Quyết định 1822/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 1822/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Dương Tiến Dũng
Ngày ban hành: 05/12/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1822/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 05 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẾN THỦY NỘI ĐỊA, BẾN KHÁCH NGANG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17/01/2012 của liên Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 1108/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 140/TTr- SGTVT ngày 08/10/2014 và ý kiến đề xuất của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1693/SKHĐT-TH ngày 27/10/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển hệ thống bến thủy nội địa, bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam, Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Cà Mau; đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách của tỉnh trong từng thời kỳ quy hoạch.

- Phát triển hệ thống bến thủy nội địa đảm bảo kết nối vận tải đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác; hệ thống bến khách ngang sông đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân an toàn, nhanh chóng và thuận lợi; đầu tư đồng bộ giữa cảng, bến, luồng tàu, đội tàu, công nghệ quản lý và bốc xếp; xây dựng hệ thống bến thủy nội địa, bến khách ngang sông hiện đại, bền vững gắn với an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường.

- Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác theo các hình thức đầu tư phù hợp và cho thuê công trình hạ tầng hiện có.

- Bên cạnh việc đầu tư xây dựng mới, phải chú trọng công tác bảo trì công trình để tăng tuổi thọ công trình, đảm bảo an toàn trong khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

2. Mục tiêu quy hoạch

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng đồng bộ các cảng, bến thủy nội địa và bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển dịch vụ liên vận đường bộ - đường thủy hành khách, hàng hóa từ các tỉnh khác về tỉnh Cà Mau và ngược lại; kết hợp với phát triển vận tải khách du lịch bằng đường thủy trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức khoa học mạng lưới vận tải đường bộ, đường thủy trong tỉnh để tạo thành một mạng lưới vận tải thông suốt và cơ động; phối hợp chặt chẽ giữa các loại hình và lực lượng tham gia vận tải; đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.

- Từng bước hiện đại hóa hệ thống cảng, bến thủy nội địa, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu kết nối với vận tải đường bộ, đường biển và từng bước đáp ứng yêu cầu của dịch vụ logistics.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015, duy trì hoạt động của các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông đã được cấp phép phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân; tiến hành cấp phép hoạt động đối với các bến không phép theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành.

- Đến năm 2020, duy trì hoạt động các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông đã được cấp phép và mở mới thêm một số bến để người dân thuận tiện đi lại.

- Định hướng đến năm 2030, huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cầu thay thế bến khách ngang sông đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân; duy trì hoạt động bến thủy nội địa đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa của tỉnh.

3. Nội dung quy hoạch

3.1. Quy hoạch cảng thủy nội địa

a) Hệ thống cảng hàng hóa

- Cảng Ông Đốc: Có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 1.000 DWT, năng lực thông qua đến 2020 đạt 400 ngàn tấn/năm; đến 2030 đạt 700 ngàn tấn/năm.

- Cảng xếp dỡ Cà Mau: Có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 1.000 DWT, năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 300 ngàn tấn/năm; đến năm 2030 đạt 600 ngàn tấn/năm.

b) Hệ thống cảng hành khách

- Cảng khách Cà Mau: Có khả năng tiếp nhận tàu 100 ghế, năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 04 triệu hành khách/năm; đến năm 2030 đạt 5,5 triệu hành khách/năm.

- Cảng khách Năm Căn: Có khả năng tiếp nhận tàu 100 ghế, năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 1,5 triệu hành khách/năm; đến năm 2030 đạt 2,3 triệu hành khách/năm.

- Cảng khách Ông Đốc: Có khả năng tiếp nhận tàu 100 ghế, năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 1,5 triệu hành khách/năm; đến năm 2030 đạt 2,1 triệu hành khách/năm.

c) Hệ thống cảng chuyên dùng

- Cảng Khí - Điện - Đạm Cà Mau: Có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 800 DWT, năng lực thông qua đạt 200 ngàn tấn/năm.

- Cảng kho xăng dầu Tắc Vân: Có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 300 DWT, năng lực thông qua đạt 250 ngàn tấn/năm.

3.2. Quy hoạch bến thủy nội địa hành khách

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015

- Đối với các bến không phép: Tiến hành rà soát và cấp phép trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định hiện hành; đến năm 2016, thực hiện tạm ngừng hoạt động đối với các bến hoạt động không phép.

- Đối với các bến có phép: Duy trì hoạt động các bến đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; tiến hành nâng cấp các bến tại trung tâm các huyện và nâng cấp, mở rộng bến xe tàu Sông Đốc phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa.

- Tạm ngưng hoạt động đối với các bến tàu nội huyện trên địa bàn thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời do nhu cầu đi lại rất thấp.

b) Giai đoạn từ năm 2016 đến 2020

- Đối với các bến hiện hữu: Tiến hành đầu tư nâng cấp theo quy định để đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

- Đầu tư mở mới 03 bến, cụ thể như sau:

+ 01 bến xe tàu Cái Nước tại thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước: Bến vừa có chức năng vận chuyển hành khách, vừa có chức năng vận chuyển hàng hóa;

+ 01 bến khách Tượng đài tại khóm 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn: Bến có chức năng vận chuyển hành khách;

+ 01 bến khách tại phường Tân Xuyên, thành phố Cà Mau: Bến có chức năng vận chuyển hành khách.

c) Giai đoạn từ năm 2021 đến 2030

Giai đoạn này, hệ thống đường bộ ngày càng phát triển và hoàn thiện, lượng hành khách đường thủy ngày càng giảm, chỉ duy trì hoạt động các bến hiện hữu, không mở thêm bến mới.

3.3. Quy hoạch bến thủy nội địa hàng hóa

a) Huyện Thới Bình

- Đối với bến hàng hóa tổng hợp cấp huyện: Không mở thêm bến mới.

- Đối với bến hàng hóa nhỏ lẻ: Từ nay đến năm 2015, duy trì hoạt động và cấp phép lại cho các bến hiện hữu; giai đoạn năm 2016 - 2020, duy trì các bến hiện hữu và cấp phép cho các bến mở mới khi có nhu cầu.

b) Huyện U Minh

- Đối với bến hàng hóa tổng hợp cấp huyện: Giai đoạn năm 2016 - 2020, xây mới một bến cấp huyện nằm trên sông Cái Tàu (gần chợ U Minh) tại thị trấn U Minh, huyện U Minh.

- Đối với bến hàng hóa nhỏ lẻ: Từ nay đến năm 2015, duy trì hoạt động và cấp phép lại cho các bến hiện hữu; giai đoạn năm 2016 - 2020, duy trì các bến hiện hữu và cấp phép cho các bến mở mới khi có nhu cầu.

c) Huyện Trần Văn Thời

- Đối với bến hàng hóa tổng hợp cấp huyện: Không mở thêm bến mới.

- Đối với bến hàng hóa nhỏ lẻ: Từ nay đến năm 2015, duy trì hoạt động và cấp phép lại cho các bến hiện hữu; giai đoạn năm 2016 - 2020, duy trì các bến hiện hữu và cấp phép cho các bến mở mới khi có nhu cầu.

d) Huyện Cái Nước

- Đối với bến hàng hóa tổng hợp cấp huyện: Không mở thêm bến mới.

- Đối với bến hàng hóa nhỏ lẻ: Từ nay đến năm 2015, cấp giấy phép hoạt động 01 bến chưa có giấy phép; giai đoạn năm 2016 - 2020, duy trì các bến hiện hữu và cấp phép cho các bến mở mới khi có nhu cầu.

đ) Huyện Đầm Dơi

- Đối với bến hàng hóa tổng hợp cấp huyện: Mở mới 01 bến cấp huyện nằm trên sông Đầm Dơi tại thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi.

- Đối với bến hàng hóa nhỏ lẻ: Từ nay đến năm 2015, cấp phép hoạt động cho 43 bến chưa có phép; giai đoạn năm 2016 - 2020, duy trì và cấp phép lại cho các bến đã có phép, cấp phép cho các bến mở mới khi có nhu cầu.

e) Huyện Phú Tân

- Đối với bến hàng hóa tổng hợp cấp huyện: Giai đoạn năm 2016 - 2020, mở mới 01 bến cấp huyện nằm trên sông Cái Đôi Vàm tại thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân.

- Đối với bến hàng hóa nhỏ lẻ: Từ nay đến năm 2015, cấp phép hoạt động cho 19 bến chưa có phép; giai đoạn năm 2016 - 2020, duy trì và cấp phép lại cho các bến đã có phép, cấp phép cho các bến mở mới khi có nhu cầu.

g) Huyện Năm Căn

- Đối với bến hàng hóa tổng hợp cấp huyện: Không mở thêm bến mới.

- Đối với bến hàng hóa nhỏ lẻ: Từ nay đến năm 2015, cấp phép hoạt động cho 15 bến chưa có phép; giai đoạn năm 2016 - 2020, duy trì và cấp phép lại cho các bến đã có phép, cấp phép cho các bến mở mới khi có nhu cầu.

h) Huyện Ngọc Hiển

- Đối với bến hàng hóa tổng hợp cấp huyện: Giai đoạn năm 2016 - 2020, xây mới 01 bến cấp huyện nằm trên sông Rạch Gốc tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển.

- Đối với bến hàng hóa nhỏ lẻ: Từ nay đến năm 2015, duy trì hoạt động của bến hiện hữu; giai đoạn năm 2016 - 2020, duy trì và cấp phép lại cho các bến đã có phép, cấp phép cho các bến mở mới khi có nhu cầu.

i) Thành phố Cà Mau

- Đối với bến hàng hóa tổng hợp: Không mở thêm bến mới.

- Đối với bến hàng hóa nhỏ lẻ: Từ nay đến năm 2015, duy trì hoạt động bến hiện hữu; giai đoạn năm 2016 - 2020, duy trì và cấp phép lại cho các bến đã có phép, cấp phép cho các bến mở mới khi có nhu cầu.

3.4. Quy hoạch khu bến tổng hợp

- Khu bến Thới Bình: Diện tích 0,5 ha nằm trên sông Trẹm Cạnh Đền (kênh xáng Chắc Băng) thuộc xã Thới Bình, huyện Thới Bình; kết nối trực tiếp với đường ĐT.983 và đường Hành lang ven biển phía Nam.

- Khu bến U Minh: Diện tích 0,5 ha nằm trên sông Cái Tàu - Biện Nhị thuộc thị trấn U Minh, huyện U Minh; nằm gần hai tuyến đường tỉnh ĐT.984 và ĐT.984C.

- Khu bến Đầm Dơi: Diện tích 0,5 ha nằm trên sông Đầm Dơi thuộc diện tích đất dự kiến quy hoạch bến xe thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi; nằm gần các trục giao thông quan trọng, gồm: ĐT.988, ĐT.986 và ĐT.988C (dự kiến mở mới).

- Khu bến Phú Tân: Diện tích 0,5 ha nằm trên sông Cái Đôi Vàm thuộc thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân; kết nối với đường ĐT.986 bằng hệ thống đường đô thị.

- Khu bến Năm Căn: Diện tích 0,5 ha thuộc xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn tại khu vực giao giữa sông Cửa Lớn, kênh Cái Nháp và sông Cái Ngay; kết nối trực tiếp với 3 tuyến đường quy hoạch (đường ven biển, ĐT.990 và ĐH.68).

- Khu bến Ngọc Hiển: Diện tích 0,5 ha nằm trên sông Cửa Lớn thuộc xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển; kết nối với đường ven biển qua đường ĐH.73.

- Khu bến sông Bồ Đề: Diện tích 0,5 ha nằm trên sông Bồ Đề thuộc xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển; kết nối với đường quy hoạch ĐH.76.

- Khu bến thành phố Cà Mau: Mở thêm 03 khu bến tổng hợp tại các xã: An Xuyên, Tắc Vân và Hòa Thành:

+ Khu bến tổng hợp An Xuyên: Diện tích 0,5 ha nằm trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc xã An Xuyên; nằm gần đường bộ Quản Lộ - Phụng Hiệp và đường Vành đai 3.

+ Khu bến tổng hợp Tắc Vân: Diện tích 0,5 ha nằm trên kênh Cà Mau - Bạc Liêu thuộc trung tâm xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau; song song với Quốc lộ 1.

+ Khu bến tổng hợp Hòa Thành: Diện tích 0,5 ha nằm trên sông Gành Hào thuộc xã Hòa Thành (tại ngã 03 sông Gành Hào - Lương Thế Trân) và kết nối với đường ĐT.988, đường tránh Quốc lộ 1 và ĐH.80.

3.5. Quy hoạch bến du lịch

Từ nay đến năm 2020, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới tổng cộng 06 bến tàu khách du lịch để đáp ứng nhu cầu tham quan, du lịch tại tỉnh Cà Mau theo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến 2030”.

3.6. Quy hoạch bến khách ngang sông

a) Đối với các bến hiện hữu

Từ nay đến năm 2015, cấp giấy phép hoạt động cho các bến không phép và ngừng hoạt động đối với các bến không đáp ứng theo tiêu chuẩn, quy định hiện hành; đối với các bến có phép, phải nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định hiện hành.

b) Đối với các bến mở mới

- Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Duy trì hoạt động của các bến khách ngang sông hiện hữu đã được cấp phép và mở mới thêm 93 bến.

- Giai đoạn năm 2016 - 2020: Duy trì hoạt động của các bến khách ngang sông đã được cấp phép và mở mới thêm 37 bến.

- Giai đoạn sau năm 2020: Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cầu thay thế các bến khách ngang sông; mở mới thêm 09 bến (huyện Trần Văn Thời: 07 bến và huyện Cái Nước: 02 bến). Đến năm 2030, số lượng bến phát sinh tăng hoặc giảm phụ thuộc vào nhu cầu đi lại thực tế của người dân và nguồn vốn đầu tư xây dựng cầu.

(Nội dung chi tiết theo Báo cáo thuyết minh Quy hoạch).

4. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn

4.1. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư: Phụ lục 01 và Phụ lục 02 kèm theo.

4.2. Nguồn vốn và phân kỳ vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: 261,30 tỷ đồng. Trong đó:

- Giai đoạn đến năm 2020: 96,40 tỷ đồng;

- Giai đoạn năm 2021 - 2030: 164,90 tỷ đồng.

4.3. Cơ cấu nguồn vốn

- Bến khách ngang sông: Xã hội hóa 100%;

- Bến hành khách cấp huyện: Ngân sách 60%, xã hội hóa 40%;

- Bến tổng hợp hàng hóa: Ngân sách đầu tư mặt bằng hạ tầng 40%, xã hội hóa 60%;

- Bến lên xuống hàng hóa cấp xã: Xã hội hóa 100%.

5. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

6. Thời gian thực hiện: Đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

7. Tổ chức thực hiện: Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau tổ chức công bố, công khai và thực hiện quy hoạch theo quy định. Thường xuyên tổng hợp, rà soát các chỉ tiêu và tình hình triển khai thực hiện quy hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau; Thủ trưởng các sở, ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Tiến Dũng

 

PHỤ LỤC 01: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020

(Kèm theo Quyết định số: 1822/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

TT

Công trình

Chức năng bến

Kinh phí
(tỷ đồng)

Quy hoạch

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Bến khách ngang sông

 

26,9

 

II

Bến hành khách

 

26,0

 

1

Bến tàu khách Thới Bình

Hành khách

2,0

Nâng cấp

2

Bến tàu khách thị trấn U Minh

Hành khách

2,00

Nâng cấp

3

Bến tàu khách Sông Đốc

Hành khách và hàng hóa

5,0

Nâng cấp, mở rộng

4

Bến tàu Cái Nước

Hành khách

2,0

Nâng cấp

5

Bến tàu xe Cái Nước

Hành khách

5,0

Nâng cấp

6

Bến tàu khách Đầm Dơi

Hành khách

2,0

Nâng cấp

7

Bến tàu khách Phú Tân

Hành khách

2,0

Nâng cấp

8

Bến tàu khách Tượng Đài

Hành khách

2,0

Nâng cấp

9

Bến tàu khách Rạch Gốc

Hành khách

2,0

Nâng cấp

10

Bến khách phường Tân Xuyên

Hành khách

2,0

Nâng cấp

III

Bến hàng hóa

 

42,0

 

1

Bến tổng hợp U Minh

Hàng hóa

3,0

Mở mới

2

Bến tổng hợp Đầm Dơi

Hàng hóa

3,0

Mở mới

3

Bến tổng hợp Phú Tân

Hàng hóa

3,0

Mở mới

4

Khu bến tổng hợp Năm Căn

Hàng hóa

10,0

Mở mới

5

Bến tổng hợp Ngọc Hiển

Hàng hóa

3,0

Mở mới

6

Khu bến tổng hợp Ngọc Hiển

Hàng hóa

10,0

Mở mới

7

Khu bến tổng hợp Hòa Thành

Hàng hóa

10,0

Mở mới

IV

Bến hàng hóa xã

 

1,5

 

1

Bến thị trấn Thới Bình

Lên xuống hàng hóa

0,5

Mở mới

2

Bến thị trấn Trần Văn Thời

Lên xuống hàng hóa

0,5

Mở mới

3

Bến thị trấn Năm Căn

Lên xuống hàng hóa

0,5

Mở mới

 

Tổng

 

96,4

 

 

PHỤ LỤC 02: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN NĂM 2021-2030

(Kèm theo Quyết định số: 1822/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)

TT

Hạng mục công trình

Chức năng bến

Kinh phí

(tỷ đồng)

Quy hoạch

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

 

I

Bến khách ngang sông

 

7,4

 

 

II

Bến hành khách

 

30,0

 

 

1

Bến tàu khách Khánh Hội

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

2

Bến tàu khách Trần Văn Thời

Hành khách và hàng hóa

2,0

Nâng cấp, mở rộng

 

3

Bến tàu khách Vàm Đầm

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

4

Bến tàu khách Tân Tiến

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

5

Bến tàu khách Trần Phán

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

6

Bến tàu Cảng Năm Căn

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

7

Bến tàu khách Cái Nai

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

8

Bến tàu khách Hàng Vịnh

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

9

Bến tàu khách Kinh 17

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

10

Bến tàu khách Tam Giang Tây

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

11

Bến tàu khách Đất Mũi

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

12

Bến tàu khách Viên An Đông

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

13

Bến tàu khách Viên An

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

14

Bến tàu B

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

15

Bến tàu liên tỉnh

Hành khách

2,0

Nâng cấp

 

III

Bến hàng hóa

 

105,0

 

 

1

Khu bến tổng hợp Thới Bình

Hàng hóa

15,0

Mở mới

 

2

Khu bến tổng hợp U Minh

Hàng hóa

15,0

Mở mới

 

3

Khu bến tổng hợp Đầm Dơi

Hàng hóa

15,0

Mở mới

 

4

Khu bến tổng hợp Phú Tân

Hàng hóa

15,0

Mở mới

 

5

Khu bến tổng hợp Bồ Đề

Hàng hóa

15,0

Mở mới

 

6

Khu bến tổng hợp An Xuyên

Hàng hóa

15,0

Mở mới

 

7

Khu bến tổng hợp Tắc Vân

Hàng hóa

15,0

Mở mới

 

IV

Bến lên xuống hàng hóa ở xã

 

22,5

 

 

1

Huyện Thới Bình

Lên xuống hàng hóa

3,3

Mở mới

 

2

Huyện U Minh

Lên xuống hàng hóa

2,1

Mở mới

 

3

Huyện Trần Văn Thời

Lên xuống hàng hóa

3,3

Mở mới

 

4

Huyện Cái Nước

Lên xuống hàng hóa

3,0

Mở mới

 

5

Huyện Đầm Dơi

Lên xuống hàng hóa

4,5

Mở mới

 

6

Huyện Phú Tân

Lên xuống hàng hóa

2,4

Mở mới

 

7

Huyện Năm Căn

Lên xuống hàng hóa

2,1

Mở mới

 

8

Huyện Ngọc Hiển

Lên xuống hàng hóa

1,8

Mở mới

 

 

Tổng

 

164,9