Quyết định 1880/QĐ-TTg năm 2016 định mức bồi thường thiệt hại cho đối tượng tại tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển
Số hiệu: 1880/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trương Hòa Bình
Ngày ban hành: 29/09/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1880/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG TẠI CÁC TỈNH HÀ TĨNH, QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN-HUẾ BỊ THIỆT HẠI DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

1. Khai thác hải sản:

a) Chủ tàu và người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy công suất dưới 90 CV trực tiếp khai thác thủy sản trên biển, cửa sông, cửa biển, đầm phá, có đăng ký hộ khẩu thường trú và thực tế hoạt động khai thác thủy sản tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phải ngừng hoạt động do sự cố môi trường biển;

b) Chủ tàu và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên có đăng ký hộ khẩu tại địa phương, tàu có đăng ký tại 04 tỉnh và thực tế đang hoạt động khai thác hải sản tại các vùng biển từ ngày 06 tháng 4 năm 2016 đến 30 tháng 9 năm 2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường biển;

c) Người lao động sống ven biển làm nghề khai thác thủy sản có tính chất đơn giản và thu nhập chính dựa vào nguồn lợi từ biển, đầm phá, cửa sông như: câu, lặn, te/xiệp, nghề cào, nơm, chụp, lưới rùng, mò, nò, sáo, bẫy, đăng, đáy và các phương thức khai thác khác, bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

2. Nuôi trồng thủy sản:

a) Hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (gọi chung là cơ sở nuôi trồng thủy sản) trực tiếp nuôi trồng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản mặn, lợ bị thiệt hại do thủy sản, giống thủy sản bị chết do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển;

b) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển;

c) Người lao động làm thuê thường xuyên, có thu nhập chính từ các cơ sở nuôi trng thủy sản; sản xuất, ương dưỡng ging thủy sản mặn, lợ phải tạm dừng sản xuất do nguồn nước biển bị ô nhiễm bởi sự cố môi trường biển.

3. Sản xuất muối:

Thợp tác, hợp tác xã, hộ gia đình và lao động làm thuê cho cơ sở sản xuất mui (nếu có) bị thiệt hại trực tiếp do sự cố môi trường biển.

4. Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển:

a) Tổ chức, cá nhân có địa điểm kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển trực tiếp thu mua, sơ chế thủy sản từ các tàu cá, tại cảng cá, bến cá, chợ cá, cơ sở nuôi trồng thủy sản, bị ảnh hưởng bi sự cố môi trường bin;

b) Chủ cơ sở chế biến nước mắm, mắm hải sản, tẩm ướp hải sản và các phương thức chế biến khác có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc có hộ khẩu thường trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bi scố môi trường biển;

c) Người lao động làm việc thường xuyên và có thu nhập chính từ các hoạt động: vận chuyển, chở thuê hàng hải sản, bốc vác, sơ chế, chế biến thủy sản và người làm thuê cho các cơ sở nêu tại điểm a và b mục này bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

5. Dịch vụ hậu cần nghề cá:

Người lao động làm thuê trong các cơ sở sản xuất kinh doanh đá lạnh để bảo quản hải sản, kho lạnh, cấp đông; đóng, sửa tàu thuyn; sản xuất, kinh doanh ngư cụ có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trn ven bin, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển.

6. Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển:

Người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản: bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch có địa đim kinh doanh hoặc có đăng ký hộ khu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường bin.

7. Thu mua, tạm trữ thủy sản:

a) Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản có kho lạnh, kho cấp đông tại các xã, phường, thị trấn ven biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường bin, còn lưu kho các sản phẩm thủy sản được thu mua trước ngày 30 tháng 8 năm 2016;

b) Người làm thuê thường xuyên có thu nhập chính từ cơ sở nêu tại điểm a mục này bị thiệt hại bởi sự cmôi trường bin.

Điều 2. Định mức và thời gian tính bồi thường thiệt hại

1. Định mức bồi thường thiệt hại được xây dựng trên nguyên tắc xác định thiệt hại của 07 nhóm đi tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Tha Thiên Huế nêu tại Điu 1 Quyết định này. Định mức cụ thể cho từng nhóm đối tượng theo Phụ lục đính kèm.

Riêng đối với 03 đối tượng: Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mt của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối. Căn cứ định mức bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh hưng dn các chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất mui thng kê danh sách những lao động làm thuê trên tàu, trong cơ sở nuôi trng thủy sản, cơ sở sản xuất mui và mức bồi thường đối với mỗi lao động cho phù hợp, đảm bảo đồng thuận, có xác nhận của từng người lao động. Trên cơ sở đó thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ tàu, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất mui đcấp cho từng người lao động theo danh sách đã thống kê trên.

2. Căn cứ đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nêu tại Điều 1 và định mức bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này; Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra, rà soát, xác định tổng mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng thuộc địa phương quản lý gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính tổng hợp trước ngày 05 tháng 10 năm 2016. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì thm tra, xác định kinh phí bồi thường của từng địa phương gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 10 tháng 10 năm 2016.

3. Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2016.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này được sử dụng từ ngun kinh phí do Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Trên cơ sQuyết định phân b kinh phí bồi thường cho các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chuyển kinh phí cho các địa phương đthực hiện chi trả cho các đi tượng tng qua Tài khon tiền gửi có mục đích tại Kho bạc Nhà nước. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, sử dụng và quyết toán khoản kinh phí bồi thưng này từ số tiền Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế tổ chức triển khai việc chi trả kinh phí bồi thường đảm bảo việc chi trả trực tiếp đến người dân bị thiệt hại, kịp thời, đúng đối tượng, không đxảy ra tiêu cực. Thực hiện công khai đối tượng được bồi thường; công khai thiệt hại và kinh phí bồi thường thiệt hại cho từng đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại thôn, xã theo quy định; đồng thời tổng hợp kết quả thực hiện gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Đối với các đối tượng thực sự bị thiệt hại do ảnh hưởng sự cố môi trường biển nhưng chưa được xác định, kê khai thiệt hại do còn vướng mắc, chưa có cơ sở xây dựng định mức bồi thường thiệt hại, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương xác định thiệt hại cụ thể; trên cơ sở báo cáo đề xuất của các địa phương, Bộ Tài chính cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng định mức bồi thường báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 10 năm 2016.

4. Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ: Y tế, Tài nguyên và Môi trường đề xuất các giải pháp xử lô hàng tồn kho được thu mua trước ngày 30 tháng 8 năm 2016 nhằm giải quyết dứt điểm sản phẩm tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở thu mua, tạm trữ thủy sản; góp phần duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại tại các địa phương; định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký

2. Các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chủ động giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình trin khai thực hiện, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW, các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch Nước;
- Các Bộ: TC, CT, NN&PTNT, LĐ-TB&XH; TN&MT
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg; các Vụ: TH, KTN, KGVX, TKBT;
- Lưu: VT, KTTH (3).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trương Hòa Bình

 

DANH MỤC

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN 4 TỈNH MIỀN TRUNG
Ban hành kèm theo Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ

TT

Mc

ĐƠN VỊ

ĐNH MỨC BI THƯỜNG

Ghi chú

1

2

3

4

 

I

KHAI THÁC THỦY SẢN

 

 

 

1

ĐI TƯNG CHỦ TÀU

 

 

 

a

Tàu/thuyn không lp máy

Đồng/tàu/tháng

5.830.000

Thiệt hại do nm bờ

b

Tàu lắp máy dưới 20 CV

Đng/tàu/tháng

10.670.000

Thiệt hại do nằm bờ

c

Tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV

Đồng/tàu/tháng

15.200.000

Thiệt hại do nằm bờ

d

Tàu lắp máy công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV

Đồng/tàu/tháng

20.390.000

Thiệt hại do nằm bờ

đ

Tàu lắp máy công suất từ 90 CV đến dưới 250 CV

Đồng/tàu/tháng

18.220.000

Thiệt hại do giá

e

Tàu lắp máy công suất từ 250 CV đến dưới 400 CV

Đồng/tàu/tháng

28.660.000

Thiệt hại do giá

g

Tàu lắp máy công suất từ 400 CV đến dưới 800 CV

Đồng/tàu/tháng

37.480.000

Thiệt hại do giá

h

Tàu lắp máy công suất từ 800 CV tr lên

Đồng/tàu/tháng

37.480.000

Thiệt hại do giá

II

ĐỐI TƯNG LAO ĐỘNG TRÊN TÀU

 

-

 

a

Tàu/thuyền không lắp máy

Đồng/người/tháng

3.690.000

Thiệt hại do nằm bờ

b

Tàu lắp máy dưới 20 CV

Đồng/người/tháng

5.960.000

Thiệt hại do nằm bờ

c

Tàu lắp máy công suất từ 20 CV đến dưới 50 CV

Đồng/người/tháng

7.650.000

Thiệt hại do nằm bờ

d

Tàu lắp máy công suất từ 50 CV đến dưới 90 CV

Đồng/người/tháng

8.790.000

Thiệt hại do nằm bờ

đ

Tàu lắp máy công suất từ 90 CV đến dưới 250 CV

Đồng/người/tháng

 

Thiệt hại do giá. Trong đó thiệt hại của người lao động được tính chung trong thiệt hại của mỗi tàu. Chủ tàu thực hiện chi trả cho các lao động trên tàu.

e

Tàu lắp máy công suất từ 250 CV đến dưới 400 CV

Đồng/người/tháng

-

g

Tàu lắp máy công suất từ 400 CV tr lên

Đồng/người/tháng

-

h

Tàu lắp máy công suất từ 800 CV tr lên

Đồng/người/tháng

-

III

NUÔI TRNG THỦY SẢN MẶN, LỢ

 

-

 

1

Nuôi tôm thẻ chân trắng

 

-

Mục III được sử dụng để bồi thường thiệt hại do thủy sản, giống nuôi trồng bị chết và trả 1 ln.

Trong đó thiệt hại của người lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 được tính chung vào thiệt hại của chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản. Chủ cơ sở thực hiện chi trả cho người lao động.

1.1

Nuôi thâm canh trong ao cát (mật độ từ 100 đến 120 con/m2)

 

-

a

Thời gian dưới 45 ngày

Đồng/m2

33.860

b

Thời gian t45 ngày trở lên

Đồng/m2

44.300

1.2

Nuôi thâm canh trong ao đất (mật độ t60 đến dưới 100 con/m2)

 

-

a

Thời gian dưới 45 ngày

Đồng/m2

24.210

b

Thời gian từ 45 ngày tr lên

Đồng/m2

29.610

1.3

Nuôi bán thâm canh trong ao đất (mật độ từ 20 đến dưới 60 con/m2)

 

-

a

Thời gian dưới 45 ngày

Đồng/m2

11.410

 

b

Thời gian t45 ngày trở lên

Đồng/m2

14.580

 

1.4

Nuôi quảng canh ci tiến, xen ghép trong ao, đầm, ruộng...

 

-

 

a

Thời gian dưới 45 ngày

Đồng/m2

6.990

 

b

Thời gian từ 45 ngày tr lên

Đồng/m2

8.410

 

2

Nuôi tôm sú

 

 

 

2.1

Nuôi thâm canh (mật độ 25 con/m2)

 

-

 

a

Thời gian dưới 60 ngày

Đồng/m2

16.190

 

b

Thời gian từ 60 ngày trở lên

Đồng/m2

21.150

 

2.2

Nuôi bán thâm canh (mật độ 10 đến 24 con/m2)

 

 

 

a

Thời gian dưới 60 ngày

Đồng/m2

9.410

 

b

Thời gian từ 60 ngày trở lên

Đồng/m2

12.770

 

2.3

Nuôi quảng canh cải tiến, xen ghép (mật độ t6 đến 10 con/m2)

 

-

 

a

Thời gian dưới 60 ngày

Đồng/m2

6.220

 

b

Thời gian từ 60 ngày trở lên

Đồng/m2

9.200

 

3

Nuôi cá mặn, l

 

 

 

3.1

Nuôi thâm canh cá mặn, lợ

 

-

 

a

Thời gian dưới 90 ngày

Đồng/m2

37.463

 

b

Thời gian từ 90 ngày trở lên

Đồng/m2

47.546

 

3.2

Nuôi bán thâm canh cá mặn, l

 

 

 

a

Thời gian dưới 90 ngày

Đồng/m2

7.590

 

b

Thời gian từ 90 ngày trở lên

Đồng/m2

10.280

 

4

Sản xuất, ương dưỡng ging

 

-

 

a

Giá bán tôm pốt 15 (post) tại trại

Đồng/1000 con

90.000

 

b

Giá bán tôm ging tại ao ương

Đng/1000 con

140.000

 

5

Nuôi nghêu bãi triều ven biển (nhuyễn thể)

 

-

 

a

Mt đdưới 150 con/m2

Đồng/m2

4.830

 

b

Mật độ từ 150 con/m2 trở lên

Đồng/m2

6.630

 

6

Nuôi cua

 

-

 

a

Thời gian dưới 90 ngày

Đồng/m2

7.020

 

b

Thời gian từ 90 ngày tr lên

Đồng/m2

9.050

 

7

Nuôi cá lồng

 

-

 

a

Thời gian dưới 90 ngày

Đồng/m3

438.750

 

b

Thời gian từ 90 ngày trở lên

Đồng/m3

686.540

 

8

Nuôi cá biển trên ao lót bạt

 

-

 

a

Dưới 90 ngày (tính theo m2)

Đồng/m2

90.000

 

b

Trên 90 ngày (tính theo m2)

Đồng/m2

120.000

 

IV

NGHMUỐI

Đồng/ha/tháng

39.370.000

Thiệt hại nghề muối trả 1 lần. Đối với thiệt hại của người lao động tại các cơ sở sản xuất mui được tính chung vào thiệt hại của chủ cơ sở. Chủ cơ sở thực hiện chi trcho người lao động.

V

NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ MT THU NHẬP

Đồng/người/tháng

2.910.000

Bao gồm thu nhập bị mất của chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản tạm dừng sản xuất và người lao động bị mất thu nhập các lĩnh vực được xác định bồi thường.

 

- Điều này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 309/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển:
...
3. Bổ sung Điều 1 như sau:

“ 8. Lao động có tính chất đơn giản, không thường xuyên, có thu nhập chính thuộc nhóm đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 4, khoản 5 và điểm b khoản 7 Điều 1 Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 309/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển:

1. Bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau:

“d. Chủ tàu và người lao động trên tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy khai thác thủy sản trong đầm phá bị thiệt hại do sự cố môi trường biển”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 309/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển:
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 như sau:

“a) Chủ các cửa hàng ăn uống phục vụ khách du lịch có địa điểm kinh doanh tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển”.

b) Người dân sống ven biển làm nghề có tính chất đơn giản: bán hàng, làm dịch vụ cho khách du lịch, làm việc trong cửa hàng ăn uống phục vụ khách du lịch nêu tại điểm a mục này, có địa điểm kinh doanh hoặc có đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú tại các xã, phường, thị trấn ven biển, bị thiệt hại bởi sự cố môi trường biển”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Quyết định 309/QĐ-TTg năm 2017

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển:
...
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau:

“ 1. Định mức bồi thường thiệt hại được xây dựng trên nguyên tắc xác định thiệt hại của 08 nhóm đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế nêu tại Điều 1 Quyết định này. Định mức cụ thể cho từng nhóm đối tượng theo Phụ lục đính kèm Quyết định số 1880/QĐ-TTg và Phụ lục đính kèm Quyết định này.

Riêng đối với 03 đối tượng: Khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên và tàu/thuyền không lắp máy hoặc có lắp máy khai thác thủy sản trong đầm phá; nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối; thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối. Căn cứ định mức bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn các chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối thống kê danh sách những lao động làm thuê trên tàu, trong cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất muối và mức bồi thường đối với mỗi lao động cho phù hợp, đảm bảo đồng thuận, có xác nhận của từng người lao động. Trên cơ sở đó thực hiện bồi thường thiệt hại cho chủ tàu, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối để cấp cho từng người lao động theo danh sách đã thống kê trên”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Công văn 8605/BNN-TCTS năm 2016

Thực hiện Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khoản 3, Điều 4, Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ cụ thể như sau:

1. Về đối tượng kê khai thiệt hại

- Thực hiện nghiêm các ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ tại các Thông báo số: 204/TB-VPCP ngày 28/7/2016; 231/TB-VPCP ngày 12/8/2016; 259/TB-VPCP ngày 29/8/2016; 299/TB-VPCP ngày 20/9/2016 và văn bản hướng dẫn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016 và 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển. Lưu ý không mở rộng thêm đối tượng ngoài các đối tượng đã được hướng dẫn.

2. Đối với định mức/đơn giá bồi thường thiệt hại

Những đối tượng được kê khai theo qui định tại Công văn số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016, Công văn số 7433/BNN-TCTS ngày 01/9/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà chưa có định mức trong Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ hoặc định mức/đơn giá chưa phù hợp; Ủy ban nhân dân các tỉnh tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Tổng cục Thủy sản) để phối hợp xử lý./.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.