Quyết định 309/QĐ-TTg năm 2017 sửa đổi Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Quyết định 1880/QĐ-TTg về định mức bồi thường thiệt hại cho đối tượng tại tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển
Số hiệu: 309/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trương Hòa Bình
Ngày ban hành: 09/03/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:  309/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 1 VÀ KHOẢN 1 ĐIỀU 2 QUYẾT ĐỊNH SỐ 1880/QĐ-TTG NGÀY 29 THÁNG 9 NĂM 2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG TẠI CÁC TỈNH HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN-HUẾ BỊ THIỆT HẠI DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển:

1. Bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:

“d. Chủ tàu và người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy khai thác thủy sản trong đầm phá bị thiệt hại do sự cố môi trường biển”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 như sau:

“a) Chủ các cửa hàng ăn uống phục vụ khách du lịch có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển”.

b) Người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản: bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch, làm việc trong cửa hàng ăn uống phục vụ khách du lịch nêu tại điểm a mục này, có địa điểm kinh doanh hoặc có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển”.

3. Bổ sung Điều 1 như sau:

“ 8. Lao động có tính chất đơn giản, không thường xuyên, có thu nhập chính thuộc nhóm đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 4, khoản 5 và điểm b khoản 7 Điều 1 Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau:

“ 1. Định mức bồi thường thiệt hại được xây dựng trên nguyên tắc xác định thiệt hại của 08 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nêu tại Điều 1 Quyết định này. Định mức cụ thể cho từng nhóm đối tượng theo Phụ lục đính kèm Quyết định số 1880/QĐ-TTgPhụ lục đính kèm Quyết định này.

Riêng đối với 03 đối tượng: Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên và tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy khai thác thủy sản trong đầm phá; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối. Căn cứ định mức bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn các chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối thống kê danh sách những lao động làm thuê trên tàu, trong cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất muối và mức bồi thường đối với mỗi lao động cho phù hợp, đảm bảo đồng thuận, có xác nhận của từng người lao động. Trên cơ sở đó thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ tàu, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối để cấp cho từng người lao động theo danh sách đã thống kê trên”.

Điều 2.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký

2. Các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW, các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch Nước;
- Các Bộ: TC, CT, NN&PTNT, LĐ-TB&XH; TN&MT;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg; các Vụ: TH, NN, KGVX, TKBT;
- Lưu: VT, KTTH (3).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trương Hòa Bình

 

ĐỊNH MỨC

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN 4 TỈNH MIỀN TRUNG
Ban hành kèm theo Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ

TT

DANH MỤC

ĐƠN VỊ

ĐỊNH MỨC CHUNG

1

2

3

4

1

Sản xuất ương dưỡng giống thủy sản mặn lợ

Đồng/con

 

1.1

Cá bột

Đồng/con

640

1.2

Cá giống

Đồng/con

10.400

 

Cá chẽm

Đồng/con

10.000

 

Cá Bớp

Đồng/con

22.000

 

Cá Nâu

Đồng/con

10.000

 

Cá Dìa

Đồng/con

5.000

 

Cá Đối

Đồng/con

7.000

1.3

Ốc giống

Đồng/con

120

1.4

Giống tôm rảo

Đòng/con

10

1.5

Giống cua

Đồng/con

700

2

Nuôi ốc hương

Đồng/m2

-

2.1

Mật độ dưới 100 con/m2

Đồng/m2

-

2.1.1

Thời gian nuôi dưới 90 ngày

Đồng/m2

26.780

2.1.2

Thời gian nuôi từ 90 ngày trở lên

Đồng/m2

34.560

2.2

Mật độ trên 100 con/m2

Đồng/m2

-

2.2.1

Thời gian nuôi dưới 90 ngày

Đồng/m2

34.350

2.2.2

Thời gian nuôi từ 90 ngày trở lên

Đồng/m2

45.000

3

Nuôi thủy sản xen ghép

Đồng/m2

-

 

Thời gian nuôi dưới 60 ngày

Đồng/m2

6.110

 

Thời gian nuôi từ 60 ngày trở lên

Đồng/m2

8.630

4

Trồng rong câu

Đồng/m2

2.000

5

Tàu khai thác thủy sản trong đầm phá:

Đồng/tàu/tháng

-

5.1

Tàu không lắp máy

Đồng/tàu/tháng

1.800.000

5.2

Tàu lắp máy

Đồng/tàu/tháng

2.150.000

6

Định mức lao động không thường xuyên

Đồng/ người/tháng

1.455.000

7

Hỗ trợ hàng hải sản tạm trữ tiêu thụ, tiêu hủy (1)

 

 

7.1

Hỗ trợ hàng hải sản tạm trữ tiêu thụ

%

30

7.2

Hỗ trợ hàng hải sản tạm trữ tiêu hủy

%

100

8

Chủ cửa hàng ăn uống (phục vụ khách du lịch) ven biển và người lao động trong cơ sở này

đồng/người/tháng

2.910.000

Ghi chú: (1) - Giá bồi thường, hỗ trợ đối với hàng hải sản tồn kho tại 04 tỉnh là giá thu mua hải sản thực tế, có chứng từ, hóa đơn hợp lệ nhưng không vượt quá giá thu mua bình quân tháng 10/2016 của từng loại hải sản trên địa bàn từng tỉnh

- Chi phí tiền điện theo hóa đơn; hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 09/5/2016 và 1138/QĐ-TTg ngày 25/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và chi phí tiêu hủy theo thực tế được cơ quan có thẩm quyền xác định.

(2) Định mức đối với nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát (mật độ từ 60-100 con/m2), bằng 70% định mức quy định tại điểm a, b khoản 1.1 mục III, Danh mục định mức ban hành kèm theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 1. Đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

1. Khai thác hải sản:

a) Chủ tàu và người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy công suất dưới 90 CV trực tiếp khai thác thủy sản trên biển, cửa sông, cửa biển, đầm phá, có đăng ký hộ khẩu thường trú và thực tế hoạt động khai thác thủy sản tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phải ngừng hoạt động do sự cố môi trường biển;

b) Chủ tàu và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên có đăng ký hộ khẩu tại địa phương, tàu có đăng ký tại 04 tỉnh và thực tế đang hoạt động khai thác hải sản tại các vùng biển từ ngày 06 tháng 4 năm 2016 đến 30 tháng 9 năm 2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường biển;

c) Người lao động sống ven biển làm nghề khai thác thủy sản có tính chất đơn giản và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ biển, đầm phá, cửa sông như: câu, lặn, te/xiệp, nghề cào, nơm, chụp, lưới rùng, mò, nò, sáo, bẫy, đăng, đáy và các phương thức khai thác khác, bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

2. Nuôi trồng thủy sản:

a) Hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (gọi chung là cơ sở nuôi trồng thủy sản) trực tiếp nuôi trồng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ bị thiệt hại do thủy sản, giống thủy sản bị chết do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển;

b) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển;

c) Người lao động làm thuê thường xuyên, có thu nhập chính từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển.

3. Sản xuất muối:

Tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình và lao động làm thuê cho cơ sở sản xuất muối (nếu có) bị thiệt hại trực tiếp do sự cố môi trường biển.

4. Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển:

a) Tổ chức, cá nhân có địa điểm kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển trực tiếp thu mua, sơ chế thủy sản từ các tàu cá, tại cảng cá, bến cá, chợ cá, cơ sở nuôi trồng thủy sản, bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển;

b) Chủ cơ sở chế biến nước mắm, mắm hải sản, tẩm ướp hải sản và các phương thức chế biến khác có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển;

c) Người lao động làm việc thường xuyên và có thu nhập chính từ các hoạt động: vận chuyển, chở thuê hàng hải sản, bốc vác, sơ chế, chế biến thủy sản và người làm thuê cho các cơ sở nêu tại điểm a và b mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

5. Dịch vụ hậu cần nghề cá:

Người lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh đá lạnh để bảo quản hải sản, kho lạnh, cấp đông; đóng, sửa tàu thuyền; sản xuất, kinh doanh ngư cụ có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

6. Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển:

Người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản: bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch có địa điểm kinh doanh hoặc có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

7. Thu mua, tạm trữ thủy sản:

a) Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản có kho lạnh, kho cấp đông tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, còn lưu kho các sản phẩm thủy sản được thu mua trước ngày 30 tháng 8 năm 2016;

b) Người làm thuê thường xuyên có thu nhập chính từ cơ sở nêu tại điểm a mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

Xem nội dung VB
Điều 1. Đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

1. Khai thác hải sản:

a) Chủ tàu và người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy công suất dưới 90 CV trực tiếp khai thác thủy sản trên biển, cửa sông, cửa biển, đầm phá, có đăng ký hộ khẩu thường trú và thực tế hoạt động khai thác thủy sản tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phải ngừng hoạt động do sự cố môi trường biển;

b) Chủ tàu và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên có đăng ký hộ khẩu tại địa phương, tàu có đăng ký tại 04 tỉnh và thực tế đang hoạt động khai thác hải sản tại các vùng biển từ ngày 06 tháng 4 năm 2016 đến 30 tháng 9 năm 2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường biển;

c) Người lao động sống ven biển làm nghề khai thác thủy sản có tính chất đơn giản và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ biển, đầm phá, cửa sông như: câu, lặn, te/xiệp, nghề cào, nơm, chụp, lưới rùng, mò, nò, sáo, bẫy, đăng, đáy và các phương thức khai thác khác, bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Xem nội dung VB
Điều 1. Đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:
...
6. Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển:

Người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản: bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch có địa điểm kinh doanh hoặc có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

Xem nội dung VB
Điều 1. Đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

1. Khai thác hải sản:

a) Chủ tàu và người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy công suất dưới 90 CV trực tiếp khai thác thủy sản trên biển, cửa sông, cửa biển, đầm phá, có đăng ký hộ khẩu thường trú và thực tế hoạt động khai thác thủy sản tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phải ngừng hoạt động do sự cố môi trường biển;

b) Chủ tàu và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên có đăng ký hộ khẩu tại địa phương, tàu có đăng ký tại 04 tỉnh và thực tế đang hoạt động khai thác hải sản tại các vùng biển từ ngày 06 tháng 4 năm 2016 đến 30 tháng 9 năm 2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường biển;

c) Người lao động sống ven biển làm nghề khai thác thủy sản có tính chất đơn giản và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ biển, đầm phá, cửa sông như: câu, lặn, te/xiệp, nghề cào, nơm, chụp, lưới rùng, mò, nò, sáo, bẫy, đăng, đáy và các phương thức khai thác khác, bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

2. Nuôi trồng thủy sản:

a) Hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (gọi chung là cơ sở nuôi trồng thủy sản) trực tiếp nuôi trồng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ bị thiệt hại do thủy sản, giống thủy sản bị chết do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển;

b) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển;

c) Người lao động làm thuê thường xuyên, có thu nhập chính từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển.

3. Sản xuất muối:

Tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình và lao động làm thuê cho cơ sở sản xuất muối (nếu có) bị thiệt hại trực tiếp do sự cố môi trường biển.

4. Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển:

a) Tổ chức, cá nhân có địa điểm kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển trực tiếp thu mua, sơ chế thủy sản từ các tàu cá, tại cảng cá, bến cá, chợ cá, cơ sở nuôi trồng thủy sản, bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển;

b) Chủ cơ sở chế biến nước mắm, mắm hải sản, tẩm ướp hải sản và các phương thức chế biến khác có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển;

c) Người lao động làm việc thường xuyên và có thu nhập chính từ các hoạt động: vận chuyển, chở thuê hàng hải sản, bốc vác, sơ chế, chế biến thủy sản và người làm thuê cho các cơ sở nêu tại điểm a và b mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

5. Dịch vụ hậu cần nghề cá:

Người lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh đá lạnh để bảo quản hải sản, kho lạnh, cấp đông; đóng, sửa tàu thuyền; sản xuất, kinh doanh ngư cụ có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

6. Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển:

Người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản: bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch có địa điểm kinh doanh hoặc có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

7. Thu mua, tạm trữ thủy sản:

a) Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản có kho lạnh, kho cấp đông tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển, còn lưu kho các sản phẩm thủy sản được thu mua trước ngày 30 tháng 8 năm 2016;

b) Người làm thuê thường xuyên có thu nhập chính từ cơ sở nêu tại điểm a mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

Xem nội dung VB
Điều 1. Đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

1. Khai thác hải sản:
...
c) Người lao động sống ven biển làm nghề khai thác thủy sản có tính chất đơn giản và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ biển, đầm phá, cửa sông như: câu, lặn, te/xiệp, nghề cào, nơm, chụp, lưới rùng, mò, nò, sáo, bẫy, đăng, đáy và các phương thức khai thác khác, bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

2. Nuôi trồng thủy sản:
...
c) Người lao động làm thuê thường xuyên, có thu nhập chính từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển.
...
4. Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển:
...
c) Người lao động làm việc thường xuyên và có thu nhập chính từ các hoạt động: vận chuyển, chở thuê hàng hải sản, bốc vác, sơ chế, chế biến thủy sản và người làm thuê cho các cơ sở nêu tại điểm a và b mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

5. Dịch vụ hậu cần nghề cá:

Người lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh đá lạnh để bảo quản hải sản, kho lạnh, cấp đông; đóng, sửa tàu thuyền; sản xuất, kinh doanh ngư cụ có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.
...
7. Thu mua, tạm trữ thủy sản:
...
b) Người làm thuê thường xuyên có thu nhập chính từ cơ sở nêu tại điểm a mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

Xem nội dung VB
Điều 2. Định mức và thời gian tính bồi thường thiệt hại

1. Định mức bồi thường thiệt hại được xây dựng trên nguyên tắc xác định thiệt hại của 07 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nêu tại Điều 1 Quyết định này. Định mức cụ thể cho từng nhóm đối tượng theo Phụ lục đính kèm.

Riêng đối với 03 đối tượng: Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối. Căn cứ định mức bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn các chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối thống kê danh sách những lao động làm thuê trên tàu, trong cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất muối và mức bồi thường đối với mỗi lao động cho phù hợp, đảm bảo đồng thuận, có xác nhận của từng người lao động. Trên cơ sở đó thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ tàu, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối để cấp cho từng người lao động theo danh sách đã thống kê trên.

Xem nội dung VB