Quyết định 2623/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án “Xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi giai đoạn 2016-2020”, tỉnh Thái Bình
Số hiệu: | 2623/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình | Người ký: | Phạm Văn Xuyên |
Ngày ban hành: | 28/09/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2623/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 28 tháng 9 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/06/2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 28/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;
Căn cứ Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/09/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;
Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Căn cứ Thông tư số 54/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công nhận các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 354/QĐ-BNN-QLCL ngày 04/03/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc”;
Căn cứ Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 03/06/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình phê duyệt “Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020”;
Căn cứ Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 299/TTr-SNNPTNT ngày 20/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi giai đoạn 2016 - 2020”, tỉnh Thái Bình (sau đây viết tắt là Đề án), với những nội dung sau:
- Người tiêu dùng tiếp cận được sản phẩm đã kiểm soát an toàn; người kinh doanh, sản xuất tăng sản lượng và giá trị sản xuất, ổn định sản xuất và phát triển bền vững; cơ quan chuyên môn kiểm soát được an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là ATTP) trong toàn bộ quá trình sản xuất, tiêu thụ, truy xuất được nguồn gốc và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về ATTP.
- Mô hình cây trồng an toàn theo chuỗi thành công là cơ sở xây dựng Đề án Phát triển sản xuất rau an toàn của tỉnh để đến năm 2025, Thái Bình có 25% diện tích sản xuất rau an toàn.
2.1. Mục tiêu chung.
- Đảm bảo an ATTP;
- Truy xuất được nguồn gốc sản phẩm trong lưu thông;
- Xây dựng được thương hiệu, vùng sản xuất cây trồng theo chuỗi;
- Có sự tham gia của doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân;
- Đổi mới phương thức sản xuất và phương thức quản lý ATTP;
- Phát triển nền sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước giảm thiểu quy mô nhỏ lẻ, manh mún.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Mục tiêu đến hết năm 2016: Xây dựng 02 mô hình sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi:
+ Mô hình sản xuất rau tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, trồng trong vụ Đông 2016 với sản phẩm cây trồng chính là hành, ớt và một số loại rau màu khác, với quy mô 10 ha.
+ Mô hình sản xuất rau tại xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình sản xuất trong vụ Đông năm 2016 và vụ Xuân các năm sau, với sản phẩm cây trồng chính là cải bó xôi, cải ngọt và xa lát... quy mô 10 ha.
- Mục tiêu đến hết năm 2017: Xây dựng 07 vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi; trong đó: 05 vùng sản xuất rau, 01 mô hình và 01 vùng sản xuất lúa gạo, cụ thể như sau:
+ Tại xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, thực hiện vụ Đông 2017 với sản phẩm cây trồng chính là cà chua, bắp cải, với quy mô 20 ha.
+ Tại xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà, trồng trong vụ Xuân 2017, sản phẩm cây trồng chính là bí đao xanh, đậu tương rau, cải bó xôi và dưa chuột, quy mô 20 ha.
+ Tại xã Vũ An, huyện Kiến Xương, trồng trong vụ Xuân và vụ Đông năm 2017, sản phẩm cây trồng chính là cây khoai tây và một số rau màu khác, quy mô 20 ha.
+ Tại xã Thụy An, huyện Thái Thụy, trồng trong vụ Đông năm 2017, sản phẩm cây trồng chính là cây tỏi và rau màu khác, quy mô 20 ha.
+ Tại xã Việt Hùng, huyện Vũ Thư, trồng trong vụ Xuân, vụ Hè năm 2017, với sản phẩm cây trồng chính là cây dưa lê, dưa bí các loại, quy mô 20 ha.
+ Tại xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, thực hiện 01 mô hình sản xuất, xây dựng thương hiệu lúa gạo, quy mô 20 ha.
+ Tại xã Bình Định, huyện Kiến Xương thực hiện 01 vùng sản xuất, xây dựng thương hiệu lúa gạo, quy mô 40 ha.
- Mục tiêu từ năm 2018 đến hết năm 2020:
+ Mở rộng các mô hình và các vùng sản xuất hiện có, phấn đấu đạt 250 ha rau và 500 ha lúa thực hiện sản xuất sản phẩm cây trồng an toàn theo chuỗi, xây dựng được thương hiệu sản phẩm lúa gạo.
+ Các huyện, thành phố căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương có thể quyết định xây dựng thêm mô hình cây trồng an toàn theo chuỗi bằng cơ chế, chính sách của huyện, thành phố.
+ Tiếp tục duy trì và mở rộng các vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi theo khả năng của các huyện, thành phố, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ nông dân đầu tư cho sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm cây trồng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất.
3.1. Quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện.
- Khảo sát hiện trạng để xác định vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi, với các tiêu chí cụ thể, chú trọng các tiêu chí liên quan đến ATTP; ưu tiên xây dựng mô hình ở vùng bãi ven sông.
- Quy hoạch cơ cấu, loại cây trồng, loại giống cụ thể ở mỗi vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi để triển khai, thực hiện đồng nhất trong vùng quy hoạch.
- Thảo luận dân chủ để có tính đồng thuận cao giữa chính quyền, hợp tác xã, doanh nghiệp và các hộ nông dân về cơ cấu, thời vụ, loại giống, phương thức sản xuất, tiêu thụ, cách thức điều hành và trách nhiệm mỗi bên trong quá trình thực hiện sản xuất mô hình cây trồng an toàn theo chuỗi.
- Doanh nghiệp liên kết tham gia trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm thống nhất với nông dân về vật tư và phương thức, hình thức sản xuất. Xây dựng thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, không để sản phẩm kém chất lượng của nơi khác trà trộn vào sản phẩm của mình. Chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tổ chức hội nghị ký kết hợp đồng trách nhiệm trong liên kết giữa hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ nông dân.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp đã được ký kết: ứng trước vật tư (phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật); đào tạo kỹ thuật cho hộ nông dân, thực hiện các khâu dịch vụ chung có tính tập thể, phân công cán bộ kỹ thuật tham gia trực tiếp với nông dân; điều hành các khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kịp thời, chủ động, đồng nhất và hiệu quả.
- Từng bước triển khai một số hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả trên mô hình cây trồng an toàn theo chuỗi như: Tích tụ, thuê mượn ruộng để có quy mô canh tác lớn, cùng hợp tác sản xuất chung trong một số cung đoạn sản xuất...
3.2. Tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong thực hiện.
- Huy động hệ thống chính trị ở cơ sở để phổ biến rộng rãi chủ trương, sự cần thiết của việc xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi nhằm tăng thu nhập và giá trị hàng hóa cho nông dân.
- Tuyên truyền phổ biến làm rõ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia chương trình: Chính quyền, hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông dân... tạo ra mối liên kết chặt chẽ và bền vững trong quá trình thực hiện.
- Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp chung tay xây dựng nông thôn mới bằng hình thức liên kết xây dựng mô hình sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi để doanh nghiệp vừa hỗ trợ nông dân, vừa được hưởng lợi từ chương trình liên kết.
- Tuyên truyền, quảng bá về kỹ thuật sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi cho người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng, thông tin quảng bá những cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm cây trồng an toàn theo chuỗi bảo đảm chất lượng, đáng tin cậy, cảnh báo những cơ sở vi phạm để người tiêu dùng biết và lựa chọn.
3.3. Tập trung chỉ đạo, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Ưu tiên các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm về tỉnh tham gia xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi.
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, làm tốt cải cách hành chính để thu hút các doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp cung ứng vật tư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm về tỉnh hợp tác xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi.
- Khuyến khích các cơ sở, cá nhân liên kết với nhau để thành lập các hiệp hội, hợp tác xã, tổ liên kết sản xuất và kinh doanh cây trồng an toàn theo chuỗi giúp người sản xuất và kinh doanh, người tiêu dùng liên kết, hỗ trợ lẫn nhau sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hài hòa về lợi ích. Có cơ chế hỗ trợ để khuyến khích việc hình thành và duy trì hoạt động của hội trong thời gian đầu.
- Rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách hợp lý của tỉnh để khuyến khích các doanh nghiệp về tỉnh đầu tư.
- Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc giới thiệu các doanh nghiệp trong ngành hàng có tiềm lực lớn về giúp Thái Bình xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi.
- Nghiên cứu, sớm ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây trồng an toàn theo chuỗi trong tỉnh.
3.4. Cơ chế, chính sách cho xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi.
- Hỗ trợ xây dựng hình thành vùng sản xuất sản phẩm cây trồng an toàn tập trung và hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng: Đầu tư hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng bao gồm các hạng mục: Hệ thống tưới tiêu (mương tưới tiêu, hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt), nhà lưới; hệ thống điện cho sản xuất; hệ thống thu gom phế liệu và xử lý môi trường; sản xuất giống trong khay...
- Hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi:
+ Xây dựng quy trình sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi để hướng dẫn người nông dân thực hiện.
+ Hướng dẫn các địa phương tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho vùng cây trồng an toàn theo chuỗi tập trung nhằm phát huy hiệu quả sau đầu tư và phát triển bền vững.
+ Đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, chỉ đạo sản xuất tiêu thụ sản phẩm cây trồng an toàn theo chuỗi.
+ Tập huấn kỹ thuật cho nông dân, xây dựng các nhóm nông dân sản xuất tự quản để nâng cao tính tự chủ, tăng cường liên kết, hợp tác và ý thức trách nhiệm của nông dân trong sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi.
+ Thử nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi (che nilon, giống mới, phân bón mới, tưới nhỏ giọt, tưới phun, thuốc bảo vệ thực vật mới…).
- Hỗ trợ một phần hệ thống cơ sở sơ chế sản phẩm cây trồng an toàn theo chuỗi: Hỗ trợ xây dựng nhà sơ chế tại vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi gồm: Nhà sơ chế 100 m2 có 3 bể nước rửa sơ chế, hệ thống đường nước, điện, bục đóng gói tại chỗ, kho bảo quản mát, hạ tầng kỹ thuật, xử lý môi trường.
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ cây trồng an toàn theo chuỗi: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh thông qua sản lượng tiêu thụ và vị trí bán hàng của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ công tác quản lý chất lượng nông sản:
+ Hỗ trợ chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm an toàn theo chuỗi.
+ Hỗ trợ kinh phí phân tích mẫu đất và nước ở vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi.
+ Hỗ trợ toàn bộ kinh phí phân tích mẫu sản phẩm cho vụ đầu, 50% kinh phí cho 3 vụ tiếp theo.
+ Hỗ trợ kinh phí quảng bá và giới thiệu chuỗi cung cấp rau, gạo an toàn, địa chỉ bày bán các nông sản an toàn theo chuỗi được xác nhận sản phẩm.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ năng lực và trình độ quản lý, kiểm soát chất lượng từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Có cơ chế hỗ trợ phù hợp để đảm bảo hoạt động giám sát có hiệu quả.
+ Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm cây trồng an toàn theo chuỗi để giáo dục và nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng trong việc thực hiện các quy định về sản xuất và tiêu thụ cây trồng an toàn theo chuỗi, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Hỗ trợ công tác tuyên truyền, xúc tiến thương mại thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ cây trồng an toàn theo chuỗi:
+ Biên soạn và in ấn các tờ rơi tuyên truyền về kỹ thuật sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau.
+ Tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm; học tập kinh nghiệm của các tỉnh.
+ Tuyên truyền trên đài, báo của tỉnh, Trung ương.
+ Tập huấn kiến thức về sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi cho người sản xuất và thông tin cho người tiêu dùng.
+ Hỗ trợ kinh phí tập huấn và in sổ ghi chép đồng ruộng cho nông dân và đơn vị quản lý.
+ Phụ cấp cho cán bộ kỹ thuật chỉ đạo.
+ Hỗ trợ kinh phí mua giống cho vụ sản xuất đầu tiên.
+ Xây dựng thương hiệu, Website về cây trồng an toàn theo chuỗi của tỉnh.
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia Đề án được vay vốn ưu đãi.
4. Nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư
4.1. Tổng vốn đầu tư dự kiến: 11.353,8 triệu đồng (cho 03 mô hình và 06 vùng sản xuất an toàn theo chuỗi), trong đó:
- Đánh giá đề xuất các giải pháp nâng cấp cải thiện điều kiện đảm bảo vệ sinh ATTP: |
354 triệu đồng; |
- Hỗ trợ xây dựng hình thành vùng sản xuất cây trồng an toàn tập trung và một phần cơ sở hạ tầng (Hệ thống tưới tiêu, tưới phun, tưới nhỏ giọt, nhà lưới...): |
2.700 triệu đồng; |
- Xây dựng nhà sơ chế tại ruộng: |
450 triệu đồng; |
- Xây bể thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật: |
90 triệu đồng; |
- Thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật: |
1.800 triệu đồng; |
- Đào tạo, tập huấn: |
1.677,6 triệu đồng; |
- Phụ cấp cho cán bộ theo dõi, chỉ đạo: |
324 triệu đồng; |
- Phụ cấp cho nhóm tự quản: |
324 triệu đồng; |
- Xây dựng hệ thống chất lượng: |
403,2 triệu đồng; |
- Phân tích mẫu: |
900 triệu đồng; |
- Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP: |
45 triệu đồng; |
- Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đủ điều kiện vệ sinh ATTP: |
576 triệu đồng; |
- Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại: |
1.080 triệu đồng; |
- Tổng kết mô hình, vùng: |
180 triệu đồng; |
- Chi phí khác: |
450 triệu đồng. |
4.2. Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương (nếu có), ngân sách tỉnh và nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Đề án “Xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi giai đoạn 2016 - 2020”, tỉnh Thái Bình để chỉ đạo triển khai, thực hiện, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án;
- Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo với nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây trồng an toàn theo chuỗi. Phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện Đề án, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì thực hiện công tác quy hoạch vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi. Đề xuất chính sách khuyến khích sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây trồng an toàn theo chuỗi.
- Xây dựng và chủ trì thực hiện một số dự án đầu tư vùng sản xuất trọng điểm theo hướng kỹ thuật cao để làm điển hình cho các địa phương nhân rộng.
- Xây dựng tiêu chí cây trồng an toàn theo chuỗi của Thái Bình, ban hành các quy trình sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành (Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư...): Tổ chức, thực hiện các nội dung nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất, sơ chế sản phẩm cây trồng an toàn; tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ cho sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi; xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây trồng an toàn theo chuỗi.
- Kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố triển khai, thực hiện Đề án, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án hàng quý, hàng năm, báo cáo Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể
- Sở Công Thương: Đề xuất các chợ đầu mối nông sản thực phẩm và sản phẩm cây trồng an toàn, bố trí các cửa hàng, quầy hàng, gian hàng bán sản phẩm cây trồng an toàn tại các khu dân cư, chợ, siêu thị; phối hợp quản lý kinh doanh sản phẩm cây trồng an toàn.
- Sở Y tế: Kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm cây trồng an toàn tại các điểm tiêu thụ lớn sản phẩm cây trồng an toàn.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện các thủ tục về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn thủ tục đầu tư và thẩm định các dự án xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn tập trung, các cơ sở sơ chế, chế biến, chợ đầu mối... trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Sở Tài chính: Căn cứ vào các chương trình, dự án cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cân đối, bố trí kinh phí trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ thực hiện hàng năm.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền thực hiện tốt Đề án xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi giai đoạn 2016 - 2020.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan tập trung đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học, hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện Đề án. Chủ trì, hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu cho nông sản chất lượng cao và đặc trưng của tỉnh.
- Các tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp: Tích cực tham gia liên doanh, liên kết sản xuất, mở rộng thị trường; hỗ trợ tiêu thụ nông sản; đầu tư xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến nông sản và xây dựng thương hiệu cho các nông sản chất lượng cao.
- Các tổ chức xã hội, đoàn thể: Phối hợp phổ biến, tuyên truyền các quy định của Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây trồng an toàn.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch chi tiết các vùng sản xuất trên địa bàn quản lý; tổ chức phổ biến, công khai các quy hoạch được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ sản xuất, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện chương trình mục tiêu phát triển hàng năm trên địa bàn.
- Thành lập Ban Quản lý Dự án nông nghiệp, chỉ đạo, triển khai, thực hiện các nội dung của Dự án xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi giai đoạn 2016 - 2020. Ban Quản lý Dự án tiến hành vẽ sơ đồ, mã hóa sơ đồ dải thửa Dự án. Tổ chức họp dân các khu dân cư vùng Dự án, lựa chọn hộ dân tham gia Dự án, lấy ý kiến, trao đổi tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn các hộ dân lựa chọn các loại cây trồng cho phù hợp với điều kiện của Dự án tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 20/06/2017 | Cập nhật: 21/06/2017
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu công nghệ cao Hòa Lạc đến 2030 Ban hành: 27/05/2016 | Cập nhật: 01/06/2016
Thông tư 54/2014/TT-BNNPTNT quy định về công nhận tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt khác cho áp dụng để được hưởng chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Ban hành: 30/12/2014 | Cập nhật: 27/01/2015
Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ Ban hành: 27/12/2014 | Cập nhật: 07/01/2015
Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm Ban hành: 03/12/2014 | Cập nhật: 29/12/2014
Quyết định 354/QĐ-BNN-QLCL năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc" Ban hành: 04/03/2014 | Cập nhật: 07/08/2015
Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 19/12/2013 | Cập nhật: 20/12/2013
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” Ban hành: 10/06/2013 | Cập nhật: 11/06/2013
Thông tư 53/2012/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Ban hành: 26/10/2012 | Cập nhật: 01/11/2012
Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Ban hành: 26/09/2012 | Cập nhật: 25/10/2012
Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm Ban hành: 25/04/2012 | Cập nhật: 27/04/2012
Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Ban hành: 09/01/2012 | Cập nhật: 11/01/2012
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020 Ban hành: 10/06/2011 | Cập nhật: 11/06/2011
Quyết địnhố 899/QĐ-TTg năm 2009 bổ nhiệm và miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2009 – 2014 Ban hành: 24/06/2009 | Cập nhật: 29/06/2009
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 14/07/2008 | Cập nhật: 23/07/2008
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2000 về việc thay đổi chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 20/09/2000 | Cập nhật: 11/04/2007