế biến lâm sản).

- Nâng cao dân trí và đời sống nhân dân, giảm thiểu các tệ nạn xã hội góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện.

- Xây dựng các đai rừng, tuyến rừng phòng hộ, vừa có tác dụng phòng hộ cảnh quan môi trường vừa có tác dụng làm lá chắn phòng thủ góp phần vào việc bảo đảm an ninh, quốc phòng.

b) Nhiệm vụ chủ yếu:

- Quản lý bảo vệ rừng 36.924,36 lượt ha, bình quân 9.231,09 ha/năm.

- Phát triển rừng:

+ Trồng mới 720 ha, bình quân 180 ha/năm.

+ Trồng lại sau khai thác 7.047,69 ha, bình quân 1.761,92 ha/năm.

2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

a) Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 9.951,09 ha.

- Đất có rừng: 9.231,09 ha.

+ Rừng tự nhiên: 1.235,54 ha.

+ Rừng trồng: 7.995,55 ha.

- Đất chưa có rừng: 720 ha (Đất đã trồng rừng chưa thành rừng).

b) Quy hoạch khối lượng bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020:

- Bảo vệ rừng: Diện tích bảo vệ rừng giai đoạn 2017-2020 là 36.924,36 lượt ha, bình quân 9.231,09 lượt ha/năm. Trong đó: Rừng phòng hộ 2.135,22 ha, rừng sản xuất 7.095,87 ha.

- Trồng và chăm sóc rừng tập trung: Diện tích quy hoạch: 7.767,69 ha (trồng mới 720,00 ha, trồng lại sau khai thác 7.047,69 ha). Bình quân giai đoạn 2017-2020 là 1.941,92 ha/năm.

- Khai thác rừng:

+ Khai thác gỗ rừng trồng tập trung trong quy hoạch đất lâm nghiệp trong cả giai đoạn: Diện tích 7.047,69 ha (bình quân mỗi năm khai thác 1.761,92 ha), sản lượng 718.864 m3 (bình quân 179.716 m3/năm).

+ Khai thác củi: Tổng sản lượng là 84.572 ster (bình quân 21.143 ster/năm).

- Chế biến gỗ: Gỗ xây dựng 7.189 m3 (bình quân 1.797 m3/năm), đồ mộc dân dụng 14.377 m3 (bình quân 3.594 m3/năm), dăm gỗ và nguyên liệu bột giấy: 697.298 tấn (bình quân 174.325 tấn/năm).

- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp:

Khối lượng đầu tư cơ sở hạ tầng lâm sinh phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc rừng trồng bao gồm: Mở mới đường lâm nghiệp 14,4 km, sửa chữa đường lâm nghiệp 14,1 km, xây dựng đường ranh cản lửa 14,4 km, xây dựng bảng quy ước bảo vệ rừng 04 bảng, xây dựng trạm bảo vệ rừng 01 trạm.

3. Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn

Khái toán tổng vốn đầu tư: 375.133 triệu đồng. Trong đó:

a) Khái toán vốn đầu tư theo hạng mục và chức năng 3 loại rừng:

Hạng mục đầu tư

Tổng

Phân theo 3 loại rừng

Phòng hộ

Sản xuất

TỔNG

375.132,8

24.260,0

350.872,9

1. Quản lý bảo vệ rừng

41.355,3

9.565,8

31.789,5

2. Phát triển rừng

314.591,4

10.799,3

303.792,1

3. Hỗ trợ chương trình trồng rừng SX

9.001,2

 

9.001,2

4. Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

10.184,8

3.894,8

6.290,0

b) Vốn đầu tư theo nguồn vốn:

- Vốn ngân sách 67.253 triệu đồng, chiếm 17,9 % trong cơ cấu vốn.

Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất, giao rừng và xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.

+ Vốn ngân sách Trung ương: 65.813 triệu đồng.

+ Vốn ngân sách tỉnh, huyện: 1.440 triệu đồng.

- Vốn vay tín dụng: 91.138 triệu đồng, chiếm 24,3 % trong cơ cấu vốn. Chủ yếu vốn cho các chủ hộ vay tín dụng để phát triển rừng sản xuất.

- Vốn tự đầu tư: 216.742 triệu đồng, chiếm 57,8 % trong cơ cấu vốn.

4. Các giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất:

- Thực hiện tốt phân cấp quản lý rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Ở cấp huyện nâng cao năng lực của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tham mưu cho UBND huyện về quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, bổ sung biên chế cán bộ có chuyên môn lâm nghiệp thực hiện chuyên trách về quản lý lâm nghiệp, cấp xã ở những xã có diện tích đất lâm nghiệp lớn cần kiện toàn Ban lâm nghiệp xã giúp cho UBND xã thực hiện các chức năng về quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.

b) Giải pháp về quản lý bảo vệ và phát triển rừng:

- Công tác quản lý bảo vệ rừng:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng. Thực thi nghiêm túc, triệt để và kịp thời các quy định thưởng phạt trong công tác quản lý bảo vệ rừng nhằm động viên khích lệ người dân tham gia và kịp thời răn đe, ngăn chặn những hành vi phá hoại rừng.

+ Đối với rừng tự nhiên đã giao cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư quản lý: Cần thường xuyên đôn đốc tổ chức tuần tra bảo vệ, truy quét vào các thời gian cao điểm, khu vực nhạy cảm dễ bị tác động, tuyên truyền phòng chống cháy rừng.

+ Hạt Kiểm lâm huyện Bình Sơn có trách nhiệm bố trí, phân công Kiểm lâm địa bàn phối hợp với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đng dân cư được giao rừng để tổ chức bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát các chủ rừng trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.

+ Ủy ban nhân dân các xã tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, công an xã htrợ chủ rừng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương, bảo vệ diện tích rừng do UBND xã đang quản lý

- Giải pháp về phát triển rừng:

+ Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tranh thủ sự quan tâm các sở, ngành giúp huyện tiếp cận đầu tư vào lâm nghiệp của các tổ chức Quốc tế, các thành phần kinh tế.

+ Đối với đầu tư phát triển rừng phòng hộ khuyến khích người dân trồng xen các loài cây bản địa, cây gỗ lớn lâu năm nhằm phát triển hệ sinh thái đa dạng, tạo ra những khu rừng nhiều tầng tán. Đồng thời quản lý khai thác rừng trồng theo Quy chế rừng phòng hộ.

+ Đối với rừng trồng sản xuất nhằm gia tăng giá trị gỗ khai thác từ rừng trồng thực hiện chuyển hóa rừng trồng hiện có và trồng rừng thâm canh gỗ lớn, rừng được cấp chứng chỉ (FSC), đng thời tạo cơ chế thuận lợi và hấp dẫn để thu hút khuyến khích các tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang, các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững.

c) Giải pháp về khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm

- Giải pháp về khoa học và công nghệ:

+ Giai đoạn 2018 - 2020 cần tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thông tin vào công tác quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quản lý và dự báo cháy rừng, phòng chng sâu bệnh hại trên phạm vi toàn huyện.

+ ng dụng công nghệ vào sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy mô, giâm hom hoặc bằng hạt được tuyển chọn đảm bảo chất lượng tt phục vụ cho công tác trng rừng. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nguồn giống, chất lượng giống trên địa bàn huyện.

+ Cải tiến thiết bị, công nghệ chế biến lâm sản phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao chất lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Giải pháp về giáo dục đào tạo và khuyến lâm:

+ Chuẩn hóa và quy hoạch đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý lâm nghiệp các cấp đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, công nghệ tin học,... nhất là ở cơ sở như Hạt Kiểm lâm.

+ Xây dựng hệ thống khuyến lâm cấp huyện để tổ chức các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức, kỹ năng lâm nghiệp cho người dân, cán bộ lâm nghiệp xã, chủ trang trại. Có chế độ đãi ngộ về việc bố trí cán bộ lâm nghiệp về công tác tại các địa bàn vùng sâu vùng xa.

d) Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách:

- Chính sách đất đai:

+ Tiếp tục thúc công tác giao đất, giao rừng còn phát sinh gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, tập thể, cộng đồng, hộ gia đình sử dụng cho mục đích lâm nghiệp lâu dài ổn định.

+ Tiến hành rà soát việc giao đất sử dụng không đúng mục đích, không sử dụng trong thời hạn 24 tháng liền hoặc sử dụng kém hiệu quả để thu hồi và cân đi sử dụng đất hợp lý, công bng.

- Chính sách quản lý rừng:

Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư được giao rừng hoặc nhận khoán bảo vệ rừng được hưởng lợi theo Chính sách của Nhà nước tại Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ; Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất; Nghị định 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về quản lý bảo vệ và phát triển rừng ứng phó với biến đổi khí hậu; Nghị định số 75/2015/NĐCP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 và các quy định hiện hành của UBND tỉnh Quảng Ngãi, nhằm tạo điều kiện để người dân có thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, động viên, khuyến khích người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng

- Chính sách đầu tư:

+ Tập trung đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước cho bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình chống biến đổi khí hậu và sa mạc hóa... Tăng cường vốn tín dụng cho vay trồng rừng thương mại với lãi suất hợp lý và có chính sách thông thoáng, điều kiện và thủ tục cho vay dễ dàng, suất đầu tư phù hợp theo từng loài cây trồng và sản phẩm.

+ Hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ rừng (FSC) theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Chính phủ nhằm nâng cao ý thức của người dân, đồng thời cần chú trọng phát triển rừng gỗ lớn nhằm tăng giá trị của rừng sản xuất.

+ Tạo cơ chế thuận lợi và hấp dẫn để thu hút khuyến khích các tổ chức kinh tế Nhà nước, các đơn vị vũ trang, các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp. Ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, liên danh liên kết, bao tiêu sản phẩm cho người dân nhằm thúc đẩy cùng phát triển.

e) Giải pháp về vốn:

- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần xây dựng các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển rừng sản xuất theo quy định của Chính phủ, tranh thủ sự giúp đỡ của tnh tiếp cận các nguồn vốn theo Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Nguồn vốn ngân sách cấp cần cấp đúng, cấp đủ theo tiến độ của giai đoạn để đảm bảo cho việc đầu tư bảo vệ và phát triển rừng nhằm đảm bảo cuối kỳ quy hoạch diện tích rừng được nâng lên đạt độ che phủ là 35%.

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020 ngoài nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho rừng sản xuất, cần tăng cường tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân tự đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng sản xuất (tự đầu tư trồng rừng gỗ lớn, tự đầu tư cấp chứng chỉ rừng) để có nguồn lực tài chính thực hiện tốt khối lượng các hạng mục đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế của nhân dân trên địa bàn huyện như đã đề ra trong quy hoạch.

5. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên

- Lập dự án đầu tư hỗ trợ phát triển rừng sản xuất huyện Bình Sơn, giai đoạn 2018- 2020 theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Lập dự án hỗ trợ đầu tư Bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên, giai đoạn 2018- 2020 theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Căn cứ Điều 1 của Quyết định này, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn tổ chức công bố quy hoạch, bàn giao sản phẩm quy hoạch và thực hiện Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Hạt Kiểm lâm huyện B
ình Sơn;
- VPUB: PCVP(NL), CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TNak26.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tăng Bính

 

 





Quyết định 49/2016/QĐ-TTg Quy chế quản lý rừng sản xuất Ban hành: 01/11/2016 | Cập nhật: 04/11/2016

Quyết định 17/2015/QĐ-TTg về Quy chế quản lý rừng phòng hộ Ban hành: 09/06/2015 | Cập nhật: 10/06/2015