Quyết định 3056/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái Bình
Số hiệu: 3056/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Phạm Văn Ca
Ngày ban hành: 28/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3056/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 28 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẤP TỈNH VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn c Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2724/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái Bình;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 139/TTr-SKHĐT ngày 20/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và h trợ phát triển doanh nghiệp tnh Thái Bình”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tỉnh Thái Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Phòng CN và TM Việt Nam (VCC
l);
-
Thường trực Tnh ủy;
- Thường trực HĐND t
nh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- LĐ VP
UBND tỉnh;
- Lưu VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phạm Văn Ca

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẤP TỈNH VỀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH
(B
an hành kèm theo Quyết định số 3056/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định nguyên tắc hoạt động, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và htrợ phát trin doanh nghiệp tnh Thái Bình (sau đây gọi tt là Ban Chỉ đạo) với các cơ quan, đơn vị liên quan.

Điều 2. Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành có nhiệm vụ tham mưu giúp y ban nhân dân tỉnh chỉ đạo trin khai và tchức thực hiện Chương trình hành động số 02/CTHD-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tnh Thái Bình vtriển khai thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quc gia hai năm 2016-2017 (Chương trình hành động s02), định hướng đến năm 2020 và Chương trình hành động s03/CTHĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh Thái Bình về triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Chương trình hành động số 03).

Ban Chỉ đạo tiến hành hoạt động thường xuyên, có kế hoạch, thiết thực, hiệu quả nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và phát triển cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Bình.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo.

1. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, kết hp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Chỉ đạo.

2. Khi tham dự cuộc họp, ý kiến tham gia của các thành viên Ban Chỉ đạo là ý kiến chính thức của cơ quan mà thành viên đó đang công tác.

Chương II

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Điều 4. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo.

1. Chỉ đạo điều hành chung hoạt động của Ban Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cấp, các ngành thực hiện Chương trình hành động số 02 và Chương trình hành động số 03 của tỉnh có hiệu quả.

2. Kiểm tra giải quyết những vấn đề liên ngành, những vướng mắc của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; tham gia thực hiện các nội dung công việc liên quan đến hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, đu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), hỗ trợ và phát trin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường kỳ hoặc đột xuất của Ban Chỉ đạo; tùy từng cuộc họp cụ thể, khi thấy cần thiết mời thêm lãnh đạo các cơ quan chức năng có liên quan tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và kết luận các vn đề đã được thảo luận trong các cuộc họp.

4. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Phó Trưởng ban và từng thành viên của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đã giao cho các thành viên của Ban Chỉ đạo.

5. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về các nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Trách nhiệm của Phó Trưởng Ban thường trực

1. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo theo sự chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo và theo chương trình, kế hoạch công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về những vấn đề được phân công.

2. Tổ chức triển khai các kế hoạch hoạt động và trực tiếp gii quyết các công việc theo chương trình công tác của Ban Chỉ đạo; tổ chức phối hợp công tác giữa các thành viên Ban Chỉ đạo và đôn đốc các thành viên thực hiện nhiệm vụ đã được phân công.

3. Tiếp nhận thông tin và các ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan để tổng hợp, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành; đề xuất với Trưởng Ban Chỉ đạo những vấn đề cần quan tâm và phương án giải quyết; được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền chủ trì các cuộc họp, làm việc với các ngành, các cơ quan liên quan trong lĩnh vực công tác của Ban Chỉ đạo.

4. Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất của Ban Chỉ đạo và các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo giao; thông báo ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo đến các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong lĩnh vực công tác của Ban Chỉ đạo.

Điều 6. Trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo

1. Thực hiện nhiệm vụ chung của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm về tổ chức, phối hp và triển khai thực hiện Chương trình hành động số 02, Chương trình hành động s03 tại đơn vị mình và lĩnh vực được phân công.

2. Phản ánh đầy đủ, ý kiến chính thức của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về những vấn đề có liên quan đến hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và nâng cao chsố năng lực cạnh tranh (PCI); hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đtập thBan Chỉ đạo thảo luận, xem xét và quyết định; truyền đạt ý kiến kết luận tại các phiên họp của Ban Chỉ đạo tới Sở, ban, ngành và y ban nhân dân các huyện, thành ph.

3. Tham dự đầy đủ các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Ban Chỉ đạo và tham gia có hiệu quả vào công tác chỉ đạo điều hành của Ban Chỉ đạo.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo phân công.

Điều 7. Cơ quan thường trực và T giúp việc của Ban Chỉ đạo

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; là cơ quan đầu mối, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo.

2. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo có trách nhiệm quản lý khoản kinh phí do ngân sách cấp cho Ban Chỉ đạo hoạt động theo đúng quy định.

3. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban Chỉ đạo thành lập, các thành viên của Tổ giúp việc là cán bộ, chuyên viên tại các cơ quan thành viên của Ban chđạo.

Cơ cấu Tổ giúp việc Ban chỉ đạo gồm có một Tổ trưởng, từ 1 đến 2 Tổ phó và các Tổ viên.

Tổ giúp việc Ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; có trách nhiệm tham mưu giúp Ban Chỉ đạo xây dựng và triển khai kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ snăng lực cạnh tranh (PCI) và phát triển cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Thái Bình; thường xuyên theo dõi tiến độ triển khai thực hiện, báo cáo Ban Chỉ đạo.

Phụ cấp hoạt động hàng năm của các thành viên Tổ giúp việc được bố trí trong kinh phí hoạt động chung của Ban Chỉ đạo.

Điều 8. Quy định về sử dụng con dấu

Trưởng Ban Chỉ đạo ký các văn bản của Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ký các văn bản của Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của cơ quan công tác.

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, PHỐI HỢP CÔNG TÁC VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Điều 9. Chế độ làm việc, phối hợp công tác của Ban Chỉ đạo

1. Định kỳ 6 tháng, đề nghị các Sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo tình hình thực hiện theo nội dung đề cương yêu cầu và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp; khi cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo sẽ triệu tập cuộc họp đột xuất theo quy định.

2. Những vấn đề không cần thiết phải đưa ra tập thể Ban Chđạo xem xét giải quyết sẽ được giải quyết thông qua các cuộc hội ý giữa Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên có liên quan.

3. Ban Chỉ đạo thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến hoạt động cải thiện môi trường đu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ snăng lực cạnh tranh (PCI); hỗ trợ và phát trin doanh nghiệp của tỉnh.

Điều 11. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo hàng năm gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; việc quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo đúng mục đích và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.

Nguồn kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được bố trí từ nguồn kinh phí xúc tiến đầu tư hàng năm của tỉnh.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Quy chế này.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các quy định của Quy chế. Trong quá trình thực hiện có vấn đề phát sinh, vướng mc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Trưởng Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định./.