Quyết định 2587/QĐ-UBND năm 2010 về Tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hằng năm đối với sở, ngành, huyện, thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
Số hiệu: 2587/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Trần Xuân Hoà
Ngày ban hành: 26/11/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2587/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 26 tháng 11 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HẰNG NĂM ĐỐI VỚI CÁC SỞ, NGÀNH, HUYỆN, THÀNH PHỐ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính;

Căn cứ Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010;

Căn cứ Chương trình hành động số 204/CTr-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2008 - 2010 của tỉnh Ninh Thuận,

Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2814/TTr-SNV ngày 22 tháng 11 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hằng năm đối với các sở, ngành, huyện, thành phố.

Điều 2. Giao Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính đối với các sở, ngành, huyện, thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 5316/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính đối với các sở, ngành và huyện, thành phố.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Hoà

 

TIÊU CHÍ

ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HẰNG NĂM ĐỐI VỚI CÁC SỞ, NGÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2587/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

STT

NỘI DUNG

ĐIỂM CHUẨN

ĐIỂM TỰ CHẤM

ĐIỂM THẨM ĐỊNH

GHI CHÚ

1

2

3

4

5

6

I

Tổ chức và chỉ đạo công tác cải cách hành chính

16

 

 

 

1

Chỉ đạo công tác cải cách hành chính

13

 

 

 

1.1

Thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, năm.

3

 

 

 

1.2

Ban hành kế hoạch cải cách hành chính hằng quý, năm.

3

 

 

 

1.3

Văn bản chỉ đạo chuyên đề về cải cách hành chính.

3

 

 

 

1.4

Thực hiện kiểm tra về công tác cải cách hành chính.

2

 

 

 

1.5

Chỉ đạo và chấn chỉnh sau kiểm tra công tác cải cách hành chính

2

 

 

 

2

Công tác thông tin, tuyên truyền

3

 

 

 

 

Chủ động tổ chức học tập, quán triệt, trao đổi thông tin về cải cách hành chính (qua tài liệu hoặc các cuộc họp chuyên đề).

3

 

 

 

II

Kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

53

 

 

 

1

Cải cách thể chế

16

 

 

 

1.1

Đã tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật kịp thời (về cải cách hành chính, lĩnh vực khác).

2

 

 

 

1.2

Đã rà soát văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hoặc tự rà soát để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền.

2

 

 

 

1.3

Triển khai tự rà soát thủ tục hành chính và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

2

 

 

 

1.4

Triển khai thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước (Đề án 30).

2

 

 

 

1.5

Thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính (kể cả đơn vị trực thuộc) đúng theo quy định.

8

 

 

 

1.5.1

Có phòng “một cửa” đảm bảo diện tích, trang thiết bị, điều kiện làm việc.

2

 

 

 

1.5.2

Có “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” và hoạt động theo quy chế nghiêm túc.

2

 

 

 

1.5.3

Giải quyết hồ sơ theo thủ tục hành chính đúng hẹn, không có hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng.

4

 

 

 

*

- Đối với các đơn vị không thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”.

 

 

 

Đối với các đơn vị không thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” (thay cho 1.5)

 

+ Có quy định về tiếp nhận, xử lý, luân chuyển công văn đi, đến.

4

 

 

 

 

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác trong giải quyết các thủ tục hành chính và công vụ có liên quan đúng theo quy định và không có vụ việc tồn đọng.

4

 

 

 

2

Cải cách tổ chức bộ máy

9

 

 

 

2.1

Cơ quan, đơn vị xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

3

 

 

 

2.1.1

Triển khai rà soát các tổ chức phối hợp liên ngành

1

 

 

 

2.1.2

Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức để tránh chồng chéo, trùng lắp.

2

 

 

 

2.2

Tham mưu cho cấp có thẩm quyền quyết định phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm cho các sở, ngành.

3

 

 

 

2.3

Cải tiến lề lối làm việc và cơ quan (kể cả các đơn vị trực thuộc) có quy chế làm việc phù hợp với các quy định hiện hành.

3

 

 

 

3

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

14

 

 

 

3.1

Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức.

6

 

 

 

3.1.1

Có quy định và thực hiện việc lập kế hoạch công tác tuần, tháng và báo cáo kế hoạch công tác tuần, tháng của từng cán bộ, công chức.

2

 

 

 

3.1.2

Quyết định phân công nhiệm vụ đối với từng cán bộ, công chức.

1

 

 

 

3.1.3

Đánh giá, phân loại kết quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức quý, 6 tháng, năm.

2

 

 

 

3.1.4

Thực hiện chuyển đổi cán bộ, công chức theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

1

 

 

 

3.2

Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức.

6

 

 

 

3.2.1

Làm tốt công tác quy hoạch Trưởng, Phó phòng và tương đương; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

2

 

 

 

3.2.2

Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt văn hoá công sở theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

4

 

 

 

a

Làm việc đúng giờ theo quy định.

1

 

 

 

b

Đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ.

1

 

 

 

c

Không hút thuốc lá trong phòng làm việc.

1

 

 

 

d

Không sử dụng đồ uống có cồn tại công sở (trong giờ làm việc).

1

 

 

 

3.3

Không có cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật.

2

 

 

 

4

Cải cách tài chính công

9

 

 

 

4.1

Điều hành và thực hành tốt quy chế chi tiêu nội bộ. Cơ quan (kể cả các đơn vị trực thuộc) không có hành vi tiêu cực về tài chính, không bị cơ quan Tài chính xuất toán.

3

 

 

 

4.2

Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công (thông báo kết quả sử dụng kinh phí định kỳ hằng quý, năm).

3

 

 

 

4.3

Tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.

3

 

 

 

5

Hiện đại hoá nền hành chính

5

 

 

 

5.1

Thực hiện mạng LAN, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động cơ quan.

1

 

 

 

5.2

Thực hiện nối mạng internet, ứng dụng các phần mềm vào công tác quản lý.

2

 

 

 

5.3

Có quy định về giảm hội họp. Đã giảm số lượng hội họp so với năm trước và chất lượng các cuộc họp có nâng lên.

2

 

 

 

III

Thực hiện các chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI)

(theo Quyết định số 1356/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận).

10

 

 

 

1

Chỉ số “tính minh bạch và tiếp cận thông tin”.

2

 

 

 

2

Chỉ số “chi phí không chính thức”

1

 

 

 

3

Chỉ số “tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”.

2

 

 

 

4

Chỉ số “đào tạo lao động”.

1

 

 

 

5

Chỉ số “chính sách phát triển kinh tế tư nhân”.

2

 

 

 

6

Chỉ số “thiết chế pháp lý”.

2

 

 

 

IV

Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính

12

 

 

 

1

Có kế hoạch và thực hiện tốt thanh tra công vụ hằng năm.

2

 

 

 

2

Tiếp nhận, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.

4

 

 

 

3

Thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian quy định các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh.

3

 

 

 

4

Phối hợp tốt với các sở, ngành và huyện, thành phố trong giải quyết các thủ tục hành chính và công việc có liên quan.

3

 

 

 

V

Có sáng kiến trong công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động cơ quan

6

 

 

 

VI

Tự đánh giá, phân loại đúng quy trình, thời gian quy định

3

 

 

 

1

Thời điểm đánh giá, phân loại: từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11 hằng năm.

1

 

 

 

2

Thời gian hoàn chỉnh báo cáo đánh giá, phân loại theo quy trình, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.

2

 

 

 

 

ĐIỂM TỔNG CỘNG

100

 

 

 

Ghi chú:

- Cơ quan, đơn vị có cán bộ từ Trưởng, Phó phòng trở lên bị kỷ luật: trừ 5 điểm;

- Cơ quan, đơn vị để Ủy ban nhân dân tỉnh nhắc nhở, phê bình bằng văn bản trong thực thi công vụ: trừ 5 điểm;

- Cơ quan, đơn vị để hồ sơ tồn đọng do nguyên nhân chủ quan làm phát sinh khiếu nại, tố cáo của người dân và doanh nghiệp: trừ 3điểm;

- Từng chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc Mục III - nếu cơ quan, đơn vị không phải thực hiện thì được tính điểm tối đa của chỉ số đó.

Kết quả xếp loại:

- Điểm tổng cộng từ 85 đến 100: xếp loại Tốt;

- Điểm tổng cộng từ 70 đến 84: xếp loại Khá;

- Điểm tổng cộng từ 50 đến 69: xếp loại Trung bình;

- Điểm tổng cộng dưới 50: xếp loại Yếu.

(điểm tổng cộng được làm tròn).

 

TIÊU CHÍ

ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HẰNG NĂM ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2587/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

STT

NỘI DUNG

ĐIỂM CHUẨN

ĐIỂM TỰ CHẤM

ĐIỂM THẨM ĐỊNH

GHI CHÚ

1

2

3

4

5

6

I

Tổ chức và chỉ đạo công tác cải cách hành chính

18

 

 

 

1

Chỉ đạo công tác cải cách hành chính

16

 

 

 

1.1

Phân công cụ thể cán bộ, công chức phụ trách công tác cải cách hành chính.

2

 

 

 

1.2

Thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, năm.

3

 

 

 

1.3

Ban hành kế hoạch cải cách hành chính hằng quý, năm.

2

 

 

 

1.4

Văn bản chỉ đạo chuyên đề về công tác cải cách hành chính.

3

 

 

 

1.5

Thực hiện kiểm tra về công tác cải cách hành chính.

2

 

 

 

1.6

Chỉ đạo và chấn chỉnh sau kiểm tra công tác cải cách hành chính.

2

 

 

 

1.7

Tham mưu Thành ủy, Huyện ủy có văn bản chỉ đạo và phối hợp kiểm tra định kỳ công tác cải cách hành chính.

2

 

 

 

2

Công tác thông tin tuyên truyền

3

 

 

 

 

Tổ chức học tập, quán triệt, trao đổi thông tin về cải cách hành chính (qua tài liệu hoặc các cuộc họp chuyên đề).

2

 

 

 

II

Kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

53

 

 

 

1

Cải cách thể chế

16

 

 

 

1.1

Văn bản quy phạm pháp luật đã rà soát để kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hoặc tự rà soát để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền.

2

 

 

 

1.2

Triển khai tự rà soát thủ tục hành chính để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền và đề nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3

 

 

 

1.3

Triển khai thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn đến năm 2010 của tỉnh theo quy định.

2

 

 

 

1.4

Thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đúng theo quy định.

9

 

 

 

1.4.1

Có phòng “một cửa”, “một cửa liên thông” đảm bảo diện tích, điều kiện làm việc.

1

 

 

 

1.4.2

Có “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” và hoạt động theo quy chế nghiêm túc.

2

 

 

 

1.4.3

Giải quyết hồ sơ theo thủ tục hành chính đúng hẹn; không có hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng.

6

 

 

 

2

Cải cách tổ chức bộ máy

9

 

 

 

2.1

Cơ quan, đơn vị xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

3

 

 

 

2.1.1

Triển khai rà soát các tổ chức phối hợp liên ngành

1

 

 

 

2.1.2

Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức để tránh chồng chéo, trùng lắp giữa các phòng, ban.

2

 

 

 

2.2

Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý.

4

 

 

 

2.2.1

Kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định phân cấp thẩm quyền, trách nhiệm cho huyện, thành phố. Thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân cấp theo quy định.

2

 

 

 

2.2.2

Thực hiện phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (trên các lĩnh vực).

2

 

 

 

2.3

Cải tiến lề lối làm việc và cơ quan (kể cả các phòng, ban) có quy chế làm việc phù hợp với quy chế mẫu và thực hiện tốt quy chế đã ban hành.

2

 

 

 

3

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

14

 

 

 

3.1

Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức.

5

 

 

 

3.1.1

Có quy định và thực hiện việc lập kế hoạch công tác tuần, tháng và báo cáo kế hoạch công tác tuần, tháng của từng cán bộ, công chức, cơ quan.

1

 

 

 

3.1.2

Quyết định phân công nhiệm vụ đối với từng cán bộ, công chức.

1

 

 

 

3.1.3

Đánh giá, phân loại kết quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức quý, 6 tháng, năm.

1

 

 

 

3.1.4

Thực hiện chuyển đổi cán bộ, công chức giữa các phòng, ban huyện; thành phố, cơ sở.

2

 

 

 

3.2

Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức.

9

 

 

 

3.2.1

Làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

2

 

 

 

3.2.2

Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt văn hoá công sở theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

5

 

 

 

a

Làm việc đúng giờ theo quy định.

1

 

 

 

b

Đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ.

2

 

 

 

c

Không hút thuốc lá trong phòng làm việc.

1

 

 

 

d

Không sử dụng đồ uống có cồn tại công sở (trong giờ làm việc).

1

 

 

 

3.2.3

Không có cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật.

2

 

 

 

4

Cải cách tài chính công

9

 

 

 

4.1

Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 96 trong các đơn vị sự nghiệp cấp huyện, thành phố.

3

 

 

 

4.2

Các phòng, ban công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công (thông báo kết quả sử dụng kinh phí định kỳ hằng quý, năm).

3

 

 

 

4.3

Tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức trong các phòng, ban cấp huyện, thành phố.

3

 

 

 

5

Hiện đại hoá nền hành chính

5

 

 

 

5.1

Thực hiện mạng LAN trong nội bộ cấp huyện, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của cơ quan; ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành giữa các phòng, ban cấp huyện.

3

 

 

 

5.2

Thực hiện nối mạng internet.

1

 

 

 

5.3

Đã giảm số lượng hội họp so với năm trước và chất lượng các cuộc họp có tăng lên.

1

 

 

 

III

Thực hiện các chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh (PCI)

(theo Quyết định số 1356/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

10

 

 

 

1

Chỉ số “tính minh bạch và tiếp cận thông tin”.

2

 

 

 

2

Chỉ số “chi phí không chính thức”

1

 

 

 

3

Chỉ số “tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”.

2

 

 

 

4

Chỉ số “đào tạo lao động”.

1

 

 

 

5

Chỉ số “chính sách phát triển kinh tế tư nhân”.

2

 

 

 

6

Chỉ số “thiết chế pháp lý”.

2

 

 

 

IV

Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính

11

 

 

 

1

Có kế hoạch và thực hiện tốt thanh tra công vụ và công tác cải cách hành chính.

2

 

 

 

2

Tiếp nhận, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

3

 

 

 

3

Thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian quy định các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh.

3

 

 

 

4

Phối hợp tốt với các sở, ngành trong giải quyết các thủ tục hành chính và công việc có liên quan.

3

 

 

 

V

Có sáng kiến trong công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động cơ quan

5

 

 

 

VI

Tự đánh giá, phân loại đúng quy trình, thời gian quy định

3

 

 

 

1

Thời điểm đánh giá, phân loại: từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11 hằng năm.

1

 

 

 

2

Thời gian hoàn chỉnh báo cáo đánh giá, phân loại theo quy trình, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.

2

 

 

 

 

ĐIỂM TỔNG CỘNG

100

 

 

 

Ghi chú:

- Cơ quan, đơn vị có cán bộ từ Trưởng, Phó phòng trở lên bị kỷ luật: trừ 5 điểm;

- Cơ quan, đơn vị để Ủy ban nhân dân tỉnh nhắc nhở, phê bình bằng văn bản trong thực thi công vụ: trừ 5 điểm;

- Cơ quan, đơn vị để hồ sơ tồn đọng do nguyên nhân chủ quan làm phát sinh khiếu nại, tố cáo của người dân và doanh nghiệp: trừ 3điểm;

- Từng chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc Mục III - nếu cơ quan, đơn vị không phải thực hiện thì được tính điểm tối đa của chỉ số đó.

Kết quả xếp loại:

- Điểm tổng cộng từ 85 đến 100: xếp loại Tốt;

- Điểm tổng cộng từ 70 đến 84: xếp loại Khá;

- Điểm tổng cộng từ 50 đến 69: xếp loại Trung bình;

- Điểm tổng cộng dưới 50: xếp loại Yếu.

(điểm tổng cộng được làm tròn).