Quyết định 2290/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP năm 2018 theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 20182020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 2290/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Lê Trí Thanh
Ngày ban hành: 31/07/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2290/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 31 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THÍ ĐIỂM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OCOP NĂM 2018 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM TỈNH QUẢNG NAM, GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016;

Căn cứ Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018 (đợt 2);

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 212/TTr-SNN&PTNT ngày 19/7/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP năm 2018 theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Chương trình), gồm các nội dung chính sau:

1. Tên Phương án: Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP năm 2018 theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018­-2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Phương án thí điểm).

2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

4. Thời gian thực hiện: Năm 2018.

5. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh (bao gồm tất cả các xã, phường, thị trấn).

6. Đối tượng và điều kiện tham gia Phương án thí điểm:

- Chủ thể sản xuất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh theo luật định.

- Sản phẩm của các chủ thể tham gia phải là các sản phẩm đặc trưng có thế mạnh của địa phương; ưu tiên các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu ở địa phương, có giá trị gia tăng, không ảnh hưởng xấu đến môi trường; khuyến khích các sản phẩm có tính độc đáo.

- Có Bản đăng ký tự nguyện tham gia thực hiện Phương án thí điểm.

- Cam kết thực hiện đúng theo Chu trình OCOP.

7. Danh mục sản phẩm trong Phương án thí điểm:

Nhóm Thực phẩm (gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến): 19 sản phẩm; Nhóm Đồ uống (gồm: Đồ uống có cồn và đồ uống không cồn): 05 sản phẩm; Nhóm Thảo dược (gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu): 04 sản phẩm; Nhóm Vải và may mặc (gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi); 01 sản phẩm; Nhóm Lưu niệm - nội thất - trang trí (gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng): 01 sản phẩm; Nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng (gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu): 01 sản phẩm; 03 cửa hàng thí điểm trưng bày và bán hàng OCOP.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

8. Mục tiêu thực hiện Phương án thí điểm:

- Phát triển, hoàn thiện 31 sản phẩm OCOP. Trong đó, có ít nhất 20 sản phẩm qua dự thi theo Chu trình OCOP được xếp hạng đạt 3 sao trở lên và tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ Xuân đầu năm 2019.

- 100 % chủ thể đăng ký tham gia có cam kết sản xuất sản phẩm theo quy định về an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác, đóng gói được nâng cấp đảm bảo quy định; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu thông, cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Hình thành 2-3 điểm (cửa hàng) giới thiệu sản phẩm và bán hàng OCOP.

- Vận động thành lập 3-5 doanh nghiệp, HTX gắn với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP theo chuỗi liên kết giá trị.

9. Nội dung, kinh phí thực hiện Phương án thí điểm:

9.1. Triển khai thực hiện phát triển sản phẩm thí điểm theo Chu trình OCOP thường niên: Thực hiện theo nội dung quy định tại Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”. Bao gồm các hoạt động: (1) Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP; (2) Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; (3) Nhận phương án/dự án sản xuất kinh doanh; (4) Triển khai phương án/dự án sản xuất kinh doanh; (5) Đánh giá và xếp hạng sản phẩm; (6) Xúc tiến thương mại.

9.2. Nội dung hoạt động và kinh phí thực hiện cụ thể:

9.2.1. Triển khai các hoạt động của Chương trình:

- Nội dung: Khởi động Đề án (Hội nghị triển khai Chương trình OCOP toàn tỉnh); xây dựng tài liệu hướng dẫn triển khai Chương trình OCOP Quảng Nam; đánh giá thực trạng một số sản phẩm thế mạnh tại các địa phương; triển khai chu trình OCOP thường niên; đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực; tham quan học tập kinh nghiệm về Chương trình OCOP; hỗ trợ thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm - QR Code (Quick Response Code); quản lý, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình OCOP... Do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố, cùng tư vấn triển khai thực hiện.

- Kinh phí: 3.224,00 triệu đồng.

9.2.2. Hỗ trợ cho chủ thể sản xuất để phát triển sản phẩm:

- Căn cứ để thực hiện hỗ trợ: Áp dụng các quy định hiện hành có liên quan của Trung ương, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Quảng Nam để thực hiện hỗ trợ. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể để các đơn vị, địa phương căn cứ thực hiện.

- Nội dung, kinh phí hỗ trợ:

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình như: Nhà xưởng, nhà kho, sân phơi,…

:

1.822,00 triệu đồng.

+ Hỗ trợ mua Máy móc, thiết bị, công cụ

:

2.799,00 triệu đồng.

+ Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; mua bao bì nhãn mác sản phẩm; xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu thương hiệu

:

713,00 triệu đồng.

+ Hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến:

 

75,00 triệu đồng.

+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại

:

417,00 triệu đồng.

+ Hỗ trợ các Điểm bán hàng OCOP tại huyện, thành phố: Tiên Phước, Tam Kỳ, Hội An (Hỗ trợ mua sắm ban đầu trang thiết bị bên trong và trang trí điểm bán hàng, không hỗ trợ đầu tư XDCB)

:

600,00 triệu đồng

Kinh phí

:

6.426,00 triệu đồng

- Hình thức hỗ trợ cho chủ thể để phát triển sản phẩm: Hỗ trợ sau đầu tư.

9.2.3. Tổng kinh phí thực hiện (9.2.1 + 9.2.2): 9.650,00 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)

10. Nguồn kinh phí: Nguồn sự nghiệp nông thôn mới năm 2018 của Trung ương hỗ trợ theo Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2018 (đợt 2).

11. Các nhóm giải pháp:

11.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức: Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền thường xuyên và lâu dài, đa dạng về hình thức: trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở; trang web của Chương trình OCOP, bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh...; đưa Chương trình OCOP vào Nghị quyết của cấp ủy đảng các cấp; ban hành kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm ở các cấp chính quyền địa phương.

11.2. Nâng cao trách nhiệm, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia từ tỉnh đến cơ sở trong việc chỉ đạo, điều hành Chương trình OCOP; sắp xếp, lựa chọn cán bộ chuyên môn có năng lực, nhiệt huyết để giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình.

11.3. Triển khai thực hiện tốt theo chu trình OCOP thường niên, trong đó chú ý tư vấn, hỗ trợ phát triển sản phẩm, thi và đánh giá xếp hạng đối với các sản phẩm trong Phương án thí điểm. Tư vấn hỗ trợ phát triển các chủ thể, sản phẩm trong Phương án thí điểm (gồm: tập huấn; tư vấn về nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm, chất lượng tiêu chuẩn, thiết kế kiểu dáng công nghiệp, bao bì; quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất kinh doanh; lựa chọn công nghệ phù hợp; các thủ tục về đăng ký sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, xúc tiến thương mại...).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Phương án thí điểm; phối hợp, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện các nội dung Phương án thí điểm được duyệt; chủ trì thực hiện công tác đánh giá, xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, truyền thông, công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, lao động, chủ thể sản xuất tham gia Phương án thí điểm và các nhiệm vụ khác liên quan.

- Lập các thủ tục có liên quan để hợp đồng với đơn vị tư vấn hỗ trợ triển khai Đề án OCOP và Phương án thí điểm được phê duyệt.

- Tích hợp các cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước liên quan đến Chương trình OCOP; đồng thời, tham mưu UBND tỉnh xây dựng mới các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển Chương trình, trình HĐND tỉnh ban hành để triển khai thực hiện.

2. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh: Phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị trong việc thực hiện Chương trình OCOP, gắn với Chương trình NTM; phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo, tập huấn,... nhằm thực hiện tốt Chương trình OCOP và các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh.

3. Các Sở, ngành khác có liên quan:

- Sở Tài chính: Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán tài chính thực hiện Chương trình theo quy định.

- Sở Công Thương: Tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP (hội chợ, triển lãm ...); các hoạt động khuyến công; thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP; các nhiệm vụ liên quan khác theo chức năng quản lý của ngành.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, hỗ trợ thực hiện các hoạt động tiêu chuẩn hóa chất lượng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, sử dụng mã số mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc theo quy định và các nhiệm vụ liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Sở Y tế: Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất xây dựng cơ sở vật chất sản xuất đạt tiêu chuẩn theo quy định, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn; quảng bá, xúc tiến mở rộng các tour, tuyến du lịch kết nối với các trung tâm, các vùng sản xuất sản phẩm OCOP.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương và các chủ thể sản xuất chấp hành các quy định của Nhà nước về vệ sinh môi trường trong sản xuất và kinh doanh dịch vụ.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các cơ quan báo, đài triển khai các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP.

- Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam: Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, tư vấn phát triển thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm; thông tin, hỗ trợ phát triển đối tác OCOP; thông tin, hỗ trợ các chủ thể tham gia các đợt hội chợ, triển lãm ngoài tỉnh liên quan đến Chương trình OCOP.

- Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Hỗ trợ các nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia OCOP hình thành và phát triển hợp tác xã; tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.

- Đề nghị UBMT Tổ quốc Việt Nam và các Hội, Đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phối hợp với các Sở, ngành liên quan tích cực đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Nâng cao trách nhiệm, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các thành viên của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện trong việc chỉ đạo, điều hành Chương trình OCOP. Giao nhiệm vụ cụ thể cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện về thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch, giải pháp triển khai Chương trình OCOP từ năm 2018-2020 tại địa phương; trong đó có kế hoạch phát triển các sản phẩm theo Phương án thí điểm trong năm 2018, để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP/Phương án thí điểm.

- Thực hiện việc hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể tham gia Phương án thí điểm phát triển sản phẩm OCOP, phấn đấu tất cả các sản phẩm trong Phương án đều tham gia thi xếp hạng vào cuối năm 2018, phấn đấu đạt 03 sao trở lên; trong đó lưu ý, trước khi hỗ trợ cho các chủ thể, cần kiểm tra, rà soát để tránh trường hợp hỗ trợ trùng lắp (một nội dung được hỗ trợ từ nhiều nguồn thuộc ngân sách Nhà nước). Ngoài các chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia tại Phương án này; tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể sản xuất có đăng ký kinh doanh ở trên địa bàn huyện tiếp tục đăng ký các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trong năm 2018 và các năm 2019-2020 cũng như các ý tưởng mới về phát triển sản phẩm.

- Triển khai thực hiện Chu trình OCOP theo đúng hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó tổ chức thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp huyện để chọn sản phẩm thi đánh giá và xếp hạng cấp tỉnh.

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Phương án thí điểm trên địa bàn; báo cáo kết quả, hiệu quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh; Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh; Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- VPĐPNTMTW;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể tỉnh;
- Chi cục PTNT;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTTH, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Trí Thanh

 

PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định s
ố 2290/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)

TT

Tên sản phẩm

Tên chủ thể

Địa chỉ chủ thể

I

Huyện Đại Lộc

 

 

1

Bánh tráng Đại Lộc

Hợp Tác Xã Dịch Vụ Nông Nghiệp Kinh Doanh Tổng Hợp Ái Nghĩa

TT Ái Nghĩa

II

TP Hội An

 

 

2

Bánh đậu xanh

Cơ sở SX-KD Nguyễn Thị Bông

Phường Tân An

3

Tương ớt

Công ty TNHH Đại Chí Foods

Xã Cẩm Hà

4

Đèn lồng

Công ty TNHH Dịch vụ Hoa Nam

Phường Sơn Phong

III

Th xã Đin Bàn

 

 

5

Dầu phụng đất Quảng

HTX Nông nghiệp Điện Quang

Xã Điện Quang

6

Gạo hữu cơ Phong Thử

Công ty CP Giống nông nghiệp Điện Bàn

Xã Điện Thọ

IV

Huyện Duy Xuyên

 

 

7

Trà thảo mộc lá sen

HTX Nông nghiệp Thu Bồn

Xã Duy Hòa

8

Thịt heo sạch

HTX Nông nghiệp và DVKDTH Duy Đại Sơn

Xã Duy Tân

V

Huyện Quế Sơn

 

 

9

PhSắn

Cơ sở sản xuất phở sắn Xinh Lợi

TT Đông Phú

VI

Huyện Thăng Bình

 

 

10

Nước mắm Cửa Khe

Cơ sở nước mắm Hai Hiền

Xã Bình Dương

11

Cao Chè vng Miền Trung

Cơ sở SX-KD Nguyễn Viết Vinh

Xã Bình Phú

12

Bún khô

Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Bình Quý

Xã Bình Quý

VII

Thành phố Tam Kỳ

 

 

13

Dầu phụng Bảo Tâm

Cơ sở SX dầu thực vật nguyên chất Bảo Tâm

Phường Tân Thạnh

VIII

Huyện Núi Thành

 

 

14

Rau câu chỉ vàng

HTX nông nghiệp Tam Hòa

Xã Tam Hòa

IX

Huyện Phú Ninh

 

 

15

Dưa hấu Phú Ninh

HTX Nuôi trồng Tấn Phát

Xã Tam Phước

16

Rau

HTX thực phẩm sạch Phú Ninh

Xã Tam Thái

X

Huyện Tiên Phước

 

 

17

Tiêu Tiên Phước

Công ty TNHH Sơn Tiến

Xã Tiên Sơn

18

Rượu Lòn bon

HTX Dịch vụ NN KDTH Nhật Linh

Xã Tiên Cảnh

19

Cau Sấy khô

Hộ sản xuất Kinh doanh Lê Minh Thuận

Xã Tiên Cảnh

XI

Huyện Nông Sơn

 

 

20

Bưởi trụ Đại Bình

HTX Nông nghiệp DVDL Đại Bình

Xã Quế Trung

21

Dịch vụ tham quan làng du lịch Đại Bình

HTX Nông nghiệp DVDL Đại Bình

Xã Quế Trung

XII

Huyện Hiệp Đức

 

 

22

Các loại nấm thực phẩm (nấm bào ngư)

HTX Sản xuất Chế biến và Tiêu thụ nấm Nhì Tây

Xã Bình Lâm

XIII

Huyện Nam Trà My

 

 

23

Giảo cổ lam

Cơ sở SX-KD Mười Cường (Hồ Thị Mười)

Xã Trà Mai

24

Sâm Cau

Cơ sở dược liệu Mai Tú

Xã Trà Mai

XIV

Huyện Bắc Trà My

 

 

25

Quế Trà My (tinh dầu quế)

Cơ s SX-KD Minh Phúc

Xã Trà Giang

26

Rượu Lúa Rẫy Bắc Trà My (Rượu gạo lức)

Cơ sở Sản Xuất và kinh Doanh Rượu Lúa Rẫy Bắc Trà My Thái Hòa (Hộ sản xuất kinh doanh Phạm Thị Tám)

Xã Trà Tân

XV

Huyện Đông Giang

 

 

27

Chè dây Razéh

HTX Nông nghiệp xã Tư

Xã Tư

XVI

Huyện Tây Giang

 

 

28

Rượu Ba Kích

Cơ sở SX-KD và chế biến rượu Chính Châu (Cơ sở sản xuất kinh doanh Bùi Nam Chính)

Xã Atiêng

29

Rượu Đảng sâm

Cơ sở SX-KD và chế biến rượu Đức Huy

Xã Atiêng

XVII

Huyện Nam Giang

 

 

30

Vải, túi xách Thổ cẩm

HTX dệt thổ cẩm Za Ra

Xã Tabhing

XVIII

Huyện Phưc Sơn

 

 

31

Rau lủi Phước Năng

Hồ Thị Hà

Xã Phước Năng

 

PHỤ LỤC 02

KINH PHÍ BỐ TRÍ CHO CÁC ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN THÍ ĐIỂM
(Kèm theo Quyết định số 2290/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Nam)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Đơn vị/ UBND các huyện, TX, thành phố

Tổng cộng

Kinh phí hỗ trợ cho chủ thể tham gia Phương án

Kinh phí hỗ trợ điểm bán hàng OCOP

Kinh phí cho các hoạt động triển khai Phương án thí điểm

1

SNN & PTNT

2.480,00

 

 

2.480,00

2

Đại Lộc

330,00

306,00

 

24,00

3

Hội An

700,00

428,00

200,00

72,00

4

Điện Bàn

260,00

212,00

 

48,00

5

Duy Xuyên

380,00

332,00

 

48,00

6

Quế Sơn

170,00

146,00

 

24,00

7

Thăng Bình

680,00

608,00

 

72,00

8

Tam Kỳ

420,00

196,00

200,00

24,00

9

Phú Ninh

510,00

462,00

 

48,00

10

Núi Thành

270,00

246,00

 

24,00

11

Tiên Phước

870,00

598,00

200,00

72,00

12

Nông Sơn

380,00

332,00

 

48,00

13

Hiệp Đức

350,00

326,00

 

24,00

14

Nam Trà My

500,00

452,00

 

48,00

15

Bắc Trà My

380,00

332,00

 

48,00

16

Đông Giang

100,00

76,00

 

24,00

17

Tây Giang

520,00

472,00

 

48,00

18

Nam Giang

200,00

176,00

 

24,00

19

Phước Sơn

150,00

126,00

 

24,00

 

Tổng cộng

9.650,00(1)

5.826,00

600,00

3.224,00

 



(1): Kinh phí theo Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2018 (đợt 2).