Quyết định 3184/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh thành phố Cần Thơ đến năm 2030
Số hiệu: 3184/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Đào Anh Dũng
Ngày ban hành: 05/12/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3184/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 05 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ HỆ THỐNG CÂY XANH THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;

 Căn cứ Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Công văn số 184/HTKT-MT của Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng ngày 07 tháng 6 năm 2013 về việc ý kiến về quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh đô thị thành phố Cần Thơ đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2445/TTr-SXD ngày 20 tháng 11 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh thành phố Cần Thơ đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên đồ án:

Quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh thành phố Cần Thơ đến năm 2030.

2. Phạm vi lập quy hoạch:

- Phạm vi quy hoạch: Nghiên cứu cây xanh trên toàn thành phố Cần Thơ với diện tích khoảng 1.400 km2, quy mô dân số toàn đô thị dự kiến đến năm 2030 đạt khoảng 2 triệu người, dân số khu vực nội thị dự kiến đạt khoảng 1,6 triệu người; và có xem xét đến các yếu tố cây xanh ở các vùng phụ cận liên quan đến thành phố Cần Thơ.

3. Quan điểm quy hoạch:

- Phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2030; Quy hoạch chung thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành khác có liên quan đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Quy hoạch hướng tới tiếp cận với các mô hình xây dựng hệ thống cây xanh đô thị của các nước tiên tiến trên thế giới; đồng thời phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng.

4. Mục tiêu quy hoạch:

- Cụ thể hóa định hướng phát triển cây xanh thành phố Cần Thơ trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

- Làm cơ sở cho việc lập các chương trình, dự án đầu tư, kế hoạch phát triển và quản lý về cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

5. Nội dung quy hoạch:

a) Chỉ tiêu quy hoạch cây xanh thành phố Cần Thơ

- Khu vực đô thị gồm các đô thị: Ninh Kiều (quận Ninh Kiều) - Bình Thủy (quận Bình Thủy), Cái Răng (quận Cái Răng), Trà Nóc (quận Bình Thủy), Ô Môn (quận Ô Môn), Thốt Nốt (quận Thốt Nốt) và đô thị sinh thái Phong Điền (huyện Phong Điền).

+ Chỉ tiêu cây xanh sử dụng công cộng đến năm 2020: 10m2/người; đến năm 2030: 12m2/người.

+ Chỉ tiêu cây xanh đường phố đến năm 2020: 1,9m2/người; đến năm 2030: 2,2 m2/người.

+ Tổng nhu cầu sử dụng đất cây xanh nội thành đến năm 2020: Khoảng 1.321 ha, đến năm 2030: Khoảng 2.158,4 ha.

- Khu vực ngoại thành: Gồm các thị trấn Thới Lai (huyện Thới Lai), Vĩnh Thạnh, Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh), Cờ Đỏ (huyện Cờ Đỏ).

+ Chỉ tiêu cây xanh công cộng đến năm 2020: 9m2/người; đến năm 2030: 11m2/người.

+ Chỉ tiêu cây xanh đường phố đến năm 2020: 2,0m2/người; đến năm 2030: 2,3m2/người.

+ Tổng nhu cầu sử dụng đất cây xanh ngoại thành đến năm 2020: Khoảng 78 ha, đến năm 2030: Khoảng 106,4 ha.

b) Định hướng phát triển không gian xanh thành phố Cần Thơ

- Định hướng phát triển vùng cây xanh cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở.

+ Hệ thống vùng cây xanh cảnh quan:

Cây xanh dọc tuyến giao thông chính “trục xương sống đô thị”, cây xanh cảnh quan vườn cây ăn trái ở huyện Phong Điền; các mảng cây xanh công viên trong các khu đô thị Ô Môn - Thốt Nốt được liên kết với công viên sông Hậu; mảng xanh cảnh quan trên các cù lao dọc sông Hậu tạo điểm nhấn đô thị xanh đặc trưng của vùng sông nước để phục vụ khai thác dịch vụ du lịch giải trí.

+ Công viên chuyên đề:

Công viên sông Hậu, diện tích khoảng 3.700 ha, nằm dọc bờ sông Hậu. Chức năng là công viên chuyên đề cấp vùng, bao gồm nghiên cứu khoa học, nông nghiệp công nghệ cao, diện tích mặt nước, thể dục thể thao và vui chơi giải trí cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Công viên tuyến:

Công viên tuyến: Được phân bố dọc “trục xương sống đô thị”, diện tích khoảng 4.000 ha, tạo dấu ấn cảnh quan chính cho đô thị, là không gian kết nối giữa khu vực phát triển đô thị và cảnh quan không gian mở. Chức năng chính là khu công viên công cộng năng động, thiết thực với các hoạt động như các sân golf, khu bãi cỏ, vườn hoa, khu nghỉ ngơi công cộng, sân chơi nước cho trẻ em và nhiều sân chơi giải trí khác.

+ Không gian mở:

Giữ lại kênh rạch, hồ, tạo các vùng khả năng ngập nước. Mạng lưới công viên công cộng tập trung kết hợp khu xử lý nước.

- Định hướng phát triển vùng cây xanh cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở các khu đô thị.

+ Khu đô thị truyền thống Ninh Kiều (quận Ninh Kiều) - Bình Thủy (quận Bình Thủy):

□ Nâng cấp, cải tạo các công viên hiện có.

□ Bảo tồn, chăm sóc các tuyến cây xanh đường phố lâu năm có sẵn.

Hình thành khu vực cây xanh tập trung lớn, không gian công cộng xanh, nơi tụ hội các hoạt động năng động thiết thực như khu bãi cỏ, vườn hoa, khu nghỉ ngơi công cộng, sân chơi nước cho trẻ em và nhiều hoạt động thể dục thể thao, sân chơi khác (cầu lông, bóng đá, v.v...).

□ Phát triển khu vực công viên cây xanh cảnh quan lớn, tạo hồ tích/thoát nước mặt, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khu vực trung tâm hiện hữu với khu vực phát triển mới về phía Bắc.

□ Hình thành dải công viên nối kết mảng xanh của khu đô thị và khu vực cảnh quan bảo tồn vườn cây ăn trái Phong Điền (huyện Phong Điền)

□ Sử dụng mặt tiền sông Hậu đoạn cồn Cái Khế để xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, công viên văn hóa - giải trí.

+ Khu đô thị Cái Răng (quận Cái Răng):

□ Tạo dải đi bộ chạy dọc ven sông Cần Thơ.

□ Phát triển các tuyến cây xanh cảnh quan dọc các kênh, rạch tự nhiên kết nối công viên tuyến với bờ sông Cần Thơ, quản lý không gian mở tạo bản sắc khu đô thị, hồ điều hòa.

+ Khu đô thị Trà Nóc (quận Bình Thủy):

□ Hình thành tuyến công viên cây xanh bao quanh các hồ điều hòa.

□ Hình thành không gian xanh mở lớn để cách ly giữa khu vực dân dụng và công nghiệp, đồng thời gắn kết khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao phía Bắc.

+ Khu đô thị sinh thái Phong Điền (huyện Phong Điền):

□ Phát triển không gian sinh thái gắn thiên nhiên sông, rạch, vườn cây ăn trái, vùng lá phổi xanh, cảnh quan đặc trưng của thành phố Cần Thơ.

+ Khu đô thị mới Ô Môn (quận Ô Môn):

□ Hình thành công viên chuyên đề sông Hậu.

□ Hình thành tuyến công viên phía Bắc, cửa ngõ tới công viên chuyên đề sông Hậu; tuyến công viên phía Đông xác định giới hạn sự đô thị hóa của khu đô thị Ô Môn.

+ Khu đô thị Thốt Nốt (quận Thốt Nốt):

□ Phát triển các khu vực nông nghiệp dọc bờ sông Hậu có địa hình trung bình (không đủ cao để phát triển đô thị) có tiềm năng cảnh quan thành không gian xanh.

□ Các cù lao trên sông Hậu, giữ nguyên trạng thái tự nhiên.

□ Hình thành một mạng lưới kết nối cây xanh mặt nước chạy xuyên vào đô thị; khu vực xanh rộng lớn, các vườn cây ăn trái, gắn kết với dải công viên chạy dọc thành phố với công viên chuyên đề sông Hậu phía Nam khu đô thị và cù lao Tân Lộc.

□ Khu hồ chuyên dụng, khu dự trữ phát triển và hệ thống cây xanh cách ly, là không gian đệm, cách ly giữa khu vực phát triển công nghiệp và khu vực dân dụng của khu đô thị.

+ Các đô thị thuộc huyện ngoại thành:

□ Thị trấn Cờ Đỏ (huyện Cờ Đỏ): Các không gian ở nhà vườn, bám theo các tuyến giao thông thủy bộ hướng tâm và các đường vành đai. Không gian cảnh quan bao gồm hệ thống kênh rạch, các công viên vành đai và các mảng xanh nông nghiệp xen lẫn vành đai đô thị.

□ Thị trấn Thới Lai (huyện Thới Lai): Công viên cây xanh cảnh quan được bố trí gắn liền với cảnh quan vườn cây ăn trái. Các khu ở cũ chỉnh trang cải tạo, các khu ở mới theo dạng nhà vườn sinh thái, bố trí ở các đường vành đại phía nam, theo các tuyến giao thông thủy bộ.

□ Thị trấn Thạnh An, Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh): Các khu ở nhà vườn phân bố dọc theo tuyến quốc lộ 80 và kênh Cái Sắn.

- Định hướng phát triển hệ thống cây xanh đường phố

+ Trục cây xanh chủ đạo:

□ Được quy hoạch theo trục xương sống đô thị, theo hướng Nam - Bắc, từ khu đô thị công nghiệp Cái Răng (quận Cái Răng) đến khu đô thị công nghiệp Thốt Nốt (quận Thốt Nốt). Tạo điểm nhấn cây xanh, cảnh quan đặc trưng kết nối các trung tâm đô thị của thành phố Cần Thơ, cây xanh được trồng kết hợp các công trình hạ tầng kỹ thuật với các công trình khác dọc tuyến trong đô thị nhằm tạo dựng chuỗi lá phổi xanh điều hòa nhiệt độ, khí thải, khói bụi, lượng mưa...do vận hành đô thị và thích ứng phó biến đổi khi hậu.

□ Trục đô thị phía Bắc: Đoạn giao thông đi qua khu vực cảnh quan phía bắc giữa quận Thốt Nốt và quận Ô Môn. Trồng các cây phát triển nhanh dọc các tuyến giao thông.

□ Trục đô thị phía Nam: Đoạn trục đô thị phía Nam đi qua khu vực cảnh quan (giữa quận Ô Môn và quận Ninh Kiều). Kết hợp trồng các loại cây theo những cụm lớn. Chọn các loại cây xanh bóng có tán lớn là đặc trưng của đô thị quận Ô Môn.

+ Cải tạo hệ thống cây xanh đường phố hiện có:

□ Các đường phố cũ, có hình thành cây xanh lâu năm và phát triển tốt: Tiếp tục chăm sóc và củng cố.

□ Các đường phố cũ, không có cây xanh bóng mát: Có thể trồng cây bóng mát, trường hợp thiếu quỹ đất để cây phát triển thì áp dụng các giải pháp trồng cây trang trí trên cao như chậu hoa, giàn hoa, để tạo bóng mát, tạo cảnh quan cho đường phố.

+ Hệ thống cây xanh cho các tuyến đường phố mới:

□ Các đường phố mới, chưa có hoặc có cây xanh nhỏ chưa trưởng thành: Tiến hành việc trồng và chăm sóc với phương án chọn lựa kết hợp cây xanh bóng mát với các thảm cỏ trang trí để tăng khả năng thấm thoát nước mưa.

□ Các đường phố đang quy hoạch, chuẩn bị xây dựng: Quy hoạch và thiết kế cây xanh đường phố tổng thể và toàn diện; ngoài ra các đoạn tuyến cao tốc qua thành phố, các tuyến quốc lộ đoạn ngoài đô thị có hành lang tuyến rộng, phân kỳ đầu tư nhiều giai đoạn, bố trí trồng cây xanh bóng mát dọc hành lang cách ly, dải đất dự phòng; nghiên cứu trồng các loại cây lấy gỗ.

□ Ngoài ra các dự án cơ sở hạ tầng như cầu vượt, cầu đi bộ: Lồng ghép cây xanh trang trí để tạo bóng mát và cảnh quan.

- Định hướng phát triển cây xanh sử dụng hạn chế, chuyên dùng trong đô thị.

+ Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị: Được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, khu đất ở có mật độ xây dựng thấp, khu đất ở có mật độ xây dựng cao và các công trình công cộng khác do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.

+ Cây xanh chuyên dụng trong đô thị: Được ươm trong vườn ươm; cây trồng mục đích cách ly nhằm đảm bảo an toàn hay hạn chế ô nhiễm (cách ly đường giao thông, hành lang lưới điện, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu xử lý chất thải rắn....).

+ Nguyên tắc chung:

Cây trồng phải đáp ứng các quy định hiện hành về cây xanh và chủng loại; Chỉ tiêu về diện tích cây xanh phải được quy định cụ thể trên tổng diện tích khu đất được lập quy hoạch hoặc trong phương án bố trí tổng mặt bằng của dự án.

□ Đối với cây xanh sử dụng hạn chế: Cơ quan tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn chủng loại cây trồng trong khuôn viên đất do mình quản lý.

□  Đối với cây xanh chuyên dụng (cây trồng mục đích cách ly): Phải đáp ứng mục đích cải thiện không khí, ngăn cản bụi, tiếng ồn của nhà máy, xí nghiệp.

c) Lựa chọn cây trồng thích hợp cho thành phố

- Nguyên tắc lựa chọn cây xanh:

+ Cây xanh phải hài hòa với hình thức công trình kiến trúc xung quanh, phù hợp với chức năng công trình.

+ Trồng cây xanh phù hợp với điều kiện hạ tầng: Cây có tán rộng cho vỉa hè rộng và cây thon hẹp chiều cao vừa phải cho vỉa hè nhỏ.

+ Ưu tiên chọn các loại cây xanh bản địa, khai thác nghiên cứu nhập khẩu những loại cây ở các địa phương, các nước khác trên cơ sở thử nghiệm phù hợp.

+ Ưu tiên cây xanh có tán dày, tán đẹp, lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp và có tỷ lệ thời gian rụng lá thấp; cây có rễ cọc, rễ mọc chìm, thân to khỏe, tuổi thọ lâu năm

+ Cây xanh có khả năng phát triển trong môi trường khắc nghiệt của đô thị, không đòi hỏi chăm sóc nhiều, thường xuyên và cầu kỳ tốn kém. Chịu được môi trường ô nhiễm, chịu được tác động thường xuyên của con người; an toàn, không dễ gãy đỗ, cành mềm dẻo.

+ Cây xanh ít sâu bệnh, không độc hại, không có gai nhọn, không có mùi hắc, không có mùi thơm thu hút côn trùng, không trồng cây ăn quả.

+ Cây xanh có khả năng hấp thụ khí độc, khả năng ngăn bụi, ngăn ồn cao.

- Hình thức trồng cây:

+ Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định phụ thuộc vào việc phân loại cây, cụ thể: cây tiểu mộc (chiều cao khi trưởng thành ≤10m): từ 4 đến 8m; cây trung mộc (chiều cao khi trưởng thành >10m đến ≤ 15m): từ 8m đến 12 m; cây đại mộc (chiều cao khi trưởng thành >15m): từ 12m đến 15m; hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường.

+ Khoảng cách tối thiểu các cây được trồng từ mép lề đường từ 0,6m đến 1m căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây.

+ Cây xanh bóng mát được trồng cách góc phố 5m đến 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất; các loại cây trồng được trồng tại khu vực giao lộ phải đảm bảo không gây ảnh hưởng giao thông và tầm nhìn giao thông.

+ Cây trồng trên đường phải cách các trụ cấp nước cứu hỏa 2m; cách trụ điện và miệng hố ga tối thiểu 2m, cách giao lộ 5m, cách đầu dải phân cách 3m, cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1m đến 2m. Vị trí trồng cây bố trí theo đường ranh giới giữa hai nhà.

+ Đối với các tuyến đường có chiều rộng vỉa hè >5m nên trồng các loài cây đại mộc hoặc trung mộc; có chiều rộng vỉa hè từ 3m đến 5m nên trồng các loài cây trung mộc hoặc tiểu mộc; có chiều rộng vỉa hè hẹp <3m, đường cải tạo bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có.

+ Đối với dải phân cách có bề rộng <2m chỉ trồng cỏ, cây bụi thấp, cây tạo hình hoặc các loại cây trang trí khác có chiều cao dưới 1,5m; bề rộng ≥2m có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao phân cành từ 5m trở lên. Bề rộng của tán, nhánh cây không rộng hơn bề rộng của dải phân cách; trồng cách điểm đầu dải phân cách, đoạn qua lại giữa hai dải phân cách khoảng 3m đến 5m để đảm bảo an toàn giao thông.

+ Cây xanh đường phố và các dải cây xanh phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều loại cây trên 1 tuyến phố. Trồng từ 1 - 2 loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài dưới 2km. Trồng từ 1 - 3 loại cây đối với các tuyến đường, phố có chiều dài từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường.

+ Chỉ nên trồng 1 - 2 loại cây trên một tuyến phố để tạo nét đặc trưng từng tuyến. Ở những nơi trồng hai hàng cây, nên chọn nhiều tầng cao thấp, màu sắc lá hoa tương phản bổ sung cho nhau, kết hợp cây bụi và thảm cỏ, thảm lá màu.

- Lựa chọn cây trồng:

+ Việc lựa chọn cụ thể các loại cây đô thị phải phù hợp điều kiện khí hậu, môi trường và các quy định khác của Tiêu chuẩn, Quy chuẩn có liên quan.

+ Không trồng các cây thuộc Danh mục cây cấm trồng được quy định tại Quyết định số 3263/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc ban hành Danh mục cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trong các đô thị thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ.

+ Danh mục các loại cây trồng cho các khu vực chức năng xây dựng đô thị (đường phố, khu ở, công viên, công trình) (đính kèm Phụ lục 1).

+ Danh mục các loại cây cảnh, khóm, bụi (trồng ở công viên vườn hoa, dải phân cách, cảnh quan công trình) (đính kèm Phụ lục 2).

+ Danh mục cây trồng ven sông, kênh rạch giảm thiểu nguy cơ sạt lở (đính kèm Phụ lục 3).

+ Danh mục cây khuyến khích trồng tại các trục cây xanh chủ đạo, cây xanh đường phố và các công trình (đính kèm Phụ lục 4).

+ Danh mục các cây xanh sử dụng hạn chế, chuyên dụng trong đô thị (đính kèm Phụ lục 5).

d) Quy hoạch hệ thống vườn ươm

Vườn ươm được bố trí vào vùng phát triển đất nông nghiệp chưa được sử dụng thuộc khu đô thị Cái Răng (quận Cái Răng) và Thốt Nốt (quận Thốt nốt), với diện tích khoảng 120 ha.

6. Phân kỳ đầu tư

a) Giai đoạn 2018-2025

- Trồng, thiết kế cây xanh cảnh quan đường nối quốc lộ 91, quốc lộ Nam sông Hậu.

- Hình thành tuyến công viên Cần Thơ và xác định ranh giới tuyến công viên Cần Thơ.

- Triển khai giai đoạn 1 của công viên sông Hậu, Cù lao Tân Lộc.

- Nâng cao, hoàn thiện hệ thống cây xanh cảnh quan các khu du lịch sinh thái: Cồn Ấu, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc, vườn cây ăn trái huyện Phong Điền.

- Nâng cao năng lực quản lý, nâng cao nhận thức cộng đồng bằng Chương trình kiểm soát bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn nước.

- Hoàn thành vườn ươm 70ha phía bắc quận Thốt Nốt

- Hoàn thiện việc cải tạo, đầu tư mới cây xanh dọc trục xương sống đô thị: Giữa khu vực Ô Môn (quận Ô Môn) và khu vực Trà Nóc (quận Bình Thủy).

b) Giai đoạn 2025-2030

- Hoàn thiện việc đầu tư xây dựng hình thành công viên sông Hậu.

- Hoàn thành 50 ha vườn ươm quận Cái Răng, gần quốc lộ 1A.

- Hoàn thiện việc cải tạo, đầu tư mới cây xanh dọc trục xương sống đô thị: Giữa khu vực Thốt Nốt (quận Thốt Nốt) và khu vực Ô Môn (quận Ô Môn); giữa khu vực Trà Nóc (quận Bình Thủy) và khu vực Cái Răng (quận Cái Răng).

c) Nguồn vốn đầu tư

- Vốn ngân sách nhà nước;

- Các nguồn viện trợ, đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước, vốn xã hội hóa.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan triển khai thực hiện các công việc sau:

- Công bố công khai Quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh thành phố Cần Thơ đến năm 2030 này để các tổ chức, cá nhân có liên quan biết và thực hiện các nội dung của đồ án quy hoạch theo các quy định hiện hành.

- Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư theo từng giai đoạn phát triển đô thị.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Anh Dũng

 

PHỤ LỤC I

(Đính kèm Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Danh mục các loại cây trồng lựa chọn cho các khu vực chức năng xây dựng đô thị

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Đặc điểm tán

Thổ nhưỡng

Chiều cao (m)

Đường kính thân (cm)

Nơi trồng

Đường phố

Khu ở

Công viên

Công trình

1

Bụt mọc

Taxodium distichum Rich

Tán trứng nhọn, trơ cành mùa đông

Đất ẩm, xốp ven hồ, ao

10-15

50-70

 

X

X

X

2

Móng bò tím

Banhinia purpureaes Linn

Tán tròn rủ không đều

Đất cát pha, đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt; Ưa đất cát pha, đất xốp cao ráo

8-10

10-20

X

X

X

X

3

Bàng Đài Loan (bàng lá nhỏ)

Terminalia molineti

Tán tự do, trứng thuỗn, trơ cành

Đất màu mỡ, tơi xốp, thoát nước tốt.

20-30

60-80

X

X

X

X

4

Bằng lăng

Lagerstroemia flosreginae Retz

Tán hình trứng rộng, dầy, xanh thẫm

Đất mặt tơi xốp, đất mùn thoát nước tốt, nếu đất có độ pH thấp phải bón vôi thêm

12-18

20-40

X

X

X

X

5

Cau bụi

Archontophoenix alexandrae

 

Đất đen, ẩm

1,5-2,5

 

X

X

X

X

6

Cau vua

Roystonea regia

 

Đất thoát nước tốt

8-15

40-60

 

X

X

X

7

Dầu rái

Dipterocarpus

Tán hình tháp, dày

Ưa đất ẩm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình

50-70

70-80

X

X

X

X

8

Dái ngựa

Swietenia mahogani Jacq

Tán hình trứng.

Đất phù sa thoát nước

15-20

20-30

 

 

X

 

9

Đa búp đỏ

Ficus elastica Roxb

 

Đất thịt pha cát

30-40

 

 

X

X

X

10

Đa bồ đề

Ficus religiosa Linn

Tán hình trứng tròn

 

30-40

80-100

 

X

X

X

11

Gõ nước

Intsia bijuga

Tán rộng

Ven sông rạch

20-25

50-80

X

X

X

X

12

Gáo vàng

Nauclea orientalis

Tán tròn

Ven sông rạch, đầm lầy.

15-25

 

 

X

X

X

13

Giáng hương

Pterocarpus pedatus pierre

Tán tròn rộng

Đất cát pha, tầng đất sâu dày

25-30

70-100

X

X

X

X

14

Hoàng hậu đỏ

Erythrina crista-galli

Tán tròn

Đất thịt pha, sét pha

10-20

40-60

 

X

X

X

15

Hoàng lan

Michelia champaca Linn

Tán hình tháp

Ưa đất thịt pha cát. Đất cao ráo, thoát nước

15-20

30-50

X

X

X

X

16

Liễu

Salyx babylonica Linn

Tán rủ không đều, thưa, có lúc trơ cành

Ưa đất mầu mỡ, hướng nước

7-10

20-30

 

X

X

X

17

Lộc vừng

Barringtoria racemosa Roxb

Tán tròn nấm

Đất thịt pha cát

10-12

60-80

 

X

X

X

18

Long não

Cinnamomum camphora Nees et Ebern

Tán hơi tròn xanh quanh năm

Đất ph=6-7, đất thịt đỏ vàng

15-20

50-80

X

X

X

X

19

Lan tua

Cananga odorata hook

Tán hình thuỗn, xanh quanh năm

Đất thịt pha cát, pH vừa phải

15-20

40-60

X

X

X

X

20

Lim xẹt

Peltophorum tonkinensis

Tán hình tròn

Ưa đất sét, thịt pha cát

8-10

30-50

X

X

X

 

21

Muồng ràng ràng

Adenanthera microsperma Tijm et Binn

Tán xòe

Không kén đất, ưa những nơi ẩm, đất pha cát.

15-20

40-80

X

X

X

 

22

Muồng hoàng yến (Hoàng hậu)

Cassia fistula

Tán hình ô tròn tỏa rộng tự nhiên

Đất thịt pha cát pha - xốp

10-15

50-70

X

X

X

 

23

Muồng hoa đào

Cassia nodosa Linn

Tán tròn

Đất thịt pha cát pha - xốp

 

60-70

X

X

X

 

24

Muồng đen

Cassia siamea Lamk

Tán tròn không đều

Ưa đất pha cát cao ráo

10-12

50-60

X

X

X

 

25

Ngọc lan

Michelia alba de

Tán tự do

Đất thịt pha cát cao ráo, xốp

15-20

40-60

X

X

X

X

26

Nhạc ngựa

Swietenia macrophylla

Tán hình chóp

Ven sông rạch

18-20

40-50

X

 

X

 

27

Sưa

Dalbergia odorifera

Tán thuỗn hẹp, thưa thoáng

Ưa đất cát pha

8-10

30-40

X

X

X

X

28

Sữa, Mò cua

Alstonia scholaris

Tán tròn

Dễ phát triển, phù hợp nhiều điều kiện khác nhau

10-20

30-40

 

 

X

X

29

Tràm bông đỏ

Callistemon citrinus

Tán rủ

Đất thịt pha, sét pha

6-12

25-35

 

X

X

X

 

PHỤ LỤC II

(Đính kèm Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Danh mục lựa chọn cây cảnh, khóm, bụi

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

 Lài trâu

Ervatarnia Divaricata

16

Chuỗi ngọc

Duranta erecta

2

Cô tòng

Tabernaemontana coronaria Dcne

17

Bánh hỏi

Tabernaemontana coronaria Br

3

Tai tượng đỏ

Acalypha wimkesiana

18

Bụp đỏ

Hibiscus rosa sinensis L

4

Duối

Coelodiscus muriscatus

19

Da huy

Codiaeum variegatum

5

Thanh táo

Justicia gendarussa Lin

20

Nguyệt quới

Murraya paniculata

6

Bỏng nổ

Serissa foetida

21

Tùng la hán

Podocarpus macrophyllus

7

Găng

Streblus Sph

22

Cẩm tú mai

Cuphea hyssopifolia

8

Dâm xanh

Duranta repens L.

23

Trang đỏ

Ixora spp

9

Chè tàu

Ecalypha evrardii Gagnep

24

Tía tô cảnh

Coleus blumei

10

Ô rô

Acanthus ilicifolius Lin

25

Lá màu đuôi lương

Codiaeum variegatum

11

Ngâu

Agalaia duperreana Pierre

26

Ngâu

Aglaia duperreana

12

Đinh lăng

Panax fruticcsum

27

Huyết dụ

Cordyline terminalis Kanth var. ferrea Bak

13

Trạng Nguyên

Euphorbia pulcherrima Willd

28

Hoa giấy

Bougainvillea

14

Chà là cảnh

Phoenix roebelenii O'Brien

29

Mẫu đơn

Ixora coccinea

15

Nhài

Jasminum sambac Ait

30

Hồng lộc

Syzygium oleinum;

Syzygium campanulatum

Ghi chú: Trồng xen kẽ với các cây tán cao để tạo thành các lớp cây khác nhau, trồng ở công viên vườn hoa, dải phân cách, cảnh quan công trình.

 

PHỤ LỤC III

(Đính kèm Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Danh mục lựa chọn cây trồng ven sông, kênh rạch giảm thiểu nguy cơ sạt lở

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Chiều cao (m)

Đường kính thân (cm)

Khu vực khuyến khích trồng

Ghi chú

1

Bần chua

Sonneria caseolaris (L.) Engl.

20

50

ven sông rạch

 

2

Dừa nước, dừa lá

Nypia frutican

9

 

vùng ngập mặn, lầy

 

3

Gõ nước

Intsia bijuga

20-25

50-80

Ven sông rạch, đường phố

Tái sinh chồi mạnh, khả năng chịu ngập tốt. Tàn rộng, thường xanh ngăn cảng mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất chống lại sự xói mòn.

4

Gáo vàng

Nauclea orientalis (L.)

15-25

 

Ven sông rạch, đầm lầy.

 

5

Nhạc ngựa nước

Amoora cucullata

18-20

40-50

ven sông rạch, công trình, đường phố

 

6

Tràm chua, cừ

Melaleuca cabujuti

 

 

ven sông rạch, cù lao

Chịu đựng được nước ngập và phèn do đó thường trồng bảo vệ đê và chống sạt lở.

7

Trâm móc, trâm sừng, vối rừng

Amoora cuculata

18-20

50-80

ven sông rạch, cù lao

Tác dụng chống xói mòi

8

Vẹt đen

Bruguiera sexangula (Lour)

15

 

ven sông rạch, cù lao

Hệ rể đầu gối mọc lan rộng ngăn cản sự xói mòn của nước, bảo vệ vững chắc ven sông rạch. Tàn lá rộng ngăn cản nước mưa rơi trực tiếp xuống mặt đất tránh xói mòn.

9

Xăng máu

Horsfielddia irya (Warbg.)

7-15

 

ven sông rạch, cù lao

Trồng kết hợp một số loài cây khác dọc theo bờ tiếp xúc với dòng nước nhằm bảo vệ bờ đê vì bộ rể mọc dọc theo bờ sông rạch tạo thành tấm chắn bảo vệ bờ đê, chống lại sự xoáy mòn của dòng chảy hoặc sự va đập của các cơn sóng do tàu, thuyền hoặc gió thổi tạo ra

10

Tràm bông vàng

Acacia auriculiformis

25

60

Ven sông, rạch, cù lao

 

11

Keo tai tượng

Acacia mangium

7-25

25-35

Ven sông, rạch, cù lao

Có thể trồng trên đất bị xói mòn, nghèo dinh dưỡng, đất chua, bồi tụ, đất phù sa. Cũng có thể sống được ở những vùng ngập úng, thoát nước kém. Tuy nhiên, chiều cao <10m

 

PHỤ LỤC IV

(Đính kèm Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Danh mục cây khuyến khích trồng tại các trục cây xanh chủ đạo, cây xanh đường phố và các công trình

STT

LOÀI CÂY

GHI CHÚ

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Bằng lăng

Lagerstroemia reginae Roxb.

Dễ sâu, có hoa màu đẹp nhưng mùa đông rụng lá, phù hợp với các vỉa hè nhỏ 2,5-3m, các công viên, bóng mát ở sân vườn nhà, tạo mảng xanh cho khu nhà máy, xí nghiệp…

2

Dầu rái

Dipterocarpus alatus

Dầu rái được sử dụng làm cây bóng mát, cây công trình và trồng trên đường phố, các công viên, khu bảo tồn, hay các khuôn viên trường đại học, bệnh viện, các công trình đô thị tạo bóng mát, cải thiện khí hậu …

3

Lộc vừng

Barringtoria acutangula Gaertn

Cây quý, tán đẹp, rộng nên thường được trồng làm cây bóng mát, đường phố và tạo cảnh quan xanh cho sân vườn, nơi công cộng như công viên, bệnh viện, trường học hay khu đô thị, khu sinh vật cảnh,…

4

Muồng ràng ràng

Adenanthera microsperma

Cây có trồng làm cảnh, cây bóng mát.

5

Muồng hoàng yến

Cassia fistula L.

Phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt. Thường được trồng để tăng màu xanh, tạo cảnh cho các công trình sân vườn, công sở, chùa chiền, cảnh quan đô thị.

6

Muồng hoa đào

Cassia javanica L.

Hoa đẹp, tán rộng, mọc nhanh phát triển làm cây cảnh quan đô thị, công viên, khuôn viên cảnh quan trường đại học, công sở…

7

Muồng đen

Cassia siamea

Cây bóng mát, cây tầng cao che bóng. Rễ của cây rất khoẻ, rễ cái ăn khá sâu, nhiều rễ ngang nhờ vậy cây ít bị nghiêng, đổ khi gió bão lớn, lại rất chịu hạn nên nhiều nơi trồng muồng đen làm hàng cây chắn gió bảo vệ đô thị.

8

Nhạc ngựa

Swietenia macrophylla

Cây lá xanh tốt, lớn nhanh, dễ trồng. Cây thường được trồng làm cây công trình, cây xanh đô thị hay tạo cảnh quan cho công viên, sân vườn biệt thự, khuôn viên trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp…

9

Sao đen

Hopea odorata Roxb.

Cây cao dáng đẹp, lớn chậm, trồng trong công viên, đường phố, trường học, nhà máy, xí nghiệp, lấy bóng mát, lọc khí bụi, tái tạo cảnh quan xung quanh khu vực.

11

Lim xẹt

Peltophom pterocarm

Cây công trình và trồng rộng rãi tạo cảnh quan, che bóng mát trên đường phố, công viên, trường học, bệnh viện, khu dân cư, khu đô thị…

12

Giáng hương

Pterocarps macrocars

Cây có dáng đẹp, hoa thơm được trồng làm cây cảnh trong công viên hoặc đường phố, khuôn viên trường học, bệnh viện, mang không khí trong lành, cải thiện ô nhiễm.

13

Kèn hồng

Tabebuia rosea

Cây có hoa đẹp, cây trồng làm cây cảnh trong công viên, đường phố, khuôn viên trường học

 

PHỤ LỤC V

(Đính kèm Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Tính chất và danh mục các cây xanh sử dụng hạn chế, chuyên dụng trong đô thị

STT

Khu chức năng

Tính chất cây trồng

Kiến nghị cây trồng (tham khảo)

1

Cây xanh trồng trong trụ sở cơ quan, đơn vị

- Phải đáp ứng tiêu chí tạo bóng mát, tạo bầu không khí trong lành, yên tĩnh.

- Chọn những thân cây tán đẹp, tránh chọn cây khó trồng đòi hỏi chăm sóc quá tỉ mỉ.

- Sanh (Ficus spp), Phượng vĩ (Delonix regia),....

2

Cây xanh trường học

- Chọn cây cao to, tán rộng cho bóng râm tốt, gây ấn tượng mạnh

- Chọn cây cho vườn trường: Chọn các loại cây bản địa có hoa, lá, quả đặc biệt phong phú.

- Cây trồng nên có ghi bảng tên, ngày tháng trồng, xuất xứ.

- Không chọn cây có gai, nhựa, mủ độc như Cà dại, Thông Thiên, Dứa dại…

Phượng vĩ (Delonix regia), Muồng hoa vàng (Caesalpinia ferrea), Bằng lăng tím (Lagerstroemia flosreginae).....

3

Cây xanh bệnh viện

- Chọn cây có khả năng tiết ra các chất fitolcid diệt trùng và mầu sắc hoa lá tác động tới hệ thần kinh, góp phần trực tiếp điều trị bệnh ngoài trời.

- Chọn cây có tác dụng trang trí: Màu sắc trong sáng, vui tươi tạo sức sống.

- Chọn cây có hương thơm nhẹ

- Long não (Cinnamomum camphora Nees et Ebern), Lan tua (Cananga odorata Hook), Ngọc Lan (Michelia alba de), Bạch đàn (Eucalyptus spp), Móng bò tím (Banhinia purpureaes),....

4

Cây xanh khu công nghiệp

- Cây xanh cản khói, ngăn bụi: Chọn cây có chiều cao, cây không trơ cành, tán lá rậm rạp, lá nhỏ, mặt lá ráp.

- Khu vực có chất độc hại NO, CO2, CO, NO2, SO2 trồng cây theo phương pháp nanh sấu và xen kẽ cây bụi để hiệu quả hấp thụ cao (tốt nhất tạo 3 tầng tán).

- Dải cây cách li cùng loại khi diện tích hẹp (2m) và hỗn hợp khi dải cần cách li lớn

- Chọn loại cây chịu được khói bụi độc hại

Keo (Acacia auriculiformis), Táo (Acer cinnamomifolium), Mít (Artocarpus heterophyllus), Sa Kê (Artocarpus altilis), Quế (Cinnamomum burmannii) , Đa (Ficus annulata), Xoài (Mangrifera indica), Long não (Cinnamomum camphora Nees et Ebern), Gừa (Ficus microcarpa) , Tùng la hán (Podocarpus mavrophylus), Nguyệt quế (Murraya paniculata), Muồng các loại.

5

Cây trồng ở các bến tàu, bến xe, bến cảng, chợ

- Chọn cây bóng râm mát, tán rộng, chiếm diện tích mặt đất ít.

- Chọn các cây có tác dụng chắn gió, chắn nắng (ở hướng Tây, hướng gió mùa Đông Bắc). Chọn các loại thân cành dai, không bị gãy đổ bất thường, có hoa thơm, đẹp.

Muồng các loại, Long não (Cinnamomum camphora Nees et Ebern), Ngọc lan (Michelia alba de), Hoàng lan (Michelia champaca Linn), Lan tua (Cananga odorata Hook)

6

Dải cây phòng hộ cách li

- Dải cây tránh gió lạnh: Chọn cây to cao (40m) có mật độ cành lá dầy đặc, không trơ cành mùa đông. Phương pháp trồng trọt một giải, nhiều giải, mỗi giải 3 tầng tán cao dần.

- Dải cây thông gió: Chỉ cần bố trí cây bụi hoặc cây cao có tán thưa thoáng. Chọn cây vẫn đảm bảo mỹ quan.

- Chọn cây cách li: Cây ưa nước, chịu được bờ dốc, chống xói lở bờ sông, mương hoặc loại hình cây xanh tạo lập vườn cây ăn trái cách ly.

- Các loại Muồng, Bàng(Terminalia ctappa), Long não (Cinnamomum camphora Nees et Ebern), Phi lao (Casuarina equisetifolia).

 





Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị Ban hành: 11/06/2010 | Cập nhật: 15/06/2010