Quyết định 2690/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: | 2690/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa | Người ký: | Đào Công Thiên |
Ngày ban hành: | 09/09/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2690/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 09 tháng 09 năm 2016 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trong lúa sang trồng ngô tại vùng Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên;
Quyết định số 3606/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011- 2020, định hướng đến năm 2025;
Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1870/TTr-SNN ngày 24/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu:
- Chuyển đổi cây trồng đất trồng lúc kém hiệu quả, đất lúa không chủ động nước sang cây trồng cạn sử dụng ít nước tưới và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Chuyển đổi cây hàng năm, cây lâu năm kém hiệu quả thành vùng chuyên canh cây ăn quả.
a) Quy mô, đối tượng chuyển đổi: Tổng diện tích chuyển đổi cây trồng đến năm 2020 là 3.454 ha, trong đó:
- Chuyển đổi 2.444 ha đất lúa kém hiệu quả, không chủ động nước sang các cây trồng hàng năm khác.
- Chuyển đổi 1.010 ha đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái.
b) Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa:
- Chuyển đổi 330 ha đất sản xuất 3 vụ sang sản xuất 2 vụ lúa - 1 vụ màu (235 ha ngô).
- Chuyển đổi 1.014 ha đất sản xuất 2 vụ sang sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ màu (379 ha ngô).
- Chuyển đổi 1.100 ha đất lúa 1 vụ kém hiệu quả, không chủ động nước sang cây trồng cạn, sử dụng ít nước tưới (300 ha ngô).
Diện tích chuyển đổi sang trồng ngô của Đề án là 914 ha, trong đó diện tích chuyển đổi theo Quyết định số 915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 677 ha (từ vụ hè thu 2016 đến hết vụ đông xuân 2018-2019).
c) Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả:
Chuyển đổi 1.010 ha đất trồng màu, trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (xoài Úc, bưởi da xanh, sầu riêng,...).
3. Các biện pháp thực hiện:
a) Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện:
Trên cơ sở quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020, Đề án phát triển ngành trồng trọt của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các địa phương đã được phê duyệt. Các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm về chuyển đổi đối với từng loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, qua đó hình thành vùng sản xuất chuyên canh có giá trị kinh tế cao.
b) Chính sách:
Xem đây là một trong những giải pháp quan trọng, ngoài việc thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương từ đó đề xuất định mức hỗ trợ về giống, vật tư, xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, sử dụng tiết kiệm nước, khuyến khích hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác sản xuất để tiêu thụ nông sản.
c) Ứng dụng khoa học công nghệ:
Thông qua các hoạt động khuyến nông, kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học ... chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học như các giống cây trồng mới có năng suất cao, có tính chịu hạn tốt, các biện pháp kỹ thuật canh tác mới áp dụng vào sản xuất.
d) Thị trường và xúc tiến thương mại:
Xây dựng vùng sản xuất theo chuỗi, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân và doanh nghiệp gắn kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, theo đó sẽ hình thành kênh phân phối nông sản sạch từ người sản xuất, doanh nghiệp đến các chợ, các siêu thị...
4. Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi:
Tổng kinh phí: 48.039.444 nghìn đồng, trong đó:
- Hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang ngô thực hiện theo Quyết định số 915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho diện tích 677 ha: 3.590.300 nghìn đồng.
+ Hỗ trợ giống: 1.760.200 nghìn đồng.
+ Hỗ trợ khuyến nông: 268.100 nghìn đồng.
+ Hỗ trợ cơ giới hóa: 1.562.000 nghìn đồng.
- Hỗ trợ chuyển đổi đất trồng màu, đất trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái cho diện tích 1.010 ha: 4.449.144 nghìn đồng.
+ Hỗ trợ cải tạo đất: 5.050.000 nghìn đồng.
+ Hỗ trợ tập huấn, chuyển chuyển giao kỹ thuật: 1.200.000 nghìn đồng.
+ Hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc BVTV: 38.199.144 nghìn đồng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa, trồng cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, sử dụng tiết kiệm nước theo quy hoạch.
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện chuyển đổi cây trồng theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hướng dẫn nông dân nắm vững các biện pháp kỹ thuật canh tác chuyển đổi đạt hiệu quả cao.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định hiện hành.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh đề xuất thêm các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và lồng ghép với các chương trình, dự án từ các nguồn khác nhau để thực hiện có hiệu quả Đề án.
3. Sở Tài chính:
Trên cơ sở cơ chế chính sách, hàng năm cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các địa phương thực hiện chuyển đổi cây trồng theo nội dung Đề án được UBND tỉnh phê duyệt.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố (huyện):
- Hướng dẫn chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tuyên truyền chủ trương chuyển đổi cây trồng, đặc biệt là chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm khác có hiệu quả kinh tế cao; phổ biến chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô, từ cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả theo kế hoạch để nông dân đăng ký chuyển đổi.
- Giao cho cơ quan chuyên môn thuộc huyện tổng hợp nhu cầu chuyển đổi trên địa bàn, căn cứ kế hoạch chuyển đổi toàn tỉnh để xây dựng kế hoạch chuyển đổi hàng năm trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
- Trên cơ sở hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh, chủ động bố trí kinh phí đối ứng của địa phương để hỗ trợ nông dân mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật theo Đề án được UBND tỉnh quyết định phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 915/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 30/06/2020 | Cập nhật: 06/07/2020
Quyết định 915/QĐ-TTg năm 2016 về chính sách hỗ trợ chuyển đổi trồng lúa sang trồng ngô tại vùng trung du miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ, đồng bằng sông Cửu long, duyên hải Nam trung bộ và Tây nguyên Ban hành: 27/05/2016 | Cập nhật: 01/06/2016
Quyết định 3367/QĐ-BNN-TT năm 2014 phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2014 - 2020 Ban hành: 31/07/2014 | Cập nhật: 08/08/2014
Quyết định 915/QĐ-TTg năm 2008 về việc giao dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2008 cho thành phố Hà Nội và các tỉnh: Hòa Bình, Vĩnh Phúc sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị quyết 15/2008/QH12 Ban hành: 14/07/2008 | Cập nhật: 18/07/2008