Quyết định 1108/QĐ-BGTVT năm 2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng Đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 1108/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 26/04/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1108/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT HỆ THỐNG CẢNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét tờ trình số 327/TTr-CĐTNĐ ngày 11/3/2013 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Phạm vi quy hoạch

Hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Nam bao gồm các cảng ĐTNĐ vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

II. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Nam phù hợp với Chiến lược phát triển GTVT, Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Đường thủy nội địa Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu hàng hóa, hành khách thông qua trong từng thời kỳ;

- Phát triển hệ thống cảng đảm bảo kết nối vận tải ĐTNĐ với các phương thức vận tải khác. Đầu tư đồng bộ giữa cảng, luồng tàu, đội tàu, công nghệ quản lý và bốc xếp. Đảm bảo xây dựng hệ thống cảng hiện đại, bền vững, gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường;

- Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác cảng, chủ yếu theo các hình thức đầu tư BO, BOT và cho thuê công trình hạ tầng hiện có;

- Bên cạnh đầu tư phát triển, coi trọng công tác duy tu, bảo trì để tăng tuổi thọ công trình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và an toàn khai thác.

2. Mục tiêu phát triển

a) Đến năm 2020

- Xây dựng hệ thống cảng hàng hóa và cảng hành khách đáp ứng nhu cầu thông qua khối lượng hàng hóa và hành khách, đến năm 2020 là 32,6 triệu tấn/năm và 29,0 triệu lượt hành khách/năm;

- Từng bước hiện đại hóa hệ thống cảng, đảm bảo nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và đáp ứng yêu cầu kết nối với vận tải đường bộ, đường biển, đường sắt, từng bước đáp ứng yêu cầu của dịch vụ logistics.

b) Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Nam. Hiện đại hóa công tác quản lý và xếp dỡ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, giá cả hợp lý.

- Lượng hàng hóa thông qua đến năm 2030 dự kiến;

Đối với cảng hàng hóa:             52,5 triệu tấn/năm;

Đối với cảng hành khách:          42,55 triệu lượt hành khách/năm.

III. Quy hoạch chi tiết đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

1. Hệ thống cảng

a) Cảng hàng hóa

Các cảng chính

Bao gồm 11 cảng trong đó, vùng Đồng Nam Bộ có 6 cảng: cảng Long Bình, cảng Phú Định, cảng Nhơn Đức, Khu cảng Trường Thọ (Thủ Đức), cảng Bến Súc và cảng Bến Kéo; vùng Tây Nam Bộ có 5 cảng: cảng Long Đức, cảng An Phước, cảng sông Sa Đéc, cảng Bình Long và cảng Tắc Cậu.

- Chức năng: Phục vụ hoạt động kinh tế của các địa phương và khu vực lân cận;

- Năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 10,9 triệu tấn/năm;

Các cảng khác

Bao gồm 45 cảng trong đó, vùng Đông Nam Bộ có 11 cảng, vùng Tây Nam Bộ có 34 cảng.

- Chức năng: Phục vụ hoạt động kinh tế của các địa phương;

- Năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 21,7 triệu tấn/năm;

Nội dung quy hoạch hệ thống cảng hàng hóa cụ thể như sau:

TT

Tên cảng

Tỉnh, thành phố

Quy hoạch đến năm 2020

Định hướng đến năm 2030

Cỡ tàu lớn nhất (T)

Công suất (Ngàn T/năm)

Cỡ tàu lớn nhất (T)

Công suất (Ngàn T/năm)

A

Các cảng chính

 

 

10.900

 

15.800

I

Khu vực Đông Nam Bộ

 

 

9.200

 

13.100

1

Cảng Phú Định

TP HCM

3.000

1.500

3.000

2.500

2

Cảng Long Bình

TPHCM

5.000

2.000

5.000

2.500

3

Khu cảng Trường Thọ (Gồm các cảng: Phúc Long, ICD Tây Nam, ICD3-Phước Long...)

TP HCM

2.000

3.000

2.000

3.600

4

Cảng Nhơn Đức (xây mới)

TP HCM

3.000

700

3.000

1.500

5

Cảng Bến Sức

Bình Dương

1.000

1.000

1.000

1.500

6

Cảng Bến Kéo

Tây Ninh

1.000

1.000

1.000

1.500

II

Khu vực Tây Nam Bộ

 

 

1.700

 

2.700

1

Cảng Long Đức

Trà Vinh

2.000

400

2.000

600

2

Cảng An Phước

Vĩnh Long

2.000

300

2.000

500

3

Cảng sông Sa Đéc

Đồng Tháp

500

300

1.000

400

4

Cảng Bình Long

An Giang

1.000

300

3.000

600

5

Cảng Tắc Cậu

Kiên Giang

1.000

400

2.000

600

B

Các cảng khác

 

 

21.700

 

36.700

I

Khu vực Đông Nam Bộ

 

 

8.300

 

13.500

1

Cảng TRACOMECO

Đồng Nai

5.000

1.000

5.000

1.500

2

Cảng Nhơn Trạch

Đồng Nai

5.000

1.000

5.000

1.500

3

Cảng Tín Nghĩa

Đồng Nai

5.000

1.000

5.000

2.000

4

Cảng Hà Đức

Đồng Nai

5.000

1.000

5.000

1.500

5

Cảng Thủy Bộ Đồng Nai

Đồng Nai

1.000

400

1.000

700

6

Cảng Rạch Bắp

Bình Dương

1.000

500

1.000

800

7

Cảng An Sơn

Bình Dương

1.000

1.000

1.000

1.500

8

Cảng Thạnh Phước

Bình Dương

2.000

500

2.000

1.000

9

Cảng Cây Khế (xây mới)

Bà Rịa - Vũng Tàu

1.000

500

2.000

1.000

10

Cảng Bourbon An Hòa (xây mới)

Tây Ninh

2.000

600

2.000

1.000

11

Cảng Thanh Phước (xây mới)

Tây Ninh

2.000

800

2.000

1.000

II

Khu vực Tây Nam Bộ

 

 

13.400

 

23.200

1

Cảng Bourbon Bến Lức

Long An

5.000

1.500

5.000

2.500

2

Cảng Thành Tài

Long An

5.000

500

5.000

800

3

Cảng BMT (xây mới)

Long An

3.000

400

5.000

800

4

Cảng Kim Tín (xây mới)

Long An

3.000

400

5.000

800

5

Cảng Thiên Lộc Thành (xây mới)

Long An

3.000

700

5.000

1.300

6

Cảng Phương Quân

Long An

5.000

300

5.000

500

7

Cảng Phước Đông

Long An

5.000

300

5.000

500

8

Cảng Cần Giuộc (xây mới)

Long An

1.000

300

2.000

500

9

Cảng Tân An (xây mới)

Long An

1.000

500

1.000

1.000

10

Cảng Hoàng Tuấn

Long An

1.000

300

1.000

600

11

Cảng Hoàng Long

Long An

2.000

300

1.000

600

12

Cảng Cơ khí công trình 2

Long An

1.000

200

1.000

400

13

Cảng Lê Thạch

Tiền Giang

2.000

300

3.000

500

14

Cảng nông Sản thực phẩm Tiền Giang

Tiền Giang

2.000

600

3.000

1.200

15

Cảng Mỹ An

Vĩnh Long

2.000

300

3.000

500

16

Cảng Quang Vinh

Vĩnh Long

1.000

200

2.000

300

17

Cảng Toàn Quốc (xây mới)

Vĩnh Long

2.000

300

2.000

400

18

Cảng Bảo Mai

Đồng Tháp

3.000

300

5.000

500

19

Cảng Sóc Trăng

Sóc Trăng

500

300

1.000

500

20

Cảng Long Hưng

Sóc Trăng

500

300

1.000

500

21

Cảng Ngã Năm

Sóc Trăng

500

300

1.000

500

22

Cảng Cái Côn

Sóc Trăng

500

300

1.000

500

23

Cảng Vị Thanh (xây mới)

Hậu Giang

500

500

1.000

700

24

Cảng Tân Châu (xây mới)

An Giang

2.000

500

5.000

1.000

25

Cảng bốc xếp hàng hóa An Giang

An Giang

1.000

300

1.000

500

26

Cảng lương thực Sông Hậu

Cần Thơ

2.000

400

2.000

500

27

Cảng Huỳnh Lâm

Cần Thơ

2.000

400

5.000

800

28

Cảng Phúc Thành

Cần Thơ

2.000

300

2.000

500

29

Cảng công ty vật tư Hậu Giang

Cần Thơ

1.000

300

1.000

400

30

Cảng Khu CN Thốt Nốt

Cần Thơ

2.000

300

2.000

500

31

Cảng Hộ Phòng (xây mới)

Bạc Liêu

1.000

500

1.000

800

30

Cảng Bạc Liêu

Bạc Liêu

500

300

1.000

500

33

Cảng ông Đốc (xây mới)

Cà Mau

1.000

400

1.000

700

34

Cáng xếp dỡ Cà Mau

Cà Mau

1.000

300

1.000

600

 

Tổng cộng

 

 

32.600

 

52.500

b) Cảng hành khách

Quy hoạch cảng hành khách tại các trung tâm tỉnh thành, địa phương theo các tuyến vận chuyển hành khách, đảm bảo yêu cầu thuận tiện, văn minh, hiện đại.

Gồm 17 cảng, năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 29,0 triệu lượt hành khách/năm, phương tiện lớn nhất tới cảng là tàu khách từ 100 ghế đến 250 ghế.

Nội dung quy hoạch hệ thống cảng hành khách cụ thể như sau:

TT

Tên cảng

Tỉnh, thành phố

Quy hoạch đến năm 2020

Định hướng đến năm 2030

Cỡ tàu lớn nhất (Ghế)

Công suất (Ngàn HK/năm)

Cỡ tàu lớn nhất (Ghế)

Công suất (Ngàn HK/năm)

1

Cảng khách TPHCM

TP HCM

250

5.800

250

8.700

2

Cảng khách Cần Thơ

TP Cần Thơ

120

3.500

120

5.200

3

Cảng khách Cầu Đá

Bà Rịa - Vũng Tàu

250

1.200

250

1.800

4

Cảng khách Tân An

Long An

100

800

100

1.200

5

Cảng khách Mỹ Tho

Tiền Giang

120

1.500

120

2.100

6

Cảng khách Cao Lãnh

Đồng Tháp

100

1.000

120

1.500

7

Cảng khách Trà Vinh

Trà Vinh

100

800

100

1.200

8

Cảng khách Vĩnh Long

Vĩnh Long

100

1.000

100

1.500

9

Cảng khách Bến Tre

Bến Tre

100

2.000

100

3.000

10

Cảng khách Long Xuyên

An Giang

120

800

120

1.200

11

Cảng khách Châu Đốc

An Giang

120

800

120

1.300

12

Cảng khách Rạch Giá

Kiên Giang

100

800

100

1.250

13

Cảng khách Hà Tiên

Kiên Giang

100

500

100

700

14

Cảng khách Sóc Trăng

Sóc Trăng

100

1.500

100

2.000

15

Cảng khách Cà Mau

Cà Mau

100

4.000

100

5.500

16

Cảng khách Năm Căn

Cà Mau

100

1.500

100

2.300

17

Cảng khách Ông Đốc

Cà Mau

100

1.500

100

2.100

 

Tổng cộng

 

 

29.000

 

42.550

c) Cảng chuyên dùng

Hệ thống cảng chuyên dùng bao gồm các cảng phục vụ các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất... Năng lực thông qua đến năm 2020 đạt khoảng 40,05 triệu tấn, cụ thể như sau:

TT

Tên cảng

Tỉnh, thành phố

Cỡ tàu lớn nhất (Tấn)

Công suất (Ngàn tấn/năm)

1

Cảng xi măng Sài Gòn

TP HCM

1.000

200

2

Cảng nhà máy xi măng Hà Tiên

TP HCM

1.000

1.700

3

Cảng kho xăng dầu 30/4

TP HCM

650

300

4

Cảng nhà máy điện Thủ Đức

TP HCM

700

100

5

Cảng Quân Đoàn 4

TP HCM

1.000

300

6

Cảng Hoàng Long

Đồng Nai

300

200

7

Cảng xăng dầu Long Bình Tân

Đồng Nai

300

700

8

Cảng nhà máy khí điện Nhơn Trạch 2

Đồng Nai

1.200

700

9

Cảng AJINOMOTO

Đồng Nai

3.00

300

10

Cảng vận tải SONADEZI

Đồng Nai

1.000

300

11

Cảng nhà máy điện Nhơn Trạch 1

Đồng Nai

1.000

700

12

Cảng nhà máy phân lân Long Thành

Đồng Nai

1.500

200

13

Cảng SUPEWACO

Đồng Nai

600

300

14

Cảng kho xăng dầu 18 - Biên Hòa

Đồng Nai

700

300

15

Cảng Bến Cát

Bình Dương

500

300

16

Cảng An Tây (dự kiến)

Bình Dương

1.000

700

17

Cảng kho xăng dầu Chánh Mỹ

Bình Dương

1.200

400

18

Cảng kho xăng dầu Phú Cường

Bình Dương

500

300

19

Cảng kho xăng dầu LPG Tây Ninh

Tây Ninh

1.000

750

20

Cảng FICO Tây Ninh

Tây Ninh

1.000

2.000

21

Cảng trung chuyển chuyên dùng khu công nghiệp Đại An Sài Gòn

Tây Ninh

1.000

300

22

Cảng GREENFEED

Long An

1500

500

23

Cảng MT Gas

Long An

5.000

300

24

Cảng nhà máy đường Hiệp Hòa

Long An

100

300

25

Cảng phân bón Bình Điền

Long An

600

200

26

Cảng phân bón Năm Sao

Long An

500

350

27

Cảng Long An - Công ty thực phẩm An Long

Long An

3.000

500

28

Cảng Cẩm Nguyên, Công ty Cẩm Nguyên

Long An

5.000

550

29

Cảng xi măng Hà Tiên 2 - Long An

Long An

1.000

800

30

Cảng hóa dầu Long Hưng

Long An

2.000

2.000

31

Cảng Việt Hóa

Long An

2.000

300

32

Cảng Nam Việt Thuận

Long An

2.000

300

33

Cảng TNĐ Petechland

Long An

1.000

300

34

Cảng Việt Hóa Nông

Long An

1.000

300

35

Cảng Tân Kim

Long An

1.000

300

36

Cảng nhà máy đường Nagarjuna-VN

Long An

500

200

37

Cảng Tiền Phong

Long An

2.000

300

38

Cảng Phú An

Long An

2.000

300

39

Cảng kho xăng dầu Bến Lức

Long An

300

250

40

Cảng kho xăng dầu Tân An- Petecland

Long An

2.000

700

41

Cảng Proconco Cần Thơ

Cần Thơ

2.000

500

42

Cảng xi măng Miền Tây

Cần Thơ

2.000

600

43

Công ty phân bón hóa chất Cần Thơ

Cần Thơ

2.000

200

44

Cảng nhà máy thủy sản Bình An

Cần Thơ

1.000

200

45

Cảng công ty TNHH nhiệt điện Cần Thơ

Cần Thơ

500

300

46

Cảng kho xăng dầu K34 - Trà Nóc

Cần Thơ

1.000

250

47

Cảng kho xăng đầu - Công ty 99

Cần Thơ

750

350

48

Cảng DNTN xăng dầu T18

Cần Thơ

350

250

49

Cảng kho xăng dầu Tân Phú Thạch

Cần Thơ

1.000

400

50

Cảng công ty xi măng Hà Tiên 2

Kiên Giang

1.500

5.000

51

Cảng công ty xi Măng Hà Tiên

Kiên Giang

1.500

400

52

Cảng kho xăng dầu Kiên Giang

Kiên Giang

300

250

53

Cảng xăng dầu trung chuyển Kiên Giang

Kiên Giang

500

300

54

Cảng kho xăng dầu Mông Thọ (mở rộng)

Kiên Giang

500

600

55

Cảng kho xăng dầu Phú Quốc

Kiên Giang

400

250

56

Cảng nhà máy đường Phụng Hiệp

Hậu Giang

300

600

57

Cảng công ty mía đường Cần Thơ

Hậu Giang

1.000

500

58

Cảng kho xăng dầu Hậu Giang - DNTN Chín Giang

Hậu Giang

100

150

59

Cảng kho xăng dầu Hậu Giang - DNTN Đặng Hồng Quang

Hậu Giang

100

150

60

Cảng kho xăng dầu Phụng Hoàng

Hậu Giang

300

250

61

Cảng kho xăng dầu Tân Hòa

Hậu Giang

200

200

62

Cảng nhà máy xi măng An Giang

An Giang

1.000

500

63

Cảng xăng dầu Vịnh Tre

An Giang

300

250

64

Cảng công ty CP bê tông ly tâm An Giang

An Giang

1.000

200

65

Cảng Tân Phú

An Giang

2.000

300

66

Cảng kho xăng dầu Long Xuyên

An Giang

300

250

67

Cảng kho xăng dầu Lam Sơn

An Giang

100

150

68

Cảng kho xăng dầu Mỹ Thới

An Giang

100

150

69

Cảng kho xăng dầu An Giang

An Giang

500

300

70

Cảng Ngư Long

Đồng Tháp

2.000

300

71

Cảng kho xăng dầu Bình Thành

Đồng Tháp

300

250

72

Cảng kho xăng dầu Trường Xuân

Đồng Tháp

400

250

73

Cảng nhà máy thức ăn thủy sản Việt Đan

Vĩnh Long

2.000

100

74

Cảng kho xăng dầu Vĩnh Long (PetroMekong)

Vĩnh Long

800

300

75

Cảng kho xăng dầu Vĩnh Long (xây mới)

Vĩnh Long

300

300

76

Cảng kho xăng dầu Vĩnh Thái

Vĩnh Long

500

1.100

77

Cảng kho xăng dầu Trường Sơn

Vĩnh Long

1.000

350

78

Cảng nhà máy mía đường Sóc Trăng

Sóc Trăng

 

500

79

Cảng kho xăng dầu Sóc Trăng

Sóc Trăng

300

250

80

Cảng kho xăng dầu Sóc Trăng - PVOIL

Sóc Trăng

300

250

81

Cảng kho xăng dầu Sóc Trăng - Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp

Sóc Trăng

400

250

82

Cảng kho xăng dầu Sóc Trăng - Công ty TM Sóc Trăng

Sóc Trăng

100

150

83

Cảng kho xăng dầu Tân Thạnh

Sóc Trăng

100

150

84

Cảng kho xăng dầu Sóc Trăng-PetroMekong

Sóc Trăng

500

300

85

Cảng nhà máy thức ăn thủy sản Bến Tre

Bến Tre

1.000

300

86

Cảng kho xăng dầu Rạch Vông

Bến Tre

300

250

87

Cảng kho xăng dầu Hội Yên

Bến Tre

200

250

88

Cảng kho xăng dầu Ba Tri

Bến Tre

1.000

400

89

Cảng khí điện đạm Cà Mau

Cà Mau

800

200

90

Cảng kho xăng dầu Tắc Vân

Cà Mau

300

250

 

Tổng cộng

 

 

40.050

2. Quy hoạch chi tiết các cảng hàng hóa chính

a) Vùng Đông Nam Bộ

Cảng Long Bình

- Vị trí: Nằm bên bờ phải sông Đồng Nai, hạ lưu cầu Đồng Nai 900m, thuộc phường Long Bình, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh;

- Chức năng: Phục vụ hoạt động kinh tế khu vực Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương;

- Quy mô hiện tại: Diện tích chiếm đất 18,3ha; gồm 3 bến cho tàu đến 600 tấn dài 132 m và 1 bến cho tàu đến 5.000 tấn dài 70 m. Diện tích kho hàng 1800 m2. Diện tích bãi hàng 15.360 m2. Công suất thiết kế 1,0 triệu tấn/năm;

- Quy hoạch chi tiết.

Công suất đến năm 2020 là 2,0 triệu tấn/năm;

Gồm 2 khu: Khu làm hàng bao kiện, container và khu làm hàng rời. 4 bến cho tàu đến 1.000 tấn, dài 178 m, với 8 tuyến làm hàng; 2 bến cho tàu đến 5.000 tấn dài 158m, với 4 tuyến làm hàng, có 2 tuyến làm hàng container;

- Định hướng phát triển đến năm 2030: Mở rộng quy mô kho, nâng cấp bãi mềm thành bãi cứng, nâng cấp chất lượng thiết bị. Công suất dự kiến 2,5 triệu tấn/năm.

Cảng Phú Định

- Vị trí: Nằm tại ngã 3 sông cần Giuộc - Chợ Đệm, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh;

- Chức năng: Là cảng hàng hóa tiếp nhận luồng hàng đi/đến thành phố Hồ Chí Minh từ hướng Tây Nam bộ;

- Quy mô hiện tại: Diện tích chiếm đất của dự án khoảng 40,85 ha. Quy mô (giai đoạn 1) như sau: công suất thiết kế 1,0 triệu tấn/năm; gồm 10 bến sà lan 300 tấn dài 315 m, 1 bến cho sà lan 2.000 tấn dài 63 m (tổ hợp bến để neo đậu); diện tích kho hàng 4.680 m2; diện tích bãi hàng 9.360 m2;

- Quy hoạch chi tiết

Công suất đến năm 2020 là 1,5 triệu tấn/năm;

Gồm 2 khu: Khu làm hàng bao kiện và khu làm hàng rời. 7 bến cho tàu đến 500 tấn, dài 213 m với 7 tuyến làm hàng; 5 bến cho tàu đến 3.000 tấn, dài 410 m với 10 tuyến làm hàng;

- Định hướng đến năm 2030: Mở rộng quy mô, với 10 bến cho tàu đến 500 tấn và 6 bến cho tàu đến 3.000 tấn, mở rộng kho bãi, nâng cấp chất lượng thiết bị. Công suất dự kiến 2,5 triệu tấn/năm.

Cảng Nhơn Đức

- Vị trí: Nằm gần ngã 3 rạch Bà Lào với rạch Đồng Điền, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh;

- Chức năng: Là cảng phục vụ hoạt động kinh tế khu vực phía Nam thành phố Hồ Chí Minh;

- Quy hoạch chi tiết

Công suất đến năm 2020 là 0,7 triệu tấn/năm;

Gồm 2 khu: Khu làm hàng bao kiện và khu làm hàng rời. 3 bến cho tàu 300 tấn - 500 tấn, dài 90 m, với 3 tuyến làm hàng; 2 bến cho tàu đến 3.000 tấn dài 120 m với 4 tuyến làm hàng;

- Định hướng đến năm 2030: Mở rộng quy mô cảng lên 11 bến; với 8 bến cho tàu đến 500 tấn, dài 240 m, 8 tuyến làm hàng và 3 bến cho tàu đến 3.000 tấn, dài 180 m, với 6 tuyến làm hàng; mở rộng kho bãi, nâng cấp chất lượng thiết bị bốc xếp. Công suất dự kiến 1,5 triệu tấn/năm.

Cảng Bến Súc

- Vị trí: Nằm trên sông Sài Gòn, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương;

- Chức năng: Là cảng hàng hóa phục vụ hoạt động kinh tế của tỉnh Bình Dương;

- Quy hoạch chi tiết

Công suất đến năm 2020 là 1,0 triệu tấn/năm;

Gồm 2 khu: khu làm hàng bao kiện và khu làm hàng rời. 5 bến cho tàu đến 1.000 tấn, dài 200 m, với 10 tuyến làm hàng;

- Định hướng đến năm 2030: Mở rộng quy mô kho bãi, nâng cấp chất lượng thiết bị của các tuyến làm hàng, công suất dự kiến 1,5 triệu tấn/năm.

Cảng Bến Kéo

- Vị trí: Nằm bên bờ trái sông Vàm Cỏ Đông, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh;

- Chức năng: Là cảng hàng hóa phục vụ hoạt động kinh tế của tỉnh Tây Ninh;

- Quy mô hiện tại: Diện tích chiếm đất của dự án khoảng 2,0 ha. Công suất khoảng 0,2 triệu tấn/năm; gồm 1 bến sà lan 300 tấn dài 8 m, 1 bến sà lan 1.000 tấn dài 80,6 m; diện tích kho hàng 2.000 m2; diện tích bãi hàng 17.000 m2;

- Quy hoạch chi tiết

Công suất đến năm 2020 là 1,0 triệu tấn/năm;

Gồm 2 khu: khu làm hàng bao kiện và khu làm hàng rời. 5 bến cho tàu đến 1.000 tấn, dài 240 m, với 10 tuyến làm hàng;

- Định hướng đến năm 2030: Mở rộng quy mô và nâng cấp kho bãi, nâng cấp thiết bị của các tuyến làm hàng. Công suất dự kiến 1,5 triệu tấn/năm.

b) Vùng Tây Nam Bộ

Cảng Long Đức

- Vị trí: nằm bên bờ phải sông Cổ Chiên, thuộc xã Long Đức, thành phố Trà Vinh;

- Chức năng: Là cảng hàng hóa phục vụ hoạt động kinh tế của tỉnh Trà Vinh;

- Quy mô hiện tại: Được đầu tư xây dựng trong dự án nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ, Diện tích chiếm đất khoảng 3,2 ha, Công suất khoảng 0,2 triệu tấn/năm; gồm 2 bến cho tàu đến 500 tấn dài 100 m, với 2 tuyến làm hàng; diện tích bãi hàng 3.200m2;

- Quy hoạch chi tiết

Công suất đến năm 2020 là 0,4 triệu tấn/năm;

Cảng gồm 2 khu: Khu làm hàng bao kiện và khu làm hàng rời. 2 bến cho tàu đến 500 tấn dài 50 m với 2 tuyến làm hàng, 1 bến cho tàu đến 2.000 tấn dài 65 m với 2 tuyến làm hàng;

- Định hướng đến năm 2030: Mở rộng kho bãi hàng, nâng cấp chất lượng thiết bị làm hàng. Công suất dự kiến 0,6 triệu tấn/năm.

Cảng An Phước

- Vị trí: Nằm bờ hữu sông Cổ Chiên, xã An Phước, huyện Mãng Thít, tỉnh Vĩnh Long;

- Chức năng: Làm hàng phục vụ hoạt động kinh tế tỉnh Vĩnh Long;

- Quy mô hiện tại: Được đầu tư xây dựng trong dự án nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ. Diện tích chiếm đất 3,0 ha. Công suất 0,15 triệu tấn/năm; gồm 1 bến 500 tấn dài 60 m, với 1 tuyến làm hàng; diện tích bãi hàng 5.500m2;

- Quy hoạch chi tiết

Công suất năm 2020 là 0,3 triệu tấn/năm;

Gồm 2 khu: Khu làm hàng bao kiện và khu làm hàng rời. Nâng cấp bến cho tàu đến 2.000 tấn, dài 60 m với 2 tuyến làm hàng;

- Định hướng đến năm 2030: Mở rộng quy mô, gồm 1 bến cho tàu đến 500 tấn, dài 40 m, với 2 tuyến làm hàng và 1 bến cho tàu đến 2.000 tấn, dài 60 m, với 2 tuyến làm hàng. Mở rộng kho bãi, nâng cấp chất lượng thiết bị làm hàng. Công suất dự kiến 0,5 triệu tấn/năm.

Cảng sông Sa Đéc

- Vị trí: Nằm bên rạch Sa Đéc, phường 2, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp;

- Chức năng: Làm hàng phục vụ hoạt động kinh tế của tỉnh Đồng Tháp;

- Quy mô hiện tại: Được đầu tư trong dự án nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ. Diện tích khoảng 1,5 ha. Công suất 0,15 triệu tấn/năm; gồm 1 bến cho tàu đến 500 tấn, dài 60 m, với 2 tuyến làm hàng; diện tích kho 600 m2; diện tích bãi hàng 4.800m2;

- Quy hoạch chi tiết

Công suất đến năm 2020 là 0,3 triệu tấn/năm;

Gồm 2 khu: khu làm hàng bao kiện và khu làm hàng rời, 2 bến cho tàu đến 500 tấn, dài 100 m, 4 tuyến làm hàng, đầu tư mở rộng kho bãi, mua sắm thiết bị bốc xếp;

- Định hướng đến năm 2030: mở rộng quy mô bãi; nâng cấp bến để tiếp nhận tàu đến 1.000 tấn. Nâng cấp chất lượng thiết bị làm hàng; công suất 0,4 triệu tấn/năm.

Cảng Bình Long

- Vị trí: Nằm bên bờ phải sông Hậu, thuộc thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang;

- Chức năng: Làm hàng phục vụ hoạt động kinh tế của tỉnh An Giang;

- Quy mô hiện tại: Được đầu tư xây dựng trong dự án nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ. Diện tích chiếm đất 2,1 ha. Công suất khoảng 0,2 triệu tấn/năm; gồm 2 bến cho tàu đến 500 tấn dài 100 m, với 2 tuyến làm hàng; diện tích kho 6104 m2; diện tích bãi hàng 3.200 m2;

- Quy hoạch chi tiết

Công suất đến năm 2020 là 0,3 triệu tấn/năm;

Gồm 2 khu: khu làm hàng bao kiện và khu làm hàng rời. Gồm 1 bến cho tàu đến 500 tấn, dài 50 m với 2 tuyến làm hàng và nâng cấp 1 bến cho tàu đến 1.000 tấn, dài 70 m với 2 tuyến làm hàng; giữ nguyên quy mô kho bãi;

- Định hướng đến năm 2030: đầu tư mở rộng bãi hàng, nâng cấp chất lượng thiết bị bốc xếp, nâng cấp bến cho phương tiện đến 3.000 tấn; công suất dự kiến 0,6 triệu tấn hàng/năm.

Cảng Tắc Cậu

- Vị trí: Nằm ở bờ phải sông Cái Bé, xã Bình An, huyện Châu Thành, Kiên Giang;

- Chức năng: Làm hàng phục vụ hoạt động kinh tế của tỉnh Kiên Giang;

- Quy mô hiện tại: Được đầu tư xây dựng trong dự án nâng cấp 2 tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ. Diện tích chiếm đất 2,6 ha (gồm cả khu bến khách). Công suất khoảng 0,15 triệu tấn/năm; gồm 1 bến cho tàu đến 300 tấn dài 12 m, và 1 bến cho tàu đến 500 tấn dài 35 m; diện tích bãi hàng 5.000 m2;

- Quy hoạch chi tiết

Công suất đến năm 2020 là 0,4 triệu tấn/năm;

Gồm 2 khu: khu cảng hàng hóa và khu bến khách (hiện hữu). Phần cảng hàng hóa, có khu làm hàng bao kiện và khu làm hàng rời gồm 1 bến cho tàu đến 500 tấn, dài 40 m và 1 bến cho tàu đến 1.000 tấn, dài 50m mỗi bến có 2 tuyến làm hàng;

- Định hướng đến năm 2030: đầu tư mở rộng hệ thống kho bãi, nâng cấp 1 bến cho tàu đến 2.000 tấn; công suất dự kiến 0,6 triệu tấn/năm.

Chi tiết nội dung quy hoạch các cảng hàng hóa chính cụ thể như sau:

TT

Tên cảng

Hiện trạng

Quy hoạch đến năm 2020

Định hướng đến năm 2030

SL năm 2011 (Ngàn T/năm)

Cỡ tàu lớn nhất (tấn)

Chiều dài (m) /số bến

Diện tích đất (ha)

Công suất (Ngàn T/năm)

Cỡ tàu lớn nhất (tấn)

Chiều dài (m)/ số bến

Diện tích đất (ha)

Công suất (Ngàn T/năm)

Cỡ tàu lớn nhất (tấn)

Chiều dài (m) /số bến

Diện tích đất (ha)

I

Đông Nam bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cảng Long Bình (Tp HCM)

1.431

5.000

18,3

2.000

5.000

18,3

2.500

5.000

18,3

2

Cảng Phú Định (Tp HCM)

~830

2.000

40,85

1.500

3.000

40,85

2.500

3.000

40,85

3

Cảng Nhơn Đức (Tp HCM)

Xây mới

 

 

 

700

3.000

8

1.500

3.000

17

4

Cảng Bến Súc (Bình Dương)

Xây mới

 

 

 

1.000

1.000

9

1.500

1.000

14

5

Cảng Bến Kéo (Tây Ninh)

~100

1.000

2,0

1.000

1.000

9

1.500

1.000

14

II

Tây Nam bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cảng Long Đức (Trà Vinh)

~155

500

3,2

400

2.000

3,2

600

2.000

4,8

2

Cảng An Phước (Vĩnh Long)

-

500

3,0

300

2.000

3,0

500

2.000

5,0

3

Cảng sông Sa Đéc (Đồng Tháp)

~130

500

1,5

300

500

1,5

400

1.000

2,0

4

Cảng Bình Long (An Giang)

~150

500

2,1

300

1.000

2,1

600

3.000

4,5

5

Cảng Tắc Cậu (Kiên Giang)

~90

500

2,6

400

1.000

2,6

600

2.000

4,0

IV. Các dự án đầu tư ưu tiên giai đoạn đến năm 2020

Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên đến năm 2020 như sau:

TT

Tên dự án

Nội dung đầu tư chính

Chi phí (tỷ đồng)

Dự kiến nguồn vốn

Tổng cộng

đến 2015

2016-2020

1

Cảng Long Bình

GĐ2, mở rộng, nâng cấp bến, kho, bãi, đầu tư thiết bị

240

 

240

DN

2

Cảng Long Đức

GĐ2, mở rộng, nâng cấp bến, kho bãi, đầu tư thiết bị

50

 

50

DN

3

Cảng Bình Long

GĐ2, mở rộng, nâng cấp bến, kho bãi, đầu tư thiết bị

35

 

35

DN

4

Cảng Tắc Cậu

GĐ2, mở rộng, nâng cấp bến, kho bãi, đầu tư thiết bị

50

 

50

DN

5

Cảng sông Sa Đéc

GĐ2, mở rộng bến, kho bãi, đầu tư thiết bị

25

 

25

DN

 

Tổng cộng

 

400

 

400

 

V. Các giải pháp, cơ chế chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch

- Tổ chức triển khai quản lý và thực hiện tốt quy hoạch, thường xuyên theo dõi phát hiện các bất cập phát sinh trong thực hiện để kịp thời điều chỉnh quy hoạch. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, cập nhật, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và hoạt động của hệ thống cảng, kịp thời phát hiện các bất cập để bổ sung sửa đổi cho phù hợp.

- Tiếp tục xây dựng thể chế, chính sách, nhằm huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển cảng ĐTNĐ, chủ yếu dưới các hình thức đầu tư BO, BOT. Tập trung vốn ngoài ngân sách kể cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển cảng. Khi cần thiết, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần vốn đầu tư xây dựng các cảng quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển cảng.

- Tăng cường quản lý chất lượng xây dựng, điều kiện an toàn khai thác, yêu cầu giao thông tiếp cận trong đầu tư và khai thác cảng, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông ĐTNĐ:

- Quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý và khai thác cảng, trong đó chú ý phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hệ thống cảng.

- Bảo vệ môi trường trong xây dựng và khai thác cảng ĐTNĐ. Tăng cường khả năng thích ứng của hệ thống cảng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tư và duy tu, bảo trì hệ thống cảng, bao gồm các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu. Khuyến khích ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong phát triển cảng, nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí đầu tư. Áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý và khai thác cảng.

Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện đúng theo quy hoạch được duyệt. Định kỳ tổ chức rà soát, bổ sung, cập nhật quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và tình hình thực tế, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;

Các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức, quản lý và thực hiện quy hoạch.

Các địa phương dành quỹ đất thích đáng đáp ứng yêu cầu phát triển cảng theo đúng quy hoạch được duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 2949/QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng ĐTNĐ khu vực phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công Thương, Quốc phòng, Công an, NN&PTNT, TN&MT, TT&TT, KHCN, GD-ĐT, VH-TTDL, LĐ-TB-XH;
- UBND các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ; Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang; Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau;
- Các Vụ, Tổng cục, Cục, đơn vị thuộc Bộ GTVT;
- Các Tập đoàn, Tổng công ty 91;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu VT, KHĐT (7).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng