Quyết định 19/2008/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
Số hiệu: | 19/2008/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn | Người ký: | Vy Văn Thành |
Ngày ban hành: | 21/08/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2008/QĐ-UBND |
Lạng Sơn, ngày 21 tháng 8 năm 2008 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày14/6/2005;
Căn cứ Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 31/8/2006 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2008/NQ/HĐND, ngày 21 tháng 7 năm 2008 Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn khoá XIV, kỳ họp thứ 12 về Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020,
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 306/TTr-SGD&ĐT ngày 12 tháng 5 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Năm học 2007-2008, tỉnh Lạng Sơn có 23 trường trung học phổ thông (THPT), trong đó 21 trường công lập và 02 trường dân lập; các trường chủ yếu trên địa bàn thị trấn, khu vực trung tâm của các huyện, thành phố, cụ thể như sau:
1. Thành phố Lạng Sơn có 04 trường: THPT Chu Văn An, THPT Dân tộc nội trú tỉnh (là trường chuyên biệt tuyển học sinh trong phạm vi toàn tỉnh), THPT Việt Bắc và THPT dân lập Ngô Thì Sĩ.
2. Huyện Cao Lộc có 02 trường: THPT Cao Lộc, THPT Đồng Đăng.
3. Huyện Văn Lãng có 01 trường: THPT Văn Lãng.
4. Huyện Tràng Định có 02 trường: THPT Tràng Định, THPT Bình Độ.
5. Huyện Lộc Bình có 02 trường: THPT Lộc Bình, THPT Na Dương.
6. Huyện Đình Lập có 01 trường: THPT Đình Lập.
7. Huyện Văn Quan có 02 trường: THPT Lương Văn Tri, THPT Văn Quan.
8. Huyện Bình Gia có 02 trường: THPT Bình Gia, THPT Pác Khuông.
9. Huyện Bắc Sơn có 02 trường: THPT Bắc Sơn và THPT Vũ Lễ.
10. Huyện Chi Lăng có 02 trường: THPT Chi Lăng, THPT Hoà Bình.
11. Huyện Hữu Lũng có 03 trường: THPT Hữu Lũng, THPT Vân Nham và THPT dân lập Hữu Lũng.
Phần lớn các trường THPT công lập hiện nay là trường hạng I (từ 19 lớp trở lên); nhiều trường có gần 50 lớp (THPT Việt Bắc, THPT Chi Lăng và THPT Hữu Lũng); sĩ số học sinh trên lớp của các đơn vị hều hết có trên 50 học sinh, nhiều hơn so với quy định của điều lệ trường phổ thông.
Các trường đều học 02 ca sáng và chiều, do thiếu phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành và phòng học bộ môn.
Có 04 trường THPT tổ chức học ở 02 địa điểm, cách xa nhau trên 10 km (THPT Chi Lăng, THPT Hữu Lũng, THPT Lộc Bình và THPT Cao Lộc).
2. Mạng lưới trung tâm Giáo dục thường xuyên
Toàn tỉnh có 11 trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) ở các huyện và thành phố, trong đó có 02 trung tâm cấp tỉnh và 09 trung tâm cấp huyện, cụ thể:
- Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn (thành phố Lạng Sơn);
- Trung tâm GDTX 2 tỉnh Lạng Sơn (huyện Hữu Lũng);
- Trung tâm GDTX Cao Lộc (huyện Cao Lộc);
- Trung tâm GDTX Lộc Bình (huyện Lộc Bình);
- Trung tâm GDTX Đình Lập (huyện Đình Lập);
- Trung tâm GDTX Văn Lãng (huyện Văn Lãng);
- Trung tâm GDTX Tràng Định (huyện Tràng Định);
- Trung tâm GDTX Văn Quan (huyện Văn Quan);
- Trung tâm GDTX Bình Gia (huyện Bình Gia);
- Trung tâm GDTX Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn);
- Trung tâm GDTX Chi Lăng (huyện Chi Lăng).
Trung tâm GDTX có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chương trình Giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và giáo dục bổ túc trung học phổ thông.
Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (KTTHHN) tỉnh thực hiện nhiệm vụ dạy Kỹ thuật (công nghệ), tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT, học viên GDTX.
Từ năm học 2001-2002, được sự đồng ý của Trung tâm lao động hướng nghiệp Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung tâm KTTHHN thực hiện thí điểm mô hình dạy bổ túc văn hoá có dạy nghề .
Năm học 2007-2008, trên địa bàn toàn tỉnh có 1646 cán bộ, giáo viên và nhân viên thuộc cấp học THPT (các trường THPT, trung tâm GDTX và trung tâm KTTHHN ), trong đó có 51 thạc sĩ; có 20 người đang theo học và có 80 người đang ôn tập, dự thi đào tạo thạc sĩ, cụ thể:
- Có 85 cán bộ quản lý trường học.
- Có 1144 giáo viên trực tiếp giảng dạy các trường THPT (thiếu 218); trong đó có 1099 giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo (96,07%), số còn lại chưa đạt chuẩn trình độ là giáo viên Tin học và một số giáo viên thể dục.
- Có 194 giáo viên trực tiếp giảng dạy các trung tâm GDTX.
II. Sự cần thiết quy hoạch mạng lưới trường THPT
1. Sự cần thiết quy hoạch mạng lưới các trường THPT
- Mạng lưới các trường THPT hiện nay phân bố chưa hợp lý, chủ yếu ở thị trấn và khu vực thuận lợi của các huyện, thành phố nên học sinh các xã thuộc khu vực khó khăn ít có cơ hội được học tập nâng cao trình độ.
- Cơ sở vật chất các trường THPT đã từng bước được cải tạo, kiên cố hoá và được đầu tư xây dựng mới, tuy nhiên do số lớp nhiều hơn quy mô xây dựng, nên các trường đều thiếu phòng học và cơ sở vật chất các trường chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới của giáo dục phổ thông.
Năm học 2007-2008, toàn tỉnh có 646 lớp với 391 phòng học (tỷ lệ 1,65 lớp/phòng), nhiều trường phải dạy môn học tự chọn, hoạt động ngoài giờ lên lớp và phụ đạo học sinh yếu, kém vào cả ngày chủ nhật.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT công lập còn thấp (58,8%), nhất là các xã khu vực biên giới, khu vực đặc biệt khó khăn thì tỷ lệ học sinh đi học cấp THPT còn thấp hơn.
Do vậy nhu cầu Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 là rất cần thiết để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo điều kiện xây dựng trường chuẩn quốc gia; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và công tác phổ cấp giáo dục THPT ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
2. Cơ sở pháp lý quy hoạch các trường THPT
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
- Luật Giáo dục ngày14/6/2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2006 -2010;
- Chỉ thị số 40-CT/TU ngày 26/8/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;
- Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 31/8/2006 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tỉnh và đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, công tác phổ cấp giáo dục trung học những nơi có điều kiện thuận lợi theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
- Quy hoạch hoàn chỉnh mạng lưới phát triển giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 và các trường THPT phân bố hợp lý trên các địa bàn dân cư trong tỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn.
- Đến năm 2020: Toàn tỉnh thành lập mới 11 trường THPT trên địa bàn các huyện và thành phố Lạng Sơn.
III. Các giai đoạn thực hiện quy hoạch
1. Giai đoạn I: từ năm 2008 đến năm 2010
Thành lập 02 trường THPT ở khu vực Đồng Bành thị trấn Chi Lăng huyện Chi Lăng và khu vực khu vực xã Tú Đoạn huyện Lộc Bình (mỗi huyện 01 trường).
1.1. Huyện Chi Lăng
a. Đặc điểm, thực trạng
Chi Lăng là huyện miền núi với diện tích 70310 ha; dân số 77910 người; huyện có 21 đơn vị hành chính: xã, thị trấn, trong đó 17 xã thuộc vùng khó khăn. Từ năm 2007 đến năm 2011, mỗi năm có 1700 học sinh tốt nghiệp THCS; mỗi năm tiếp theo có 1200 học sinh tốt nghiệp THCS và khoảng 100 học sinh tăng thêm từ nơi khác chuyển đến.
Năm học 2007-2008, toàn huyện có 02 trường THPT; 3708 học sinh và 01 trung tâm GDTX với trên 600 học viên.
- Trường THPT Chi Lăng có diện tích 9371 m2; năm học 2007-2008, trường có 48 lớp, 29 phòng học (tỷ lệ 1,66) và tổ chức học ở 02 địa điểm cách xa 12 km:
+ Điểm trường THPT Chi Lăng có 37 lớp/ 29 phòng học (tỷ lệ 1,276); 1741 học sinh (tuyển mới 505).
+ Phân trường THPT khu vực Đồng Bành có 11 lớp với 375 học sinh (tuyển mới 215) và đang học tại cơ sở của Quân đội (Tiểu đoàn 9 - Trung đoàn 141).
- Trường THPT Hoà Bình năm học 2007-2008 có 28 lớp với 1209 học sinh; trường có 18 phòng học (tỷ lệ 1,556 lớp/ phòng học).
b. Trường THPT thành lập mới:
Kế hoạch thành lập trường THPT khu vực Đồng Bành, thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng dự kiến từ năm 2008. Trường chủ yếu tiếp nhận học sinh khu vực thị trấn Chi Lăng, xã Chi Lăng, một bộ phận học sinh các xã khác của huyện Chi Lăng, học sinh các xã khu vực lân cận của huyện Hữu Lũng và đón nhận học sinh là con em công nhân khu công nghiệp Đồng Bành (mỗi năm có trên 400 học sinh tốt nghiệp THCS).
Trường THPT dự kiến có diện tích 10000 m2; diện tích xây dựng 4408 m2, quy mô 21 phòng học; 5 phòng bộ môn; 8 phòng hiệu bộ; 8 phòng nội trú; 3 phòng thư viện; 15 phòng học khác. Tổng kinh phí ước tính 21522 triệu đồng.
c. Quy mô các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện sau quy hoạch:
- Trường THPT Chi Lăng có quy mô 30 lớp và 1200 học sinh (mỗi năm tuyển mới 400);
- Trường THPT Hoà Bình có quy mô 21 lớp và 840 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 280);
- Trường THPT khu vực Đồng Bành có quy mô 21 lớp và 840 học sinh (tuyển mới trên 280).
- Trung tâm GDTX Chi Lăng mỗi năm tuyển mới 150 học viên, ngoài ra trung tâm còn mở rộng các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập xã hội.
Hàng năm các trường THPT và trung tâm GDTX trên địa bàn huyện tuyển mới trên 1000 học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 THPT, bổ túc THPT (tỷ lệ 80%).
1.2. Huyện Lộc Bình
a. Đặc điểm, thực trạng
Lộc Bình là huyện miền núi, biên giới có diện tích 99834 ha; dân số 80517 người; toàn huyện có 29 đơn vị hành chính: xã, thị trấn, trong đó 05 xã biên giới; 25 xã vùng khó khăn.
Từ năm 2007 đến năm 2010, mỗi năm toàn huyện có 2000 học sinh và mỗi năm tiếp theo có 1500 học sinh tốt nghiệp THCS; Năm học 2007-2008 toàn huyện có 02 trường THPT và 01 trung tâm GDTX; các đơn vị tuyển mới 1250/2000 học sinh (đạt tỷ lệ 62,50%).
- Trường THPT Lộc Bình có diện tích 7800 m2; năm học 2007-2008, trường có 38 lớp với 1723 học sinh và học hai địa điểm cách nhau trên 10 km.
+ Trường THPT Lộc Bình (điểm trường chính) có 28 lớp với 1292 học sinh (tuyển mới 457); trường có 18 phòng học (bình quân 1,55 lớp/phòng).
+ Phân trường THPT Tú Đoạn (đang học nhờ tại trường THCS Tú Đoạn) có 10 lớp với 431 học sinh (tuyển mới 194).
- Trường THPT Na Dương có diện tích 14083 m2; năm học 2007-2008 có 22 lớp/ 12 phòng học (tỷ lệ 1,833lớp/phòng) với 1027 học sinh (tuyển mới 378).
- Trung tâm GDTX Lộc Bình, năm học 2007-2008 có 18 lớp với 840 học viên, mỗi năm tuyển khoảng 250 học viên.
Năm học 2008-2009, các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện dự kiến tuyển mới 1190 học sinh vào lớp 10 cấp THPT (đạt tỷ lệ 59,5%).
b. Trường THPT thành lập mới
Kế hoạch thành lập trường THPT khu vực xã Tú Đoạn, huyện Lộc Bình dự kiến từ năm 2008, trường chủ yếu tiếp nhận học sinh các xã: Tam Gia, Tĩnh Bắc, Tú Mịch, Yên Khoái, Khuất Xá, Quan Bản, Hữu Khánh, Tú Đoạn (mỗi năm có trên 500 học sinh tốt nghiệp THCS); diện tích 8100 m2, diện tích xây dựng 3500 m2; quy mô 15 phòng học; 5 phòng học bộ môn; 7 phòng hiệu bộ; 8 phòng nội trú; 3 phòng thư viện; 14 phòng học khác. Tổng kinh phí xây dựng trường ước tính 17044 triệu đồng.
c. Quy mô các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện sau quy hoạch:
- Trường THPT Lộc Bình, dự kiến quy mô ổn định lâu dài 24 lớp với 1250 học sinh (mỗi năm tuyển mới 340 học sinh).
- Trường THPT Na Dương dự kiến có quy mô ổn định lâu dài 21 lớp với 900 học sinh (mỗi năm tuyển mới 280).
- Trường THPT khu vực xã Tú Đoạn, dự kiến có quy mô ổn định lâu dài 15 lớp với 600 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 200).
- Trung tâm GDTX Lộc Bình mỗi năm tuyển mới 200 học viên, ngoài ra còn mở rộng các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Với quy hoạch trên, hàng năm các trường THPT, trung tâm GDTX toàn huyện tuyển mới 1020/1500 học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, bổ túc THPT (68%).
2. Giai đoạn II từ năm 2011 đến năm 2015
Thành lập 05 trường THPT trên địa bàn các huyện: Hữu Lũng, Văn Lãng (mỗi đơn vị 01 trường); huyện Cao Lộc (02 trường: khu vực Ba Sơn xã Cao Lâu và khu vực Tân Liên thị trấn mới huyện Cao Lộc) và 01 trường thuộc khu vực Thành phố Lạng Sơn.
2.1. Thành phố Lạng Sơn
a. Đặc điểm, thực trạng
Thành phố Lạng Sơn có 8 đơn vị hành chính (03 xã, 05 phường), diện tích 7769 ha; dân số 82544 người. Từ năm 2007 đến năm 2012, mỗi năm có 1500 học sinh tốt nghiệp THCS; mỗi năm tiếp theo có khoảng 1250 học sinh tốt nghiệp THCS và có khoảng 150 học sinh tăng dân số cơ học.
Trường THPT Việt Bắc có diện tích 12407 m2; Năm học 2007-2008 có 48 lớp, 26 phòng học (tỷ lệ 1,846); Năm học 2008-2009, trường dự kiến có 46 lớp/ 32 phòng học (1,4375), và dự kiến tuyển mới 675 học sinh vào lớp 10 (tỷ lệ 45%), số học sinh còn lại của thành phố được tuyển vào các trường: Chu Văn An (150), Dân lập Ngô Thì Sĩ (200) và trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn (150).
b. Trường THPT thành lập mới
Kế hoạch thành lập trường THPT khu vực phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn dự kiến từ năm 2011. Trường có diện tích khoảng 10800 m2; diện tích xây dựng 4888 m2; quy mô 24 phòng học; 5 phòng bộ môn; 8 phòng hiệu bộ; 3 phòng thư viện; 16 phòng học khác. Tổng kinh phí xây dựng trường ước tính 23950 triệu đồng.
c. Quy mô trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn thành phố sau quy hoạch:
- Trường THPT Việt Bắc: Dự kiến có quy mô ổn định khoảng 30 lớp, trên 1200 học sinh (bằng 1/2 số học sinh hiện nay); hàng năm trường tuyển mới trên 400 học sinh. Tuy nhiên do số học sinh tốt nghiệp THCS những năm trước mắt còn nhiều, nên trường vẫn duy trì từ 35 đến 40 lớp và từ năm 2012 trở đi nhà trường ổn định khoảng 30 lớp.
- Trường THPT khu vực phường Chi Lăng: Dự kiến có quy mô ổn định 24 lớp với trên 1000 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 320).
- Trường THPT Dân lập Ngô Thì Sĩ: Dự kiến quy mô khoảng 12 đến 15 lớp; mỗi năm tuyển mới khoảng 180 đến 260 học sinh.
- Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn: quy mô 12 lớp Bổ túc THPT, mỗi năm tuyển mới 120 học viên.
Từ năm 2012 trở đi, mỗi năm thành phố Lạng Sơn tuyển mới khoảng 1020/1200 học sinh (85%) tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 THPT và bổ túc THPT.
2.2. Huyện Hữu Lũng
a. Đặc điểm, thực trạng
Hữu Lũng là huyện miền núi có diện tích 80466 ha; dân số 114638 người; 26 đơn vị hành chính: xã, thị trấn, trong đó 21 xã thuộc khu vực khó khăn.
Từ năm 2007 đến năm 2010 mỗi năm trên địa bàn huyện có khoảng 2600 học sinh và mỗi năm tiếp theo có 1900 học sinh tốt nghiệp THCS. Năm học 2008-2009 toàn huyện dự kiến tuyển 1540 học sinh vào lớp 10 (đạt 61,94%), cụ thể:
- Trường THPT Hữu Lũng có diện tích 9550 m2; năm học 2007-2008, trường có 49 lớp và 2320 học sinh, tổ chức học hai địa điểm cách nhau 12 km.
+ Trường THPT Hữu Lũng (điểm trường chính) có 43 lớp với 1909 học sinh (tuyển mới 606) với 23 phòng học (1,87 lớp/ phòng).
+ Phân trường Tân Thành (đang học nhờ tại trường THCS Tân Thành) có 06 lớp học với 288 học sinh (tuyển mới 288).
- Trường THPT Vân Nham có diện tích 9659 m2; năm 2007-2008 có 29 lớp/18 phòng học (tỷ lệ1,611 lớp/phòng).
- Trường THPT dân lập Hữu Lũng có diện tích 25500 m2, năm học 2007-2008, trường có 11 lớp với 598 học sinh; 10 phòng học (thiếu các phòng chức năng);
- Trung tâm GDTX 2 tỉnh Lạng Sơn với quy mô 11 lớp, 453 học viên.
Năm học 2008-2009, toàn huyện dự kiến tuyển mới 1620/2600 học sinh tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 62,3% (tỷ lệ tuyển sinh thấp do các trường thiếu phòng học).
b. Trường THPT thành lập mới
Kế hoạch thành lập trường THPT trên địa bàn xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng dự kiến từ năm 2011 trên, trường chủ yếu tiếp nhận số học sinh các xã: Tân Thành, Hoà Sơn, một phần xã Hồ Sơn, xã Hoà Thắng và các xã khác trong huyện (mỗi năm có trên 500 học sinh tốt nghiệp THCS).
Trường có diện tích 10000 m2, diện tích xây dựng 4408 m2; quy mô 21 phòng học; 5 phòng bộ môn; 8 phòng hiệu bộ; 8 phòng nội trú; 3 phòng thư viện; 15 phòng học khác. Tổng kinh phí xây dựng trường ước tính 21522 triệu đồng.
c. Quy mô các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện sau quy hoạch:
- Trường THPT Hữu Lũng, có quy mô ổn định lâu dài 30 lớp và 1200 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 400);
- Trường THPT Vân Nham có quy mô ổn định lâu dài 21 lớp và trên 850 học sinh (mỗi năm tuyển mới 300);
- Trường THPT Tân Thành, dự kiến quy mô ổn định lâu dài 21 lớp và trên 850 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 300);
- Trường THPT Dân lập Hữu Lũng có quy mô từ 15-18 lớp, mỗi năm tuyển mới khoảng 200 học sinh;
- Trung tâm GDTX 2 tỉnh Lạng Sơn mỗi năm tuyển mới khoảng 150 học viên bổ túc THPT và mở rộng loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Với quy hoạch trên, hàng năm các trường THPT, trung tâm GDTX toàn huyện tuyển mới 1350/2000 học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, bổ túc THPT (67,50%).
2.3. Huyện Văn Lãng
a. Đặc điểm, tình hình
Văn Lãng là huyện miền núi, biên giới; có 20 đơn vị hành chính: xã, thị trấn, trong đó 19 xã thuộc vùng khó khăn; toàn huyện có diện tích 56092 ha; dân số 50210 người;
Từ năm 2007 đến năm 2010, mỗi năm toàn huyện có trên 1100 học sinh và mỗi năm tiếp theo có trên 700 học sinh tốt nghiệp THCS. Năm học 2007-2008, toàn huyện có 01 trường THPT với 1680 học sinh và trung tâm GDTX với 346 học viên.
- Trường THPT Văn Lãng có diện tích 13730 m2, năm học 2007-2008, trường có 33 lớp với 1437 học sinh (tuyển mới 507) đạt tỷ lệ 46,09%; 23 phòng học (1,44 lớp/phòng) và một số phòng chức năng.
- Trung tâm GDTX Văn Lãng mỗi năm tuyển mới 90 học viên.
b. Trường THPT thành lập mới
Kế hoạch thành lập trường THPT khu vực xã Hội Hoan, huyện Văn Lãng dự kiến từ năm 2011; trường chủ yếu tiếp nhận học sinh các xã: Thành Hoà, Tân Việt, Nam La, Hội Hoan và một phần xã Gia Miễn (mỗi năm có trên 270 học sinh tốt nghiệp THCS); trường có diện tích 6500 m2, diện tích xây dựng 3000 m2; quy mô 12 phòng học; 05 phòng học bộ môn; 07 phòng hiệu bộ; 08 phòng nội trú; 03 phòng thư viện; 12 phòng học khác. Kinh phí xây dựng ước 14730 triệu đồng.
c. Quy mô các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện sau quy hoạch:
- Trường THPT Văn Lãng, quy mô ổn định lâu dài 24 lớp với 1000 học sinh (mỗi năm dự kiến tuyển mới trên 320).
- Trường THPT khu vực xã Hội Hoan, dự kiến quy mô ổn định lâu dài 12 lớp, với 500 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 160).
- Trung tâm GDTX Văn Lãng, dự kiến mỗi năm tuyển 90 học viên, ngoài việc dạy bổ túc THPT, trung tâm còn mở rộng các loại hình đào tạo khác.
Với quy hoạch trên, hàng năm toàn huyện tuyển mới được 570/700 học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT và bổ túc THPT (đạt tỷ lệ 81,4%).
2.4. Huyện Cao Lộc
2.4.1. Thành lập trường THPT khu vực Ba Sơn xã Cao Lâu
a. Đặc điểm, thực trạng
Cao Lộc là huyện miền núi, biên giới với diện tích 64461 ha; dân số 75980 người; toàn huyện có 23 đơn vị hành chính: xã, thị trấn, có 22 xã khó khăn, trong đó có 5 xã, thị trấn khu vực biên giới.
Từ năm 2007 đến 2010, mỗi năm có 1900 học sinh và mỗi năm tiếp theo có 1500 học sinh tốt nghiệp THCS. Năm học 2007- 2008 các trường tuyển mới 1263/2000 học sinh (63,15%).
Năm học 2007- 2008 toàn huyện có 02 trường THPT với 2813 học sinh và 01 trung tâm GDTX với 869 học viên.
- Trường THPT Cao Lộc có diện tích 4850 m2; năm học 2007-2008 trường có 17 phòng học với 34 lớp với 1509 học sinh (tuyển mới 512), trường đang được đầu tư xây dựng mới; từ năm học 2007-2008 trường THPT Cao Lộc tổ chức học ở hai địa điểm cách xa 25 km, cụ thể:
+ Trường THPT Cao Lộc (điểm trường chính) có 30 lớp với 1368 học sinh (tuyển mới 371); năm 2008-2009 dự kiến 30 lớp với 1325 học sinh (tuyển mới 520 học sinh).
+ Phân trường THPT khu vực Ba Sơn xã Cao Lâu có 04 lớp với 141 học sinh (tuyển mới 92), trường học nhờ tại THCS Cao Lâu.
- Trường THPT Đồng Đăng có diện tích 17000 m2; năm học 2007-2008 trường có 12 phòng học; 24 lớp với 1027 học sinh (tuyển mới 327).
- Trung tâm GDTX Cao Lộc năm học 2007-2008 có 20 lớp với 1022 học viên, mỗi năm tuyển mới trên 300 học viên.
b. Trường THPT thành lập mới
Kế hoạch thành lập trường THPT khu vực Ba Sơn, xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc dự kiến từ năm 2011, trường chủ yếu tiếp nhận học sinh các xã: Cao Lâu, Xuất Lễ, Công Sơn, Lộc Yên, Thanh Loà, Mẫu Sơn, Xuất Lễ; mỗi năm khu vực trên có trên 300 học sinh tốt nghiệp THCS;
Trường dự kiến có diện tích 6500 m2, diện tích xây dựng 3000 m2; quy mô 12 phòng học; 5 phòng học bộ môn; 7 phòng hiệu bộ; 8 phòng nội trú; 3 phòng thư viện; 12 phòng học khác. Tổng kinh phí xây dựng ước tính 14730 triệu đồng.
c. Quy mô các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện sau quy hoạch:
- Trường THPT Cao Lộc, dự kiến có quy mô ổn định lâu dài 30 lớp với 1200 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 400).
- Trường THPT Đồng Đăng có quy mô ổn định lâu dài 24 đến 28 lớp với 1200 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 400). Ngoài việc tuyển học sinh tốt nghiệp THCS khu vực thị trấn Đồng Đăng, các xã lân cận thuộc huyện Cao Lộc, Văn Lãng, nhà trường còn tiếp nhận số học sinh từ các nơi khác chuyển đến do tốc độ đô thị hoá tăng nhanh
- Trường THPT khu vực Ba Sơn, dự kiến có quy mô ổn định lâu dài 12 lớp với 500 học sinh (mỗi năm tuyển mới 160), chủ yếu tuyển học sinh các xã: Ba Sơn, Xuất Lễ, Công Sơn, Mẫu Sơn, Lộc Yên, Thanh Loà.
- Trung tâm GDTX Cao Lộc mỗi năm tuyển mới trên 200 học viên.
Với quy hoạch trên, hàng năm các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện Cao Lộc tuyển mới 1160/1500 học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT và bổ túc THPT, đạt tỷ lệ khoảng 80%.
2.4.2. Thành lập trường THPT khu vực Tân Liên (thị trấn mới của huyện Cao Lộc)
Sau khi trường THPT khu vực Ba Sơn được thành lập, huyện Cao Lộc có 03 trường THPT và 01 trung tâm GDTX;
Mạng lưới các trường THPT được phân bố hợp lý và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do điều chỉnh địa giới hành chính, khu vực thị trấn Cao Lộc hiện nay được sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn và trở thành 01 đơn vị hành chính của thành phố (dự kiến năm 2015), khi đó trường THPT Cao Lộc sẽ nằm trên địa bàn thành phố, do vậy cần thiết thành lập 01 trường THPT ở khu vực thị trấn mới của huyện Cao Lộc.
a. Trường THPT thành lập mới
Kế hoạch thành lập trường THPT trên địa bàn xã Tân Liên, huyện Cao Lộc (thị trấn mới của huyện Cao Lộc) dự kiến từ năm 2011. Trường có diện tích khoảng 10000 m2, diện tích xây dựng khoảng 4408 m2; Quy mô dự kiến 21 phòng học; 5 phòng học bộ môn; 8 phòng hiệu bộ; 8 phòng nội trú; 3 phòng thư viện; 15 phòng học khác. Tổng kinh phí xây dựng ước tính 21522 triệu đồng.
b. Các phương án giải quyết trường THPT Cao Lộc sau khi sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn
- Phương án 1: Trường chủ yếu tiếp nhận số học sinh tốt nghiệp THCS của thị trấn Cao Lộc hiện nay, tiếp nhận một bộ phận học sinh khu vực thành phố Lạng Sơn và học sinh các xã lân cận của huyện Cao Lộc.
- Phương án 2: Trường trở thành Trung tâm bồi dưỡng CBQL giáo dục; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các cấp trong toàn tỉnh.
Với phương án này, học sinh tốt nghiệp THCS của thị trấn Cao Lộc sẽ học ở các trường THPT khu vực thành phố Lạng Sơn, khi đó quy mô các trường THPT trên địa bàn thành phố sẽ tăng hơn so với dự kiến.
- Phương án 3: Trường THPT Cao Lộc sẽ chuyển đổi cơ chế hoạt động theo hướng xã hội hoá giáo dục.
3.1. Huyện Bắc Sơn
a. Đặc điểm, thực trạng
Bắc Sơn là huyện miền núi, có 20 đơn vị hành chính: xã, thị trấn, trong đó có 16 xã thuộc vùng khó khăn, toàn huyện có diện tích 69786 ha; dân số 65037 người; Từ năm 2010 trở đi, mỗi năm có 1200 học sinh tốt nghiệp THCS;
Năm học 2007-2008, toàn huyện có 02 trường THPT với 2594 học sinh và 01 trung tâm GDTX với 581 học viên, toàn huyện tuyển mới 1032/1347 (tỷ lệ 75,88%).
- Trường THPT Bắc Sơn có diện tích 17583 m2, năm 2007-2008 có 36 lớp với 1614 học sinh (tuyển mới 594), trường có 22 phòng học (1,64 lớp /phòng);
- Trường THPT Vũ Lễ có diện tích 11022 m2, năm học 2007-2008 trường có 20 lớp với 900 học sinh; trường có 15 phòng học (1,334 lớp/phòng).
- Trung tâm GDTX Bắc Sơn mỗi năm tuyển mới khoảng 180 học viên.
b. Trường THPT thành lập mới
Kế hoạch thành lập trường THPT khu vực Mỏ Nhài xã Hưng Vũ huyện Bắc Sơn dự kiến từ năm 2016; trường chủ yếu tiếp nhận học sinh các xã: Hưng Vũ, Trấn Yên, Vũ Lăng, Nhất Hoà, Chiêu Vũ (mỗi năm có từ 250 đến 350 học sinh tốt nghiệp THCS).
Trường có diện tích 8100 m2, diện tích xây dựng 3500 m2; quy mô 15 phòng học; 5 phòng bộ môn; 7 phòng hiệu bộ; 3 phòng thư viện; 14 phòng học khác. Tổng kinh phí xây dựng ước tính 17044 triệu đồng.
c. Quy mô các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện sau quy hoạch:
- Trường THPT Bắc Sơn, dự kiến quy mô ổn định lâu dài 27 lớp với 1200 học sinh (mỗi năm sẽ tuyển 400).
- Trường THPT Vũ Lễ, dự kiến quy mô ổn định lâu dài 18 lớp và hằng năm có 800 học sinh (mỗi năm tuyển mới 260).
- Trường THPT khu vực Mỏ Nhài xã Hưng Vũ, dự kiến quy mô ổn định lâu dài 15 lớp, hàng năm có 600 học sinh (mỗi năm tuyển mới 200).
- Trung tâm GDTX Bắc Sơn mỗi năm tuyển mới 120 học viên, ngoài ra trung tâm còn mở các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập xã hội.
Với quy hoạch như trên, hàng năm các trường THPT và trung tâm GDTX trên địa bàn huyện tuyển mới khoảng 980/1200 (81,16%) học sinh tốt nghiệp THCS.
3.2. Huyện Bình Gia
a. Đặc điểm, thực trạng
Bình Gia là huyện miền núi có diện tích 109066 ha; dân số 54349 người; toàn huyện có 20 đơn vị hành chính: xã, thị trấn; trong đó có 17 xã thuộc vùng khó khăn; Từ năm 2010 trở đi, mỗi năm toàn huyện có khoảng 1100 học sinh tốt nghiệp THCS; Năm học 2007-2008, toàn huyện có 02 trường THPT với 1848 học sinh và trung tâm GDTX với 432 học viên.
- Trường THPT Bình Gia có diện tích 11280 m2, năm học 2007-2008 trường có 30 lớp với 1326 học sinh (tuyển mới 480); trường có 18 phòng học (bình quân 1,723 lớp/phòng) và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ; năm học 2008-2009 trường có 22 phòng học, dự kiến 29 lớp với 1335 học sinh (tuyển mới 450).
- Trường THPT Pác Khuông có 13 lớp với 513 học sinh (tuyển mới 183); trường đang được đầu tư xây dựng mới, dự kiến năm học 2008-2009 trường có 13 lớp với 510 học sinh (tuyển mới 200).
- Trung tâm GDTX Bình Gia với quy mô 10 lớp với 432 học viên, mỗi năm tuyển mới 120 học viên.
Năm học 2008-2009 toàn huyện tuyển mới 780/1100 (tỷ lệ 70,9%) học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT và bổ túc THPT.
b. Trường THPT thành lập mới
Kế hoạch thành lập trường THPT khu vực xã Hoa Thám, huyện Bình Gia, dự kiến từ năm 2016; trường chủ yếu tiếp nhận số học sinh các xã: Hoa Thám, Hưng Đạo, Quý Hoà, Vĩnh Yên, Hồng Phong và một phần xã Quang Trung (mỗi năm trên 300 học sinh tốt nghiệp THCS). Trường có diện tích 8100 m2, diện tích xây dựng 3500 m2; quy mô 15 phòng học; 5 phòng bộ môn; 7 phòng hiệu bộ; 8 phòng nội trú; 3 phòng thư viện; 14 phòng học khác. Tổng kinh phí xây dựng ước tính 17044 triệu đồng.
c. Quy mô các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện sau quy hoạch:
- Trường THPT Bình Gia dự kiến có quy mô ổn định 24 lớp với trên 1960 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 320).
- Trường THPT Pác Khuông dự kiến có quy mô ổn định 15 lớp với trên 600 học sinh (mỗi năm tuyển mới 200).
- Trường THPT khu vực xã Hoa Thám dự kiến quy mô ổn định 15 lớp với trên 600 học sinh (mỗi năm tuyển mới 200).
- Trung tâm GDTX Bình Gia mỗi năm tuyển mới khoảng 150 học viên. Ngoài nhiệm vụ dạy các lớp bổ túc THPT, trung tâm còn mở rộng các loại hình đào tạo khác đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Với quy hoạch như trên, hàng năm toàn huyện Bình Gia tuyển mới trên 870/1100 học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 THPT và bổ túc THPT (79,09%).
3.3. Huyện Văn Quan
a. Đặc điểm, thực trạng
Văn Quan là huyện miền núi, toàn huyện có 24 xã, thị trấn, trong đó 22 xã thuộc vùng khó khăn; diện tích toàn huyện là 54944 ha; dân số 57050 người. Từ năm 2007 đến năm 2010, mỗi năm toàn huyện có trên 1300 học sinh và từ năm 2011 trở đi, mỗi năm có trên 1000 học sinh tốt nghiệp THCS. Năm học 2007-2008, toàn huyện có 02 trường THPT với 2724 học sinh và trung tâm GDTX THPT với 340 học viên.
- Trường THPT Lương Văn Tri có diện tích 16135 m2, năm học 2007-2008 có 32 lớp với 1465 học sinh (tuyển mới 473); trường có 15 phòng học kiên cố; 10 phòng học cấp 4 đã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo cho việc dạy và học.
- Trường THPT Văn Quan có diện tích 9497 m2, năm học 2007-2008 trường có 16 phòng học với 25 lớp và 1192 học sinh (tuyển mới 425).
- Trung tâm GDTX Văn Quan, năm học 2007-2008 có 7 lớp với 357 học viên (tuyển mới 160 học viên).
Với quy hoạch như trên, năm học 2008-2009 các trường THPT và trung tâm GDTX trên địa bàn huyện tuyển mới 1010/1300 học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT và bổ túc THPT (tỷ lệ 77,69%).
b. Trường THPT thành lập mới
Kế hoạch thành lập trường THPT khu vực Chợ Bãi, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan dự kiến thực hiện từ năm 2016. Trường chủ yếu tiếp nhận học sinh các xã: Tràng Phái, Tân Đoàn, Yên Phúc, Bình Phúc (mỗi năm có trên 300 học sinh tốt nghiệp THCS) và học sinh các xã lân cận.
Trường có diện tích 6500 m2, diện tích xây dựng 3000 m2; Quy mô 12 phòng học; 5 phòng bộ môn; 7 phòng hiệu bộ; 8 phòng nội trú; 3 phòng thư viện; 12 phòng học khác. Tổng kinh phí xây dựng ước tính 14730 triệu đồng.
c. Quy mô các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện sau quy hoạch:
- Trường THPT Lương Văn Tri dự kiến có quy mô ổn định 24 lớp với trên 1100 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 360).
- Trường THPT Văn Quan dự kiến có quy mô ổn định 18 lớp với trên 720 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 240).
- Trường THPT khu vực Chợ Bãi xã Yên Phúc dự kiến có quy mô ổn định 12 lớp với trên 500 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 160).
- Trung tâm GDTX Văn Quan mỗi năm tuyển mới khoảng 120 học viên. Ngoài nhiệm vụ dạy các lớp bổ túc THPT, trung tâm còn mở rộng các loại hình đào tạo khác đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Với quy hoạch như trên, hàng năm toàn huyện tuyển mới 880/1000 học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 THPT và bổ túc THPT (tỷ lệ 80%).
3.4. Huyện Tràng Định
a. Đặc điểm, thực trạng
Tràng Định là huyện miền núi, biên giới có 23 đơn vị hành chính: xã, thị trấn; trong đó 19 xã thuộc vùng khó khăn (04 xã biên giới); huyện có diện tích 99523 ha; dân số 62869 người. Từ năm 2007 đến năm 2010, mỗi năm toàn huyện có trên 1300 học sinh và từ năm 2011 trở đi, mỗi năm có trên 900 học sinh tốt nghiệp THCS.
Năm học 2007-2008, toàn huyện có 02 trường THPT với 2143 học sinh và 01 trung tâm GDTX với 320 học viên.
- Trường THPT Tràng Định có diện tích 14082 m2; năm học 2007-2008 có 34 lớp với 1590 học sinh; 20 phòng học (tỷ lệ 1,7 lớp /phòng); năm học 2008-2009 trường dự kiến có 38 lớp/26 phòng học (1,46 lớp/phòng) 1647 học sinh.
- Trường THPT Bình Độ, năm học 2007-2008 có 10 lớp với 394 học sinh; năm học 2008-2009 trường có quy mô 11 lớp với 445 học sinh.
- Trung tâm GDTX tràng Định mỗi năm tuyển mới khoảng 150 học viên.
Năm học 2008-2009 các trường trên địa bàn huyện tuyển mới 965/1300 học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT, Bổ túc THPT đạt tỷ lệ 74,23%.
b. Trường THPT thành lập mới
Kế hoạch thành lập mới trường THPT khu vực Áng Mò, xã Tân Tiến, huyện Tràng Định dự kiến từ năm 2016; trường chủ yếu tiếp nhận học sinh các xã: Bắc Ái, Cao Minh, Đoàn Kết, Tân Yên, Khánh Long, Vĩnh Tiến, Tân Tiến và Kim Đồng (mỗi năm có trên 200 học sinh tốt nghiệp THCS).
Trường dự kiến có diện tích 6500 m2, diện tích xây dựng 3000 m2; Quy mô 12 phòng học văn hoá; 5 phòng học bộ môn; 7 phòng hiệu bộ; 8 phòng nội trú; 3 phòng thư viện; 12 phòng học khác với tổng kinh phí ước tính 14730 triệu đồng.
c. Quy mô các trường THPT, trung tâm GDTX trên địa bàn huyện sau quy hoạch
- Trường THPT Tràng Định dự kiến có quy mô ổn định với 24 lớp với trên 1000 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 350).
- Trường THPT Bình Độ dự kiến có quy mô từ 12 đến 15 lớp với trên 540 học sinh (mỗi năm tuyển mới 180).
- Trường THPT khu vực Áng Mò, dự kiến có quy mô 12 lớp với trên 400 học sinh (mỗi năm tuyển mới trên 150).
- Trung tâm GDTX Tràng Định, mỗi năm tuyển mới 120 học viên, trung tâm còn mở rộng các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
Với quy hoạch như trên, hàng năm toàn huyện tuyển mới 800/900 = 88,88% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT và bổ túc THPT.
III. Mạng lưới các trường THPT và các trung tâm sau năm 2020.
1. Thành phố Lạng Sơn: 06 trường;
- Trường THPT Chuyên Chu Văn An;
- Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh;
- Trường THPT Việt Bắc;
- Trường THPT khu vực Phường Chi Lăng;
- Trường THPT thị trấn Cao Lộc (sau khi sáp nhập vào Thành Phố);
- Trường THPT Dân lập Ngô Thì Sĩ.
2. Huyện Cao Lộc: 03 trường
- Trường THPT Đồng Đăng;
- Trường THPT khu vực Ba Sơn;
- Trường THPT thị trấn mới huyện Cao Lộc.
3. Huyện Văn Lãng: 02 trường
- Trường THPT Văn Lãng;
- Trường THPT khu vực xã Hội Hoan.
4. Huyện Tràng Định: 03 trường
- Trường THPT Tràng Định;
- Trương THPT Bình Độ;
- Trường THPT khu vực Áng Mò xã Tân Tiến.
5. Huyện Lộc Bình: 03 trường
- Trường THPT Lộc Bình;
- Trường THPT Na Dương;
- Trường THPT khu vực xã Tú Đoạn.
6. Huyện Đình Lập: 01 trường
- THPT Đình Lập.
7. Huyện Văn Quan: 03 trường
- Trường THPT Lương Văn Tri;
- Trường THPT Văn Quan;
- Trường THPT khu vực Chợ Bãi xã Yên Phúc.
8. Huyện Bình Gia: 03 trường
- Trường THPT Bình Gia;
- Trường THPT Pác Khuông;
- Trường THPT khu vực xã Hoa Thám.
9. Huyện Bắc Sơn: 03 trường
- Trường THPT Bắc Sơn;
- Trường THPT Vũ Lễ;
- Trường THPT Khu vực Mỏ Nhài xã Hưng Vũ.
10. Huyện Chi Lăng: 03 trường
- Trường THPT Chi Lăng;
- Trường THPT Hoà Bình;
- Trường THPT khu vực Đồng Bành thị trấn Chi Lăng.
11. Huyện Hữu Lũng: 04 trường
- Trường THPT Hữu Lũng;
- Trường THPT Vân Nham;
- Trường THPT khu vực xã Tân Thành;
- Trường THPT Dân lập Hữu Lũng.
Mạng lưới các trung tâm GDTX vẫn giữ nguyên như hiện nay (11 đơn vị) và chủ yếu thực hiện chức năng dạy bổ túc THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên và mở rộng các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu người học đối với các trung tâm có điều kiện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp kèm theo Quyết định số 25/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000.
Theo Quy chế, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh có nhiệm vụ dạy Kỹ thuật (công nghệ), tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT, học viên GDTX theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật các trường THPT về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp.
Theo quy định hiện hành, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh không còn chức năng dạy nghề, do vậy từ năm học 2008-2009 không thực hiện mô hình thí điểm dạy bổ túc THPT mà tập trung thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động đối với trung tâm. Các lớp bổ túc THPT của trung tâm được sáp nhập vào trung tâm GDTX Cao Lộc.
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên
Theo quy định về định mức lao động như hiện nay, dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh cần khoảng 1950 cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cấp THPT (tăng trên 520 người so với năm 2007), trong đó 142 có cán bộ quản lý giáo dục (tăng 57 người) và 1808 giáo viên (tăng 470 người);
Để có đủ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cấp THPT cần thực hiện:
- Tiếp tục công tác quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho cán bộ, giáo viên và đào tạo giáo viên các bộ môn đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TU ngày 15/3/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phê duyệt Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006 -2010;
- Liên kết với các trường ĐHSP có uy tín trong khu vực để đào tạo giáo viên cấp THPT đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.
- Tiếp tục cử cán bộ, giáo viên có trình độ, năng lực đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
- Tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp ĐHSP các tỉnh miền xuôi lên tỉnh Lạng Sơn công tác, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Để các trường THPT có đủ điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học, cần thực hiện các giải pháp:
- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường THPT theo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia;
- Tiếp tục cải tạo, nâng cấp các trường THPT theo hướng kiên cố hoá, đảm bảo đủ phòng học và đủ các phòng chức năng theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
- UBND các huyện, thành phố phối hợp với các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính quy hoạch quỹ đất cho các trường THPT thành lập mới theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
Tổng diện tích cần quy hoạch để thành lập mới 11 trường THPT, dự kiến khoảng 91100 m2; diện tích xây dựng: 40525 m2, trong đó số phòng học xây mới là 180 (14954 m2); 55 phòng học bộ môn (5538 m2); 81 phòng hiệu bộ (2585 m2); 80 phòng nội trú giáo viên (1846 m2); 30 phòng thư viện (1371 m2); 151 phòng học khác (14231 m2).
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ để lập đề án chi tiết xây dựng từng trường THPT.
- Tổng kinh phí đầu tư xây dựng mới theo quy hoạch của 11 trường THPT, ước tính là 198568 triệu VN đồng, trong đó:
+ 60% kinh phí phát triển giáo dục theo Đề án của Chính phủ, chương trình mục tiêu;
+ 25% kinh phí của Dự án phát triển giáo dục THPT (nguồn vốn ODA);
+ 10% kinh phí từ vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách của tỉnh;
+ 5% Nguồn kinh phí xã hội hoá.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai công tác điều tra, khảo sát dân số theo độ tuổi hàng năm; điều tra nhu cầu học tập của học sinh, xác định quy mô đào tạo và cơ cấu đầu tư cho từng trường THPT trên mỗi địa bàn, nhất là các xã khu vực biên giới, xã đặc biệt khó khăn.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các Sở, Ban, ngành có liên quan quy hoạch quỹ đất và xác định địa điểm thành lập trường; lập dự toán, thiết kế và triển khai công tác xây dựng theo tiến độ thời gian của Quy hoạch.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để phân bổ chỉ tiêu, định mức đầu tư xây dựng mới trường THPT và phân bổ chỉ tiêu kinh phí cho các trường THPT, trung tâm GDTX để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh về việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Tích cực tham mưu cho UBND tỉnh về công tác xã hội hoá giáo dục ở các khu vực thuận lợi.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các Sở, Ban, Ngành đẩy nhanh công tác xây dượng trường THPT đạt chuẩn quốc gia và công tác phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
Chủ động và phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng, Tài chính và các ngành có liên quan để quy hoạch quỹ đất xây dựng trường THPT trên địa bàn huyện, thành phố; Lựa chọn địa điểm xây dựng trường, chủ trì công tác giải phóng mặt bằng, tham gia xây dựng kế hoạch, quy mô và cơ cấu đầu tư cho các trường THPT xây dựng mới trên địa bàn theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
Xây dựng kế hoạch đầu tư, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, với các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố để phân bổ chỉ tiêu ngân sách từ các nguồn vốn xây dựng trường học.
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, Ban, ngành cân đối nguồn vốn thực hiện đề án đầu tư cho từng trường.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các Sở, Ban, ngành liên quan quy hoạch quỹ đất để xây dựng trường học; phối hợp tham gia công tác giải phóng mặt bằng xây dựng trường và hoàn thiện hồ sơ, quỹ đất xây dựng theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố xác định vị trí, quy mô, cơ cấu và quy hoạch xây dựng cho từng đơn vị.
Trên đây là nội dung Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội về giáo dục và đào tạo, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội, xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia, công tác xã hội hoá giáo dục và thực hiện công tác phổ cập giáo dục THPT trên địa bàn thuận lợi, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV./.
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG THPT
(kèm theo Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục THPT đến năm 2020)
Số TT |
Tên trường THPT |
Số lớp |
DT đất |
DTXD |
Phòng học thường |
Phòng học bộ môn |
Phòng hiệu bộ |
Phòng nội trú |
Thư viên |
Phòng khác |
Kinh phí |
||||||
SL |
DT |
SL |
DT |
SL |
DT |
SL |
DT |
SL |
DT |
SL |
DT |
||||||
1 |
Chi Lăng - Thành phố LS |
24 |
10800 |
4890 |
24 |
1995 |
5 |
623 |
8 |
300 |
|
|
3 |
125 |
16 |
1846 |
23950 |
2 |
Đồng Bành - Chi Lăng |
21 |
10000 |
4410 |
21 |
1745 |
5 |
623 |
8 |
254 |
8 |
185 |
3 |
125 |
15 |
1462 |
21522 |
3 |
Tân Thành Hữu Lũng |
21 |
10000 |
4410 |
21 |
1745 |
5 |
623 |
8 |
254 |
8 |
185 |
3 |
125 |
15 |
1462 |
21522 |
4 |
Tân Liên - Cao Lộc |
21 |
10000 |
4410 |
21 |
1745 |
5 |
623 |
8 |
254 |
8 |
185 |
3 |
125 |
15 |
1462 |
21522 |
5 |
Ba Sơn - Cao Lộc |
12 |
6500 |
3000 |
12 |
1000 |
5 |
415 |
7 |
208 |
8 |
185 |
3 |
125 |
12 |
1077 |
14730 |
6 |
Tú Đoạn - Lộc Bình |
15 |
8100 |
3500 |
15 |
1250 |
5 |
462 |
7 |
231 |
8 |
185 |
3 |
125 |
14 |
1230 |
17044 |
7 |
Hội Hoan - Văn Lãng |
12 |
6500 |
3000 |
12 |
1000 |
5 |
415 |
7 |
208 |
8 |
185 |
3 |
125 |
12 |
1077 |
14730 |
8 |
Mỏ Nhài - Bắc Sơn |
15 |
8100 |
3500 |
15 |
1250 |
5 |
462 |
7 |
230 |
8 |
185 |
3 |
125 |
14 |
1230 |
17044 |
9 |
Hoa Thám - Bình Gia |
15 |
8100 |
3500 |
15 |
1250 |
5 |
462 |
7 |
230 |
8 |
185 |
3 |
125 |
14 |
1230 |
17044 |
10 |
Chợ Bãi - Văn Quan |
12 |
6500 |
3000 |
12 |
1000 |
5 |
415 |
7 |
208 |
8 |
185 |
3 |
125 |
12 |
1077 |
14730 |
11 |
Tân Tiến - Tràng Định |
12 |
6500 |
3000 |
12 |
1000 |
5 |
415 |
7 |
208 |
8 |
185 |
3 |
125 |
12 |
1077 |
14730 |
|
Cộng |
180 |
91100 |
40620 |
180 |
14980 |
55 |
5538 |
81 |
2585 |
80 |
1850 |
33 |
1375 |
151 |
14230 |
198568 |
Chú thích:
- Diện tích đất: Số lớp x 45 hs x 10 m2 . Trường có 12 hoặc 15 lớp nhân hệ số 1,2 để đảm bảo có đủ diện tích cần thiết một trường học.
- Phòng học khác: Phòng đa năng, nhà xưởng, các phòng vệ sinh trong nhà, vệ sinh ngoài trời, sảnh, nhà xe, nhà trực;
- Kinh phí ước tính 3,5 triệu đồng / m2 xây dựng, cộng thêm 10% chi phí khác, 20% đền bù, san nền, sân, tường rào, thiết bị bàn ghế và 10% dự phòng.
- Trường thuộc khu vực Thành phố không có phòng nội trú của học sinh.
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND về ủy quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm Ban hành: 24/11/2006 | Cập nhật: 15/05/2020
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 Ban hành: 31/08/2006 | Cập nhật: 19/04/2013
Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục Ban hành: 02/08/2006 | Cập nhật: 12/08/2006
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu Ban hành: 02/08/2006 | Cập nhật: 21/05/2012
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND về Quy định thu tiền sử dụng, thuê đất, mặt nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Ban hành: 28/07/2006 | Cập nhật: 25/10/2012
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND ủy quyền giải quyết một số công việc quản lý hành chính nhà nước về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Ban hành: 19/05/2006 | Cập nhật: 16/09/2010
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Ban hành: 04/05/2006 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Trà Vinh Ban hành: 03/05/2006 | Cập nhật: 10/09/2014
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Kom Tum do Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum Ban hành: 19/04/2006 | Cập nhật: 04/08/2012
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 2618/2003/QĐ-UB về chế độ quản lý, sử dụng khoản thu khai thác đá, cát sông dùng trong xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 11/04/2006 | Cập nhật: 10/12/2010
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006-2010 Ban hành: 06/04/2006 | Cập nhật: 16/08/2014
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND phê duyệt định hướng phát triển tài chính giai đoạn 2006 - 2010 Ban hành: 01/03/2006 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Ban hành: 31/03/2006 | Cập nhật: 17/06/2010
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND sửa đổi chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2003-2010 kèm theo Quyết định 50/2003/QĐ-UBBT Ban hành: 09/02/2006 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND bãi bỏ các văn bản về đất đai do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành không còn phù hợp quy định pháp luật hiện hành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 08/02/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 70/2005/QĐ-UBND quy định điều kiện, thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc và điều chỉnh các giấy tờ khác của công dân Ban hành: 22/03/2006 | Cập nhật: 26/08/2013
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND Quy định quản lý, khai thác và bảo vệ đường giao thông nông thôn tỉnh Bắc Giang Ban hành: 14/03/2006 | Cập nhật: 20/02/2014
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND điều chỉnh chiều dài, tên đường Tỉnh lộ ĐT 636A Ban hành: 17/02/2006 | Cập nhật: 02/04/2015
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND hạn mức giao đất ở, xây dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp và hạn mức công nhận đất ở, liền kề trong khu dân cư trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 06/03/2006 | Cập nhật: 25/06/2012
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND về thu phí xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 03/03/2006 | Cập nhật: 26/03/2011
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND Ban hành điều chỉnh, bổ sung quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2004-2009 Ban hành: 16/02/2006 | Cập nhật: 11/07/2015
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Giao thông huyện Ninh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 22/02/2006 | Cập nhật: 23/05/2015
Quyết định 15/2006/QĐ-UBND quy định đơn giá bồi thường, trợ cấp thiệt hại về đất và tài sản trên đất để giải phóng mặt bằng thi công xây dựng trạm trung chuyển rác – huyện Thuận An thuộc dự án Xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 12/01/2006 | Cập nhật: 03/10/2013