Quyết định 2566/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030
Số hiệu: | 2566/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Nguyễn Văn Trì |
Ngày ban hành: | 08/08/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2566/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 8 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC, TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 – 2020, Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 108/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Kết luận số 03-KL/TU ngày 13/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030;
Căn cứ Văn bản số 130/HĐND-KTNS ngày 23/6/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV về việc không đưa nội dung Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 vào kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1225 /TTr-SXD ngày 27/7/2016, và Văn bản số 514/STP-XD&KTVBQPPL ngày 23/6/2016 của Sở Tư pháp Vĩnh Phúc;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm và mục tiêu phát triển của đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc
1. Quan điểm
1.1 Hiện thực hóa Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. 2 Phù hợp với đường lối chính sách và các chủ trương của Đảng và Nhà nước có liên quan đến đô thị Vĩnh Phúc.
1.3 Từng bước xây dựng đô thị Vĩnh Phúc trở thành một thành phố hiện đại, phát triển bền vững, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, có môi trường sống chất lượng cao, bảo vệ tốt môi trường tự nhiên và giữ cân bằng sinh thái đô thị vùng lân cận.
1.4 Gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa đô thị Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội, vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, gắn với các hành lang kinh tế; đặc biệt là hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, nhằm khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế của địa phương, phát huy nội lực để xây dựng đô thị Vĩnh Phúc có tầm và vị trí xứng đáng trong vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước.
2. Mục tiêu
2,1 Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016-2020: Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị, tiến tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.
2,2 Xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển từng bước thực hiện Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc về nâng loại và cấp quản lý các đô thị trong phạm vi đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030.
2.3 Xác định các khu vực phát triển đô thị để triển khai thực hiện quản lý đầu tư phát triển đô thị Vĩnh Phúc theo quy hoạch chung được phê duyệt và kế hoạch thực hiện các khu vực phát triển đô thị.
3. Phạm vi, ranh giới của chương trình
3.1 Phạm vi: Theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011, với diện tích khoảng 31.860ha (318,6km2) gồm Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo.
3.2 Ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương;
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc;
- Phía Tây giáp huyện Lập Thạch và huyện Vĩnh Tường;
- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và Thủ đô Hà Nội.
II. Các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị Vĩnh Phúc theo các giai đoạn
1. Giai đoạn 2016 - 2020
1.1 Phân loại đô thị: Đầu tư xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, gồm 16 đô thị đạt khoảng 70% so với các chỉ tiêu của đô thị loại I trực thuộc tỉnh (65-70điểm/100 điểm). Trong đó: Thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại I thuộc tỉnh; thị xã Phúc Yên là đô thị loại II và trở thành thành phố Phúc Yên thuộc tỉnh; Bình Xuyên đạt được tiêu chuẩn là đô thị loại IV; 06 thị trấn hiện có, gồm: Hợp Hòa, Yên Lạc, Thổ Tang, Hương Canh, Gia Khánh và Thanh Lãng là đô thị loại V; 08 thị trấn: Hợp Châu, Tam Hồng, Tân Tiến, Hợp Thịnh, Kim Long, Quất Lưu, Bá Hiến và Đạo Đức thành lập mới.
1.2 Phân cấp quản lý hành chính:
- Các thành phố và thị xã thuộc tỉnh: Thành phố Vĩnh Yên; Thành phố Phúc Yên; huyện Bình Xuyên đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV (làm cơ sở để thành lập mới thị xã Bình Xuyên vào giai đoạn 2021-2025 với toàn bộ địa giới hành chính huyện Bình Xuyên hiện có).
- Các thị trấn gồm 06 thị trấn hiện có: Hợp Hòa, Yên Lạc, Thổ Tang, Hương Canh, Gia Khánh và Thanh Lãng và 08 thị trấn thành lập mới là Hợp Châu, Tam Hồng, Tân Tiến, Hợp Thịnh, Kim Long, Quất Lưu, Bá Hiến và Đạo Đức.
1.3 Các chi tiêu phát triển đô thị: Tỷ lệ đô thị hóa 75%; diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân đạt 27m2 sàn/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt khoảng 97%; tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng trong khu vực nội thị 20%; tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng 20%; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch 80% và tiêu chuẩn được cấp nước sạch 120 lít/người/ngày đêm; tỷ lệ thất thoát nước 18%; tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70% diện tích lưu vực thoát nước của đô thị; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý 60%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải 100%; tỷ lệ chiều dài các tuyến đường phố được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng 85%; đất cây xanh đô thị 10 m2/người và đất cây xanh công cộng khu vực nội thị 12 m2/người; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom và xử lý đạt 90%.
2. Giai đoạn 2021 - 2025
2.1 Phân loại đô thị: Xây dựng đô thị Vĩnh Phúc gồm 10 đô thị đạt khoảng 75% so với các chỉ tiêu của đô thị loại I thuộc tỉnh (70-75 điểm/100 điểm). Trong đó: Thành phố Vĩnh Yên là đô thị loại I, tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị đối với các tiêu chí còn thiếu); Thành Phố Phúc Yên là đô thị loại II; Bình Xuyên là đô thị loại IV phấn đấu thành lập thị xã Bình Xuyên; đô thị Vĩnh Tường (trong đó có Thổ Tang, Tân Tiến) là đô thị loại IV; đô thị Hợp Châu là đô thị loại IV; đô thị Tam Hồng là đô thị loại IV; 04 thị trấn hiện có gồm: Hợp Hòa, Yên Lạc, Hợp Thịnh và Kim Long là đô thị loại V.
2.3 Phân cấp quản lý hành chính:
- Các thành phố và thị xã thuộc tỉnh: Thành phố Vĩnh Yên; Thành phố Phúc Yên, thị xã Bình Xuyên; thị xã Vĩnh Tường (trong đó có Thổ Tang, Tân Tiến).
- Các thị trấn là đô thị loại IV: Hợp Châu, Tam Hồng; thị trấn là đô thị loại V: Hợp Hòa, Yên Lạc, Hợp Thịnh và Kim Long.
2.3 Các chỉ tiêu phát triển đô thị: Tỷ lệ đô thị hóa 80%; diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân đạt 28,5 m2 sàn/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt khoảng 98,5%; tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng trong khu vực nội thị 25%; tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng 24%; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch 90% và tiêu chuẩn được cấp nước sạch 150 lít/người/ngày đêm; tỷ lệ thất thoát nước 17%; tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80% diện tích lưu vực thoát nước của đô thị; tỷ lệ nước thải thải sinh hoạt được xử lý 80%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải 100%; tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng 90%; đất cây xanh đô thị 18 m2/người và đất cây xanh công cộng khu vực nội thị 15 m2/người; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom và xử lý đạt 95%.
3. Giai đoạn 2026 - 2030
3.1 Phân loại đô thị: Xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đạt khoảng 80% so với các chỉ tiêu của đô thị loại I thuộc tỉnh (75-80 điểm/100 điểm), làm cơ sở thành lập đô thị Vĩnh Phúc.
3.2 Phân cấp quản lý hành chính: Xây dựng đô thị Vĩnh Phúc thành đô thị loại I và trở thành Thành phố Vĩnh Phúc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc hình thành trên cơ sở thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, thị xã mới Bình Xuyên và các xã còn lại thuộc các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc được duyệt, làm tiền đề xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc thành Thành phố trực thuộc Trung ương.
3.3 Chỉ tiêu phát triển đô thị: Tỷ lệ đô thị hóa 85%; diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân đạt 30 m2 sàn/người; tỷ lệ nhà kiên cố đạt khoảng 99,5%; tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị so với đất xây dựng trong khu vực nội thị 27%; tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng 30%; tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch 100% và tiêu chuẩn được cấp nước sạch 180 lít/người/ngày đêm; tỷ lệ thất thoát nước 15%; tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 90% diện tích lưu vực thoát nước của đô thị; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý 90%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải 100%; tỷ lệ đường phố chính khu vực nội thị được chiếu sáng đạt 100%; tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng 100%; đất cây xanh đô thị 27 m2/người và đất cây xanh công cộng khu vực nội thị 18 m2/người; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt thu gom và xử lý đạt 100%.
III. Danh mục, lộ trình đầu tư các khu vực phát triển đô thị trên địa bàn đô thị
1. Giai đoạn 2016 - 2020
Các khu vực phát triển đô thị có 34 khu vực, gồm: 19 khu vực phát triển đô thị mới với tổng diện tích khoảng 4.738,1 ha, diện tích dự kiến đầu tư giai đoạn này khoảng 1.437,2 ha (trong đó: Diện tích đô thị hiện trạng là 487,2 ha, diện tích đô thị phát triển mới là 950 ha); 11 khu vực mở rộng đô thị với tổng diện tích khoảng 2.005,6 ha, trong đó diện tích đầu tư trong giai đoạn này là 470,3 ha; 04 khu vực cải tạo, bảo tồn, tái thiết với tổng diện tích khoảng 777,6 ha, trong đó diện tích đầu tư trong giai đoạn này khoảng 403,65 ha.
2. Giai đoạn 2021 - 2025
Các khu vực phát triển đô thị: 46 khu vực, gồm: 22 khu vực phát triển đô thị mới, với tổng diện tích khoảng 5.679,5 ha, trong đó diện tích đầu tư mới trong giai đoạn này là 1.500 ha; 14 khu vực mở rộng đô thị, với tổng diện tích khoảng 2.384,1 ha, trong đó diện tích đầu tư trong giai đoạn này khoảng 750,3 ha; 10 khu vực cải tạo, bảo tồn, tái thiết với tổng diện tích khoảng 1342,2 ha, trong đó diện tích đầu tư trong giai đoạn này khoảng 938,55 ha.
3. Giai đoạn 2026 - 2030
Các khu vực phát triển đô thị: 41 khu vực, gồm: 16 khu vực phát triển đô thị mới với tổng diện tích khoảng 4.363,1 ha, trong đó diện tích đầu tư phát triển đô thị mới trong giai đoạn này là 2.723,1 ha; 15 khu vực mở rộng đô thị với tổng diện tích khoảng 2.329,9 ha, trong đó diện tích đầu tư phát triển trong giai đoạn này là 2.139,7 ha; 10 khu vực cải tạo, tái thiết, bảo tồn với tổng diện tích khoảng 1.175,2 ha.
1. Giai đoạn 2016 - 2020
Cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc; nâng cấp các đô thị trong phạm vi đô thị Vĩnh Phúc; tập trung đầu tư các khu vực phát triển đô thị tại các đô thị hạt nhân (Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và trung tâm huyện Bình Xuyên).
1.1. Hệ thống giao thông
a) Đường vành đai:
- Đường vành đai 1: Đường 33m Nam Vĩnh Yên (đoạn từ sân Golf đến đường Yên Lạc- Vĩnh Yên);
- Đường vành đai 2: Đường vành đai 2 Thành phố Vĩnh Yên (Đường Tôn Đức Thắng - đến Quốc lộ 2 và từ KCN Khai Quang ra Quốc lộ 2);
- Đường vành đai 3: Đường quy hoạch mới Tân Phong - Trung Nguyên (từ đường Hương Canh - Tân Phong đến Quốc lộ 2C);
- Đường vành đai 4: Đường vành đai 4 đô thị Vĩnh Phúc (đoạn Hương Canh - Quốc lộ 2C);
- Đường vành đai 5: Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 301.
b) Đường hướng tâm bao gồm:
- Quốc lộ 2 (đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì);
- Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 2C (đoạn Vĩnh Yên - Tuyên Quang);
- Đường Kim Ngọc kéo dài qua Cầu Đầm Vạc đến đường Quốc lộ 2 tránh Thành phố Vĩnh Yên;
- Mở rộng đường Tôn Đức Thắng;
- Đường Tôn Đức Thắng kéo dài (đoạn từ cầu Quảng Khai đến đường Nguyễn Tất Thành kéo dài);
- Đường Nguyễn Tất Thành trên địa phận huyện Bình Xuyên (từ đường tỉnh 310B đến đường Tôn Đức Thắng kéo dài);
- Đường tỉnh 305 (đoạn từ đường vành đai 2 Thành phố Vĩnh Yên đi Lập Thạch).
c) Một số tuyến nội thị chính:
- Đường song song phía Nam đường sắt (từ đường Hợp Thịnh - Đạo Tú đến đường Kim Ngọc);
- Đường song song phía Bắc đường sắt (từ bến xe Vĩnh Yên đến đường Nguyễn Tất Thành);
- Đường Tiền Châu - Nam Viêm;
- Đường mặt cắt 24m nối từ đường 33m Nam Vĩnh Yên đến Quốc lộ 2 tránh Thành phố Vĩnh Yên;
- Đường thuộc hạ tầng khung đô thị đại học (đường nối từ vành đai 2 Thành phố Vĩnh Yên đến đường Quốc lộ 2B).
d) Công trình cầu: Cầu đầm Vạc
e) Đường sắt:
- Cải tạo đường sắt chính và ga hiện hữu;
- Xây dựng cảng nội địa ICD giai đoạn 1.
f) Giao thông công cộng:
- Xây dựng tuyến buýt đi theo các trục vành đai và hướng tâm;
- Xây dựng các bến xe trên trục vành đai 1, vành đai 2 gồm có: 1 bến xe trên trục vành đai 1; 4 bến trên trục vành đai 2.
1.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
Đầu tư theo dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc (vận động vốn WB);
- Dự án xây dựng trạm bơm tiêu Kim Xá công suất 30 m3/s;
- Dự án kênh xả ra sông Phó Đáy dài 3,313 km;
- Dự án nạo vét đầm trữ nước Nhị Hoàng và Đầm Sổ với diện tích 100 ha;
- Dự án xây dựng trạm bơm Ngũ Kiên 35 m3/s (trạm bơm và kênh dẫn);
- Dự án kênh nối hồ điều hòa đến sông Phan dài 3,96 km;
- Dự án nạo vét sông Phan từ Thượng Lạp đến điều tiết Lạc Ý dài 31,8 km;
- Dự án xây dựng trạm bơm tiêu Nguyệt Đức công suất 80 m3/s;
- Dự án nạo vét khu vực hồ Sáu Vó, cải tạo các tuyến kênh tiêu hiện có ven hồ Sáu Vó và đường vận hành hồ dài 5,7 km;
- Dự án bãi đổ bùn nạo vét Đồng Mong khoảng 54,31 ha;
- Dự án nạo vét sông Phan đoạn từ Lạc Ý đến cầu sắt Thịnh Kỷ dài 20,6km;
- Dự án xây dựng điều tiết Cầu Tôn, Cầu Sắt, nạo vét 3 sông huyện Bình Xuyên (sông Ba Hanh, sông Tranh, sông Cầu Bòn) với tổng chiều dài 21,4 km và kè bờ một số đoạn sông;
- Dự án cải tạo sông Phan (kè bờ, nạo vét lòng sông thuộc địa phận quy hoạch đô thị Vĩnh Phúc);
- Dự án cải tạo và xây dựng mới một số tuyến cống chống ngập úng cục bộ cấp 1, 2 tại Vĩnh Yên, Phúc Yên và các khu vực lân cận;
- Dự án xây dựng hệ thống kênh và cống thoát nước cho 03 lưu vực: 1,2 và 3.
1.3. Hệ thống cấp nước
a) Đầu tư xây dựng các nhà máy nước:
- Hoàn thành nâng công suất nhà máy nước Sông Lô từ 30.000 m2/ngày lên 45.000 m3/ngày;
- Xây dựng nhà máy nước Đức Bác công suất 150.000 m3/ngày;
b) Phát triển mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối:
- Mạng lưới đường ống truyền tải: Từ nhà máy nước Sông Lô; từ nhà máy nước Đức Bác; từ nhà máy nước Tam Dương; từ các nhà máy nước khu vực Phúc Yên.
- Mạng lưới đường ống cấp 1.
c) Xây dựng các trạm bơm tăng áp:
- Nâng công suất trạm bơm tăng áp Hợp Thịnh từ 30.000 m3/ngày lên 45.000 m3/ngày;
- Nâng công suất trạm bơm tăng áp Xuân Hòa từ 7.200 m2/ngày lên 15.000 m3/ngày;
- Nâng công suất trạm bơm tăng áp Đại Lải từ 1.300 m2/ngày lên 5.000 m3/ngày.
1.4. Hệ thống cấp điện
a) Trạm biến áp:
- Xây dựng mới trạm 220KV (Vĩnh Tường, Bá Thiện) và tăng công suất máy 1 trạm 220KV (Vĩnh Yên);
- Xây dựng mới 4 trạm 110KV (Vĩnh Yên 2, Bình Xuyên, Yên Lạc, Bá Thiện) và mở rộng, tăng công suất máy 5 trạm 110KV (Phúc Yên, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Thiện Kế, Tam Dương).
b) Hệ thống đường dây:
- Xây mới hệ thống đường dây 220KV Bá Thiện - Sóc Sơn;
- Xây mới đường dây 110KV Bình Xuyên - Thiện Kế - Bá Thiện - Tam Dương - Tam Đảo.
1.5. Hệ thống thông tin liên lạc
- Xây dựng hệ thống mạng ngoại vi 85.000 số thuê bao; ngầm hóa 70% hạ tầng mạng ngoại vi khu vực Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên (tính đến hệ thống tủ cáp);
- Xây dựng lắp đặt thiết bị chuyển mạch 85.000 thiết bị;
- Xây dựng mới 130.000 thuê bao Internet;
- Xây dựng mới 85.000 thuê bao NGN;
- Xây dựng mới 200.000 thuê bao di động;
- Xây dựng mới 115 km tuyến cáp truyền dẫn;
- Đầu tư mới những trung tâm thông tin cơ sở;
- 100% thuê bao Internet là thuê bao băng thông rộng, 55% dân số sử dụng Internet, hoàn thiện quá trình xây dựng mạng NGN trên địa bàn toàn tỉnh; mạng thông tin di động công nghệ 3G phủ sóng tới 100% khu dân cư, dịch vụ viễn thông cố định phổ cập tới tất cả các hộ gia đình.
1.6. Hệ thống thoát nước thải
Đầu tư xây dựng theo từng lưu vực đã được xác định theo quy hoạch và cập nhật Dự án phát triển đô thị loại II - Thành phố xanh Vĩnh Yên (vận động vốn ADB):
a) Lưu vực phía Tây Vĩnh Yên:
- Xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý nước thải cho khu vực Tây Thành phố Vĩnh Yên và xây mới trạm xử lý nước thải đặt tại khu vực phường Hội Hợp, Thành phố Vĩnh Yên (Công suất 6.000 m3/ngày);
- Xây dựng hệ thống đường ống thoát nước cấp 1 và cấp 2 với tổng chiều dài khoảng 45 km, đường kính từ D200 - D1000;
- Xây dựng đồng bộ cả hệ thống đường ống cấp 3 tổng chiều dài khoảng 58-65 km;
- Xây dựng 7 trạm bơm nước thải.
b) Lưu vực trung tâm:
- Khu vực phía Đông Vĩnh Yên gồm toàn bộ hoặc một phần các phường Tích Sơn, Ngô Quyền, Đống Đa, Liên Bảo và Khai Quang với tổng diện tích là 745 ha, hiện trạng lưu vực này đã có hệ thống thu gom và xử lý nước thải với công suất 5.000 m3/ngày;
- Đối với khu vực này các tuyến cống giữ nguyên như hiện trạng đang triển khai của dự án, chỉ tăng công suất trạm bơm cho phù hợp với năm 2020;
- Xây dựng thêm đường ống cấp 3;
- Nâng công suất trạm xử lý khu vực xã Quất Lưu từ 5.000 m3/ngày lên 8.000 m3/ngày.
c) Lưu vực Phúc Yên:
- Xây dựng hệ thống mạng cống thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung tại thị xã Phúc Yên. Ưu tiên thu gom và xử lý nước thải cho 4 phường Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương và Phúc Thắng;
- Xây dựng 10 trạm bơm nước thải;
- Xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 5.000 m3/ngày đặt tại đầm Dùng xã Cao Minh.
d) Dự án xây dựng công trình xử lý nước thải bảo vệ nguồn nước Sông Phan (khu vực thị trấn Hương Canh và thị trấn Yên Lạc).
1.7. Vệ sinh môi trường và công viên nghĩa trang, nhà tang lễ
a) Vệ sinh môi trường:
- Hoàn thành dự án đốt rác thải sinh hoạt tại bãi chôn lấp rác tạm KCN Khai Quang;
- Dự án xử lý rác thải sinh hoạt của công ty Phương Thảo có công suất 150 tấn/ngày, nhằm tạo ra hạt nhựa tái chế (đặt tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên);
- Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt tuần hoàn tận thu nhiệt năng phát điện với công suất 150 tấn/ngày tại thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương do Công ty Cổ phần Môi trường Công nghệ Việt làm chủ đầu tư;
- Lập dự án xây dựng 1 công trình xử lý đốt có bán kính thu gom lớn tại KCN Bình Xuyên (Cơ sở xử lý số 3).
b) Công viên nghĩa trang, nhà tang lễ
- Xây dựng công viên nghĩa trang tại khu vực xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo theo quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc.
- Xây dựng nhà tang lễ khu vực trung tâm Thành phố Vĩnh Yên và Phúc Yên với quy mô diện tích mỗi khu khoảng 1,0 ha (tổng quy mô đầu tư là 2,0ha).
2. Giai đoạn 2021 - 2025
Về kết cấu hạ tầng đô thị: Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc và một số tuyến đường chính đô thị; tiếp tục nâng cấp các đô thị trong phạm vi đô thị Vĩnh Phúc; đầu tư các khu vực phát triển đô thị gần với các đô thị hạt nhân Thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên và thị xã Bình Xuyên.
2.1. Hệ thống giao thông
a) Đường vành đai:
- Đường vành đai 2: Mở rộng đường vành đai 2 Thành phố Vĩnh Yên (đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến Quốc lộ 2C).
- Đường vành đai 3:
+ Mở rộng đường tỉnh 302 (đoạn Hương Canh - Gia Khánh);
+ Mở rộng đường qua hồ điều hòa (từ Tân Phong, Bình Xuyên - Trung Nguyên, Yên Lạc - Hội Hợp, Vĩnh Yên).
- Đường vành đai 4: Mở rộng đường tỉnh 310B đi qua Khu công nghiệp Bá Thiện.
b) Đường hướng tâm:
- Cải tạo đường Quốc lộ 2C đoạn từ Quốc lộ 2 đi cầu Vĩnh Thịnh;
- Đường tỉnh 305 đoạn từ đường tránh Thành phố Vĩnh yên đến đường vành đai 2.
c) Đường nội thị chính:
- Đường song song đường sắt phía Bắc và Nam đoạn ngoài Thành phố Vĩnh Yên;
- Đường Nguyễn Tất Thành (Phúc yên);
- Trục Bắc Nam đô thị Vĩnh Phúc (từ đường vành đai 1 đến vành đai 3);
- Đường từ đường sắt hiện hữu đến đường Hợp Thịnh - Đạo Tú;
- Các đường chính trong phân khu B1, B2 và B3.
d) Các công trình đầu mối:
- Triển khai xây dựng nút giao lập thể trên đường Quốc lộ 2 tránh Thành phố Vĩnh Yên với các trục đường hướng tâm (06 nút giao);
- Xây dựng 12 bến xe trên các trục vành đai còn lại.
e) Đường sắt: Mở rộng cảng nội địa ICD giai đoạn 2.
2.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
Các hạng mục công trình đầu mối:
a) Lưu vực 1: Sông Phan (nạo vét và kè sông); trạm bơm Kim Xá; trạm bơm Ngũ Kiên; đầm Dưng; điều tiết Lạc Ý 80 m3/s; kênh đầm Dưng - Vũ Di (nối sông Phan vào Đầm Dưng); điều tiết Đầm Dưng B=50m.
b) Lưu vực 2: Sông Phan; sông Cà Lô; hồ số 2 (hồ Sáu Vó); trạm bơm Nguyệt Đức; điều tiết Cầu Tôn 80 m3/s; điều tiết Nam Viêm (Cầu Sắt) 150 m3/s; hồ điều hòa lưu vực Nam Phúc Yên; kênh trục tiêu Nam Phúc Yên; dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc; xây dựng hệ thống cống, kênh thoát nước.
c) Lưu vực 3: Sông Cà Lồ (nạo vét và kè sông), sông Cầu Bòn.
2.3. Hệ thống cấp nước
a) Đầu tư xây dựng các nhà máy nước:
- Nâng công suất nhà máy Sông Lô từ 45.000 m3/ngày lên 90.000 m3/ngày;
- Nâng công suất nhà máy nước Đức Bác từ 150.000 m3/ngày lên 400.000 m3/ngày;
- Xây dựng nhà máy nước Tân Phong sử dụng nguồn nước dưới đất, công suất 3.500 m3/ngày;
- Xây dựng nhà máy nước Hoàng Lâu sử dụng nguồn nước dưới đất, công suất 4.500 m3/ngày.
b) Phát triển mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối:
- Mạng lưới đường ống truyền tải: Từ nhà máy nước Sông Lô; từ nhà máy nước Đức Bác; từ nhà máy nước Tam Dương; từ các nhà máy nước khu vực Phúc Yên.
- Mạng lưới đường ống cấp 1: Phát triển mạng lưới tuyến ống cấp 1 với tổng chiều dài dự kiến là 33 km.
2.4. Hệ thống cấp điện
a) Trạm biến áp:
- Xây dựng mới 01 trạm 220KV: Trạm 220KV Kim Long công suất 2x125MVA;
- Mở rộng và tăng công suất 01 trạm 220KV: Vĩnh Tường công suất 2x250MVA;
- Xây dựng mới 05 trạm và cải tạo 01 trạm 110KV: Trạm 110KV Tam Hợp công suất 1x63MVA; trạm 110KV Duy Phiên công suất 1x63MVA; trạm 110KV Kim Long công suất 1x63MVA; trạm 110KV Hoàng Lâu công suất 1x63MVA; trạm 110KV Đồng Cương công suất 1x63MVA; cải tạo Trạm 110KV Kim Long công suất 2x40MVA.
b) Hệ thống đường dây:
- Xây mới đường dây 220KV Bá Thiện - Kim Long;
- Xây mới đường dây 110KV Tam Hợp - Duy Phiên - Kim Long - Đồng Cương.
2.5. Hệ thống thông tin liên lạc
- Đầu tư xây dựng mạng truyền dẫn, nâng cấp dung lượng 2 tuyến vòng Ring chính đến năm 2025, đạt dung lượng 200 Gbps. Thực hiện thu gom lưu lượng cho truyền dẫn nội tỉnh, liên tỉnh;
- Ring 1: Vĩnh Yên - Tam Đảo - Tam Dương - Lập Thạch - Sông Lô - Vĩnh Tường - Vĩnh Yên;
- Ring 2: Vĩnh Yên - Vĩnh Tường - Yên Lạc - Bình Xuyên - Phúc Yên - Tam Đảo - Vĩnh Yên;
- Xây dựng mới 75.000 thuê bao Internet;
- Xây dựng mới 25.000 thuê bao NGN;
- Xây dựng mới 50.000 thuê bao di động;
- Xây dựng mới 85 km tuyến cáp truyền dẫn;
- Đầu tư và nâng cấp mới các trung tâm thông tin cơ sở.
2.6. Hệ thống thoát nước thải
Đầu tư xây dựng theo từng lưu vực:
a) Lưu vực phía Tây Vĩnh Yên:
- Mở rộng phạm vi thu gom nước thải, xây dựng thêm 04 trạm bơm nước thải;
- Nâng công suất trạm xử lý nước thải 2025: 10.000 m3/ngày;
b) Lưu vực trung tâm:
- Xây dựng 11 trạm bơm nước thải và nâng công suất 06 trạm bơm hiện có;
- Nâng công suất trạm xử lý năm 2025 lên 19.560 m3/ngày;
c) Lưu vực phía Nam:
- Triển khai dự án thu gom và xử lý chất thải khu vực phía Nam Thành phố Vĩnh Yên;
- Xây dựng 13 trạm bơm nước thải;
- Xây dựng nhà máy xử lý nước thải đặt tại Thanh Lãng công suất năm 2025: 9.000 m3/ngày.
d) Lưu vực Đông Bắc Vĩnh Yên:
- Xây dựng 04 trạm bơm nước thải;
- Xây dựng nhà máy xử lý nước thải đặt tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên công suất năm 2025: 13.560 m3/ngày.
e) Lưu vực Phúc Yên:
- Nâng công suất 10 trạm bơm thoát nước thải.
- Nâng công suất trạm xử lý năm 2025: 15.600 m3/ngày.
2.7. Vệ sinh môi trường và công viên nghĩa trang
a) Vệ sinh môi trường: Hoàn thiện nhà máy xử lý đốt rác tại KCN Bình Xuyên (cơ sở xử lý số 3).
b) Công viên nghĩa trang, nhà tang lễ:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang tại khu vực xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo;
- Xây dựng nhà tang lễ khu vực Gia Khánh diện tích khoảng 1,0 ha.
3. Giai đoạn 2026 - 2030
Kết cấu hạ tầng đô thị: Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc được duyệt; và các tiêu chuẩn của đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
3.1. Hệ thống giao thông
a) Đường vành đai:
- Vành đai 2: Mở rộng đường Quốc lộ 2 đoạn tránh Thành phố Vĩnh Yên;
- Vành đai 3:
+ Mở rộng đường Hợp Thịnh - Đạo Tú;
+ Cải tạo đường tỉnh 310 đoạn từ Đạo Tú đi hồ Đại Lải.
- Vành đai 4: Cải tạo nâng cấp Đường tỉnh 302B (đoạn từ Quốc lộ 2 đến đường Nguyễn Tất Thành).
b) Đường hướng tâm:
- Cải tạo đường Quốc lộ 2 đoạn nội thị;
- Cải tạo đường Quốc lộ 2B và Quốc lộ 2C đi Tuyên Quang.
c) Đường nội thị chính:
- Cải tạo đường Hợp Thịnh - Yên Bình;
- Cải tạo đường tỉnh 303 đoạn từ Quốc lộ 2C đến đường vành đai 4;
- Cải tạo tuyến đường tỉnh 304 và 309;
- Đường song song đường sắt phía Bắc và Nam đoạn Phúc Yên;
- Xây dựng các nút giao lập thể còn lại.
d) Đường sắt và giao thông công cộng:
- Tuyến đường sắt khổ rộng 1,435m;
- Xây dựng tuyến LRT (Lignht Rail Transit - tàu điện nhẹ đô thị);
- Xây dựng tuyến BRT (Bus Rapid Transit - xe buýt nhanh);
- Các bãi đỗ xe công cộng.
3.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
Các hạng mục công trình đầu mối:
a) Lưu vực 1: Sông Phan (nạo vét và kè sông); trạm bơm Kim Xá ; trạm bơm Ngũ Kiên; đầm Dưng; điều tiết Lạc Ý 80 m3/s; kênh đầm Dưng - Vũ Di (nối sông Phan vào đầm Dưng); điều tiết đầm Dưng B=50m.
b) Lưu vực 2: Sông Phan; sông Cà Lồ; hồ số 2 (hồ Sáu Vó); trạm bơm Nguyệt Đức; điều tiết Cầu Tôn 80 m3/s; điều tiết Nam Viêm (Cầu Sắt) 150 m3/s; hồ điều hòa lưu vực Nam Phúc Yên; kênh trục tiêu Nam Phúc Yên; dự án Quản lý nguồn nước và kiểm soát lũ lụt tỉnh Vĩnh Phúc.
c) Lưu vực 3: Sông Cà Lồ; sông Cầu Bòn; trạm bơm Đầm Láng 2 (xây dựng mới) 8 m3/s; trạm bơm Bá Thiện 20 m3/s.
3.3. Hệ thống cấp nước
a) Đầu tư xây dựng các nhà máy nước:
- Nâng công suất nhà máy Sông Lô lên 150.000 m3/ngày;
- Nâng công suất nhà máy nước Đức Bác lên 500.000 m3/ngày.
b) Phát triển mạng lưới đường ống truyền tải, phân phối:
- Mạng lưới đường ống truyền tải: Từ nhà máy nước Sông Lô; từ nhà máy nước Đức Bác; từ nhà máy nước Tam Dương; từ các nhà máy nước khu vực Phúc Yên;
- Mạng lưới đường ống cấp 1: Phát triển mạng lưới tuyến ống cấp 1 với tổng chiều dài dự kiến là 39,2 km.
c) Trạm bơm tăng áp:
- Nâng công suất trạm bơm tăng áp Xuân Hòa từ 15.000 m3/ngày lên 20.000 m3/ngày; xây mới 01 bể chứa dung tích 1.000 m3;
- Nâng công suất trạm bơm tăng áp Đại Lải từ 5.000 m3/ngày lên 10.000 m3/ngày. Xây mới 01 bể chứa dung tích 1.000 m3.
3.4. Hệ thống cấp điện
- Mở rộng trạm 220/110/22KV Kim Long 2x125MVA theo quy hoạch ngành điện);
- Mở rộng trạm 110/22KV Gia Khánh 2x63MVA theo quy hoạch ngành điện);
- Hoàn thiện 100% những hạng mục còn lại của các giai đoạn trước.
3.5. Hệ thống thông tin liên lạc
- Xây dựng mới 40 km tuyến cáp truyền dẫn;
- Đầu tư và nâng cấp mới những trung tâm thông tin cơ sở;
- Nối vòng Ring các tuyến cáp quang trên địa bàn toàn tỉnh;
- Phát triển mạng truy nhập quang trên địa bàn toàn tỉnh theo mô hình mạng NGN đa dịch vụ. Khách hàng được cung cấp dịch vụ băng rộng và truy nhập đa giao thức;
- Đối với các khu vực cụm dân cư, khu chung cư, khu đô thị được xây dựng mới, đảm bảo hạ tầng cáp quang đến tận thuê bao;
- Nâng cấp các tuyến cáp quang nhánh sử dụng công nghệ NG-SDH tại các khu vực có lưu lượng lớn lên 40 Gb/s, Đồng thời nâng cấp dung lượng cho vòng Ring cáp quang chính nội tỉnh đạt 200 Gb/s, nhằm đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ băng rộng mới trên nền NGN.
3.6. Hệ thống thoát nước thải
Đầu tư xây dựng theo từng lưu vực:
a) Lưu vực phía Tây Vĩnh Yên:
- Nâng công suất 10 trạm bơm thoát nước thải;
- Nâng công suất trạm xử lý năm 2030: 51.120 m3/ngày.
b) Lưu vực trung tâm:
- Hoàn thiện mạng lưới đường ống thoát nước thải nâng công suất 11 trạm bơm hiện có;
- Nâng công suất trạm xử lý năm 2030 lên 51.840 m3/ngày.
c) Lưu vực phía Nam:
- Nâng công suất 13 trạm bơm nước thải;
- Nâng công suất trạm xử lý nước thải năm 2030 lên 53.760 m3/ngày.
d) Lưu vực Đông Bắc Vĩnh Yên:
- Nâng công suất 04 trạm bơm nước thải;
- Nâng công suất trạm xử lý nước thải năm 2030 lên 27.360 m3/ngày.
e) Lưu vực Phúc Yên:
- Nâng công suất 10 trạm bơm thoát nước thải;
- Nâng công suất trạm xử lý năm 2030: 49.560 m3/ngày.
3.7. Vệ sinh môi trường và công viên nghĩa trang
a) Vệ sinh môi trường: Xây dựng cơ sở đốt rác số 1 tại khu vực Tam Dương và cơ sở xử lý đốt rác số 2 tại khu vực Vĩnh Tường.
b) Công viên nghĩa trang, nhà tang lễ:
- Triển khai xây dựng nghĩa trang tại khu vực huyện Bình Xuyên, quy mô khoảng 100 ha;
- Xây dựng nhà tang lễ khu vực phía Nam Vĩnh Yên với quy mô 1,0 ha.
V. Danh mục, lộ trình đầu tư các dự án hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội
1. Về hạ tầng sản xuất
a) Giai đoạn 2016-2020
- Đầu tư xây dựng 06 Khu công nghiệp với tổng diện tích 1184,6 ha và diện tích đầu tư giai đoạn này 592,3 ha (KCN Thăng Long Vĩnh Phúc, KCN Chấn Hưng, KCN Sơn Lôi, KCN Phúc Yên; KCN Tam Dương I - khu vực A và Tam Dương I - khu vực B);
- Kêu gọi chủ đầu tư 02 KCN: KCN Nam Bình Xuyên: Mời gọi chủ đầu tư, GPMB và tiến hành các thủ tục đầu tư; KCN Bá Thiện: Đấu thầu, lựa chọn Chủ đầu tư, đầu tư xây dựng hạ tầng.
- Hoàn thiện 01 KCN: KCN Bá Thiện 2, Hoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư.
- Xây dựng Cụm công nghiệp Đại Đồng, diện tích khoảng 49,0 ha.
b) Giai đoạn 2021-2025
- Khu công nghiệp tổng quy mô 1.594,6 ha và diện tích đầu tư khoảng 1.002,3 ha, bao gồm 08 khu, trong đó có 06 khu của giai đoạn 1 (KCN Tam Dương I - khu vực A; KCN Tam Dương I - khu vực B; KCN Chấn Hưng; KCN Thăng Long - Vĩnh Phúc; KCN Sơn Lôi; KCN Phúc Yên) và 02 khu giai đoạn 2 (KCN Nam Bình Xuyên - Giai đoạn 2; KCN Bình Xuyên II - Giai đoạn 2);
- Các khu vực sản xuất nông nghiệp bao gồm 02 khu vực tập trung, tổng diện tích xây dựng mới 200,6 ha (NNST Tam Dương; NNST Hội Hợp).
c) Giai đoạn 2026- 2030
- Khu công nghiệp tổng diện tích xây mới khoảng 352,0 ha, bao gồm 04 KCN mới (KCN Hướng Đạo; KCN An Hoà; KCN Hoàng Lâu; KCN Yên Bình).
- Các khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung đầu tư xây mới bao gồm 04 khu vực diện tích khoảng 1.334,4 ha (khu NNST Hoàng Đan, Duy Phiên, Hoàng Lâu, Yên Bình; khu NNST Chấn Hưng, Đồng Văn; khu NNST Đại Đồng, Đồng Văn; khu NNST Đồng Cương - Trung Nguyên).
2. Về hạ tầng xã hội
a) Giai đoạn 2016 - 2020
- Nhà ở tổng diện tích sàn 7,43 triệu m2;
- Trung tâm giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học bao gồm 05 khu vực trường Đại học, cao đẳng với tổng diện tích 629,7 ha, diện tích đầu tư giai đoạn 1 là 340,23 ha;
- Các Trung tâm y tế: Bệnh viện Đa khoa tỉnh 4,9ha, Bệnh viện sản nhi 10,7 ha, Bệnh viện Hội Hợp 4,7 ha (giai đoạn 1), Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt 2,0 ha;
- Các Trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng: Khu du lịch Nam Đầm Vạc, hồ Sáu Vó I với diện tích đầu tư khoảng: 566,2 ha;
- Cây xanh: Công viên Thành phố Vĩnh Yên khu vực phường Liên Bảo, diện tích khoảng 20,0 ha; hệ thống công viên chuyên đề tại phường Đồng Tâm và xã Thanh Trù, diện tích khoảng 44,2 ha; Hệ thống công viên núi Thằn Lằn tại thị xã Phúc Yên, diện tích khoảng 50 ha;
- Các công trình công cộng cấp đô thị: Diện tích đất xây dựng khoảng 228,3 ha.
b) Giai đoạn 2021- 2025
- Nhà ở tổng diện tích sàn: 4,58 triệu m2;
- Trung tâm giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học bao gồm 03 khu vực trường Đại học, cao đẳng với tổng diện tích 578,9 ha, diện tích đầu tư giai đoạn này: 289,43 ha;
- Các Trung tâm y tế: Bệnh viện Hội Hợp 4,7 ha (giai đoạn 2); các Trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng, Đầu tư xây mới 740,2 ha, bao gồm 02 khu vực (KDL hồ Sáu Vó I và KDL phía Đông hồ Đải Lải);
- Cây xanh: 05 khu vực 497,3 ha, trong đó: Đồi tri thức; Công viên núi Đinh; Công viên núi Trống; Công viên núi Bông; Hành lang xanh hai bên sông Cầu Bòn;
- Các công trình công cộng cấp đô thị: Diện tích đất xây dựng khoảng 322,9 ha.
c) Giai đoạn 2026- 2030
- Nhà ở tổng diện tích sàn: 6,85 triệu m2;
- Trung tâm giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, tiếp tục đầu tư hoàn thiện các dự án chuyển tiếp;
- Các Trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng có 02 khu với diện tích 519,9 ha, bao gồm Khu du lịch hồ Sáu Vó giai đoạn 2 và khu vực phía Bắc hồ Đại Lải;
- Cây xanh: Đầu tư xây mới 1.002,6 ha, gồm 08 khu vực: Khu công viên, cây xanh Kim Long; Khu công viên, cây xanh Bá Hiến, Cao Minh; Khu công viên khu vực núi Thằn Lằn; Hành lang xanh hai bên sông Phan; Hành lang xanh hai bên sông Cà Lồ; Hành lang xanh hai bên sông Cầu Bòn;
- Các Trung tâm y tế: Bệnh viện các khu trường học 19,2 ha.
- Các công trình công cộng cấp đô thị: Diện tích đất xây dựng khoảng 227,9 ha.
1. Xác định vốn đầu tư
1.1. Nhu cầu tổng vốn đầu tư xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 là 400.542,50 tỷ đồng, trong đó: Giai đoạn 2016 - 2020 là 106.718,79 tỷ đồng; Giai đoạn 2021 - 2025 là 133.157,27 tỷ đồng; Giai đoạn 2026 - 2030 là 160.666,44 tỷ đồng;
- Cân đối nguồn vốn: Vốn ngân sách Trung ương chiếm 1,73 %; Vốn ngân sách tỉnh chiếm 10,31 %; Vốn BOT chiếm 0,21 %; Vốn ODA chiếm 10,53 %; Vốn xã hội hóa chiếm 77,22%.
1.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo từng giai đoạn
a) Giai đoạn 2016 - 2020
- Nguồn ngân sách Trung ương: 2.108,49 tỷ đồng (chiếm 1,98%).
- Nguồn ngân sách tỉnh: 12.757,89 tỷ đồng (chiếm 11,95%).
- Nguồn BOT: 860 tỷ đồng (chiếm 0,81%).
- Nguồn ODA: 4.787,17 tỷ đồng (chiếm 4,49%).
- Nguồn xã hội hóa: 86.205,24 tỷ đồng (chiếm 80,78 %).
b) Giai đoạn 2021 - 2025
- Nguồn ngân sách Trung ương: 1.080,77 tỷ đồng (chiếm 0,80%).
- Nguồn ngân sách tỉnh: 14.429,06 tỷ đồng (chiếm 10,84%).
- Nguồn ODA: 11.844,88 tỷ đồng (chiếm 8,90%).
- Nguồn xã hội hóa: 105.802,56 tỷ đồng (chiếm 79,46 %).
c) Giai đoạn 2026 - 2030
- Nguồn ngân sách Trung ương: 3.729,90 tỷ đồng (chiếm 2,32%).
- Nguồn ngân sách tỉnh: 14.111,37 tỷ đồng (chiếm 8,78%).
- Nguồn ODA: 25.547,89 tỷ đồng (chiếm 15,91%).
- Nguồn xã hội hóa: 117.277,28 tỷ đồng (chiếm 72,99 %).
1.3. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng đô thị Vĩnh Phúc
- Ngân sách Trung ương.
- Ngân sách địa phương: Ngân sách tập trung; huy động và sử dụng các nguồn lực từ đất; huy động theo khoản 3, điều 8 Luật Ngân sách.
- Khả năng huy động ODA.
- Khả năng huy động từ doanh nghiệp (xã hội hóa).
2. Các giải pháp về cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn
2.1. Phân bổ sử dụng ngân sách nhà nước
- Đối với nguồn vốn NSNN do tỉnh quản lý, đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn vốn hàng năm từ nguồn vốn bố trí cho các công trình trọng tâm, trọng điểm hàng năm của tỉnh và có cơ chế ưu tiên nguồn vốn cho các công trình hạ tầng khung đô thị.
- Đối với các dự án vốn NSTW, trái phiếu chính phủ: Trên cơ sở định hình nguồn vốn, UBND tỉnh giao các cơ quan chuyên môn làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ nguồn vốn đầu tư theo quy định.
2.2. Các nguồn vốn khác
- Đối với các dự án ODA: Các chủ đầu tư, các BQL dự án tập trung chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ các dự án đã được chấp thuận vốn ODA. UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính và các chủ đầu tư tiếp cận các Bộ, ngành Trung ương và nhà tài trợ để đưa dự án vào danh mục vốn ODA của Chính phủ.
- Đối với các dự án theo hình thức xã hội hoá khác (chủ yếu là hình thức xây dựng - sở hữu - kinh doanh): UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành liên quan như Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và môi trường đề xuất các cơ chế khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị theo mô hình hợp tác giữa nhà nước và nhà đầu tư.
- Đối với doanh nghiệp: Xây dựng các cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư bằng các hình thức BT, BOT, BTO,...; thực hiện điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết nhằm đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất giữa nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng.
- Đối với cộng đồng: Vận động vốn của dân cư thực hiện các dự án về nhà ở, cải tạo chỉnh trang đô thị,...
1. Ban Chỉ đạo quản lý phát triển đô thị Vĩnh Phúc
- Chỉ đạo toàn bộ các hoạt động quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc theo các nội dung Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030;
- Có trách nhiệm triển khai các nội dung theo Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc được UBND tỉnh phê duyệt;
- Chỉ đạo việc phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành và chính quyền địa phương có liên quan trên địa bàn thuộc đô thị Vĩnh Phúc.
2. Sở Xây dựng
- Giúp UBND tỉnh quản lý các khu vực phát triển đô thị trong giai đoạn 2016-2020;
- Chủ trì tổ chức công bố Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030;
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách và giải pháp đặc thù về quản lý đầu tư phát triển đô thị trình UBND tỉnh ban hành;
- Hướng dẫn các địa phương trong phạm vi đô thị Vĩnh Phúc lập kế hoạch thực hiện công tác phân loại và nâng cấp đô thị theo Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc;
- Theo dõi giám sát, đánh giá tổng kết báo cáo UBND tỉnh về tình hình và kết quả triển khai Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính và chính quyền các địa phương cấp huyện có liên quan bổ sung các dự án thuộc Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 vào kế hoạch đầu tư công của tỉnh theo từng giai đoạn; tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các dự án.
- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh cơ chế chính sách thu hút đầu tư; sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng diện rộng và khung của đô thị Vĩnh Phúc.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ phát triển đô thị của Sở Xây dựng và các địa phương; ưu tiên cho công tác chuẩn bị thủ tục lập quy hoạch, đề án, chương trình phát triển các đô thị trong giai đoạn 2016 - 2020;
- Chủ trì phối hợp các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cơ chế, chính sách về thuế và huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển đô thị Vĩnh Phúc.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng tính toán nhu cầu sử dụng các loại đất để thực hiện Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 của tỉnh; cập nhật vào kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn của Chương trình.
6. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý và phát triển đô thị Vĩnh Phúc;
- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư.
7. Ban Giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện thực hiện công tác Giải phóng mặt bằng và phát triển quỹ đất để thực hiện các dự án của Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030;
8. Các Sở, Ban, ngành liên quan: Lập và quản lý các quy hoạch ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo khớp nối với nội dung Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.
9. UBND các huyện, thành phố, thị xã
- Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030. Khớp nối, lồng ghép các nội dung của Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương;
- Rà soát, lập kế hoạch phân loại và nâng cấp các đô thị trên địa bàn theo lộ trình của Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
(Chi tiết hồ sơ Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 kèm theo)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025 Ban hành: 21/01/2021 | Cập nhật: 01/02/2021
Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2021-2025 Ban hành: 26/10/2020 | Cập nhật: 26/10/2020
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2020 công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra tỉnh Bắc Giang Ban hành: 17/01/2020 | Cập nhật: 24/04/2020
Quyết định 108/QĐ-UBND về chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 Ban hành: 09/01/2020 | Cập nhật: 26/05/2020
Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030" Ban hành: 19/11/2019 | Cập nhật: 21/11/2019
Quyết định 108/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Trà Vinh năm 2019 Ban hành: 21/01/2019 | Cập nhật: 11/03/2019
Quyết định 108/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 3, Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2018 Ban hành: 26/04/2018 | Cập nhật: 05/07/2018
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2018 về công bố công khai số liệu quyết toán năm 2016 do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 15/01/2018 | Cập nhật: 14/03/2018
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 23/01/2017 | Cập nhật: 26/04/2017
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành hết hiệu lực toàn bộ và một phần năm 2016 Ban hành: 19/01/2017 | Cập nhật: 16/03/2017
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2017 công khai số liệu quyết toán ngân sách tỉnh Kon Tum năm 2015 Ban hành: 13/02/2017 | Cập nhật: 26/04/2017
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2017 về đổi tên Trung tâm Quan trắc phân tích Tài nguyên và Môi trường thành Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam Ban hành: 18/01/2017 | Cập nhật: 03/03/2017
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa; thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế ngành Xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh/Sở Xây dựng/Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Ban hành: 13/01/2017 | Cập nhật: 15/03/2017
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2016 về Bộ Chỉ số cải cách hành chính của sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Gia Lai Ban hành: 26/02/2016 | Cập nhật: 28/05/2016
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 14/03/2016 | Cập nhật: 04/04/2016
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên đã chuẩn hóa Ban hành: 22/01/2016 | Cập nhật: 04/02/2016
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2015 Ban hành: 18/01/2016 | Cập nhật: 29/02/2016
Quyết định 1659/QĐ-TTg công nhận huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 Ban hành: 25/09/2015 | Cập nhật: 26/09/2015
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2015 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 13/04/2015 | Cập nhật: 08/05/2015
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ, hủy bỏ thuộc phạm vi quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bạc Liêu Ban hành: 23/01/2015 | Cập nhật: 07/03/2015
Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Dự thảo Nghị định thư về Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang giữa Việt Nam - Luxembourg Ban hành: 20/10/2014 | Cập nhật: 22/10/2014
Thông tư 12/2014/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Ban hành: 25/08/2014 | Cập nhật: 09/09/2014
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2014 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng Ban hành: 06/01/2014 | Cập nhật: 28/03/2015
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2013 về Chương trình tổng thể xây dựng, phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 15/01/2013 | Cập nhật: 24/09/2014
Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị Ban hành: 14/01/2013 | Cập nhật: 18/01/2013
Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 Ban hành: 07/11/2012 | Cập nhật: 10/11/2012
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2012 về phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nhật Tân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Ban hành: 17/01/2012 | Cập nhật: 23/11/2017
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề án phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 đạt mục tiêu đô thị hóa 25%” Ban hành: 10/01/2012 | Cập nhật: 15/04/2017
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2012 công bố văn bản hết hiệu lực do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 09/01/2012 | Cập nhật: 18/01/2012
Quyết định 113/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 Ban hành: 20/01/2012 | Cập nhật: 08/02/2012
Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 26/10/2011 | Cập nhật: 27/10/2011
Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2010 thành lập Cục Quản lý đăng ký kinh doanh trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ban hành: 09/09/2010 | Cập nhật: 13/09/2010
Quyết định 113/QĐ-TTg năm 2010 phê chuẩn kết quả miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng nhiệm kỳ 2004 - 2011 Ban hành: 15/01/2010 | Cập nhật: 19/01/2010
Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2009 về việc thành lập công ty mẹ - Tổng công ty đường sắt Việt Nam Ban hành: 13/11/2009 | Cập nhật: 18/11/2009
Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị Ban hành: 07/05/2009 | Cập nhật: 09/05/2009
Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2008 về việc hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ Ban hành: 17/11/2008 | Cập nhật: 19/11/2008
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2008 về quy định mức thu học phí dạy thêm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Ban hành: 14/01/2008 | Cập nhật: 27/04/2011
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2008 điều chỉnh Quyết định 2089/QĐ-CT về phí dự thi, dự tuyển và mức thu học phí áp dụng cho cơ sở giáo dục - đào tạo thuộc tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 18/01/2008 | Cập nhật: 29/12/2014
Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ cho Trường Trung học Kỹ thuật Công-Nông nghiệp, tỉnh Quảng Bình Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 04/01/2008
Quyết định 113/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 02 tập thể và 06 cá nhân thuộc Bộ Thông tin Truyền thông Ban hành: 23/01/2008 | Cập nhật: 28/01/2008
Quyết định 1659/QĐ-TTg năm 2007 tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 12 tập thể và 56 cá nhân thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Ban hành: 06/12/2007 | Cập nhật: 08/12/2007
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 13/01/2021 | Cập nhật: 23/02/2021
Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2021 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, trong lĩnh vực thi và tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Ban hành: 01/03/2021 | Cập nhật: 04/03/2021
Quyết định 108/QĐ-UBND đính chính về thể thức và kỹ thuật trình bày tại Phụ lục kèm theo Quyết định 02/2021/QĐ-UBND về Bảng giá tính thuế tài nguyên năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Ban hành: 22/01/2021 | Cập nhật: 27/02/2021