Quyết định 234/QĐ-UBND năm 2009 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
Số hiệu: 234/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành: 21/08/2009 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 234/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 21 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận.

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 (mười) ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh chịu thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Chí Dũng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I

Lĩnh vực người có công

1

Thủ tục giải quyết chính sách đối với vợ (chồng) liệt sĩ tái giá

2

Thủ tục di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng

3

Thủ tục tiếp nhận hồ sơ người có công

4

Thủ tục cấp lại thẻ thương binh, bệnh binh, giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ

5

Thủ tục cấp và đổi sổ theo dõi trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình

6

Thủ tục cấp sổ ưu đãi giáo dục đào tạo

7

Thủ tục người hoạt động kháng chiến trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945

8

Thủ tục giải quyết chế độ liệt sĩ

9

Thủ tục đề nghị và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng

10

Thủ tục giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng

11

Thủ tục giải quyết chế độ chính sách Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động trong kháng chiến

12

Thủ tục giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

13

Thủ tục giải quyết chế độ bệnh binh

14

Thủ tục giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

15

Thủ tục giải quyết chế độ, chính sách người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

16

Thủ tục giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc

17

Thủ tục giải quyết chính sách người có công giúp đỡ cách mạng

18

Thủ tục giải quyết chế độ, chính sách người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995

19

Thủ tục chế độ tuất từ trần

20

Thủ tục thực hiện chế độ mai táng cho các đối tượng theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Nghị định số 150/2006/NĐ-CP

21

Thủ tục chế độ mai táng phí và trợ cấp một lần

22

Thủ tục chế độ mai táng phí

23

Thủ tục giải quyết cho hưởng lại chế độ đối với người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt

II

Lĩnh vực lao động tiền lương - tiền công

1

Thủ tục đề nghị cấp phép lao động nước ngoài

2

Thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đang còn hiệu lực có nhu cầu giao kết thêm hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác

3

Thủ tục đề nghị gia hạn giấy phép lao động

4

Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép lao động

5

Thủ tục cấp sổ lao động

6

Thủ tục thừa nhận nội quy lao động của doanh nghiệp

7

Thủ tục thừa nhận quy chế trả lương của doanh nghiệp

8

Thủ tục thừa nhận tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp kinh tế

9

Thủ tục đăng ký hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam

III

Lĩnh vực việc làm - an toàn lao động

1

Thủ tục cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp

2

Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp có thời hạn và vô thời hạn

3

Thủ tục gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp

IV

Lĩnh vực bảo trợ xã hội

1

Thủ tục tiếp nhận đối tượng bảo trợ vào cơ sở bảo trợ xã hội do tỉnh quản lý

2

Thủ tục giải quyết chế độ nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi đối với gia đình, cá nhân do tỉnh quản lý

V

Lĩnh vực dạy nghề

1

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

2

Thủ tục thẩm định hồ sơ thành lập Trung tâm Dạy nghề, Trường trung cấp Nghề (kể cả công lập và tư thục) thuộc tỉnh quản lý

VI

Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội

1

Thủ tục hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về

 

Tổng cộng: 40 thủ tục

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, TỈNH NINH THUẬN

I. LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG

1. Thủ tục giải quyết chính sách đối với vợ (chồng) liệt sĩ tái giá

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ cho phòng Người có công nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp của bản thân đối tượng (ghi rõ họ, tên liệt sĩ, số hồ sơ) được con liệt sĩ hoặc họ tộc xác nhận và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn công nhận.

+ Công văn đề nghị của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: giấy chứng nhận thân nhân trong gia đình liệt sĩ (mẫu số 03-LS 2);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

2. Thủ tục di chuyển hồ sơ người có với cách mạng

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Người có công nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Giấy đề nghị di chuyển hồ sơ của người có công cách mạng.

+ Bản sao hộ khẩu nơi cư trú.

+ Phiếu di chuyển của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (kèm theo toàn bộ hồ sơ (bản gốc) của người có công với cách mạng). Hồ sơ được niêm phong và giao cho người có công ký xác nhận bàn giao hồ sơ.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: lập phiếu di chuyển của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (kèm theo toàn bộ hồ sơ của người có công cách mạng. Hồ sơ được niêm phong và giao cho người có công đồng thời có ký nhận bàn giao hồ sơ);

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đã người có công với cách mạng.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

3. Thủ tục tiếp nhận hồ sơ người có công

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Người có công nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ, gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định;

- Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

4. Thủ tục cấp lại thẻ thương binh, bệnh binh, giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Người có công nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp lại thẻ thương binh; bệnh binh, giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ (có xác nhận của chính quyền địa phương và của phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện, thành phố).

+ 1 ảnh 3x4 (đối với đối tượng thương binh, bệnh binh).

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ, giấy chứng nhận;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

5. Thủ tục cấp và đổi sổ theo dõi trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Người có công nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Tờ khai nhận trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng (có xác nhận của chính quyền cấp xã).

+ Bản chỉ định của cơ sở y tế cấp tỉnh.

+ Đơn viết tay (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã).

+ 1 ảnh 3x4.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: tờ khai nhận trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công cách mạng.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân các xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

6. Thủ tục cấp sổ ưu đãi giáo dục đào tạo

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Người có công nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ 1 ảnh 3x4.

+ Tờ khai cấp sổ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã).

+ 1 bản sao giấy khai sinh.

+ 1 bản sao giấy báo trúng tuyển hoặc thông báo nhập học (đối với hệ đào tạo).

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: tờ khai cấp sổ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con đẻ của họ.

7. Thủ tục người hoạt động kháng chiến trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8 năm 1945

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: tiếp nhận hồ sơ, chuyển phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tiếp nhận hồ sơ chuyển phòng Người có công của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tiếp nhận và lập quyết định, phiếu trợ cấp giải quyết chế độ, vào sổ đăng ký quản lý, chuyển hồ sơ về các huyện, thành phố để thực hiện chính sách.

+ Ban Tổ chức Tỉnh ủy: kiểm tra, lập thủ tục công nhận, chuyển toàn bộ hồ sơ và quyết định công nhận cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Quyết định công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

+ Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa ngày 19 tháng 8 năm1945.

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

8. Thủ tục giải quyết chế độ liệt sĩ

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: tiếp nhận hồ sơ, chuyển phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện: tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ do cấp xã chuyển đến. Lập thủ tục đăng ký quản lý và thực hiện chính sách khi có quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền.

+ Phòng Người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ do các cơ quan chuyển đến; lập tờ trình kèm theo danh sách trình Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Giấy báo tử (do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp).

+ Giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ.

+ Các giấy tờ liên quan khác như:

* Giấy xác nhận được giao làm nhiệm vụ quốc tế.

* Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người hy sinh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự việc lập.

* Bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra nếu án không xử.

* Giấy xác nhận làm nhiệm vụ quy tập hài cốt liệt sĩ; giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người hy sinh cấp.

* Giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (không áp dụng thương binh loại B) có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80%.

* Bệnh án điều trị và biên bản kiểm thảo tử vong do vết thương tái phát của Giám đốc Bệnh viện cấp tỉnh trở lên kèm theo hồ sơ thương binh (không áp dụng đối với thương binh loại B) có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80%.

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày Chính phủ cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

9. Thủ tục đề nghị phong và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: lập bản khai đề nghị tuyên dương Bà mẹ Việt Nam anh hùng; biên bản họp đề nghị của Hội đồng chính sách; biên bản thẩm tra tình hình thân nhân (nếu có); biên bản niêm yết tại địa phương; tờ trình đề nghị kèm danh sách, chuyển đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; tiếp nhận và lập sổ đăng ký quản lý hồ sơ.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chuyển đến của xã; thẩm tra (nếu có); biên bản họp đề nghị của Hội đồng chính sách huyện, thành phố; tổng hợp danh sách kèm theo tờ trình đề nghị; tiếp nhận đăng ký quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ chính sách.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận: tiếp nhận hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố chuyển đến; thẩm tra điều kiện tiêu chuẩn và thủ tục hồ sơ theo quy định; phối hợp cùng Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức họp Hội đồng cấp tỉnh xét duyệt; tổng hợp, lập tờ trình tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (kèm 5 bộ hồ sơ); lập quyết định thực hiện chế độ chính sánh và đăng ký lưu trữ hồ sơ;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Biên bản họp đề nghị của hội đồng.

+ Biên bản thẩm tra tình hình thân nhân (nếu có).

+ Biên bản niêm yết tại địa phương.

+ Tờ trình đề nghị kèm theo danh sách của từng cấp.

+ Số lượng hồ sơ: 8 (tám) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 70 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh ngày 29 tháng 8 năm 1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

+ Nghị định số 176/CP ngày 20 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về việc thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

+ Công văn số 4879/LĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 1994 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

10. Thủ tục giải quyết chế độ Bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: ký xác nhận vào bản khai; tờ trình đề nghị kèm danh sách, chuyển hồ sơ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; tiếp nhận và lập sổ đăng ký quản lý hồ sơ.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chuyển đến của xã; thẩm tra (nếu có); tổng hợp danh sách kèm theo tờ trình đề nghị; tiếp nhận đăng ký quản lý hồ sơ và thực hiện chế độ chính sách (lưu 1 bộ hồ sơ).

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: tiếp nhận hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến; lập quyết định thực hiện chế độ chính sánh và đăng ký lưu trữ hồ sơ (lưu 1 bộ hồ sơ);

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;  

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản sao quyết định phong và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

+ Quyết định trợ cấp hằng tháng (theo mẫu).

+ Quyết định trợ cấp một lần (theo mẫu).

+ Số lượng hồ sơ: 8 (tám) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: bản khai người có công (mẫu số 4c-AH);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

11. Thủ tục giải quyết chế độ chính sách Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động trong kháng chiến

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: cấp bản khai theo mẫu cho đối tượng hoặc thân nhân; hướng dẫn kê khai và xác nhận vào bản khai; tổng hợp hồ sơ gửi phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố; đăng ký và quản lý hồ sơ.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tiếp nhận hồ sơ do cấp xã chuyển đến; lập danh sách trích ngang gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; nhận quyết định và giải quyết chế độ chính sách; đăng ký và quản lý hồ sơ.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận: tiếp nhận hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố chuyển đến; thẩm tra thủ tục hồ sơ; lập quyết định thực hiện chế độ; chuyển hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký, quản lý lưu trữ hồ sơ;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản khai về người có công.

+ Bản sao quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng (hoặc bản sao Bằng anh hùng, quyết định trợ cấp ưu đãi).

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: bản khai về người có công (theo mẫu số 4c-AH);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

12. Thủ tục giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: lập biên bản, tiếp nhận và đăng ký quản lý đối tượng.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tiếp nhận, kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ do Ủy ban nhân dân xã chuyển đến.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: tiếp nhận hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến; thẩm tra thủ tục hồ sơ; căn cứ kết quả giám định của Hội đồng giám định y khoa, lập quyết định thực hiện chế độ chính sách theo quy định; chuyển hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký, quản lý và lưu trữ hồ sơ; đối với hồ sơ quân đội thời gian được thực hiện kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; trích lục hồ sơ báo cáo Bộ.

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:   

+ 4 ảnh cỡ 2x3cm.

+ Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương.

+ Giấy xác nhận được giao nhiệm vụ quốc tế (hoặc làm nhiệm vụ quy tập hài cốt do thủ trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương cấp).

+ Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan quản lý người bị thương hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi xảy ra sự việc lập. Trường hợp dũng cảm đấu tranh chống tội phạm thì kèm theo bản án hoặc kết luận của cơ quan điều tra (nếu án không xử).

+ Giấy xác nhận hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn do thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người bị thương cấp.

+ Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa (theo mẫu số 5-TB2a đối với lực lượng vũ trang; mẫu 5-TB2B đối với Dân Chính Đảng).

+ Quyết định cấp giấy chứng nhận trợ cấp.

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

13. Thủ tục giải quyết chế độ bệnh binh

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: lập thủ tục hồ sơ đối với các trường hợp quân nhân đã xuất ngũ; đăng ký và quản lý đối tượng.

+ Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: tiếp nhận đăng ký quản lý hồ sơ; lập thủ tục thực hiện các chế độ chính sách; giới thiệu về Ủy ban nhân dân xã.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: tiếp nhận hồ sơ từ các đơn vị Quân đội, Công an; đăng ký, quản lý và lưu trữ hồ sơ; chuyển hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố; trích lục hồ sơ báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ 4 ảnh cỡ 2x3cm.

+ Giấy chứng nhận bệnh tật (theo mẫu số 6-BB1).

Trường hợp quân nhân đã xuất ngũ chưa đủ 3 (ba) năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 7 Điều 17 của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP thêm các giấy tờ sau:

+ Đơn xin trình bày của thân nhân hoặc đề nghị của chính quyền địa phương về tình trạng bệnh tật kèm theo bản sao bệnh án điều trị hoặc giấy xác nhận của cơ quan y tế cấp xã.

+ Quyết định xuất ngũ (nếu còn) hoặc giấy xác nhận của cơ quan Quân sự cấp huyện nơi cư trú cấp.

+ Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng chính sách cấp xã xác nhận (theo mẫu số 6-BB5).

+ Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa (theo mẫu số 6-BB5).

+ Quyết định cấp giấy chứng nhận và trợ cấp bệnh binh (theo mẫu số 6-BB3).

+ Phiếu lập trợ cấp bệnh binh (theo mẫu số 6-BB4).

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

14. Thủ tục giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: hướng dẫn làm bản khai theo mẫu và chứng nhận sao y các giấy tờ có liên quan theo quy định; xác nhận các yếu tố vào bản khai tình trạng sức khoẻ của người tham gia hoạt động kháng chiến trên cơ sở ý kiến của cơ sở y tế và tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người hoạt động kháng chiến trên cơ sở ý kiến của cơ quan y tế (nếu trường hợp vô sinh). Họp hội đồng chính sách xác nhận người có công và chuyển hồ sơ kèm các giấy tờ liên quan đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện; xác nhận hồ sơ người bị nhiễm chất độc hoá học đối với Công an, Quân đội đang tại ngũ; tiếp nhận và đăng ký danh sách quản lý.

+ Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu tiếp nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; tổng hợp danh sách và trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy xác nhận sau khi có kết quả giám định của Hội đồng giám định y khoa tỉnh; chuyển hồ sơ, danh sách về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tiếp nhận, đăng ký quản lý hồ sơ và thực hiện chi trả chế độ.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: tiếp nhận hồ sơ và danh sách do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến; thẩm tra thủ tục hồ sơ và giới thiệu giám định y khoa; chuyển kết quả giám định của Hội đồng giám định y khoa cho các phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện. Lập quyết định thực hiện chế độ chính sách theo quy định;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản khai cá nhân (kèm theo một trong các giấy tờ sau: lý lịch, quyết định phục viên, xuất ngũ, giấy xác nhận hoạt động ở chiến trường, giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị, Huân chương, Huy chương Chiến sĩ giải phóng hoặc các giấy chứng nhận khác.

+ Giấy chứng nhận tình trạng vô sinh (đối với người trực tiếp) do bệnh viện cấp tỉnh trở lên hoặc giấy xác nhận có con dị dạng, dị tật (Ủy ban nhân dân cấp xã cấp).

+ Giấy chứng nhân người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

+ Biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.

+ Quyết định và phiếu lập sổ trợ cấp.

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: bản khai cá nhân (theo mẫu số 2-HH);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 4 năm 2009 sửa đổi bổ sung mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

15. Thủ tục giải quyết chế độ, chính sách người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: cấp và hướng dẫn làm bản khai cá nhân; kiểm tra nếu đủ các yếu tố theo quy định xác nhận vào bản khai của từng người. Lập danh sách trích ngang, kèm theo hồ sơ và các giấy tờ liên quan chuyển phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố tiếp nhận và vào sổ đăng ký quản lý đối tượng.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định; lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (chuyển trả lại hồ sơ không đủ điều kiện). Tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đăng ký quản lý hồ sơ và thực hiện chi trả chế độ.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến; lập thủ tục giải quyết chế độ; chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và lưu trữ hồ sơ;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản khai cá nhân (theo mẫu số 8-TĐ1);

+ Bản sao một trong các giấy tờ sau (lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ hợp lệ khác xác định nơi bị tù, thời gian bị tù).

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: bản khai cá nhân (theo mẫu số 8-TĐ1);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

16. Thủ tục giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: cấp và hướng dẫn làm bản khai cá nhân; kiểm tra nếu đủ các yếu tố theo quy định xác nhận vào bản khai của từng người. Lập danh sách trích ngang, kèm theo hồ sơ và các giấy tờ liên quan chuyển phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố tiếp nhận và vào sổ đăng ký quản lý đối tượng.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định; lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chuyển trả lại hồ sơ không đủ điều kiện (nếu có). Tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký và thực hiện chi tra chế độ.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến; lập thủ tục giải quyết chế độ; chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và lưu trữ hồ sơ;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản khai cá nhân (theo mẫu số 9-KC1).

+ Bản sao một trong các giấy tờ sau (Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng hoặc chứng nhận về khen thương tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến của cơ quan Thi đua - Khen thưởng huyện, thành phố).

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: bản khai cá nhân (theo mẫu số 9-KC1);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

17. Thủ tục giải quyết chính sách người có công giúp đỡ cách mạng

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: cấp và hướng dẫn làm bản khai; kiểm tra các giấy tờ liên quan đối tượng theo quy định; xác nhận vào bản khai cá nhân; lập danh sách và kèm hồ sơ bản sao các giấy tờ liên quan chuyển về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận và vào sổ đăng ký quản lý đối tượng.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định; lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chuyển trả hồ sơ không đủ điều kiện (nếu có); tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và thực hiện chi trả chế độ.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến; lập thủ tục giải quyết chế độ; chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và lưu trữ hồ sơ;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Bản khai cá nhân.

+ Bản sao giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” hoặc huân chương, huy chương kháng chiến. Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bằng “Có công với nước”, huân chương, huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm theo giấy xác nhận của cơ quan Thi đua - Khen thưởng thành phố.

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: bản khai cá nhân (mẫu số 10-CC1);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

18. Thủ tục giải quyết chế độ, chính sách người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: cấp và hướng dẫn làm bản khai; kiểm tra đối chiếu các giấy tờ liên quan đối tượng theo quy định; xác nhận vào bản khai từng người; lập danh sách và kèm theo hồ sơ, bản sao các giấy tờ liên quan chuyển về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký vào sổ quản lý đối tượng.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định; lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chuyển trả hồ sơ không đủ điều kiện (nếu có); tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và thực hiện chi trả chế độ.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến; lập thủ tục giải quyết chế độ; chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và lưu trữ hồ sơ;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;  

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Giấy khai tử (do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp).

+ Bản khai của thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật (theo mẫu số 11).

+ Bản sao một trong các giấy tờ sau (Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày, huân chương, huy chương kháng chiến; huân chương, huy chương chiến thắng; giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến, Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc giấy báo tử, giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sĩ hy sinh từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước).

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: bản khai của thân nhân người có công với cách mạng (mẫu số 11);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

19. Thủ tục chế độ tuất từ trần

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: cấp và hướng dẫn thân nhân lập bản khai theo mẫu; cấp giấy chứng tử; xác nhận vào bản khai từng người; lập danh sách và chuyển toàn bộ hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký vào sổ quản lý đối tượng.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định; lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và thực hiện chi trả chế độ.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến; lập thủ tục giải quyết chế độ; chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và lưu trữ hồ sơ;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân xã cấp.

+ Bản khai của thân nhân (theo mẫu số 12-TT1).

+ Bản sao quyết định hưởng trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945, thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

+ Giấy khai sinh của thân nhân chủ yếu của đối tượng đủ điều kiện hưởng tuất từ trần.

+ Giấy đăng ký kết hôn (nếu kết hôn từ năm 2000 trở về sau).

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (mẫu số 12-TT1);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

20. Thủ tục thực hiện chế độ mai táng cho các đối tượng theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Nghị định số 150/2006/NĐ-CP

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Người có công nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng (có xác nhận của chính quyền cấp xã nơi cư trú).

+ Giấy chứng tử.

+ Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú.

+ Bản sao quyết định hưởng chế độ theo Quyết định số 290.

+ Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện và kèm theo danh sách.

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và Hội Cựu chiến binh cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: bản khai thân nhân (theo mẫu 1b);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.

+ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 về chế độ chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.

+ Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-HCCBVN-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn thi hành Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005.

+ Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BQP hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2006 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh Cựu chiến binh.

21. Thủ tục chế độ mai táng phí và trợ cấp một lần

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: cấp và hướng dẫn thân nhân lập bản khai (theo mẫu); cấp giấy chứng tử; xác nhận vào bản khai từng người; lập danh sách và chuyển toàn bộ hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký vào sổ quản lý đối tượng.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định; lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và thực hiện chi trả chế độ.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến; lập thủ tục giải quyết chế độ; chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và lưu trữ hồ sơ;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân xã cấp.

+ Bản khai của thân nhân (theo mẫu số 12-TT1).

+ Bản sao quyết định hưởng trợ cấp hằng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến, thương binh (kể cả thương binh loại B), bệnh binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ, người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Bằng “Có công với nước”, huân chương kháng chiến.

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (mẫu số 12-TT1);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

22. Thủ tục chế độ mai táng phí

- Trình tự thực hiện:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: cấp và hướng dẫn thân nhân lập bản khai theo mẫu; cấp giấy chứng tử; xác nhận vào bản khai từng người; lập danh sách và chuyển toàn bộ hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký vào sổ quản lý đối tượng.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố: tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến; kiểm tra điều kiện và thủ tục hồ sơ theo quy định; lập lại danh sách trích ngang, kèm hồ sơ chuyển về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; tiếp nhận thủ tục từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và thực hiện chi trả chế độ.

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: thẩm tra và tiếp nhận danh sách, hồ sơ do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến; lập thủ tục giải quyết chế độ; chuyển thủ tục về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; đăng ký quản lý và lưu trữ hồ sơ;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

+ Bản khai của thân nhân (theo mẫu số 12-TT1).

+ Bản sao quyết định hưởng trợ cấp một lần đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, người hoạt động kháng chiến được tặng thưởng huân chương, huy chương kháng chiến; huân chương, huy chương chiến thắng, người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huy chương kháng chiến.

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: bản khai của thân nhân người có công với cách mạng từ trần (mẫu số 12-TT1);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

+ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công cách mạng.

+ Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế “một cửa liên thông” trên các lĩnh vực đất đai, người có công với cách mạng tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

+ Quyết định số 6291/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc các huyện của tỉnh Ninh Thuận.

23. Thủ tục giải quyết cho hưởng lại chế độ đối với người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Người có công nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn xin hưởng lại chế độ.

+ Bản án; giấy ra tù.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ.

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

II. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG - TIỀN CÔNG

1. Thủ tục đề nghị cấp phép lao động nước ngoài

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (theo mẫu số 4).

+ Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài (theo mẫu số 1).

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú trước khi đến Việt Nam cấp (trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 6 (sáu) tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp).

+ Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài (theo mẫu số 2).

+ Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam.

+ Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì chỉ phải có bản xác nhận ít nhất 5 (năm) năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động).

(Riêng đối với cầu thủ bóng đá thì phải có bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đã tham gia thi đấu hoặc chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đã tham gia thi đấu liền trước đó).

+ 3 ảnh màu 3x4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng, ảnh chụp không quá 6 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;

- Lệ phí: 400.000 đồng/trường hợp;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (mẫu số 4).

+ Phiếu đăng ký dự tuyển lao động (mẫu số 1).

+ Lý lịch tự thuật (mẫu số 2).

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.

+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 54/2005/QĐ-BTC ngày 04 tháng 8 năm 2005 về việc ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

2. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đang còn hiệu lực có nhu cầu giao kết thêm hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (theo mẫu).

+ Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài (theo mẫu).

+ Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài bao gồm bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì chỉ phải có bản xác nhận ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận và phù hợp với công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động).

(Riêng đối với cầu thủ bóng đá thì phải có bản liệt kê các câu lạc bộ bóng đá mà cầu thủ đã tham gia thi đấu hoặc chứng nhận của câu lạc bộ mà cầu thủ đã tham gia thi đấu liền trước đó).

+ 3 ảnh màu 3x4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng, ảnh chụp không quá 6 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

+ Bản sao giấy phép lao động (đang còn hiệu lực).

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;

- Lệ phí: 400.000 đồng/trường hợp;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm:

+ Phiếu đăng ký dự tuyển lao động (mẫu số 1).

+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (mẫu số 4);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.

+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 54/2005/QĐ-BTC ngày 04 tháng 8 năm 2005 về việc ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

3. Thủ tục đề nghị gia hạn giấy phép lao động

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (theo mẫu).

+ Bản sao hợp đồng lao động (có xác nhận của người sử dụng lao động) hoặc bản sao hợp đồng lao động ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.

+ Giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người nước ngoài đó.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;

- Lệ phí: 200.000 đồng/trường hợp;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (mẫu số 5);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.

+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 54/2005/QĐ-BTC ngày 04 tháng 8 năm 2005 về việc ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

4. Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép lao động

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài (theo mẫu).

+ Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (theo mẫu).

+ Giấy phép lao động đã được cấp bị hỏng. Trường hợp bị mất giấy phép lao động người nước ngoài phải có văn bản giải trình về việc bị mất giấy phép lao động theo quy định.

+ Trong thời hạn 03 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày người nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng, người nước ngoài phải báo cáo người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam bằng văn bản, nội dung báo cáo phải giải trình rõ lý do bị mất hoặc bị hỏng.

+ Trong thời hạn 30 ngày (tính theo ngày dương lịch) kể từ ngày giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;

- Lệ phí: 300.000 đồng/trường hợp;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam (mẫu số 7);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.

+ Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 54/2005/QĐ-BTC ngày 04 tháng 8 năm 2005 về việc ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

5. Thủ tục cấp sổ lao động

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị cấp sổ lao động của đơn vị.

+ Danh sách đề nghị cấp sổ lao động.

+ Sổ lao động đã ghi chép các thông tin về quá trình làm việc của người lao động (có chữ ký của Giám đốc, đóng dấu đơn vị) và 2 tờ khai sổ lao động.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cấp sổ lao động;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: tờ khai cấp sổ lao động;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002

+ Thông tư số 18/1994/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 5 năm 1994 hướng dẫn việc cấp, quản lý và sử dụng sổ lao động.

+ Thông tư số 10/1996/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 1996 hướng dẫn bổ sung việc cấp, quản lý và sử dụng sổ lao động.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

6. Thủ tục thừa nhận nội quy lao động của doanh nghiệp

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ;

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định;

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động (theo mẫu).

+ Quyết định ban hành nội quy lao động (theo mẫu).

+ Bản nội quy lao động (4 bản).

+ Các văn bản quy định của đơn vị có liên quan đến kỷ luật lao động trách nhiệm vật chất.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm:

+ Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động (mẫu số 01).

+ Quyết định ban hành nội quy lao động (mẫu số 02);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

+ Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 41 đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP của Chính phủ về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

7. Thủ tục thừa nhận quy chế trả lương của doanh nghiệp

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị đăng ký quy chế trả lương.

+ Quyết định thành lập Hội đồng xây dựng quy chế trả lương.

+ Biên bản họp lấy ý kiến thống nhất các nội dung trong quy chế trả lương.

+ 2 bản quy chế trả lương hoàn chỉnh.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.

+ Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

+ Công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

8. Thủ tục thừa nhận tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ của doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp kinh tế

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị đăng ký tiêu chuẩn đăng ký thi nâng ngạch viên chức, chuyên môn nghiệp vụ.

+ 2 bản tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức, chuyên môn nghiệp vụ.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản chấp thuận;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Thông tư số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 4 năm 1998 hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp Nhà nước.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

9. Thủ tục đăng ký hệ thống thang bảng lương của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Tờ trình của đơn vị xin đăng ký thang bảng lương.

+ Hệ thống thang bảng lương của đơn vị đã xây dựng.

+ Bảng lương phụ cấp chức vụ trong đơn vị (nếu có).

+ Biên bản họp thống nhất của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn lâm thời (hoặc xác nhận của Công đoàn cấp trên trực thuộc nếu chưa đủ điều kiện thành lập Công đoàn).

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002.

+ Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương.

+ Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước.

+ Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

+ Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Nghị định số 114 về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam hướng dẫn thành lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.

+ Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 12 năm 2007 sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114 ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

III. LĨNH VỰC VIỆC LÀM - AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. Cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền lương, tiền công nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp phép hoạt động giới thiệu việc làm.

+ Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (có công chứng).

+ Các giấy tờ và văn bản chứng minh đủ các điều kiện để cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm.

+ Bản sao (có công chứng) một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc văn bản giao trụ sở làm việc cho doanh nghiệp sử dụng đảm bảo hoạt động trong thời hạn tối thiểu 36 tháng.

+ Bản kê khai trang thiết bị, các phương tiện làm việc và đi lại; danh sách nhân viên của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị cấp giấy phép có ít nhất 5 nhân viên trình độ Cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ (mỗi chuyên ngành phải có ít nhất 1 người).

+ Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận ký quỹ tại ngân hàng có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam.

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: đơn đề nghị cấp phép hoạt động giới thiệu việc làm (mẫu 05);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục hành thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

+ Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

+ Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục hành thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

+ Thông tư số 27/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 11 năm 2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT - BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ- CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP .

2. Thu hồi giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp có thời hạn và vô thời hạn

- Trình tự thực hiện:

+ Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp giới thiệu việc làm.

+ Xem xét việc thực hiện báo cáo theo quy định của doanh nghiệp;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và doanh nghiệp;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm trong thời hạn 03 tháng nếu doanh nghiệp vi phạm khoản 1 Điều 16 Nghị định số 19/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2008.

+ Doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm có thời hạn lần thứ hai trở lên sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm vô thời hạn.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 01 ngày làm việc (sau ngày phát hiện vi phạm);

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục hành thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

+ Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

+ Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục hành thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

+ Thông tư số 27/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 11 năm 2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT - BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ- CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 06 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP .

3. Gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp

- Trình tự thực hiện: tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ (những văn bản có trong hồ sơ và thời hạn trả lời). Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và tại doanh nghiệp;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp trước khi giấy phép hết hạn ít nhất 30 ngày (giấy phép cấp lần đầu là 36 tháng; những lần gia hạn tiếp theo tối đa không quá 36 tháng) và kèm theo giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm đã được cấp.

+ Báo cáo kết quả hoạt động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp theo thời hạn đang hoạt động và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp trong thời hạn giấy phép tiếp theo.

+ Các giấy tờ và văn bản có liên quan chứng minh doanh nghiệp có đủ các điều kiện gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm (thủ tục có công chứng như cấp lần trước liền kề).

+ Số lượng hồ sơ: 2 (hai) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: không;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

+ Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục hành thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.

+ Thông tư số 27/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 11 năm 2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT - BLĐTBXH ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm và Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP .

IV. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

1. Thủ tục tiếp nhận đối tượng bảo trợ vào cơ sở bảo trợ xã hội do tỉnh quản lý

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú (mẫu số 1c).

+ Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS.

+ Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã (nếu có) (mẫu số 2).

+ Văn bản đề nghị của cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội.

+ Quyết định tiếp nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: đơn đề nghị được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

+ Thông tư số 26/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

2. Thủ tục giải quyết chế độ nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi đối với gia đình, cá nhân do tỉnh quản lý

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn của người nhận nuôi có ý kiến đồng ý cho nhận nuôi của người giám hộ hoặc người đang nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của trẻ em trong văn bản này (mẫu số 1b).

+ Xác nhận của Trưởng thôn và ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em sinh sống.

+ Bản sao giấy khai sinh; sơ yếu lý lịch của trẻ em.

+ Sơ yếu lý lịch của cá nhân hoặc chủ hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, kèm theo bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Cơ quan phối hợp: phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi;

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Thông tư số 26/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

V. LĨNH VỰC DẠY NGHỀ

1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề.

+ Bản sao quyết định thành lập.

+ Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu cơ sở giáo dục, doanh nghiệp.

+ Báo cáo thực trạng về cơ sơ vật chất, trang thiết bị, giáo viên, cán bộ quản lý, chương trình, giáo trình dạy nghề đối với những nghề đăng ký hoạt động nghề.

+ Tình hình chung về cơ sở vật chất, thiết bị, cán bộ quản lý, giáo viên của cơ sở (nội dung này phải bao gồm các thông tin cơ bản như: cơ sở vật chất, các công trình, phòng học chung; tổng số cán bộ giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng; danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung và quy mô đào tạo chung của tất cả các trình độ đào tạo hiện có).

+ Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề đối với từng nghề đăng ký hoạt động (chỉ báo cáo các cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên nghề đăng ký hoạt động, không tính chung các hệ đào tạo khác).

+ Nếu cơ sở có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì báo cáo thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên nghề đăng ký ở phân hiệu cơ sở đào tạo đó.

+ Bản sao Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức hoạt động đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Chương trình dạy nghề các nghề đăng ký hoạt động.

+ Giấy tờ chứng minh các điều kiện quy định.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng nhận;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm:

+ Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề (mẫu số 1).

+ Báo cáo thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; chương trình, giáo trình dạy nghề đối với những nghề đăng ký hoạt động (mẫu số 3);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006.

+ Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động về dạy nghề.

+ Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

+ Quyết định số 115/2007/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2007 ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại 22 sở, ban, ngành thuộc tỉnh.

2. Thẩm định thủ tục, hồ sơ thành lập Trung tâm Dạy nghề, Trường trung cấp Nghề (kể cả công lập và tư thục) thuộc tỉnh quản lý

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Lao động - Tiền công, tiền lương nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Đơn xin thành lập Trường hoặc Trung tâm Dạy nghề.

+ Đề án thành lập Trường hoặc Trung tâm Dạy nghề.

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy chứng nhận;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: đơn hoặc văn bản xin thành lập Trung tâm Dạy nghề, Trường trung cấp Nghề (mẫu số 3a và 5a đối với công lập; mẫu 3b và 5b đối với tư thục);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006.

+ Quyết định 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.

+ Quyết định số 71/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể Trường cao đẳng Nghề, Trường trung cấp Nghề và Trung tâm Dạy nghề.

VI. LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

Thủ tục hỗ trợ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về

- Trình tự thực hiện:

+ Tiếp nhận hồ sơ hợp lệ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả hồ sơ.

+ Chuyển hồ sơ phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội nghiên cứu và thẩm định.

+ Trả kết quả;

- Cách thức thực hiện: tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Có giấy chứng nhận về nước trong thời hạn 12 tháng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Đơn gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (có ý kiến xác nhận của trưởng thôn, trưởng bản hoặc tổ trưởng tổ dân phố nơi nạn nhân cư trú).

+ Hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ nạn nhân.

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tổng hợp, thẩm định hồ sơ và làm văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với nạn nhân tự trở về không qua tiếp nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét nếu thấy có dấu hiệu hoặc bằng chứng là nạn nhân thì làm các thủ tục đề nghị hỗ trợ đồng thời với các thủ tục đề nghị xác minh, xác định nạn nhân theo quy định hiện hành).

+ Số lượng hồ sơ: 1 (một) bộ;

- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo;

- Lệ phí: không;

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm: đơn đề nghị hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng (mẫu số 01);

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2004 phê duyệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 - 2010.

+ Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 ban hành quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về.

+ Thông tư liên tịch số 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hoà nhập cộng đồng theo Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 





Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 Ban hành: 29/06/2005 | Cập nhật: 20/05/2006