Quyết định 311/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Đề án “Tổ chức lại ngành sản xuất gạch, gốm tỉnh Vĩnh Long”
Số hiệu: 311/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Lê Quang Trung
Ngày ban hành: 16/02/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 311/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 16 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ‘‘TỔ CHỨC LẠI NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH, GỐM TỈNH VĨNH LONG’’ NĂM 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch phát triển Vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình thay thế lò nung gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 1831/QĐ-UBND , ngày 08/11/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Đề án Tổ chức lại ngành sản xuất gạch gốm tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Quyết định số 1795/QĐ-UBND, ngày 22/9/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Đề án “Tổ chức lại ngành sản xuất gạch, gốm tỉnh Vĩnh Long”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 124/TTr-SCT, ngày 20/01/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Tổ chức lại ngành sản xuất gạch, gốm tỉnh Vĩnh Long” năm 2016 (kèm theo Kế hoạch số 123/KH-SCT, ngày 20/01/2016 của Giám đốc Sở Công thương).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Trung

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 123/KH-SCT

Vĩnh Long, ngày 20 tháng 01 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC LẠI NGÀNH SẢN XUẤT GẠCH, GỐM TỈNH VĨNH LONG” NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 311/QĐ-UBND, ngày 16/02/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển Vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình thay thế lò nung gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 1831/QĐ-UBND , ngày 08/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Đề án Tổ chức lại ngành sản xuất gạch gốm tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Quyết định số 1795/QĐ-UBND, ngày 22/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Đề án “Tổ chức lại ngành sản xuất gạch, gốm tỉnh Vĩnh Long”;

Sở Công thương Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Tổ chức lại ngành sản xuất gạch, gốm tỉnh Vĩnh Long” năm 2016 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

Thực hiện các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất gạch gốm vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất theo nội dung quy định tại đề án.

Thực hiện những nhiệm vụ của đề án đã phân kỳ thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2020.

II. CÁC CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG NĂM 2016:

1. Hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp đầu tư, chuyển đổi sang sản xuất vật liệu xây không nung (VLXKN):

Hỗ trợ lãi suất vốn vay cho cơ sở, doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất VLXKN.

Dự kiến có 02 doanh nghiệp đầu tư sản xuất VLXKN.

- Mức hỗ trợ: 50% lãi suất x 70% x 3.500 triệu x12%/năm x 02 CS, DN = 294 triệu đồng.

- Nguồn thực hiện: Nguồn kinh phí từ đề án được duyệt cho năm 2016.

Việc chi trả hỗ trợ lãi suất vốn vay sẽ được thực hiện khi doanh nghiệp có phát sinh đầu tư và có vay vốn đầu tư dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung từ tổ chức tín dụng quy định tại đề án và mức hỗ trợ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

2. Hỗ trợ đổi mới công nghệ, chuyển đổi sản xuất vệ tinh và chuyển đổi ngành nghề khác:

- Dự kiến hỗ trợ 05 cơ sở, doanh nghiệp ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch gốm chuyển sang sản xuất vệ tinh và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác.

- Kinh phí: 988 triệu đồng.

- Nguồn thực hiện: Nguồn kinh phí từ đề án được duyệt cho năm 2016.

3. Công tác khác:

Hỗ trợ chi phí tháo dỡ lò tròn thủ công truyền thống: Theo nội dung quy định của Đề án Tổ chức lại ngành sản xuất gạch gốm tỉnh Vĩnh Long (Quyết định số 1831/QĐ-UBND ngày 08/11/2013) và Kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình thay thế lò nung gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (Quyết định số 1830/QĐ-UBND ngày 08/11/2013). Dự kiến sẽ chi hỗ trợ chi phí tháo dỡ 500 lò thủ công.

- Kinh phí: 1 triệu đồng x 500 lò = 500 triệu đồng.

- Nguồn thực hiện: Nguồn kinh phí từ đề án được duyệt cho năm 2016.

4. Đơn vị thực hiện các nội dung hỗ trợ:

- Phòng Quản lý công nghiệp chủ trì tham mưu cho Giám đốc Sở Công thương trong công tác hỗ trợ.

- Trung tâm Khuyến công và Tư vấn PTCN và các phòng ban chuyên môn thuộc Sở có liên quan có nhiệm vụ phối hợp thực hiện.

III. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2016:

Tổng mức kinh phí thực hiện đề án năm 2016 là: 1.782.000.000 đồng.

Thành tiền bằng chữ: Một tỷ bảy trăm tám mươi hai triệu đồng chẵn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phòng Quản lý công nghiệp:

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở, tham mưu Giám đốc Sở Công thương ra các quyết định: Chuyển giao, thu hồi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ lò nung liên hoàn Vĩnh Long; hỗ trợ tháo dỡ lò tròn thủ công truyền thống; hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư dây chuyền sản xuất VLXKN và các thủ tục hỗ trợ;

- Phối hợp Tổ giúp việc khảo sát các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi công nghệ lò nung liên hoàn Vĩnh Long; hỗ trợ lãi suất vốn vay về đầu tư dây chuyền sản xuất VLXKN; ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất;

- Thực hiện báo cáo tiến độ, tình hình thực hiện đề án về Hội đồng xét duyệt, Sở Công thương hàng tháng và báo cáo đột xuất theo chỉ đạo của Hội đồng xét duyệt, BGĐ Sở Công thương.

2. Tổ giúp việc Hội đồng xét duyệt:

- Chủ trì việc khảo sát các cơ sở, doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi công nghệ lò nung liên hoàn Vĩnh Long, hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư dây chuyền sản xuất VLXKN; tham mưu Giám đốc Sở và Ban chỉ đạo quyết định chuyển giao, thu hồi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ lò nung liên hoàn Vĩnh Long và hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư dây chuyền sản xuất VLXKN;

- Phối hợp Phòng Quản lý công nghiệp thực hiện các công tác khảo sát đánh giá khối lượng đầu tư xây dựng hoàn thành lò nung liên hoàn Vĩnh Long; khảo sát hỗ trợ tháo dỡ lò tròn thủ công truyền thống; dây chuyền sản xuất VLXKN; công tác hỗ trợ kinh phí tháo dỡ lò tròn thủ công truyền thống, hỗ trợ lãi suất vốn vay để đầu tư dây chuyền sản xuất VLXKN.

- Chủ trì khảo sát, nắm và cung cấp thông tin về tình hình đầu tư, hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư dây chuyền VLXKN, hỗ trợ kinh phí tháo dỡ lò tròn thủ công truyền thống, hoạt động của các cơ sở, doanh nghiệp được chuyển giao công nghệ lò nung liên hoàn Vĩnh Long và thu hồi chuyển giao.

3. Văn phòng Sở Công thương; Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp:

Phối hợp Phòng Quản lý công nghiệp thực hiện cấp phát và quyết toán kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp theo nội dung đề án đã được duyệt và đúng quy định.

4. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp:

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác khảo sát, thiết kế dự toán, hướng dẫn thi công, hướng dẫn quy trình vận hành và các thủ tục hoàn công, xác nhận hoàn thành công trình lò nung liên hoàn Vĩnh Long; kiểm tra, xác nhận khối lượng thi công, khối lượng tháo dỡ lò tròn; kiểm tra, xác nhận việc đầu tư dây chuyền sản xuất VLXKN;

- Phối hợp với Phòng Quản lý công nghiệp tổ chức thực hiện các công tác có liên quan đến hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp thuộc Đề án;

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các công tác hỗ trợ, tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gạch gốm thuộc Đề án.

5. Trung tâm Xúc tiến thương mại:

Phối hợp thực hiện công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ cơ sở, DN gạch gốm tham gia hội chợ triển lãm, tiếp cận thị trường mới.

6. Các Phòng, Trung tâm thuộc Sở Công thương có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc phát sinh, các đơn vị gửi ý kiến về Phòng Quản lý công nghiệp để tổng hợp trình Giám đốc Sở cho ý kiến chỉ đạo./.

 

 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC





Vũ Ngọc Tú