Quyết định 1983/QĐ-UBND năm 2016 Đề án Vận động đóng góp Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: | 1983/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Nam | Người ký: | Lê Văn Thanh |
Ngày ban hành: | 09/06/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1983/QĐ-UBND |
Quảng Nam, ngày 09 tháng 6 năm 2016 |
BAN HÀNH ĐỀ ÁN VẬN ĐỘNG ĐÓNG GÓP QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Căn cứ Thông tư 87/2008/TT- BTC ngày 08/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 60/TTr-LĐTBXH ngày 01/4/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Vận động đóng góp Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện đề án đạt mục tiêu đề ra, định kỳ báo cáo kết quả với UBND tỉnh
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VẬN ĐỘNG ĐÓNG GÓP QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Bàn hành kèm theo Quyết định số 1983 /QĐ-UBND ngày 09 /6/2016 của UBND tỉnh)
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em;
- Chỉ thị số 1408/CT-TTg , ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;
- Chỉ thị số 20/CT-TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em;
- Thông tư 87/2008/TT- BTC ngày 08/10/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em;
- Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 06/02/2013 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Bộ Chính trị;
- Quyết định số 2120/QĐ - UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 15/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020.
2. Nhu cầu thực tế
Toàn tỉnh đến cuối năm 2015 có 420.500 trẻ em từ 16 tuổi trở xuống trong đó có 24.725 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chiếm tỷ lệ 5,88%, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt 61.449 em, chiếm tỷ lệ 14,6%, trong đó trẻ em sống trong các gia đình nghèo là: 57.355 em và trẻ em sống trong gia đình có các vấn đề về xã hội: 2.303 em; song nguồn lực từ ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em còn hạn chế (năm 2011: 750 triệu; năm 2012: 900 triệu; năm 2013: 730 triệu; năm 2014: 900 triệu; năm 2015: 900 triệu, kể cả Quỹ Bảo trợ trẻ em).
Để công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong thời gian đến đạt mục tiêu đề ra cần thiết phải xây dựng Đề án vận động, đóng góp Quỹ Bảo trợ trẻ em nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, góp phần trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn.
II. KẾT QUẢ VẬN ĐỘNG QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
1. Huy động nguồn lực
Tổng số tiền và hiện vật trị giá: 36.748.821.157 đồng, trong đó:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 2.740.000.000 đồng, bình quân mỗi năm: 450.000.000 đồng (chỉ tiêu giai đoạn 2009-2015: 2,8 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 400 triệu đồng)
- Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ thông qua các chương trình trị giá 3.177.445.840 đồng (chỉ tiêu giai đoạn 2009-2015: 2,1 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 300 triệu đồng);
- Vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội từ thiện, các tổ chức phi chính phủ tài trợ thông qua các chương trình trị giá: 26.966.522.120 đồng (chỉ tiêu giai đoạn 2009-2015: 10,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1,5 tỷ đồng);
- Đóng góp của cán bộ, công chức viên chức ở cấp tỉnh: 3.464.353.197 đồng (chỉ tiêu giai đoạn 2009-2015: 8,4 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1,2 tỷ đồng);
- Các đơn vị, tổ chức khác hỗ trợ thông qua chương trình: 400.500.000 đồng.
2. Kết quả trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn
2.1. Chương trình Y tế chăm sóc sức khỏe trẻ em: 9.166.685.656 đồng
- Hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim và đau nặng cho 647 trẻ em với số tiền: 2.696.865.635 đồng;
- Hỗ trợ phục hồi chức năng và phẫu thuật chỉnh hình cho 649 trẻ em khuyết tật với số tiền: 1.790.557.446 đồng;
- Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 10.321 lượt số tiền: 2.526.612.000 đồng;
- Tặng 85 xe lăn, xe bại não cho trẻ em khuyết tật với số tiền: 189.047.400 đồng;
- Các hỗ trợ y tế khám bệnh bởi các bác sĩ nước ngoài, tiêm vắc xin ngừa cúm cho 1.012 em, số tiền: 1.411.223.175 đồng;
- Hỗ trợ dụng cụ y tế cho Trạm y tế 15 xã vùng khó khăn với số tiền: 352.379.999 đồng;
- Chương trình chăm sóc y tế răng miệng cho 576 em, số tiền: 200.000.000 đồng.
2.2. Chương trình giáo dục: 9.292.577.588 đồng
- Cấp học bổng cho 5.387 học sinh có hoàn cảnh khó khăn số tiền: 3.889.388.018 đồng;
- Tặng 402 xe đạp để các em có phương tiện đến trường với số tiền: 634.600.000 đồng;
- Tặng 11 điểm vui chơi cho các em tại các trường mẫu giáo số tiền: 541.424.000 đồng;
- Hỗ trợ 71 công trình nước sạch và xây dựng nhà vệ sinh trong trường học với số tiền: 3.628.169.570 đồng;
- Tuyên dương 315 học sinh giỏi, tham quan báo công với Bác Hồ với số tiền: 478.960.000 đồng;
- Sửa chữa và tặng đồ chơi cho 03 trường Mẫu giáo với số tiền: 119.736.000 đồng.
2.3. Các hoạt động xã hội vì trẻ em: 6.056.106.681 đồng
- Lãnh đạo tỉnh đi thăm và tặng quà cho trẻ em nhân Quốc tế thiếu nhi 1/6, tết Trung thu, Tết Nguyên đán cho 6.089 lượt trẻ em với số tiền: 1.167.600.991 đồng;
- Tặng 20.075 chiếc áo ấm mới Chương trình “Áo ấm cho trẻ em miền núi, người dân tộc thiểu số” với tổng kinh phí 02 tỷ đồng cho trẻ em 6 huyện miền núi cao;
- Tổ chức hoạt động xã hội, tặng quà 6.377 trẻ em khó khăn vùng sâu, vùng xa, biên giới, dân tộc thiểu số nhân các ngày lễ, tết với số tiền: 1.416.765.850 đồng;
- Tặng sữa cho 4.131 trẻ em tại các trung tâm nuôi dưỡng và trường Mẫu giáo với số tiền: 1.471.739.840 đồng.
2.4. Các hỗ trợ khác: 11.939.693.692 đồng
- Hỗ trợ heo giống, cây trồng cho những gia đình khó khăn có trẻ em đi học để phát triển kinh tế tạo điều kiện để các em được học tập: 842.354.500 đồng.
- Hỗ trợ sửa chữa và xây mới 31 ngôi nhà với số triền: 2.023.427.250 đồng và nhiều chương trình trợ giúp khác với số tiền hơn 9 tỷ đồng.
Thông qua các chương trình hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh giai đoạn 2010-2015 đã trợ giúp bằng tiền mặt và hiện vật tổng trị giá là 36.455.063.617 đồng cho 59.788 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, 15 trạm y tế xã, 11 điểm vui chơi, 31 ngôi nhà tình thương trẻ em, 71 công trình nước sạch, vệ sinh trường học và 493 gia đình hoàn cảnh khó khăn có trẻ em góp phần nâng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn toàn tỉnh được chăm sóc và bảo vệ lên 95% (chỉ tiêu Đề án là 90%) vượt mức kế hoạch của giai đoạn 2010-2015 đề ra.
3. Những khó khăn, tồn tại, hạn chế
3.1. Công tác vận động đóng góp tự nguyện trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em kết quả còn thấp (3,5 tỷ đồng/chỉ tiêu 8,4 tỷ đồng đạt xấp xỉ 41,5%), do số cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại một số cơ quan trực thuộc tỉnh tham gia chưa đầy đủ, đóng góp ít, còn nhiều doanh nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp trực thuộc tỉnh chưa tham gia đóng góp Quỹ Bảo trợ trẻ em.
3.2. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh còn nhiều, nhu cầu được sự trợ giúp rất lớn, song công tác vận động Quỹ chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
3.3. Công tác vận động phạm vi còn hạn chế (chủ yếu dựa vào địa phương và các tổ chức phi chính phủ), chưa chủ động tích cực vận động Quỹ đạt kết quả hơn.
3.4. Công tác truyền thông còn hạn chế nhận thức và trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc đóng góp Quỹ Bảo trợ trẻ em cũng như việc quan tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn ở một số nơi chưa được chú ý đúng mức.
3.5. Vẫn còn một bộ phận trẻ em có hoàn cảnh, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, người dân tộc thiểu số chưa được thụ hưởng các chương trình hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh.
III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VẬN ĐỘNG ĐÓNG GÓP QUỸ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát
Vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu vận động đạt 30 tỷ đồng (bình quân mỗi năm đạt 6 tỷ đồng) để hỗ trợ trực tiếp cho 50.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
- Nâng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc, trợ giúp đến năm 2020 đạt 95 % thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và các cấp, góp phần giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em.
- Vận động 100% cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động tham gia đóng góp xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh.
2. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện
2.1. Đối tượng vận động đóng góp Quỹ Bảo trợ trẻ em
- Quỹ bảo trợ trẻ em Trung ương;
- Các tổ chức xã hội, từ thiện và các tổ chức phi Chính phủ;
- Các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh;
- Sự đóng góp tự nguyện của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
2.2. Đối tượng thụ hưởng:
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt chưa được hưởng các chính sách hiện hành của Nhà nước, gồm: Trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em lang thang; trẻ em lao động nặng nhọc; trẻ em người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng khó khăn, vùng bị thiên tai; trẻ em con hộ nghèo, cận nghèo; trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực; trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em bị tai nạn thương tích...
2.3. Phạm vi:
Đề án được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh.
2.4. Thời gian: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.
3. Nội dung vận động đóng góp và các chương trình trợ giúp của Quỹ Bảo trợ trẻ em
3.1. Vận động đóng góp xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh
Dự kiến vận động giai đoạn 2016-2020: 30 tỷ đồng, bình quân mỗi năm vận động 06 tỷ đồng, cụ thể:
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 03 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 600.000.000 đồng.
- Tranh thủ nguồn hỗ trợ của Qũy Bảo trợ trẻ em Việt Nam: 03 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 600.000.000 đồng.
- Vận động các doanh nghiệp, tổ chức từ thiện, xã hội, phi chính phủ: 19 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 3,8 tỷ đồng.
- Vận động đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh (ít nhất 50.000 đồng/người/năm ): 05 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 01 tỷ đồng.
4. Các chương trình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh
4.1. Chương trình hỗ trợ y tế
Hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho trẻ em tại các vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, miền núi, trẻ em người dân tộc thiểu số; phục hồi chức năng, chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam; hỗ trợ dụng cụ các trạm y tế xã vùng khó khăn; hỗ trợ y tế học đường, vệ sinh, nước sạch cho các trường học...
Kinh phí dự kiến 8 tỷ đồng/ 5 năm.
4.2. Chương trình giáo dục
Tặng học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; vận động các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ các hệ thống nước sạch trong trường học; tặng xe đạp cho trẻ em nghèo để các em có phương tiện đi học; xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em tại các trường mẫu giáo ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ sửa chữa, xây dựng các phòng học bán trú cho học sinh miền núi khó khăn; tổ chức tuyên dương khen thưởng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi...
Kinh phí dự kiến 9 tỷ đồng/ 5 năm.
4.3. Các đợt hoạt động xã hội Vì trẻ em
Tổ chức hoạt động nhân dịp tết Trung thu, ngày Quốc tế Thiếu nhi (01/6), Tháng Hành động Vì trẻ em hằng năm; tặng quà cho trẻ em tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhân các ngày Lễ, Tết; tổ chức các chương trình Vì trẻ em...
Kinh phí dự kiến 5 tỷ đồng/ 5 năm.
4.4. Hỗ trợ sinh kế phát triển kinh tế gia đình nghèo có trẻ em
Tổ chức tập huấn tư vấn giảm nghèo bền vững; vận động hỗ trợ con vật nuôi, cây giống để các hộ nghèo phát triển kinh tế tạo điều kiện cho các em có điều kiện vươn lên học tập.
Kinh phí dự kiến 2 tỷ đồng/ 5 năm.
4.5. Hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho gia đình trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Hỗ trợ sửa chữa và làm mới 40 ngôi nhà.
Kinh phí dự kiến 1 tỷ đồng/ 5 năm.
4.6 Các chương trình khác
Hỗ trợ thiên tai, hỗ trợ khó khăn đột xuất...
Kinh phí dự kiến 5 tỷ đồng/ 5 năm
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp.
- Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp để tham mưu, quản lý, điều phối và tổ chức thực hiện đề án vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em một cách hiệu quả.
- Thành lập Hội đồng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, kiện toàn thường trực Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh.
2. Tăng cường công tác truyền thông, vận động xã hội tham gia, hưởng ứng đóng góp xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em
- Tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt. Vận động cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức phi Chính phủ và toàn dân thấy rõ sự cần thiết của việc đóng góp xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các mô hình dự án mà Quỹ Bảo trợ trẻ em thực hiện có hiệu quả như: Chương trình phẫu thuật trẻ em khuyết tật, chương trình vay vốn, chương trình giúp đỡ trẻ em lang thang, các đợt khám bệnh miễn phí cho trẻ em, các trung tâm phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật...
- Cung cấp địa chỉ các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, vùng đặc biệt khó khăn rất cần sự hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em; thông tin về các hoạt động của những cá nhân tiêu biểu làm tốt công tác đóng góp Quỹ Bảo trợ trẻ em.
- Tích cực phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động xã hội để vận động hưởng ứng xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em.
- Các hoạt động truyền thông tập trung cao điểm vào Tháng hành động Vì trẻ em, ngày quốc tế thiếu nhi (1.6), Tết Trung thu...
3. Tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn lực
- Hàng năm ngân sách tỉnh hỗ trợ 10% và Quỹ Bảo trợ trẻ em Trung ương hỗ trợ khoảng 10% trên tổng kinh phí Đề án.
- Thực hiện xã hội hóa công tác huy động nguồn lực, tăng cường huy động cộng đồng để đảm bảo đáp ứng 20% kinh phí của đề án như: Phát triển mô hình nhận đỡ đầu cho trẻ em, phát động các phong trào trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em miền núi, vùng đặc biệt khó khăn thông qua vận động đóng góp của doanh nghiệp, của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân lao động trong các cơ quan cấp tỉnh quản lý nhằm xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em theo quy định.
- Thực hiện thu hút viện trợ của tổ chức phi chính phủ (NGO) trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các tổ chức đã và đang thực hiện tài trợ cho tỉnh Quảng Nam trên lĩnh vực trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Tổ chức Hội Phúc âm ngũ tuần thế giới Úc (AOG), Hội cứu tế Đông Nam Á (SEAR), Tổ chức Thắp sáng Hy vọng Trẻ thơ (CHIA) và các tổ chức khác nhằm thu hút 60% trong tổng kinh phí của dự án.
3.4. Phối hợp với các tổ chức xã hội, nhân đạo, từ thiện như: Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo, Hội Từ thiện, Hội Chữ thập đỏ... để thực hiện các chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
4. Quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em
Việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 87/2008/TT-BTC ngày 8/10/2008 của Bộ Tài chính.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận động
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đánh giá hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp và việc thực hiện hỗ trợ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Hàng năm tổ chức hội nghị đánh giá kết quả huy động để biểu dương kịp thời các đơn vị, cá nhân làm tốt việc huy động, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em.
1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án; chỉ đạo triển khai các nội dung của Đề án trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; theo dõi, giám sát, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể; có trách nhiệm hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả với UBND tỉnh.
- Chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thu các khoản đóng góp và thực hiện các hoạt động trợ giúp theo Kế hoạch đề ra; quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em theo đúng quy định tại Thông tư 87/TT-BTC của Bộ Tài chính, thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng Quỹ Bảo trợ trẻ em và các cơ quan có liên quan.
- Tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Đề án vào năm 2018 và tổng kết vào năm 2020.
2. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị đóng góp xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em hằng năm (tập trung cao điểm vào Tháng Hành động Vì trẻ em từ ngày 1/6 đến 30/6).
3. Đề nghị các cấp ủy Đảng, Mặt trận, Liên đoàn Lao động, các Hội, Đoàn thể phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh trong việc thực hiện Đề án, tham gia tuyên truyền, vận động hội, đoàn viên đóng góp xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em.
4. UBND huyện, thị xã, thành phố tùy theo điều kiện thực tế quy định mức vận động nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cơ quan, đơn vị trực thuộc trên địa bàn đóng góp xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em, đồng thời có kế hoạch thực hiện hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn từ nguồn Quỹ vận động được, bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả, đúng quy định hiện hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt danh mục thủ tục hành chính ngành Công Thương thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 30/03/2020 | Cập nhật: 25/12/2020
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 23/01/2019 | Cập nhật: 14/03/2019
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ Ban hành: 22/01/2019 | Cập nhật: 26/03/2019
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực công chứng thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Điện Biên Ban hành: 06/03/2018 | Cập nhật: 23/03/2018
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang năm 2017 Ban hành: 30/01/2018 | Cập nhật: 26/07/2018
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2018 về công bố văn bản hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 26/01/2018 | Cập nhật: 10/02/2018
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2017 về Bảng giá tối thiểu lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 16/02/2017 | Cập nhật: 04/03/2017
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2017 về thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 25/01/2017 | Cập nhật: 02/03/2017
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016 Ban hành: 24/01/2017 | Cập nhật: 12/07/2017
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2017 Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 18/01/2017 | Cập nhật: 22/04/2017
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức và công dân đối với dịch vụ công và cơ quan Nhà nước ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 08/04/2016 | Cập nhật: 10/05/2017
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2016 về chủ trương đầu tư do tỉnh Kon Tum ban hành Ban hành: 04/03/2016 | Cập nhật: 19/05/2017
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2016 Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Cần Thơ Ban hành: 25/01/2016 | Cập nhật: 18/04/2016
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2015 Ban hành: 29/01/2016 | Cập nhật: 17/02/2016
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 15/01/2016 | Cập nhật: 30/11/2016
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2015 công bố đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Ban hành: 12/05/2015 | Cập nhật: 27/05/2015
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Tiếp nhận người nghiện ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh để cắt cơn nghiện, giải độc, tư vấn tâm lý trong thời gian chờ cơ quan chức năng hoàn thiện thủ tục, lập hồ sơ và quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh An Giang Ban hành: 29/01/2015 | Cập nhật: 11/02/2015
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 27/09/2013 | Cập nhật: 05/11/2013
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 14/08/2013 | Cập nhật: 16/09/2013
Chỉ thị 20/CT-TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới Ban hành: 05/11/2012 | Cập nhật: 05/02/2013
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2010 bản Hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 26/01/2010 | Cập nhật: 19/05/2017
Chỉ thị 1408/CT-TTg năm 2009 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em Ban hành: 01/09/2009 | Cập nhật: 04/09/2009
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2009 về Quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương các cấp, các sở, ban, ngành với đơn vị quản lý đường bộ và Thanh tra giao thông đường bộ trong công tác quản lý, bảo vệ, giải toả và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ các quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Ban hành: 09/02/2009 | Cập nhật: 06/01/2020
Thông tư 87/2008/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng quỹ bảo trợ trẻ em Ban hành: 08/10/2008 | Cập nhật: 10/10/2008
Quyết định 190/QĐ-UBND năm 2007 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành về lĩnh vực ưu đãi, khuyến khích đầu tư Ban hành: 18/01/2007 | Cập nhật: 23/08/2014
Nghị định 36/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Ban hành: 17/03/2005 | Cập nhật: 17/09/2012